Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ: NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN

4 posters

Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty THẦY CÔ TRƯỜNG QUỐC HỌC NĂM 1963

Bài gửi  Ngô Đình Lợi Sat Dec 15, 2012 11:44 am

Bạn Hải có gửi cho Lợi tấm ảnh các Thấy Cô Trường Quốc Học vào năm 1963, Lợi đưa lên Forum để các bạn xem.

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Thayco11
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Thayco12
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Thayco13nq

Ban Giám đốc, Hội đồng Giáo sư và các nhân viên trường Quốc học cùng các vị đại diện Nha Đại diện giáo dục tại Trung nguyên và Cao nguyên Trung phần trong lễ bàn giao chức vụ Hiệu trưởng giữa ông Đinh Qui và ông Dương Thiệu Tống chụp hình trước phòng Khánh tiết trường Quốc học năm 1963.
Từ trái sang phải:
Hàng ngồi: Ô. Ô. Phạm Văn Trâm*, Hoàng Hữu Tiếu*, Trần Tiếu*, Lê Cảnh Đạm* (Nha Đại diện), Đinh Qui*, Dương Thiệu Tống*, Văn Đình Hy*, Phạm Ngọc Hương*, Trần Thanh Tánh*, Ngô Đốc Khánh*, Trần Quang Đề*.
Hàng đứng 1: Ô.B. Trần Trọng Khoái, Nguyễn Văn Cát*, Phạm Đình Uyển, Nguyễn Văn Thường, M. Geehan, (?), J. Parson, Nguyễn Hữu Cầu*, Cao Xuân Duẫn, Nguyễn Văn Kháng*, Lê Thị Liên, Hà Thị Phong, Tống Nữ Lan*, Trần Ngọc Thọ*, (?)*, (?)*.
Hàng đứng 2: Ô. Ô. Hoàng Hữu Hải*, Trương Ngọc Phú, Nguyễn Ký, Lư Quang Chí*, Nguyễn Duy Diệm, Dương Văn Xuân*, Bửu Nghị, Phan Khắc Tuân, Dương Đình Tri, Võ Trang, Nguyễn Gia Ứng, Nguyễn Duy Định, Trương Tấn Liêm, Trần Xuân Hiền, Trần Tuệ, Mai Thậm*, Nguyễn Hành*.
Hàng đứng 3: Ô. Ô. Nguyễn Văn Chương*, Nguyễn Như Truyền, Thái Đình Uyển, Hồng Giũ Lưu, Nguyễn Hữu Kiêm*, Lê Vĩnh Kiến, Lê Văn Trung, Vĩnh Quyền, Bùi Đình Nhuận*, Trần Đình Bình, Trần Tiễn Hoan, Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Văn Hạo*, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Lâu, Phạm Hữu Hiệp, Thái Doãn Ngà, Lê Thế Tâm*.
Hàng đứng 4: Ô. Ô. Chu Trọng Thuyết, Trương Quý Địch, Châu Khắc Túy*, Nguyễn Thanh Lộc* (bị che nửa mặt), Nguyễn Phú Phụng, Bùi Ngọc Liên, Lê Đình Ninh, (?).
Chú thích: ảnh do Photo Mỹ Hương chụp, Ô. Phan Khắc Tuân sưu tầm, ghi chú và giới thiệu. Các vị có đánh dấu * là đã quá cố kể đến tháng 9 năm 2012; 4 vị có đánh dấu (?) (1 vị đứng hàng 1 là một thầy giáo người Pháp): xin các đồng nghiệp có nhớ tên thì bổ sung cho.


Ngô Đình Lợi

Tổng số bài gửi : 36
Join date : 10/09/2012

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty NHỮNG NGƯỜI THỜI XA VẮNG

Bài gửi  Admin Sun Dec 16, 2012 6:19 am

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Thayco2_zps2d3ecd68

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Thayco1_zps7a05ad20


Được sửa bởi Admin ngày Thu Nov 07, 2013 5:33 am; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ: NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN

Bài gửi  nguyenhuuduong Mon Mar 11, 2013 6:44 pm


TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN D11697e7-a738-43cd-a7fd-68555397099e
Huế là thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, nên cũng là nơi sau
cùng rời bỏ những thuộc tính cố hữu mang tính thời đại của nó. Do vậy, sự tương tác
hay tiếp xúc, tại đây, giữa hai nền văn hóa, văn minh Đông - Tây từ cuối thế kỷ XIX
đã để lại nhiều dư chấn ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống cư dân Huế. Cầu sắt
Trường Tiền, hay trường tân học - Tây học Quốc Học… ra đời là sự kiện trọng đại.
Vai trò và sự hiện diện thành công, ngày càng mạnh mẽ, giàu sức thuyệt phục của nó,
nhanh chóng trở thành biểu tượng mới của xứ Kinh đô Nam triều xưa, cho đến nay.
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 1-1
Trường Quốc Học Huế đầu thế kỷ XX (Ảnh tư liệu)

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu XX, sự xung đột, va chạm
văn minh Đông - Tây trở thành vấn đề then chốt, nổi rõ ở khía cạnh cựu học và tân
học. Đó chính là nguồn cơn của sự ra đời Trường Quốc học ở Huế, cùng với sự hiện
diện gần như hiếm hoi, đồng thời của hai ngôi trường tương tự ở Đà Nẵng và ở Vinh.
Tất cả, nhằm bổ sung một cách thiết thực cho Quốc Tử giám, Trường Hành nhân của nền giáo dục truyền thống Việt, trong chức năng đào tạo nhân lực, nhân tài phục vụ đất
nước ở bối cảnh lịch sử xã hội mới.
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 2-1
Trang nói về lập trường Quốc Học trong “Thực lục Phủ biên”

Trước đây, Khâm sứ Trung kỳ Brière từng bàn về việc học sinh Quốc Tử giám
nên học và thi thêm phần chữ Tây nên triều đình hội đồng bàn bạc. Đến tháng 12. Bính
Thân (Thành Thái 8 - 1896), nhà vua ban dụ “bắt đầu đặt trường Quốc Học chữ Tây”.
Lời dụ nhấn mạnh: “Học không có thầy nhất định, cốt phải học rộng. Việc dạy ắt phải
lập cho sự học được rộng. Đại khái ngoài cái học sáu kinh, còn có Lục thư, việc giao
thông giữa các nước trọng chuyện từ lệnh, duy việc học có rộng thì sau có thể theo
phương mà dùng cho phù hợp, việc dạy có chuyên thì về sau có thể tinh nghiệp mà
thành người tài năng, đó đều là việc cần thiết hiện nay không thể coi thường. Nước ta
từ Quốc Tử giám ở Kinh sư, tới các tỉnh phủ huyện không đâu không học Nho học, đã
tinh tường lại đầy đủ, nhưng về cái học Thái Tây vẫn còn nhiều khiếm khuyết... Nay
chuẩn đặt trường, gọi là Trường Quốc học để dạy tiếng và chữ Đại Pháp, tham khảo
dạy thêm chữ Hán…, việc giao thiệp hiện nay thì hiểu rõ ngôn ngữ thông suốt tình lý
đang là điều cốt yếu, các viên chưởng học đều nên cẩn thận theo đúng khoá trình gia
tâm đào tạo để người học thông hiểu cả chữ Tây chữ Hán, trẻ em thành người đều
được ích lợi, ngõ hầu làm việc xử thế đi sứ đều được người xứng đáng để không phụ
thành ý đặt trường học dạy nhân tài”.
Theo đó thì học trò phải là người từ 15 đến 20 tuổi, “phàm công tử tôn thất, ấm tử
quan viên, ai đã thông Nho học và sinh viên Quốc tử giám cùng học đường các
tỉnh…”. Còn học trò Ty hành nhân, học trò ưu tú con nhà dân phải thông hiểu chữ Hán
và phải qua sát hạch, sẽ được cấp học bổng. Riêng những người từ 8 - 12 tuổi, phụ
huynh trình với Chưởng giáo cho vào lớp đầu tiên.
Về nhân sự giáo quan, chuẩn đặt một Chưởng giáo, bốn Đốc học trợ giáo, một
Giáo tập trẻ em, đều chiểu hàm chi bổng và cấp thêm lương tháng có thứ bậc. Ngoài
ra, còn có hai Kiểm Khán (hay Khán học - Giám thị) và một Từ hàn, một Điển thủ.
Về mặt nhân sự, có thể thấy rõ ba cấp độ phân công khá rõ ràng, cụ thể:
[1] Chưởng giáo, trước tiên do quan Khâm sứ cùng Cơ Mật viện chọn cử và do
Toàn quyền Đông Dương chuẩn y, được cấp ấn quan phòng và kiềm nhỏ, theo kiểu
thức của Quốc Tử giám. Mọi việc liên quan đến Toà sứ và viện, bộ, các nha đều được
toàn quyền tư báo để coi trọng trách nhiệm.
[2] Các viên giáo chức do Viện Cơ Mật cùng Khâm sứ Trung kỳ uỷ cho hội đồng
sát hạch những người am tường. Tất cả đều ở lại trong trường để chuyên việc giáo tập.
[3] Các viên Từ hàn, Điển thủ cho bộ Lại chọn bổ.
Việc xây dựng trường học, phòng ốc và nhà ở của nhân viên giáo chức Giám thị,
lương bổng chi phí cho trường…, đều trích từ quốc khố Nam triều.
Việc phân định nhật kỳ dạy học, tất cả việc trường qui sĩ số, xét bổ niên hạn chi
cấp lương bổng, chuẩn cho Chưởng học và nha sở quan bàn định, trình Cơ Mật viện
xem xét bàn bạc với Khâm sứ Trung kỳ duyệt lại rồi mới cho thi hành.
Về sau, Toàn quyền Đông Dương có văn bản giới hạn lại một số nội dung. Theo
đó, từ nay, bãi bỏ Trường Hành nhân, lấy Trường Quốc học thay thế. Học trò, ngoài
sinh viên Quốc Tử giám và học trò trường Hành nhân thì định rõ phàm người từ 15 tới
20 tuổi mới cho vào học; Công tử, Công tôn, ấm sinh, học trò trường hành nhân, sinh
viên Quốc Tử giám theo lệ được vào trường thì do Nam triều chi cấp học bổng; học trò
am hiểu chữ Hán, qua khảo hạch, có thể cho vào học. Riêng trẻ em từ 8 tới dưới 15, do
phụ huynh trình với Chưởng giáo, cho vào học ở một lớp riêng.
Quan chức trong trường, nên đặt bốn hạng giáo chức (một, hai, ba, tư), mỗi hạng
một người, một Giáo tập trẻ em, hai Giám thị. Chưởng giáo do quan Khâm sứ và Cơ
Mật viện chọn cử, quan Toàn quyền bổ nhiệm, theo lệ được bổ hàm tương đương với
quan viên người Việt, mọi việc có liên quan với toà, viện, bộ, nha, thì được toàn quyền
tư báo. Các chức giáo tập do Toà sứ uỷ quan hội đồng sát hạch bổ nhiệm.
Các viên Chưởng giáo, giáo chức ngoài việc được chiểu hàm chi bổng theo lệ,
được cấp thêm cho Chưởng giáo mỗi tháng 50 đồng, giáo chức hạng nhất 25 đồng,
giáo chức hạng hai 20 đồng, giáo chức hạng ba 15 đồng, giáo chức hạng tư và Giáo tập
trẻ em 10 đồng. Các viên Chưởng giáo, giáo chức đều phải cư trú trong trường. Lương
bổng, học bổng của quan chức, học sinh trong trường, đều do ngân sách Nam triều chi
cấp.
Giờ giấc dạy học, nghỉ ngơi của trường, nội qui trong trường cùng số hiệu học trò
và tất cả các việc cần làm…, trước tiên phải trình rõ cho các quan coi việc giáo tập
khắp Nam kỳ, Bắc kỳ xem xét góp ý, sau đó mới phải trình lên Cơ Mật viện và Toà
Khâm sứ hợp duyệt. Và “lấy Thái Thường tự khanh Ngô Đình Khả làm Chưởng giáo,
định rõ từ trung tuần tháng giêng năm sau khai trường”.
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 3-1
Trường Quốc Học Huế đầu thế kỷ XX (Ảnh tư liệu)

Đến tháng 3. Đinh Dậu (Thành Thái 9 - 1897), đặt các chức Đốc học và Trợ giáo
tiếng Pháp ở Trường Quốc học: Hồng Lô tự Thiếu khanh Nguyễn Hữu Mẫn sung Đốc
giáo, Thị giảng Nguyễn Tiến Cương - Trợ giáo hạng hai, Cung phụng Nguyễn tương trợ giáo hạng ba, Tu soạn Nguyễn Văn Phiếm - sung Trợ giáo hạng tư; đặt các chức
Giáo quan và Trợ giáo chữ Hán: Quản giáo Nguyễn Văn Mại, Trợ giáo Hoàng Thân.
Thêm vào đó, định lệ phụ cấp cho Trợ giáo hạng nhất 25 đồng, hạng hai 20 đồng, hạng
ba 15 đồng, hạng tư và Giáo tập trẻ em đều 10 đồng.
Tháng giêng. Mậu Tuất (Thành Thái 10 - 1898), định lệ cấp bổng cho Trợ giáo
chữ Hán trường Quốc học, cho công bằng với các Trợ giáo chữ Tây: Mỗi tháng Quản
giáo 25 đồng, Trợ giáo hạng hai - 20 đồng, hạng ba - 15 đồng, hạng tư - 10 đồng, hạng
năm - 6 đồng.
Tháng 3, định lệ cấp bổng cho quan chức trường Quốc học. Toà Khâm sứ tuyển
bổ Thương biện Nordeman làm Chưởng giáo, lương tháng do ngân sách bảo hộ chi
cấp; 1 Phó Chưởng giáo quan Nam dạy tiếng Pháp 90 đồng/tháng; 2 Trợ giáo hạng I -
35đ; 2 Trợ giáo hạng II - 30đ; 2 Trợ giáo hạng III - 20đ; 1 Phụ giáo thí sai - 12 đ; 1
Quản giáo chữ Hán - 40đ; 1 Trợ giáo hạng I - 25đ; 1 Trợ giáo hạng II - 20đ; 1 Trợ giáo
hạng III - 15đ; 2 Từ hàn - 4đ 5 hào. Điểm đáng chú ý là tất cả quan viên nói trên đều
do Chưởng giáo chọn cử nhưng không được kiêm chức ở Bộ và không có phụ cấp.
Còn lại sinh viên cũng theo lệ cấp lương, chi phí trường vụ mỗi tháng 80 đ, đều do
ngân sách Nam triều chi cấp.
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 4
Trường Quốc Học Huế đầu thế kỷ XX (Ảnh tư liệu)

Học trò Trường Quốc Học đã có sự bổ sung, thay đổi thành phần, đối tượng qua
thời gian. Từ tháng 2. Mậu Tuất (Thành Thái 10 - 1898), bỏ Ty Hành nhân, chỉ chọn
lưu lại 2 người, lệ vào Cơ Mật viện, còn lại cho qua học tập ở Trường Quốc Học. Đến
tháng 10 thì bắt đầu phái các Tiến sĩ, Phó bảng theo trường Quốc học học tập chữ Tây
(Tiến sĩ hàng tháng cấp 10 đ, phó bảng 8đ). Tháng 5 năm sau (Kỷ Hợi -1899), bắt đầu
chọn những người trẻ tuổi, có tư chất, cho vào học Trường Quốc học.
Đến Tháng 2. Bính Ngọ (Thành Thái 18 - 1906), triều đình cho bãi bỏ cấp sơ học
ở Trường Quốc Học, chuyển cấp sơ học qua cho Trường Sơ học Pháp Việt phủ Thừa
Thiên dạy, Trường Quốc học chỉ dạy học trò bậc toàn phần. Tháng 4. Tân Hợi (Duy
Tân 5 - 1911), khi Trường Hậu bổ được thành lập thì Phòng Khoa Mục ở trường Quốc
Học cũng bị bãi bỏ, chuyển số “chỉ định mức 30 suất, tuổi từ 24-34, chỉ Tiến sĩ, Phó
bảng được tới 40 tuổi” và “sắp có trách nhiệm coi dân, làm việc giao thiệp đều phải
hiểu biết tiếng Pháp” sang trường Hậu Bổ.
Ở đây, có thể đơn cử một số nhân vật lịch sử có liên quan đến trường Quốc Học
nổi tiếng như Phó Chưởng giám Ngô Đình Khả thời kỳ đầu tiên, Tham tri bộ Lễ
Hoàng Trọng Phu sung Đốc học từ tháng 3.Canh Tý (1900), Quản giáo Trần Đạo
Tiềm, sau được sung duyệt quyển Khoa thi Hội tháng 3.Tân Sửu (1901) v.v…
Như vậy, có thể thấy được tính chất điển hình tiên phong, trên qui mô toàn xứ
Đông Dương và cả nước Việt Nam, đại diện tiêu biểu cho môi trường giáo dục Tân
học - Tây học ngay từ lúc thai nghén, trãi qua thời kỳ đầu tiên và trở thành tôn chỉ, sức
thu hút trên tầm quốc gia, vùng miền, tạo thành nguồn lực trọng tâm chi phối, làm nên
bóng dáng riêng có của Trường Quốc Học Huế xuyên suốt lịch sử hình thành và phát
triển.
Nhờ đó, tài năng và tầm ảnh hưởng của thầy và trò Trường Quốc Học Huế mới
được ươm mầm, phát huy ảnh hưởng ngày càng cao hơn, xa hơn, trên tầm quốc gia,
khu vực và quốc tế./.
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 406215ee-7dc8-47a6-a5d6-b2f7b2bdcbc3
T.Đ.H
(Đăng trong Tập san Nhà Báo Huế,
Số Tết Dương lịch 2012, tr. 50 - 51)
- Trần Đình Hằng (*)

nguyenhuuduong

Tổng số bài gửi : 1110
Join date : 12/08/2012

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ: NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN

Bài gửi  nguyenhuuduong Tue Mar 12, 2013 6:08 pm

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 1-2
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 2-2
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 3-2
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 4-1
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 5-1

nguyenhuuduong

Tổng số bài gửi : 1110
Join date : 12/08/2012

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty HÌNH ẢNH XA XƯA

Bài gửi  Admin Fri Apr 12, 2013 11:37 am

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Qh4_zpsc2634943

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 96306832-f5d8-4a95-9bd5-b705ad7eff6a_zps5ec44662

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN D1580ccd-52d4-499b-bd09-67714a46435e_zpsc1f195b1

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Qh1_zps7c92cb8c




Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty Re: TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ: NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN

Bài gửi  nguyenhuuduong Sun Sep 08, 2013 12:15 pm

Ký họa Trường Quốc học Huế
TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Image(037)1.jpg
Nguồn: Đỗ Mạnh Hà

Vẽ ký họa cổng trường Quốc học Huế
--- Tết dương lịch 2003 --- 

. Người vẽ lầu chuông trường Quốc học thế kỷ 20
Thầy dạy vẽ Tôn Thất Sa
Nguyễn Đắc Xuân
Thầy Tôn Thất Sa không học trường Quốc học. Tuy thế thầy có duyên nợ với trường rất sớm. Thầy được mời dạy vẽ tại trường Quốc học từ năm 1920, nhưng trước đó 15 năm (năm 1905), thầy đã được ông Nordeman (tên Việt là Ngô Đê Mân) - Quản giáo trường Quốc học, mời vẽ minh họa cho cuốn Kim Vân Kiều mà ông định xuất bản. Đến năm 1916, người Pháp có kế hoạch triệt hạ ngôi trường Quốc học lợp tranh có từ năm 1896 để xây dựng lại trường mới theo kiểu Tây phương, thầy giáo Eugène Le Bris sợ mất cái hình ảnh gốc của ngôi trường quốc gia Việt Nam đầu tiên học văn minh văn hóa Tây phương ấy nên đã bỏ công viết bài Le Quốc Học và mời thầy Tôn Thất Sa vẽ cái lầu chuông rất đẹp của ngôi trường cũ để đăng vào Tập san BAVH, 1916 như ngày nay ta còn được thưởng lãm. Năm 1956, kỷ niệm 60 năm (1896 - 1956) ngày thành lập trường, thầy giáo và học sinh trường Quốc học đã dựng lại cái lầu chuông cũ bằng gỗ và vải bạt. Lễ xong, nhà trường yêu cầu thầy Tôn Thất Sa thiết kế cho trường Quốc học một cửa cổng mới. Thầy Tôn Thất Sa (lúc ấy đã 74 tuổi) nhận lời và thực hiện, đến năm 1958 cổng mới xây dựng xong. Cổng trường Quốc học là một công trình phát huy kiến trúc truyền thống. Dù cửa cổng mới không còn lầu chuông nhưng thầy và trò trường Quốc học những năm sáu mươi vẫn gọi cổng là "Lầu chuông trường Quốc học" cho đến ngày nay.

Kiến trúc trường Quốc học còn thì tên tuổi thầy Tôn Thất Sa còn. Và, cũng như thầy Lê Văn Miến, tên thầy Tôn Thất Sa luôn sáng chói trong buổi đầu lịch sử mỹ thuật Huế - Việt Nam.

Gác Thọ Lộc, cuối thu 2001

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 111022hdquochoc1150139
Cổng trường Quốc Học ngày hôm nay được trang trí rực rỡ.

nguyenhuuduong

Tổng số bài gửi : 1110
Join date : 12/08/2012

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty Video chân dung Quý Thầy Cô GS Trường Quốc Học

Bài gửi  nguyenhuuduong Sun Nov 24, 2013 4:33 pm

PhuongTranThanh

nguyenhuuduong

Tổng số bài gửi : 1110
Join date : 12/08/2012

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty VUA THÀNH THÁI , NGƯỜI BAN SẮC DỤ THÀNH LẬP TRƯỜNG QUỐC HỌC

Bài gửi  haitho Thu Sep 25, 2014 3:18 pm

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 1eb5ab98-7220-4e86-aa82-8f9c7b016211_zpsfbdb4128

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty BIA QUỐC HỌC

Bài gửi  haitho Sat Dec 06, 2014 11:52 am

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 3998fe28-b565-4c64-8645-f222519255c6_zpse6b832f2

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty NIÊN KHÓA 1957_1958

Bài gửi  haitho Thu Dec 11, 2014 10:24 am

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 5f86a05a-8a03-48dc-aa40-9ec9956515cd_zpsf10b55a7

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Dce8675e-cdb3-47d4-a532-7151cfd04192_zps6638bcc8

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty PHẦN THƯỞNG CÁC LỚP NIÊN KHÓA 1957_1958

Bài gửi  haitho Fri Dec 12, 2014 10:29 am

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Ea21d382-fdbd-4b8e-91a1-03b231023af8_zpsa89c6805

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 3862ce8a-c758-405c-b69b-f3c45a48cc44_zps151469a5


haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty PHẦN THƯỞNG CÁC LỚP NIÊN KHÓA 1957_1958

Bài gửi  haitho Fri Dec 12, 2014 10:35 am

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 0f2ab4fc-00ea-46cb-a748-bb32f4bb0630_zpsd3d795c5

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN E620f5a9-ea0d-4263-88ec-445c57fce18a_zps051a7d33

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty PHẦN THƯỞNG CÁC LỚP NIÊN KHÓA 1957_1958

Bài gửi  haitho Fri Dec 12, 2014 4:28 pm

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 73f99a40-6e73-4945-b0bc-074faad2b6b0_zps8650dd4c

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN 8aff8b13-f0b1-4149-b446-29e1eee4fe6f_zps9e4afc2a

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ:  NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN Empty Re: TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ: NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết