Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học

+4
LEVANKICH
haitho
phambathinh
vohai123
8 posters

Trang 3 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3

Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty Lê Duy Đoàn : Kỉ niệm với Thầy Nguyễn Phú Phụng

Bài gửi  haitho Fri Sep 12, 2014 5:43 pm

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 D65f16e6-4c5d-42d0-9ec9-115d88ac7e8c_zps54648b84


Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Fab6af60-e9f1-4666-a264-a564858c303a_zpsa3099288

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty Lê Duy Đoàn : Thầy Bùi Ngọc Liên ....

Bài gửi  haitho Sat Sep 13, 2014 6:15 am

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 281e4c2b-f244-4824-ab48-07f28ba3312e_zps415e7164

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 447f0232-e573-45d9-a0c3-23aa28e72bf7_zps92a38769

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty Lê Duy Đoàn :Thầy Nguyễn Thanh Lộc ...

Bài gửi  haitho Sun Sep 14, 2014 10:52 am

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 7aaad128-32a3-452d-baea-c0bfa087a609_zpsec845277

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty Lê Duy Đoàn : Nhớ Thầy Châu Khắc Túy

Bài gửi  haitho Sun Sep 14, 2014 10:57 am

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Af4855c7-1834-45c3-845a-3da06464c948_zpsdf514aa7

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty Tác Phẩm

Bài gửi  Admin Sun Sep 21, 2014 9:43 am

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 96420a4c-9f48-4beb-ad7d-991af0df7ca8_zpsa1d23818

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty và Tác Giả

Bài gửi  Admin Sun Sep 21, 2014 9:56 am

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 C0493a76-1d00-4b76-8dc6-2d1282dd6183_zpsd485657c

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty GIỌNG HUẾ_ GẦN CẢM , XA THƯƠNG

Bài gửi  haitho Tue Nov 11, 2014 3:20 am

Mời anh chị đọc bài ni.
Giọng Huế- Gần cảm, xa thương.
Lê Duy Đoàn.
I. Những chuyện bên lề:
1. Cô gái Huế hỏi: Bài " Giọng Quảng - Gần thương xa nhớ" của anh, em đã đọc nhiều lần ,nhưng lần nầy đọc lại vẫn bị cuốn hút vào câu chuyện ! Giọng Quảng thì gần thương xa nhớ, còn giọng Huế thì ra răng anh hè? Anh lậm tình cô gái Quảng rứa chơ có lậm tình với O gái Huế mô không? Có phải như người ta thường nói "Huế đi để mà nhớ , chứ không phải ở để mà ..." !
Chàng trai Huế trả lời: “Giọng Huế thì gần cảm, xa thương” em à. Ở gần nghe giọng Huế thầy thấm, có thấm mới cảm thương …nàng. Trai gái Huế thì " xa càng nhớ, ở càng thương" giống như anh với em ri nì!
Cô gái Huế nói: “ Anh nói rứa cho vừa lòng em thôi, chứ giọng Bắc sắc sảo, trau chuốt, chuẩn mực giọng nói như rót mật vào tai, giọng Nam ngọt như mía lùi như tai được rót mật răng anh không nói cảm nói thương mà cảm và thương chi “giọng Huế trọ trẹ của miềng” hở anh?
Chàng trai hơi lúng túng một chút trước câu hỏi ngược bất ngờ của cô gái, rồi cũng tìm được câu trả lời: “ Người dân ở xứ nào cũng yêu mến giọng quê của mình. Dù là người Bắc, người Nam hay người miền Trung cứ nghe giọng nói quê mình là thấy động lòng. Người Quảng động lòng giọng Quảng, người Huế động lòng giọng Huế.. Giọng quê qua miệng nói, qua tai nghe rồi đi qua tim. Giọng quê theo máu đi đến toàn thân,len lỏi qua từng tế bào rồi đi đến trú ngụ trong tâm hồn của mỗi con người.
Giọng quê miền nào cũng được người dân miền đó xem là vốn quý. Vốn quý đó được truyền thừa, bảo lưu và có tính chất bảo thủ. Như thế, giọng nói riêng của từng vùng miền không bị đồng hóa, mai một, hòa lẫn, hòa tan vào một giọng nói miền khác.


haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty GIỌNG HUẾ_ GẦN CẢM , XA THƯƠNG by Lê Duy Đoàn

Bài gửi  haitho Tue Nov 11, 2014 3:24 am

Mình là người Huế nên giọng Huế được nghe, được nói, được thấm trong máu thịt từ thuở nằm nôi. Trong gia đình và ngoài xã hội, người Huế được tưới tẩm tâm hồn bằng giọng Huế. Lớn lên đi học, giao tiếp cũng nghe cũng nói giọng Huế. Yêu cô gái Huế cũng nghe thỏ thẻ giọng Huế, cũng tỏ tình bằng giọng Huế… Như rứa, người Huế cảm giọng Huế là chuyện bình thường như mối liên hệ giữa sự sống và hơi thở. Thiếu hơi thở thì sự sống ngất ngư, thiếu chất giọng quê mình thì như người thiếu đói, què quặt. Đôi khi người ta ơ thờ với chuyện thở và sự sống đến khi tắt nghẻn hơi thở,mạch nguồn sự sống cũng đảo điên, khi đó người ta mới giật mình. Ví như người Huế xa quê chợt nghe lại giọng Huế đâu đó, cảm thấy thương giọng nói của quê mình, lòng bổng dưng ấm áp như được nối lại với mạch nguồn xứ Huế, rồi chợt bồi hồi xúc cảm thân thương.”
Em đọc mấy câu thơ trong bài “Mơ tình xứ Huế” của nhà thơ Trần Dzạ Lữ thì thấy liền:
Cứ mỗi lần nghe giọng của em
Anh lại nhớ vô cùng giọng mạ
Cố đô mình trong trái tim mô lạ
Răng thẩn thờ như thuở mới quen ?
Câu đầu “nghe giọng của em” là gần cảm. Câu hai “nhớ vô cùng giọng mạ” là xa thương đó em à.
Cô gái nghe chàng trai nói về “giọng Huế của miềng” có “ gần cảm, xa thương” ra chiều cảm khái… trái tim non chợt rung lên nhè nhẹ, hơi loạn nhịp!
Mẫu đồi thoại ở trên là của một cô gái và một chàng trai Huế chay, cả hai cũng xấp xỉ…bảy mươi tuổi rồi!!
2. Nói láo mà chơi, nghe láo chơi:
Một giáo sư ngôn ngữ người Nhật đến xứ Thần Kinh lần đầu. Vừa đặt chân xuống ga xe lửa Huế, trong cái không khí ồn ào, gấp gáp của nhà ga đông khách, nghe hai người bạn Huế nói chuyện với nhau, tiếng còn, tiếng mất.
- Mi đi ga mô?
- Ta đi ga ni. Mi đi ga mô?
- Đi ga tê. Ta đi ga tê.
- Ga tê ga chi ? Răng đông như ri ?
- Đông chi mô mi? Khi mô mi đi ?
- Đi mau đi mi. Mi lo đi đi.
- Ta đi nghe mi!
Nhà ngôn ngữ học vui mừng, về thẳng khách sạn, gởi ngay báo cáo về Viện Đại Học Tokyo, quả quyết rằng tiếng Việt có liên hệ mật thiết với tiếng Nhật.

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty GIỌNG HUẾ_ GẦN CẢM , XA THƯƠNG BY LÊ DUY ĐOÀN

Bài gửi  haitho Fri Nov 14, 2014 3:56 pm

Năm 1970, trong thời gian đi quân trường Thủ Đức, tôi ở trong nhóm 6 người họa sĩ của tiểu đoàn. Khi tôi dẫn một người bạn trong nhóm đó là họa sĩ Nguyễn Trí Hải, người Sài gòn tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia Định đến thăm một cô bạn gái Huế sống ở khu Trương Minh Giảng, quận 3, cô gái rất vui, nói chuyện tíu tít. Anh chàng ngại ngùng không biết nói chuyện chi đành ngồi nghe hai chúng tôi nói chuyện bằng giọng Huế. Khi ra về, chàng ta nói: “ Ông nói thì tui còn nghe được, chứ cô ấy nói tui chỉ nghe như tiếng chim hót ríu ra ríu rít chứ chẳng biết cô ấy nói chi!”. “ Nhưng ông có thích không?” “ Thích quá đi chứ! Gái Huế nói năng dễ thương thật”. Không nghe được chi cả mà vẫn kết luận gái Huế nói năng nhẹ nhàng, dễ thương, nghe như rứa thiệt là mát lòng mát dạ.
Trí Hải sau này cưới được một cô vợ người Huế, cũng là họa sĩ tốt nghiệp trường Cao đẳng mỹ thuật Huế. Cô gái Huế này- một O Tôn Nữ, là cô giáo dạy môn hội họa, bạn thân cùng dạy một trường với em gái anh ấy. Gia đình Hải rất quý cô dâu này vì ngoài những phẩm chất tốt đẹp của một người đẹp xứ Huế thuộc con nhà gia giáo, nề nếp, với cốt cách sang trọng quý phái, tánh nhu mì, biết ăn biết ở, nội trợ đảm đang còn góp cho không khí gia đình họ một giọng Huế thanh tao dịu dàng nữa. Còn Hải thì hàng ngày được gần gũi giọng nói êm tai nghe như tiếng chim hót ríu ra ríu rít và đã biết cô ấy nói chi …khỏi đoán mò!

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty GIỌNG HUẾ_ GẦN CẢM , XA THƯƠNG BY LÊ DUY ĐOÀN

Bài gửi  haitho Fri Nov 14, 2014 3:58 pm

3. Năm 1973, hai vợ chồng chúng tôi lên Đà Lạt lần đầu. Một buổi sáng, chúng tôi vào chợ Đà Lạt. Chợ vắng người. Chúng tôi đến một quầy bán trái cây, hỏi thăm một người bà con trong họ Lê. Bà xã tôi vừa nói đúng một câu: “ Bác ơi, bác cho con hỏi thăm, bác có biết Mụ Bưởi cũng bán trái cây ở chợ ni, ngồi chỗ mô không?”. Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, bác ấy hỏi ngay, không một chút ngần ngừ: “ Cháu là dân Kế Môn phải không?” .
Thật là lạ, bà xã tôi theo mẹ “lên Dinh” từ hồi nhỏ xíu, lúc mới ba , bốn tuổi, giọng nói nghe ra giọng Dinh rõ ràng, vậy mà một người xa lạ chưa hề quen biết vẫn nhận ra giọng nói quê gốc Kế Môn của bà xã tôi dù giọng quê đó chỉ còn sót lại chút xíu. Tài thật.
4. Nhà văn Võ Hương An viết bài “ Tiếng Huế-một ngoại ngữ” có đoạn: Trong bài viết Áo Rộng Khăn Vành, Tiếng Sông Hương 1990, Túy Hồng có một nhận xét rất đúng: "Giọng Huế không phải là giọng nói trước đám đông, mà có thể chỉ là một giọng nói trong phòng khách”. Nói trước đám đông thì dở nhưng rỉ rả trong phòng khách thì rất dễ lọt tai.

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty GIỌNG HUẾ_ GẦN CẢM , XA THƯƠNG BY LÊ DUY ĐOÀN

Bài gửi  haitho Fri Nov 14, 2014 3:59 pm

5. Giới thiệu CD nhạc Trịnh Công Sơn “Một cõi đi về” Nguyễn Hạnh Hoài Vy viết vào tháng12/2001( trích bài viết) đề cập đến một người “thuyết văn” bằng giọng Huế ở Paris. …Đó là giọng nói của anh Cao Huy Thuần… Thuyết văn, là dùng lời nói văn chương để làm sáng tỏ tính chất của mỗi bài nhạc. Mà lời nhạc Trịnh Công Sơn, như mọi người đã đồng ý, là những lời thơ –là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cho nên sự làm tỏ sáng lời nhạc là công việc cần thiết. Qua đó, người nghe mới hiểu hết cái ý sâu sắc của cách dùng lời.
Người thuyết văn có giọng nói của miền sông Hương, núi Ngự. Nói tới giọng Huế, người ta hay nói là giọng "trọ trẹ". Có thể mượn ý của nhạc sĩ Phạm Duy để mô tả đó là một "âm vực cạn hẹp", do "tiếng trầm và bỗng không quá cách biệt" trong quảng âm Ngũ Cung . Đó là thứ giọng nói "bình thản!".
Trong sự "bình thản" ấy, giọng Huế có thể xoay chiều: dõng dạc như tướng quân giữa chốn sa trường hay tiếng thầm thì bên tai người yêu dấu.
Giọng "thuyết văn" của anh Cao Huy Thuần lơ lửng giữa hai cực nói trên. Cho nên, người nghe đã gặp phải cái cứng cỏi thứ gỗ quý của rừng nhiệt đới, xen với cái mượt mà sâu lắng của giòng sông Hương…

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty GIỌNG HUẾ_ GẦN CẢM , XA THƯƠNG BY LÊ DUY ĐOÀN

Bài gửi  haitho Fri Nov 14, 2014 4:01 pm

6. Thời gian vừa qua, việc Biên tập viên Anh Phương dẫn chương trình thời sự bằng giọng Huế trên VTV(Đài truyền hình VN) đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều của khán giả.
Anh Phương , sinh năm 1987, đã tốt nghiệp Đại học kinh tế Huế và nhận bằng thạc sỹ Kinh tế năm 2012. Cô vừa được chuyển ra công tác ở Đài truyền hình trung ương tại Hà nội một thời gian.
Ngoài vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính, Anh Phương còn là một người đa tài. Cô biết chơi nhiều nhạc cụ như: piano, organ… Đặc biệt, cô có thể chơi được nhiều môn thể thao như bơi lội, tennis, bóng bàn, khiêu vũ, taekwondo.
Ngay sau khi chương trình thời sự được phát sóng, nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra. Bên cạnh một số ít những ý kiến cho rằng, chương trình thời sự của đài quốc gia cần phải sử dụng giọng chuẩn Hà Nội thì đa phần những ý kiến khác đều tỏ ra thích thú với sự xuất hiện của một BTV nữ nói giọng Huế….
Theo Thuỳ Phương (Gia đình & Xã hội)

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty GIỌNG HUẾ_ GẦN CẢM , XA THƯƠNG BY LÊ DUY ĐOÀN

Bài gửi  haitho Fri Nov 14, 2014 4:02 pm

7. Nhận xét chung: <Trích bài viết Các đặc-điểm ngữ-âm của tiếng Huế của tác giả Vương-Hữu-Lễ- Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1, năm 199>
Tóm lại, các đặc điểm nổi bật của tiếng Huế là:
- Những khoảng cách phân biệt các thanh điệu là nhỏ bé, cao độ thì không bổng quá cũng chẳng trầm quá, khiến cho giọng nói nghe đều đều đơn điệu.
- Sự chuyển hoá âm lại có xu hướng thu hẹp độ mở, làm giảm đi âm lượng khiến cho độ vang sút kém…
- Các phụ âm cuối lợi(?) được thay bằng các âm mạc(?) khiến cho giọng nói không bị dằn mạnh
Tất cả những đặc điểm đó tạo ra một hiệu quả âm học chung là “nhỏ nhẹ”, một từ khá chân xác thường được người ở các vùng khác dùng để miêu tả tiếng Huế theo sự cảm nhận bình thường của họ.
Phải chăng đặc trưng “nhỏ nhẹ” đó một phần nào là do hoàn cảnh xã hội đặc biệt của Huế. Phú Xuân xưa đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn trong khoảng 200 năm, và Huế là kinh đô của một triều đại phong kiến lớn nhất trong lịch sử nước ta từ đầu thế kỷ XIX. Ở đây, con vua cháu chúa rất nhiều, quan lại lớn nhỏ cũng không ít, chắc chắn cách sinh hoạt của tầng lớp quý tộc thượng lưu đó – trong đó có cách ăn nói của họ – đã gây một ảnh hưởng đáng kể..
…Hơn nữa, từ đầu thế kỷ XIX, tiếng Huế chịu tác động rất mạnh của phương ngữ Nam. Vua Gia Long, người sáng lập ra nhà Nguyễn, đã sống ở miền Nam suốt cả cuộc đời lưu lạc của mình; vả lại, “từ đời Minh Mạng trở xuống, các bà vợ vua phần lớn là người Nam, vì các công thần hầu hết là người Nam cho nên đã dâng con lên cho vua” và chính vua “Minh Mạng sinh trưởng ở miền Nam, cho rằng giọng nam nhẹ nhàng dễ nghe, cho nên vua bắt ai nấy phải nói giọng lơ lớ nửa Nam nửa Huế” vì thế “trong Đại Nội không được nói hoàn toàn theo giọng Huế mà phải nói giọng Phường Đúc [*], nghĩa là giọng Huế pha giọng Nam”.
(*)Chú thích về giọng phường Đúc: “Phường Đúc là khu quần cư tập trung các người thợ đúc đồng tài giỏi do triều đình tuyển từ Bắc vào hoặc trong Nam ra. Họ là tác giả của chuông chùa Linh Mụ, Cửu vị Thần Công và Cửu Đỉnh ở Huế. Những sản phẩm của họ dãi nắng, dầm mưa, trải bao tuế nguyệt đến nay vẫn chẳng chút nứt rạn hay có tì vết gì. Họ mang theo gia đình ra làm ăn sinh sống lâu ngày ở Huế nên hòa đồng ngôn ngữ với dân địa phương. Dân Phường Đúc không nói rặt một giọng nào mà pha trộn nửa nọ, nửa kia. Các cung phi trong Nội phải bắt chước giọng Phường Đúc, nghĩa là vừa nói nửa Trung, nửa Nam, ai không tuân thì bị tội. Tại sao lại có hiện tượng này? Kể cũng khó hiểu. Và lệnh này có từ đời nào? Có người đưa ra giả thuyết: có lẽ chuyện này xuất phát từ thời bà Từ Dũ vốn là một phụ nữ Nam Bộ, con gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng, người Gia Định, bà được phong Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, lấy vua Thiệu Trị, đứng đầu bộ phận “hậu cần” của Hoàng đế, có nhiều quyền uy đối với các cung phi khắp ba cung, sáu viện. Có lẽ và muốn những người dưới tay mình phải dùng giọng nói pha âm sắc Nam Bộ để trao đổi cho dễ hiểu chăng, bởi vì người Tân Hòa-Gia Định nghe giọng Huế “đặt sệt” có thể không hiểu mô tê chi cả.”

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học - Page 3 Empty Re: Bài viết của cô Lê Thị Liên , cô Diệu Trang và CHS Quốc Học

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết