Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


NIỀM VUI CỦA ĐỨC

+2
LeKhacHueDuc
haitho
6 posters

Trang 3 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3

Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty CÔ LIÊN KHEN ĐẶC SAN CỦA CHÚNG TA

Bài gửi  haitho Mon Sep 26, 2016 5:24 am

Cô  thích những bài viết  của Huệ Đức  , bài " Đại Quãng Diễn "  " Hành Phương Nam"...
Cô nói đặc san của  các em không màu mè , văn vẻ  nhưng  đã nói lên được Tình trường  , ơn Thầy Cô , nghĩa Bạn .
Cô cho  16 điểm trên 20
Chú ý : Hải đã gởi   File  Pdf  Đặc San để quý Thầy Cô và bạn bè xem trước .

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty CỨU TRỢ NGUYỄN NGỌC SƠN , THẤT 3

Bài gửi  Lê Hữu Thành Mon Oct 03, 2016 3:56 pm

Bạn Nguyễn Ngọc Sơn ở TP Hồ Chí Minh Lâm bệnh nặng. 2 bạn Phùng Hữu Trùng và Hoàng Kim Ngụ điện thoại cho bạn Lê Khắc Huệ Đức nhờ hỗ trợ. Bạn Đức đã gửi 5.100.000 đồng để hỗ trợ cho bạn Sơn.

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty Thăm bạn Lê Bá Bổn bị tai nạn lao động

Bài gửi  Lê Hữu Thành Tue Oct 04, 2016 2:26 am

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 D7a966ee-9f9d-410b-912d-8bee884f1c27_zpsgktsx6u4

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty DỰ TIỂU TƯỜNG BẠN TÔN THẤT CƯỜNG

Bài gửi  Lê Hữu Thành Sat Oct 15, 2016 6:31 am

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 A564db15-d795-4787-b51d-7fc2032ec87a_zpshxb8xvkw

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 4aa391c0-24ce-4cd3-bb0c-723b07af06f4_zpsujfpeukl

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 C34db076-c6e4-4bbb-93e1-0332be5d0838_zpsgjqh0isd

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty THẦY DINH

Bài gửi  Lê Hữu Thành Sun Oct 16, 2016 10:44 am

THẦY DINH
( Thơ Trương Văn hải )
Nhà cổ ba gian chốn thảo điền
Thầy tôi yêu nếp sống an nhiên
Hiên mai lãm nguyệt đêm dần xuống
Vườn thúy nghinh dương nắng mới lên
" Thận độc " * trầm tư câu dưỡng chí
Đơn thân** suy tưởng ý trau duyên
Một đời thăm thẳm triều hư ảo
Tục lụy xa rời vui cảnh tiên

* "Thận độc " : Cố quân tử thận kỳ độc dã
(nghĩa : Cho nên bậc quân tử phải thận trọng khi ở một mình )
** Thầy tôn thờ chủ nghĩa độc thân , dù trên 80 tuổi rồi .


Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 22b2f320-1140-4d0a-8f5f-54d1e5a9423f_zps7ib3apfq

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty BÀI CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN KÍNH YÊU CỦA ĐỨC

Bài gửi  LeKhacHueDuc Fri Dec 02, 2016 9:30 am

PHÁT BIỂU CỦA THẦY GIÁO PHAN KHẮC TUÂN, NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG QUỐC HỌC, TRONG LỄ KỶ NIỆM 120 NĂM
NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 23/10/2016
` Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý,
Kính thưa các thầy cô giáo cũ và các thầy cô giáo đương nhiệm của trường Quốc học,
Kính thưa quý vị cựu học sinh Quốc học qua nhiều thế hệ,
Thân mến cùng các em học sinh Quốc học hôm nay.
Trong giai đoạn lịch sử từ 1945 đến 1975, tôi may mắn có 7 năm làm học trò và 15 năm làm thầy giáo ở trường Quốc học, hôm nay lại được vinh hạnh bày tỏ cảm nghĩ trong lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập trường mình.
Kính thưa quý vị,
Trường Quốc học đến nay đã tròn 120 tuổi, đã hai lần đổi họ thay tên, đã trải qua 3 giai đoạn lịch sử trong thời kỳ hiện đại. Nền giáo dục nước nhà trong các giai đoạn này đều có mục tiêu, tôn chỉ và triết lý giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, tôi thiển nghĩ, có một mục tiêu tiên khởi, chung nhất và xuyên suốt là mục tiêu dạy làm người.
Trên nền tảng được học làm người, sau khi hoàn tất việc học tập ở trường, người học trò đứng trước ngả rẽ cuộc đời, sẽ phải tìm con đường nào để lập thân, chọn công việc gì để lập nghiệp, thành công hay thất bại, hạnh phúc hay đắng cay, họ sẽ hành xử việc đời với cốt cách của một con người có học, một con người tử tế.
Bởi vì việc dạy làm người ở trường học đặt cơ sở trên tính thiện vốn có của con người nên trường học tự thân đã có tính thiện và môi trường giáo dục suy ra cũng tự thân là một môi trường thân thiện; ở đó sẽ nảy nở tình thầy, tình bạn, tình lớp, tình trường rồi ươm mầm cho tình yêu quê hương, đất nước.
Kính thưa quý vị,
Hôm nay tôi được trở về trường Quốc học với cương vị một thầy giáo cũ, một hiệu trưởng cũ nhưng chung quy tôi vẫn là một cựu học sinh Quốc học, một thành viên Quốc học, như một người con Quốc học trở về mái nhà xưa.
Tôi về đây để gặp gỡ các đồng nghiệp, đồng môn, lớp trước, người sau, kết nối với nhau bằng một chút tình Quốc học với niềm tự hào Quốc học ẩn náu lâu nay trong tâm khảm mỗi người.
Trong giờ phút hạnh ngộ đầy xúc cảm này, tôi xin được cùng quý vị dành một khoảnh khắc tịnh tâm để tưởng nhớ các thế hệ Thầy giáo và Học sinh Quốc học giờ đã khuất xa, đã từng trực tiếp hay gián tiếp dạy dỗ, dìu dắt chúng ta thành những người tử tế, thành những công dân lương thiện có ích cho đất nước và cho đời.
Xin trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.
Phan Khắc Tuân

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty BÀI CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN KÍNH YÊU CỦA ĐỨC

Bài gửi  LeKhacHueDuc Fri Dec 02, 2016 9:32 am

HỒI ỨC VỀ VỞ
ĐẠI QUẢNG DIỄN HÓA TRANG
của học sinh Quốc Học – Huế năm 1973
Phan Khắc Tuân
Hiệu trưởng Quốc Học 1973 - 1975
Trong ngày lễ kỷ niệm 77 năm thành lập 26/12/1973, trường Quốc Học đã “trình làng” một vở Đại quảng diễn hóa trang giữa thành phố Huế, mang đến nhiều cảm xúc cho dân chúng và để lại trong lòng thầy trò Quốc Học những kỷ niệm khó quên.
Tôi có cơ duyên làm người trong cuộc nên các anh trong ban Liên lạc Cựu học sinh Quốc Học Huế ở Sài Gòn đề nghị tôi viết lại những ký ức về vở Đại quảng diễn này cho Tuyển Tập kỷ niệm 120 năm thành lập trường sắp tới.
Sự kiện ấy trôi qua đã 43 năm, tôi nay đã 80 tuổi, cái tuổi nhớ nhớ quên quên, hỏi các bạn của tôi thì ai cũng quên quên nhớ nhớ, trong khi tôi không còn giữ một tài liệu nào, một phim ảnh nào ngoài cuốn Tưởng thưởng lục niên khóa 1973 –1974 của trường Quốc Học. Tuy vậy, tôi cũng cố gắng bình tâm tịnh ý viết lại những ký ức này để hoài vọng về một ngôi trường mà tôi đã được làm học trò, được làm thầy giáo trong 22 năm.
I. Hoàn cảnh hình thành vở Đại quảng diễn
Trong giai đoạn lịch sử từ 1968 – 1975, ở miền Nam chính trường thì bất ổn, chiến cuộc thì leo thang. Sống giữa thành phố Huế, tuy gần “địa đầu hỏa tuyến” nhưng cũng tạm được bình yên, trường Quốc Học cũng như các trường bạn vẫn cố gắng duy trì hoạt động giáo dục bình thường.
Tháng 9 năm 1973, tôi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Quốc Học. Tôi đón nhận trọng trách với ước mong thầm kín lâu nay là gìn giữ, phát huy truyền thống học tập và vun đắp niềm tự hào của học sinh trường mình.
Nhân một lần thân mật bàn chuyện về “ngày lễ trường” sắp đến, anh Châu Văn Tăng nói với tôi: “Tớ có ý định bày cho cậu một trò chơi lớn, một cuộc Đại quảng diễn để cho thiên hạ thấy học sinh Quốc Học mình học như thế nào và cũng biết chơi như thế nào.”
II. Tổ chức thực hiện
Như được mở cờ trong bụng, tôi liền thành lập một ban tổ chức gồm các anh Châu Văn Tăng, Võ Văn Đệ, Trần Văn Hồng làm nòng cốt (các anh từng là trưởng Hướng đạo sinh và huynh trưởng Gia đình Phật tử) cùng với một số anh trong Hội đồng giáo sư hướng dẫn nhà trường.
Ý tưởng khởi xướng của anh Châu Văn Tăng là tổ chức cho 64 lớp học sinh toàn trường, mỗi lớp thực hiện một tiết mục hoạt cảnh hóa trang rồi kéo nhau trình diễn ngoài phố thành một cuộc Đại quảng diễn của học sinh Quốc Học.
Ban tổ chức bàn bạc sôi nổi để khai triển kịch bản của anh Châu Văn Tăng và sau cùng đi đến một kế hoạch như thế này: Trường có bảy liên lớp, mỗi liên lớp được giao một chủ đề, mỗi lớp đảm trách một tiết mục phù hợp với chủ đề của liên lớp.
Cụ thể là:
- Liên lớp 12 gồm 7 lớp, có 7 tiết mục theo chủ đề Văn hóa, phong tục Việt Nam như Tam giáo, Ông Nghè vinh quy, Đám cưới Việt Nam,…
- Liên lớp 11 gồm 7 lớp, có 7 tiết mục theo chủ đề Lịch sử như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Hai bà Trưng đuổi quân Tô Định, Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi,…
- Liên lớp 10 gồm 8 lớp, có 8 tiết mục theo chủ đề Văn học dân gian như Sự tích bánh Chưng bánh Dầy, Sự tích Trầu cau, Hôm qua tát nước đầu đình, Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ,…
- Liên lớp 9 gồm 8 lớp, có 8 tiết mục theo chủ đề Bá nghệ dân gian như thợ cưa, thợ cúp, thợ mã, xe thồ,…
- Liên lớp 8 gồm 11 lớp, có 11 tiết mục theo chủ đề Ca múa dân tộc như múa lân, hát bộ, hò giã gạo, nhạc cụ dân tộc,…
- Liên lớp 7 gồm 11 lớp, với các tiết mục theo chủ đề Các dân tộc thiểu số Việt Nam và một số nước Châu Á, châu Phi
- Liên lớp 6 gồm mười một lớp, học sinh còn nhỏ phải phối hợp với các lớp đàn anh trong các tiết mục Lịch sử như Trăm trứng trăm con, Cờ lau tập trận,…
Vì vậy, toàn trường có 64 lớp nhưng chốt lại thì được 60 màn hoạt cảnh hóa trang.
Sau đó, chúng tôi mời các giáo sư hướng dẫn, các trưởng lớp họp với Ban tổ chức để phổ biến nội dung và đóng góp thêm ý kiến, rồi các trưởng lớp bốc thăm tiết mục cho lớp mình thực hiện.
III. Diễn tiến sự việc trong ngày 26/12/1973
Ngày 26 tháng 12 hằng năm được đánh dấu từ lễ Kỷ niệm Đệ Lục Thập Chu Niên trường Quốc Học 26/12/1956. Ngày 26 tháng 12 nhằm tiết Đông chí nên trời thường mưa gió. Nhưng may mắn thay, ngày 26/12/1973 là một ngày mùa đông có nắng đẹp.
Buổi sáng, các quan khách cùng giáo sư, nhân viên và đại diện học sinh 64 lớp tham dự lễ Tưởng niệm trọng thể trong nhà chơi rộng lớn của trường. Sau đó, mọi người được mời tham dự buổi tiếp tân tại phòng Khánh tiết. Tôi nhớ buổi tiếp tân này do chị Lê Thị Liên (giáo sư Sử địa) đảm trách cùng với sự giúp sức của các nữ giáo sư và nữ nhân viên trong trường. Chỉ là một buổi tiệc trà đạm bạc nhưng không kém phần trọng thể đã để lại trong lòng mọi người nhiều ấn tượng tốt đẹp về tình thân ái, về nét thanh lịch lâu nay mới thấy trong Lễ kỷ niệm của trường Quốc Học.
Buổi chiều, toàn thể học sinh tập trung ở sân vận động phía sau trường để chuẩn bị cho cuộc Đại quảng diễn. Đúng 2 giờ chiều, đoàn quảng diễn khởi hành ra cổng bên, đi vòng vào đường Lê Lợi ngang trước cổng trường đã sắp sẵn khán đài cho quan khách. Dẫn đầu là biểu ngữ “ĐẠI QUẢNG DIỄN HÓA TRANG QUỐC HỌC”, theo sau là một đoàn múa lân rộn ràng, có cả lân cha, lân mẹ, và năm sáu lân con, phụ họa bởi bảy tám ông địa lớn nhỏ (lâu nay ở Huế chưa hề có một màn múa lân nào vui nhộn như thế). Tiếp theo là hoạt cảnh Huyền sử Trăm trứng trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, rồi tiếp bước là các tiết mục hóa trang của các liên lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12. Đoàn đi ngang qua trường Đồng Khánh, về Đại học Văn Khoa (ở Morin cũ). Đầu đoàn đã đến cầu Trường Tiền mà cuối đoàn đang còn trong sân sau trường Quốc Học. Đoàn qua cầu Trường Tiền, về chợ Đông Ba, rẽ vô Ngã giữa (đường Phan Đăng Lưu bây giờ), vào cửa Đông Ba rồi theo đường Mai Thúc Loan, Đinh Bộ Lĩnh, ra cửa Thượng Tứ, qua cầu Mới (cầu Phú Xuân) rồi về lại trường. Từ lúc đoàn ra cửa Thượng Tứ thì gió đã đổi chiều đông bắc và trời cũng đã lấm tấm mưa, nhiều phụ huynh đi theo đoàn Trăm trứng trăm con đưa áo ấm cho các con nhỏ, nhưng các em không chịu mặc (có thể do đi lâu nóng người?), cứ hân hoan tiếp bước về trường như một đoàn quân chiến thắng.
IV. Những dấu ấn tôi mãi khắc ghi về vở Đại quảng diễn
Được may mắn làm người tổ chức sự kiện, có vai trò như giám đốc sản xuất một bộ phim, lại được cầm máy đi quay phim theo đoàn quảng diễn nên tôi có được những ghi nhận sâu sắc và thú vị sau đây.
1. Trò chơi lớn này có thể gọi là một trận đánh tổng lực. Khơi dậy lòng tự hào Quốc Học, anh em chúng tôi đã huy động được sự tham gia hăng hái của 3000 học sinh toàn trường cùng với toàn thể giáo sư trong ban giảng huấn, các nhân viên trong các ban, phòng của trường, cả đến các bác, các anh lao công tùy phái, với sự hỗ trợ của Hội phụ huynh, Hội ái hữu cựu học sinh Quốc Học, thậm chí một số phụ huynh của các học sinh lớp nhỏ cũng sốt sắng giúp đỡ con em mình (có thể do niềm vui sướng vì các con mới thi đỗ vào lớp 6 Quốc Học).
2. Ngân quỹ của Hiệu đoàn, của Hội phụ huynh thường hạn hẹp, nên không đủ cấp kinh phí cho 60 tiết mục hóa trang. Học sinh các lớp phải lo tự biên tự diễn, đến khi hoàn thành công việc nhà trường mới bù đắp kinh phí cho các em bằng giải thưởng. Tôi nhớ tiết mục giải Nhất được thưởng3000 đồng (theo thời giá), giải Nhì 2000 đồng và giải Khuyến khích 1000 đồng cho tất cả các tiết mục còn lại.
Do đó, học sinh các lớp phải tự làm sân khấu hoạt cảnh, tự chế tác đạo cụ, tự may sắm hay thuê mượn các trang phục biểu diễn. Tôi chứng kiến học sinh một lớp đã ra tận Phò Trạch, cách Huế 30km, thay nhau đẩy một xe ba gác chở đầy tre nứa về làm vật liệu cho hoạt cảnh. Các em dùng tre nứa làm thành một sân khấu nhỏ, đặt trên một giàn nhiều chiếc xe đạp liên kết với nhau rồi thay nhau kéo trước, đẩy sau, thành một hoạt cảnh di động dọc đường, không như các xe hoa thường thấy.
Quả thực đây là một cuộc diễu hành hoành tráng mà không dùng đến một phương tiện cơ giới nào, không hao tốn cho công quỹ một giọt xăng.
3. Ban tổ chức chỉ ra đề tài tiết mục cho các lớp tự biên tự diễn, lúc đó chúng tôi mới thấy được đầu óc sáng tạo phong phú của các em học sinh.
Chỉ với một đề tài hoạt cảnh tầm thường đơn giản như “thợ cúp”, “thợ cưa”, hay “đi xe thồ”, nhưng các em học sinh lớp 9 đã tìm kiếm những trang phục gần gũi, chế tác những đạo cụ độc đáo, diễn xuất ngộ nghĩnh làm ai cũng thấy các em hồn nhiên trong sáng, không có chút biểu hiện nào bất kính đối với các nghề nghiệp tầm thường của dân gian.
Đến những hoạt cảnh hoành tráng như Hai bà Trưng đuổi quân Tô Định của lớp 11B3, các em để Hai Bà ngồi trên hai con voi trắng rất to, nét độc đáo ở chỗ con voi đi trước co chân bước lên, cái vòi thì cuộn chặt một tên lính Tàu nhấc bổng lên cao (từ trước đến nay tôi chưa thấy hình tượng một con voi nào ra trận như thế). Về sau, cô Hiệu trưởng trường Đồng Khánh có nhờ tôi bảo các em giữ hai con voi ấy lại cho trường Đồng Khánh mượn trong dịp lễ Hai Bà Trưng (mùng 6 tháng 2 Âm lịch năm sau). Tất nhiên, các em học sinh lớp này quá “hoan hỉ nhận lời”, vì dễ gì có cơ hội cho học sinh Quốc Học hiên ngang đi vào cổng trường Đồng Khánh làm “công đức” và tha hồ “nghễ” mấy “chị”, mấy “em”.
4. Sau niên khóa 1962 – 1963, nữ sinh Đồng Khánh không còn qua học nhờ ở các lớp đệ nhị cấp nữa, nên sinh hoạt văn nghệ Quốc Học có phần trầm lắng (có phải vì thiếu chất men xúc tác chăng?) Có em học sinh Quốc Học nói rằng, “Chỉ cần mấy “em” Đồng Khánh đi lui đi tới trên sân khấu là đã thấy văn nghệ rồi, Quốc Học mình làm răng mà bì được.”
Cho nên, trong cuộc Đại quảng diễn hóa trang này, các nam sinh Quốc Học tự sắm vai “đàn bà con gái” (để cho các em Đồng Khánh biết mặt chăng?). Từ vai Âu Cơ, Trưng Trắc, Trưng Nhị, đến vai cô dâu trong đám cưới Việt Nam, bà Nghè theo chồng vinh quy bái tổ, đến các thôn nữ “tát nước đầu đình” hay nàng vợ hiền “quay tơ bên chàng đọc sách”, các em nam sinh hóa trang rất đẹp, diễn xuất rất tài tình. Có em bảo rằng “Khi đi ngang qua trường Đồng Khánh, thấy các “em” Đồng Khánh trầm trồ khen ngợi mà lòng thấy mê tơi.”
Có một chuyện thú vị này nữa, khi đi quay phim theo đoàn quảng diễn, tôi thấy trong tiết mục đám cưới ở một lớp 12 có một cô dâu rất đẹp, dáng đi e ấp dịu dàng, khi thì chớp chớp đôi mắt, khi thì mỉm cười ngậm kim, khán giả bên đường khen đáo để, có nhiều em học sinh đi theo ngắm nghía rồi cá với nhau lớp này đã nhờ một em Đồng Khánh đóng thế vai cô dâu. Các em theo cô dâu về tận cổng trường và thấy cô dâu chạy vội qua phía nhà xe của giáo sư trước phòng Hiệu trưởng, vén áo cưới đứng “tè” vào chân tường, thế là nổ ra một trận cười vui vẻ vì các em đã “bé cái lầm” (sau này tôi được biết cô dâu ấy là em Võ Văn Hòe ở lớp 12A2, phần thưởng Danh dự cuối năm).
5. Hồi đó tôi say mê phim ảnh nên tôi giao việc chụp ảnh đen trắng cho các em trong khóa học nhiếp ảnh của tôi, như Lê Khắc Huệ Đức (lớp 12B1, phần thưởng Danh dự cuối năm), Phan Hưng Tài (lớp 12B2, phần thưởng Danh dự toàn trường); còn tôi thì dùng một máy quay phim tài tử 8mm đi thu hình đoàn quảng diễn với 10 cuốn phim màu Kodachrome, mỗi cuốn dài 3 phút, quay xong gửi qua cho một đại lý phim Kodak bên Pháp tráng rửa. Tiếc thay, cuộn phim màu và các phim âm bản đen trắng của tôi đã bị thất lạc trong đợt di tản 1975, đến nay chắc đã thành tro bụi đâu đó trong phi trường Đà Nẵng.
May thay, em Trương Văn Hải (lớp 12A3, phần thưởng danh dự cuối năm) gửi cho tôi hai tấm ảnh về tiết mục hóa trang “Tam giáo” của lớp 12B1.
Anh Phan Thuận An, giáo sư Sử địa, cũng gửi cho tôi một tấm hình anh đứng chụp chung với các em học sinh lớp 12B (anh không nhớ B nào) mà anh làm giáo sư hướng dẫn với tiết mục hóa trang (anh cũng không nhớ đề tài gì).
Thì ra, anh em chúng tôi đã ở vào “cái tuổi quên quên nhớ nhớ” thật rồi!
V. Thay lời kết
Những hồi ức tôi đã viết lại trên đây có thể có nhiều thiếu sót, đúng sai về sự việc và con người, có thể đã đề cập nhiều đến “cái tôi đáng ghét”. Tôi chỉ mong những dòng hồi ức này là những lời tự tình hoài cảm để tưởng nhớ đến trường Quốc Học, đến các đồng nghiệp, đồng sự của tôi, đến các vị trong Hội ái hữu cựu học sinh, trong Hội phụ huynh học sinh Quốc Học, cả đến các vị phụ huynh mà tôi không biết mặt biết tên đã hỗ trợ cho 3000 học sinh của tôi thuở ấy làm nên một cuộc chơi lớn, một màn Đại quảng diễn hóa trang tưng bừng, hoành tráng đầy tính giáo dục và đậm tính nhân văn cho một thời Quốc Học.
Tôi cũng muốn viết thêm ít dòng tưởng niệm đến các trò, các bạn của tôi nay đã không còn nữa, như em Trần Thông trưởng lớp 11B3, tác giả hoạt cảnh Hai Bà Trưng đuổi quân Tô Định, cuối năm em được phần thưởng toàn trường về Sinh hoạt Học đường; anh Nguyễn Thành Hưng, giáo sư Pháp văn mà anh em thường gọi là ông Tây Hưng hào hoa phong nhã, là một thành viên tích cực trong hội đồng giáo sư hướng dẫn; sau cùng là anh Châu Văn Tăng, giáo sư Sử địa tài hoa nhưng phận bạc, mà trong bài Ai điếu tôi đã đọc trước linh cữu của anh ngày 18/03/2001 có mấy dòng: “…anh đâu phải là kịch tác gia hay đạo diễn, nhưng kịch bản của anh thuở nào đã cho học sinh Quốc Học chúng mình làm nên một vở “Đại quảng diễn” để thành phố Huế nhớ mãi không quên.”
Huế, mùa hạ 2016
Phan Khắc Tuân

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty BÀI VIẾT CỦA THẦY CHÂU TRỌNG NGÔ , NGƯỜI THẦY CỦA CÁC THẦY TÔI

Bài gửi  LeKhacHueDuc Tue Dec 06, 2016 6:51 pm

BÀI PHÁT BIỂU CỦA THẦY CHÂU TRỌNG NGÔ
TẠI BUỔI LỄ KỶ NIỆM 120 NĂM QUỐC HỌC
NGÀY 23/10/2016 - SÀI GÒN
Kính thưa quý khách
Kính thưa quý thân hữu cựu giáo sư
Và Cựu học sinh Quốc Học Huế
Được thọ hưởng niềm vui có mặt trong buổi hôm nay, tôi có nhiều cảm xúc tưởng nhớ tới ngôi trường cũ cùng với hình bóng rất rõ nét của thầy cô và bạn bè thuở trước, có lẽ nhiều vị nay đã khuất núi rồi. Tôi thành kính cung thỉnh chư vị anh linh về đây chứng giám sự tái hiện không khí đầm ấm của gia đình Quốc Học ngày xưa.
Kính thưa quí vị,
Rõ ràng tôi đã được vinh dự lên đây phát biểu hôm nay là do lớn tuổi, nói theo tiếng chuyên môn thường dùng trong bóng đá là hạng tuổi U 90.
Mỗi lần được nói, tôi rất ngại ngùng, nhất là trong giai đoạn tuổi đã quá “date” như hiện nay mà hằng ngày, mỗi lần nhớ lại chuyện cũ, tùy theo sự việc, đôi lúc tôi thấy lẽ ra mình phải nên ri, nên tê mới phải lẽ hơn, mới vui hơn mặc dù gặp việc chẳng liên quan gì đến lỗi phải. Tuy là chuyện đã qua rồi nhưng tôi vẫn không tránh khỏi cảm nhận sao sự thể không xảy ra khác đi để đỡ đáng tiếc, mất vui.
Bộc bạch với Quí vị đôi điều như thế, tôi hy vọng Quí vị sẵn lòng thông cảm và xả bỏ cho những gì tôi vấp váp, kính mong Quí vị cho tôi được hưởng trọn vẹn tình Quốc Học thân thương. Nhân buổi gặp mặt này, tôi xin phép nêu ra một vấn đề xã hội liên quan mật thiết đến Văn hóa Giáo dục để được Quí vị chia sẻ. May mà lứa tuổi của chúng ta dưới thời Quốc Học ngày trước chưa vấp phải vấn đề xã hội đó, xã hội thiếu tình thương, một loại tình cảm cốt lõi của đời người và là một yếu tố nền tảng đem lại hiệu quả cho mọi nền giáo dục chủ trương đào tạo tình người nơi thế hệ trẻ.
Kính thưa Quí vị,
Cuộc sống là một sự biến dịch miên viễn với các chuỗi nhân duyên muôn màu và bất tận. Xã hội loài người đã lần hồi thay đổi theo dòng chảy đó.
Nói riêng về khung cảnh gia đình Việt Nam, ta thấy rằng nơi ăn chốn ở đã đổi thay nhiều. Ngôi nhà một căn hay ba căn hai chái đã được thay thế bằng ngôi nhà có vách ngăn chia phòng riêng rẽ, làm mất đi cảnh chung đụng thân mật hằng ngày trong gia đình vài thế hệ. Trong đa số gia đình hôm nay thì cha con hay anh em không cùng làm một việc, giờ đi giờ về sai lệch nhau, làm cho những bữa cơm gia đình ấm cúng với đầy đủ thành viên không còn là lệ thường như trước nữa. Thanh thiếu niên bây giờ cũng ít đi dự lễ kỵ giỗ tổ tiên ông bà, sự vắng mặt lại còn nhiều hơn đối với các ngày lễ lớn tại Từ đường của Họ hay ngôi Đình của Làng. Thành ra không còn nguyên nghĩa của “tình làng nghĩa xóm”, của “bản sắc văn hóa dân tộc”
Tình trạng đã xấu đi để dẫn tới một vấn đề xã hội khi nhiều người bắt đầu dùng điện thoại di động, nhất là chiếc máy ấy được cải tiến để có nhiều chức năng. Không ai ngờ chiếc máy cầm tay lại là đồ dùng gây nghiện như rượu và ma túy. Nói đến chuyện này, tôi vội nhớ đến một dịp được trao đổi với một bà mẹ về việc dạy trẻ. Trong tâm trạng phiền muộn, bà ta than thở “Khi không mà tôi mất một đứa con”. Tôi đã có lời an ủi bà và hỏi thăm chi tiết về rủi ro đó. Bà liền xua tay bảo “Không phải! Hắn còn đó, luôn luôn với chiếc máy cầm tay; chính hắn là của máy chứ không phải máy là của hắn. Hắn quên ăn, bỏ ngủ, không còn giờ giấc chi cả; mọi chuyện đang bị xáo rối bời!’
Với hai người có máy cầm tay thì có cái hay là vẫn nói chuyện được với nhau và vẫn thấy nhau dù đang ở xa nhau vạn dặm. Nhưng cái dỡ cũng có khi mỗi người đã nhiễm cơn ghiền dùng máy như cháu bé nói trên; tuy đang ở kề nhau nhưng mỗi người mỗi cõi, say sưa theo nhịp độ của chương trình trong máy, rất đúng với hình ảnh của hai người mà một nhà văn cựu nữ sinh Quốc Học đã ví như là “hai mặt của tờ giấy, gần nhau đó nhưng chẳng gặp nhau bao giờ”.
Thế thì trong cuộc sống đời thường, cách nói gặp nhau chưa hẳn là gặp nhau, có lẽ còn phải nói là thực sự gặp nhau. Điều này là một chi tiết thêm vào “chuyện đời” đang gây khó khăn cho công tác giáo dục. Đó là vấn nạn “trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ đang mất nghĩa”; như với chữ “chung” chẳng hạn thì thể hiện lại riêng: Công viên biến thành nới dọn hàng quán tư nhân, công điền, công thổ có thể sử dụng thành của riêng; thủ tục hành chánh kế toán tại mỗi bệnh viện đang bị cách tổ chức ngành Y không chế, đã làm giảm nghĩa chữ “cấp cứu”, có trường hợp trở thành thong thả trước sự lo âu của người nhà bệnh nhân; lời khuyên trước đây ở học đường “thầy giáo phải thương yêu học sinh” về sau phải được nhấn mạnh “thầy giáo phải thực sự thương yêu học sinh” vì chữ “thương yêu” không được thực thi trọn nghĩa. Chữ mất nghĩa như thế đã lần hồi làm cho giữa người với người có sự dè dặt thủ thế lúc nói chuyện với nhau, dễ dàng đưa đến sự nghi ngờ nhau; điều này đã góp phần nới rộng khoảng cách giữa thầy và trò.
Trở lại tình trạng không có lần thực sự gặp nhau, ta thấy rằng tuy chung sống dưới một mái ấm gia đình nhưng cha mẹ, con cái, anh chị em ruột thịt thiếu dịp hàn huyên tâm sự, kể lể cho nhau nghe điều hơn lẽ thiệt, hoặc lắng nghe để thông cảm, tha thứ bao dung, nói chung là thiếu dịp bày tỏ tâm tư tình cảm. Gia đình Việt Nam không còn là nơi kết tụ tình thân để làm nẩy nở tình thương, đau nhất là có nơi, có lúc vắng bóng cả tình mẫu tử.
Tình trạng thiếu tình thương đã lây lan rộng ra đời sống cộng đồng và vấn đề xã hội đó đem lại không ít khó khăn trong công tác giáo dục. Cụ thể là có nhiều trường hợp nhà trường đã đối xử thiếu cả tình và lý với học sinh; lắm khi thầy và trò như đối chọi nhau, kéo theo mâu thuẩn giữa gia đình và học đường làm cho phụ huynh (có cả nữ) phải xông tới trường hành hung thầy cô giáo. Còn về bạn bè với nhau trong trường, trong lớp thì gần như dễ có cảnh đấm đá nhau diễn ra một cách man rợ mà can phạm nhiều khi là phái nữ!
Tuy sinh hoạt học đường chưa đến nỗi nào nhưng các vị trách nhiệm đã tỏ ra không yên tâm khi lên tiếng phân bua bằng cách dùng các chữ “Trường học thân thiện”.
Kính thưa Quí vị,
Tôi thường cầu mong sớm có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai ngành văn hóa và giáo dục, đề ra giải pháp ngăn bớt ảnh hưởng của vấn đề xã hội đã nêu trên đây, làm căn bản cho công cuộc cải tổ giáo dục.
Phù hợp với nội dung tình thương phải được rộng mở khắp chốn, tôi xin nhớ tới để tán thán công đức của nhiều vị cựu giáo sư và cựu học sinh Quốc Học, với tâm không phân biệt, đã không nề hà cũ mới, một mực thương yêu các cháu Quốc Học hiện nay. Các cháu vẫn rất xứng đáng đón nhận sự trợ giúp quí báu từ chương trình học bổng hay giới thiệu du học trong nhiều ngành như Y học, Hàng không, Nông nghiệp, Vật lý v.v… qua những dịp Quí vị hợp tác nghiên cứu và đề nghị với các chuyên gia đương quyền. Các cháu vẫn có niềm tự hào Quốc Học, một niềm tự hào không ai dành làm của riêng, một mẫu mực để góp phần đón nhận yêu thương và lan tỏa thương yêu. Đúng là “Quốc Học mến yêu” như tên của một tập văn kỷ niệm Quốc Học 120 năm của khóa Quốc Học 67 – 74 ở Huế.
Thay lời kết cho phần phát biểu này, tôi xin lặp lại một ý mà tôi đã trình bày trong tạp chí “Nghiên cứu và phát triển” về chuyên đề “Giáo dục niền Nam” số 7 – 8 năm 2014:
“Nhà giáo ngày trước được hưởng cảm tình sâu đậm của các học sinh thân yêu. Điều này dễ thấy qua các buổi hội ngộ do cựu học sinh các khóa của nhiều trường tổ chức, mời các thầy cô cũ hàn huyên với ký ức về những ngày tháng cũ”.
Buổi hội hôm nay đang là một ví dụ tiêu biểu cho nhận xét đó. Tôi xin được cùng tất cả Quí vị hưởng trọn niềm vui Quốc Học như thuở nào.
Trân trọng cảm ơn Quí vị
Sài Gòn, ngày 23 – 10 – 2016
Châu Trọng Ngô

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty BÀI VIẾT CỦA THẦY CHÂU TRỌNG NGÔ , NGƯỜI THẦY CỦA CÁC THẦY TÔI

Bài gửi  LeKhacHueDuc Tue Dec 06, 2016 6:52 pm

BÓNG ĐÁ QUỐC HỌC
I. Phần mở đầu.
Ngày 09 – 3 – 1954, quân đội Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, mở đầu cho sự hình thành chương trình Hoàng Xuân Hãn trong nền giáo dục Việt Nam với tiếng Việt là chuyển ngữ thay thế tiếng Pháp đã được dùng hơn hai mươi năm trước.
Cải cách đó chưa được rốt ráo vì bậc Đại học vẫn còn phải tiếp tục gần như cũ và rãi rác ở vài địa phương trong nước vẫn còn trường Trung học theo chương trình Pháp. Tình trạng đó chỉ là hệ quả đành phải có của sự “giằng co” giữa Việt Nam và Pháp trong suốt 10 năm 1945 – 1954.
Trắc trở đã có nhiều; chỉ nói tại Huế không thôi thì các trường thỉnh thoảng cũng phải nghỉ học do vài lần biến chuyển của thời cuộc. Riêng trường Quốc Học* thì lao đao hơn: có lúc được tập trung trở lại sau một kỳ nghỉ, trường không còn có đủ các lớp đệ nhị cấp; trường sở thì phải đổi chỗ lung tung.
- Năm học 1945 – 1946, học tại Đại Nội,
- Các tháng đầu năm học 1946 – 1947, học tại trường Việt Anh (lúc đó là một tư thục đã giải thể) với các lớp đệ Nhất cấp và vài lớp đệ Tam từ kì thi tuyển đã tổ chức được trong hè 1946;
- Năm học 1946 – 1947 bị gián đoạn từ giữa tháng 12 – 1946 cho tới đầu năm học 1947 – 1948, các lớp đệ Nhất cấp mới được tập trung trở lại, học tại hai trường Tiểu học Thượng Tứ (nay là Tiểu học Phú Hòa) và Tiểu học Lê Lợi.
- Trong những năm học kế tiếp 1948 – 1950, trường Quốc Học lần hồi gầy dựng lại các lớp đệ Nhị cấp hỗn hợp nam nữ, mượn được nửa trường Đồng Khánh (dãy lầu phía Tây), đang chỉ có các lớp đệ Nhất cấp và hình như còn các lớp Tiểu học, chưa ra riêng; phần đệ Nhất cấp Quốc Học (Khải Định nhỏ) được trở lại học tại Việt Anh và về sau trở thành trường Trung học đệ Nhất cấp Nguyễn Tri Phương;
- Giai đoạn “học ké” tại trường Đồng Khánh kéo dài khá lâu; đến năm học 1954 – 1955, thầy trò Quốc Học mới có dịp dọn trường trở về chốn cũ, trường sở bây giờ tiếp nhận từ tay quân đội Pháp giao trả.
……………………………………………………………………………………
* Từ 1945, trường còn mang tên trường Trung học Khải Định; đến năm học 1954 – 1955 mới chính thức mang tên Quốc Học cho tới bây giờ (mặc dù có một thời gian ngắn tên trường được kéo dài Quốc Học Ngô Đình Diệm)
*
* *
Tuy chịu cảnh “ăn nhờ ở đậu” lặp đi lặp lại nhiều lần, trường trung học đệ Nhị cấp Quốc Học đã được lần hồi ổn định, cơ bản là nhờ nề nếp của toàn ngành giáo dục mà Trí – Đức – Thể là một lề lối tích hợp nền tảng khi mục tiêu chính của giáo dục là giúp phát triển con người toàn diện nơi cá thể mỗi trẻ.
Nội dung tích hợp cũng thường được thể hiện trong các giờ học bởi cả thầy lẫn trò có đủ tự do cùng nhau bàn luận về mối liên hệ giữa bài học và một vấn đề nào đó của xã hội đương thời; hoặc đơn giản, tích hợp chỉ là sự phối hợp giữa các môn học mà giai đoạn “giáo dục mới” 1954 – 1963 đã hướng dẫn nhà giáo cần lưu ý tới khi soạn bài dạy (kỹ thuật tích hợp này được khoa sư phạm ở Pháp gọi là “coordination des disciplines”, trình bày trong nhiều số “courrier de la Recherche Pédagogique”).
Có lẽ còn cần nói thêm ở đây về các môn học Âm nhạc, Hội họa, Nữ công Gia chánh, Dưỡng nhi được tổ chức thành chính khóa bên cạnh các ban văn nghệ hay các nhóm Tạc tượng, Nhiếp ảnh hoạt động định kỳ.
II. Bóng đá Quốc Học 1954 – 1959.
Trong bối cảnh thuận lợi như thế của nền giáo dục, các sinh hoạt Thể thao Thể dục học đường phát triển khá quy cũ. Trường Quốc Học cũng là một trường hợp hưởng được thuận lợi ấy; nhờ đó, suốt thời gian được dạy học tại trường đệ Nhị cấp Quốc Học 1954 – 1959, dưới ba thời hiệu trưởng của các vị Nguyễn Văn Hai, Nguyễn Đình Hàm, Đinh Qui, tôi được lãnh thêm nhiệm vụ “đá banh” cùng học trò trong đội bòng giày Quốc Học mà đồng đội học sinh giao cho tôi “chạy góc trái”
Nói đến việc thì nhớ tới người, cách đây trên dưới 60 năm rồi, kẻ còn người mất, khó biết cho tỏ tường. Trong dịp này, tôi xin thành tâm tưởng nhớ tới các anh Lê Văn Kinh, Nguyễn Nhượng, Tôn Thất Quỳnh Bảng, Trần Phương Tùng, Phạm Xuân A, Hồ Quang Minh.
Trong số cựu cầu thủ Quốc Học đang còn mà đa số tôi không có tin tức, tôi đã may mắn được gặp, thăm vài lần các anh: Cảnh (ở Pháp), Trần Đoàn, Thân Trọng tích, Nguyễn Diên (ở Mỹ) hoặc được gặp nhiều lần anh Nguyễn Tư Triệt, một “cây” dẫn bóng và đảo bóng như thuật sĩ (còn ở Huế) và Trần Công Lễ, được mệnh danh là “mũi tên vàng” của hàng công đội bóng Quốc Học (hiện ở Sài Gòn).
Tôi chợt nhớ đến bóng dáng quí Thầy cổ động viên đã quá cố tự lâu rồi, trước đây thường xuyên gắn bó với đội bóng, hiếm khi bỏ sót một trận banh nào có Quốc Học thi đấu. Kính xin cung bái tưởng niệm anh linh chư vị Đoàn Tư Thành, Nguyễn Đình Hàm, Đinh Qui, Nguyễn Hữu Thứ.
* *
*
Ban đầu đội bóng Quốc Học là đội bóng giày học sinh đầu tiên và duy nhất tại Huế; vài năm sau, lần hồi có thêm các đội bóng giày học sinh Bình Linh, Thiên Hựu, Bán Công, Nguyễn Tri Phương, Bồ Đề Thành Nội… Tuy vậy, các giải bóng đá học sinh vẫn được tổ chức “đá chân trần” hay “đá giày vải”.
Dĩ nhiên tôi chỉ được ra sân khi nào Quốc Học có trận đấu với đội bóng giày ngoài ngành giáo dục như với đội Phú Hội, đội Cảnh sát B Huế, đội Sư đoàn I, đội Ngôi sao Y tế Huế, tiền thân của đội Bảo An. Các trận đấu giao hữu đó thường xảy ra trên sân vận động Tự Do, có khi là trận mở màn cho trận chính giữa đội Cảnh sát A Huế với một đội đến từ Sài Gòn như A J S, Tổng Tham Mưu…
Có một lần thủ môn Quốc Học Thân Trọng Tích được chọn vào đội tuyển Huế để đấu giao hữu với đội tuyển Trung Hoa Quốc gia. Chiều hôm đó, tại sân Vận động Tự Do, anh Tích đã “bắt” một trận banh quá hay với nhiều pha nhào lộn hay nhiều lần bay người đấm bóng, bắt dính bóng khiến khán giả trầm trồ khen ngợi “không thua chi Rạng Sài Gòn”
Chính đội bóng giày Quốc Học thời kỳ anh Thân Trọng Tích là thủ môn, đồng thời là thủ quân đã cho tôi nhiều dịp ra sân cùng chung màu áo để chung sức làm lan tỏa tình thương Quốc Học đến nhiều người. Nhớ nhiều chuyện lắm, nhưng tôi chỉ xin nói sơ qua hai dịp mà đội bóng giày Quốc Học đã được vinh dự thi đấu ngoại tỉnh.
Vụ hè 1957, đội bóng đá Quốc Học được vào Sài Gòn đấu trận Chung kết giải Vô địch bóng đá học sinh toàn quốc. Trận đấu được tổ chức tại sân Tao Đàn mà anh em cầu thủ cho biết chạy trên sân cỏ mà giống như chạy trên thảm nhung. Đội chủ nhà giành ngôi vô địch dạo đó là đội Tân thịnh, một tư thục tại Sài Gòn.
Chừng nửa năm sau, vào đầu 1958, nhận lời mời của đội bóng Không quân Đà Nẵng, đội bóng Quốc Học đã được vị đặc trách Không quân Đà Nẵng, ông Nguyễn Khoa Dánh, một cựu học sinh Khải Định cho một đoàn máy bay “bà già” L19 đón, đưa trọng thể và chu đáo. Trận đấu diễn ra trong ngày 23 tháng chạp ta dưới trời mưa quá to, sân bóng ngập nhiều chỗ, không còn qui cách nghệ thuật bóng đá chút nào cả.
Trong hai năm cuối cùng 1958 – 1959 mà tôi còn công tác tại trường Quốc Học, tôi không còn có dịp ra sân chơi bóng cùng học sinh nữa; phần nhiều anh em đồng đội cũ đã ra trường sau kỳ thi Tú tài 2. Lứa cầu thủ mới cùng thời với anh Trần Công Lễ bước vào giai đoạn các giải bóng đá học sinh “chân đất” hay “đá giày vải” được tổ chức đều đặn. Trước hè 1959, tôi được đưa đội Quốc Học vào Đà Nẵng đấu Chung kết Vô địch bóng đá học sinh Vùng I với đội Phan Chu Trinh. Hình như cả hai bên đều có những cầu thủ tài danh xung trận; Phía Huế có thủ môn Vệ, hậu vệ Hòa, Kiện, tiếp ứng Văn, Khá, tiền đạo Triệt, Quỳnh Bản, Lễ, Phùng; bên kia phía Đà Nẵng có Khôi, Dũng và tôi không thể nhớ hết. Trận đấu diễn ra gay cấn, ngang ngửa và cuối cùng Quốc Học dành phần thắng nhờ ít bị phạt góc hơn.
* *
*
Nay tình thân Quốc Học tạo dịp may cho tôi hồi tưởng lại một giai đoạn bóng đá Quốc Học ngày trước. Ngồi viết mấy dòng này, quả thật trong tôi chẳng còn dư vị của các cảm thọ vui buồn, thắng thua theo từng trận bóng. Chỉ còn hình ảnh ẩn, hiện của khung cảnh trường lớp cũ, của các sân cỏ mà tôi được giẫm chân lên trong hàng ngũ Quốc Học; dĩ nhiên nhớ nhiều nhất là hình bóng của các đồng đội cũ và của các đồng nghiệp cổ động viên đầy lòng ưu ái với đội banh.
Tôi đã được vui hưởng chuỗi ngày dài với trường Quốc Học, với đội banh Quốc Học. Thọ nhận là tri ân, Tôi đã bày tỏ cảm niệm đó trong phần kết của bài “Ngày Tạ ơn” viết vào dịp đầu năm 2003; nay cảm niệm đó dâng trào trở lại:
“…Cho phép chúng con được cảm tạ các chữ Quốc Học – Đồng Khánh mà âm thanh thực trìu mến luôn gợi nhớ cho chúng con mối tình sâu đậm của bạn cũ trò xưa qua nhiều năm tháng trong lớp học với phấn trắng bảng đen và với cả quả bóng tròn Quốc Học vang danh một thời.”
Châu Trọng Ngô

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty CHÚC MỪNG HẠNH PHÚC CON TRAI BẠN NGUYỄN TẤN ĐẤU

Bài gửi  LeKhacHueDuc Sat Dec 24, 2016 4:40 pm

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 9Qdt13

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Mquplz

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 5aTPpy

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty CHÚC MỪNG TÔN THẤT NGỌC ( THẤT 2 )

Bài gửi  LeKhacHueDuc Sun Dec 25, 2016 1:52 pm

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Rk420l

CHÚC MỪNG VỢ CHỒNG
TÔN THẤT NGỌC  ( THẤT 2 )
CÓ CON  DÂU  MỚI

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty CHRISTMAS DAY

Bài gửi  Lê Hữu Thành Mon Dec 26, 2016 7:22 am

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 FDSNdV


Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 P6M9rH

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty CHÚC MỪNG VỢ CHỒNG VÕ VĂN PHÚC , THẤT 6 , CÓ RỂ THẢO

Bài gửi  Lê Bá Tuấn Sun Jan 15, 2017 5:26 pm

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 I0P0CO

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Ppd4Jl

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Mmsmcx

Lê Bá Tuấn

Tổng số bài gửi : 114
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty CHÚC MỪNG VỢ CHỒNG VÕ VĂN PHÚC , THẤT 6 , CÓ RỂ THẢO

Bài gửi  Lê Bá Tuấn Mon Jan 16, 2017 6:18 am

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 OrauEJ

Lê Bá Tuấn

Tổng số bài gửi : 114
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty KỴ EM GÁI CỦA ĐỨC

Bài gửi  lebabon Wed Jan 18, 2017 7:25 pm

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 O25Ajj

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 VAaSRM

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Sg4BuG

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 NKAGCB

lebabon

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 26/02/2013

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty CHÚC TỪ

Bài gửi  haitho Fri Jan 27, 2017 6:40 pm

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 VU8iPK
CHÚC TỪ
Năm mới chúc mừng khắp mọi nơi
Bạn bè thân hữu bốn phương trời
Đường lên hạnh phúc trong tầm với
Nẻo đến tương lai đẹp giữa đời
Phúc lộc tưng bừng tình phấp phới
Gia đình sung túc ý chơi vơi
Niềm vui chan chứa , lòng hồ hởi
Giữ vẹn yêu thương mãi sáng ngời

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh - NIỀM VUI CỦA ĐỨC  - Page 3 Empty Re: NIỀM VUI CỦA ĐỨC

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết