Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016

4 posters

Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016

Bài gửi  Lê Hữu Thành Fri Dec 25, 2015 1:55 pm


ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Df0432ae-ee0e-428e-9d82-9feec5d861c7_zpsek2tgnqa
BÌA 1&4
ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 9d364763-2858-4b07-8533-72077c6b7978_zpshy0hgawt

BÌA 2&3

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty MỤC LỤC

Bài gửi  Admin Sat Jan 09, 2016 9:51 am

Mục lục Đặc San Quốc Học 2016
1. Lời ngỏ    _Lê Duy Đoàn                                                                                                                        
2. Những nhân vật khai sinh trường Quốc Học,Huế _Nguyễn Phúc                                                        
3.Quá trình hình thành và phát triển trường Quốc Học, Huế                                             _Hồ Văn Phú
4. Hồi ức về thầy Châu Tăng_ Phan khắc Tuân                                                                                        
5. Hoa Sen trong tuyết  _ Nguyễn Quốc Vọng                                                                                                
6. Thư viết tứ Đức_ Nguyễn Tường Bách                                                                                                        
7. Quốc Học của tôi-Bâng khuâng ngày trở lại-                                                            Nguyễn Văn Dũng.
8. Tôi học cụm từ " của dân, do dân,vì dân"                                                                   _Trần Ngọc Cư
9.  Việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam của người Pháp                                                     _Hồ Văn Phú
10. Tấm ảnh ngày xưa-   Nguyễn Đức Mai                                                                                                    
11. Huế của tôi và câu chuyện nhân quả  _                                                                              Lê Tử Thành                                                                                                        
12. Không tựa đề  _Tôn Thất Thông                                                                                                            
13. Nhân cách lớn làm nên một con người. _ Trần Ngọc Trác.                                                                    
14. Thế hệ Quốc Học 1960-1963.  _ Trần Công Tín                                                                                    
15..Đôi điều về núi Ngự Bình    _ Trương Ngọc Phú                                                                                            
16. Cho một người tuềnh toàng- Lê Đức Hoàng.                                                                                        
17. Quốc Học- Ký ức rời. _ Thân Trọng Sơn.                                                                                                  
18.. Giọng Quảng: Gần thương , xa nhớ.                                                                            
19. Giọng Huế: Gần cảm ,xa thương    _Lê Duy Đoàn                                                                                
20. Thư viện ký   _ Nguyễn Minh Hiệp.                                                                                                            
21. Lăng Thiên Thọ _Cao Huy Hóa.                                                                                                                
22. Miên man những chiếc cầu-  Nguyễn Văn Uông.                                                                                  
23. Cảm nhận Đồng Khánh từ ngõ Quốc Học._Nguyễn Xuân Hoa.                                                                
24. Mối tình của Xuân Hương                                                                                      
25 . Xuân Hương khóc Nguyễn Hầu- Hồ Đắc Duy.                                                                                
26. Những vòng xe    (nhạc )   _ Nguyễn Tư Triệt                                                                                        
27. Con đường học trò. ( nhạc)   _ Nguyễn Đình Niêm                                                                                  
28. Quốc Học trường tôi _ Tôn thất Lan                                                                                                      
29. Ly                   ( truyện ngắn )    _Trần Duy Phiên                                                                                        
30.. Su Su-        ( truyện ngắn )  _ Mường Mán.                                                                                                
31. Tiếng hò ru em_Hồ Thị Mộng Loan                                                                                                          
32. Đôi bạn già tung hứng_ Tâm An     &      Lê Đình Trạm.                                                                      
33. Con chim đen      ( truyện ngắn)_ Lữ Kiều                                                                                                                                                                                                                                                  
34. Trang sách cuộc đời  (truyện ngắn)_ Trần Hữu Lục.                                                              .
35. Tính nhân văn trong ứng xữ- Đào Văn Nhẫn.                                                                          
36. Từ những chuyến đi xa- Nguyễn Thị Tuyết Lộc.                                                                    
37. Người đưa thư có trở lại- Cao Huy Hóa.                                                                                  
38. Dạ khúc cuối năm Hương đêm vườn Huế  _ Phan Duy Nhân.                                                  
39. Bạn cũ    _ Lữ Kiều                                                                                                          

40. Đọc thơ giữa rừng  _ Trần Ngọc Trác                                                                                                    
41. Về  _ Mường Mán                                                                                                          
42. Giấc mơ em  _ Nguyễn Tuyết Lộc                                                                                                    
43 .Lên đồi   _ Hồ Thị Mộng Loan.                                                                                                                          
44. Tàn mạn trường lớp cũ, Lặng lẽ mùa Xuận  
     Cố quận,buổi về  ,  Lục bát thương em_   Cung Trọng Bảo                                                                                              
45 . Những cánh chim mùa bão tố _ Từ Hoài Tấn                                                                                                              
46, Tình Quốc Học, Chỉ học trò chỉ Quốc Học mà thôi                                                   _ Trương Văn Hải                              
47. Bài học bên ngoài khung cửa   _ Trần Văn Phương                                                                    Trần Văn Phương                                  
48. Một ngày về thăm thầy cũ , Về quê  _  Phạm Bá Thịnh, Nguyễn Thôi                                  
49.  Chút tình với Huế    _ Hoàng Công Hào                                                                                                                
50. Bên kia bờ cỏ xanh, Kiến thức_ Cao Thu Cúc                                                                                                            
51..Tìm về  , Chở nắng về , _ Nguyễn Đình Hiền                                                                                                              
52. Như gió thênh thanh. Cành hoa cho bạn cũ.  Bia Quốc Học
_  Song Nguyên, Như Phương, Phan Như                                                                                                                                                                      
53.. Phút giây định mệnh-  ( kịch bản Điện ảnh)                                                                   Sâm Thương
54.  Để khắc ghi một thời Quốc Học-   nhóm QH 67-74.
55.   Hoạt động của Ban Liên Lạc Cựu Học Sinh Quốc Học-Huế  tại Sài Gòn.      _  Lê Duy Đoàn
56.  Thư cám ơn lòng hảo tâm của cựu học sinh Quốc Học đã góp tiền in Đặc san _  Lê Duy Đoàn
57.  Trong số này


Được sửa bởi Admin ngày Fri Jan 15, 2016 2:32 pm; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty ĐÓNG GÓP

Bài gửi  Admin Sat Jan 09, 2016 10:18 am

Những bài đóng góp của C.H.S, Quốc Học khóa 6774 :
46, Tình Quốc Học, Chỉ học trò chỉ Quốc Học mà thôi _ Trương Văn Hải
49. Chút tình với Huế _ Hoàng Công Hào
48. Một ngày về thăm thầy cũ , Về quê _ Phạm Bá Thịnh, Nguyễn Thôi
54. Để khắc ghi một thời Quốc Học- nhóm QH 67-74.
và nhiều ảnh Thầy Cô , hoạt động của nhóm

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐƯỢC ĐĂNG 1

Bài gửi  Admin Sat Jan 09, 2016 2:13 pm

VỀ QUÊ


Hôm nay có kẻ ở xa
Về thăm xứ Huế - gọi là về Quê
Về quê - lòng thấy vui ghê
Về quê hỏi chuyện mô tê bạn bè
Về quê hưởng gió trưa hè
Về quê ăn lại chén chè bắp tươi
Gặp ai cũng thấy nụ cười
Gặp ai cũng thấy tuổi tươi học trò
Tìm trong những chốn hẹn hò
Có còn thấy những cánh cò ngày xuân ?
Bạn bè rất ấm tình thân
Bao ngày phiêu bạt nay gần lại nhau .
Chuyện ngày trước , chuyện ngày sau
Thằng quên thằng nhớ nhắc nhau tuổi đời .
Nhưng _ hình như thiếu một người
Nhưng hình như thiếu nụ cười của ai.


Hôm nay có kẻ ở xa
Về thăm xứ Huế để mà nhớ nhung !

NGUYỄN THÔI , THẤT 4

24/3/2011

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐƯỢC ĐĂNG 2

Bài gửi  Admin Sat Jan 09, 2016 7:50 pm

CHÚT TÌNH VỚI HUẾ
(Hoàng Công Hảo ,12C QH K6774 )
Cố nhân cứ hỏi riêng mình
Khi xa Huế bạn gửi tình vào đâu
Con sông , ngọn núi , chiếc cầu
Chùa chiền , lăng tẩm , phụng lầu , thuyền ghe...
Khi đi còn có khi về
Dù quên lãng vẫn lắng nghe tiếng thầm
Làm sao chối bỏ vọng âm
Dù trong ký ức đã câm nín lời...
Mình ngồi lòng dạ chơi vơi
Bao hình ảnh xếp chồng rơi quanh mình
Ừ , thôi mình sẽ gửi tình
Những gì bạn vẽ thành hình sau lưng...

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐƯỢC ĐĂNG 3

Bài gửi  Admin Sat Jan 09, 2016 7:52 pm

THƠ ,PHẠM BÁ THỊNH ,12A2 Q.H. 1967_1974
Mình vừa viết một vài cảm nghĩ về chuyến thăm lại thầy cô, chia sẻ cùng các bạn học sinh Quốc Học 67-74 nhé.

MỘT NGÀY VỀ THĂM THẦY CŨ

Ngôi trường cũ trong thành phố của tôi
Bốn mươi năm xa bao lần ghé lại
Chưa một lần gặp dáng thầy xưa.
Dẫu cố tình lần lữa.
Cuộc bể dâu nào xoáy ta vào quên lãng
Ký ức trồi lên từ vũng cuộn đa đoan…
Bóng hình thầy cô dập dềnh dòng thức cảm.
Thác lũ ngược nguồn thời gian.
Tôi níu bờ tuổi thơ lần về dấu cũ
Gỡ những mối manh nhận diện bạn bè
Thầy cô, trường, lớp...
Ranh giới nhạt nhòa quá khứ - hôm nay.

Bạn đưa tôi về vùng quê trũng tìm thầy
Mùi cỏ rạ ngây ngây
Tường vách dấu phù sa bao cơn lũ dữ
Ruộng vườn chuối cau bão quầng xơ xác
Vui thú điền viên câu thơ xưa thầy giảng
Tôi không nhận ra chữ “Nhàn” thánh thiện.
Cuộc thế nặng lòng thầy,
Trăn trở với nước non.

Bạn đưa tôi vào con hẻm vẹt mòn lỗ chỗ
Âm u ngõ ngách gập ghềnh
Thầy trò chụm đầu tìm người quen trong ảnh ố.
Những mái đầu màu tóc bạc thời gian
Thầy đã lên hàng cố
Chúng em có đứa lên ông.
Cười vui nhắc chuyện cũ
Vẫn sợ phút “dò bài” khi không thuộc.
Thẹn với bạn bè cuối tháng xướng danh.

Bạn đưa tôi qua mấy ngõ nội thành.
Những con đường tôi quen thuộc,
Vẫn lạ lẫm nhà thầy
Có thể tôi đã đi qua bao lần ngước nhìn vô tình
Thầy một mình lặng lẽ
Bao hoài niệm treo lên tường kỷ vật
Tôi nhận ra quá khứ mình vương vấn đâu đây.
Chiếc máy ảnh không dây đeo mòn lớp sơn cũ
Bài giảng của thầy đeo vào tôi nghiệp mê chơi
Mấy mươi năm giong ruổi đất trời
Tôi nợ thầy một chân dung khắc khoải
Chân dung thầy hôm nay tôi chụp mãi
Nụ cười vẫn bao dung.
Tôi chưa đi tận cùng ước mơ thầy truyền gởi
Lưu hiện thực trụi trần cho hậu thế
Không son phấn màu mè, tỉa tót, thêm thắt
Tôi nhìn thẳng cuộc đời bắt từng khoảnh khắc
Trái tim đau rưng rức
Cảm xúc ứa trào tôi không thể làm ngơ.
Phận người buồn vui, đa đoan, trắc trở,
Cuộc đời cho tôi vần thơ tạc từ ánh sáng,
Nhịp điệu lời thầy giảng
Kết tủa trong tôi hình khối ước mơ Người.

Ai từng ví thầy như người lái đò
Cho tôi nghĩ gặp thầy như gặp chuyến đò ngang
Tuổi thơ tôi hồn nhiên tung tẩy
Và bốn mươi năm phiêu lãng tuột dần
Quên người lái đò mưa nắng phận sông trôi.
Giật mình dòng đời bồi lỡ.
Có phận đò dạt mờ phương trời miên viễn
Thế sự xoay vần tương phản
Nhân cách thầy vẫn sáng
Nếp nhà đạo hạnh ung dung.
Tôi học thêm bài học sống
Bài học của thầy chưa bao giờ kết thúc.
Giữa cuộc đời đục trong.

20/11/2013


Được sửa bởi Admin ngày Sat Jan 09, 2016 7:59 pm; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐƯỢC ĐĂNG 4

Bài gửi  Admin Sat Jan 09, 2016 7:54 pm

TÌNH QUỐC HỌC -THẠCH TRUNG NGỌC

(VIÊN NGỌC QUÝ ẨN MÌNH TRONG TẢNG ĐÁ
KHỐI VÀNG RÒNG LẪN GIỮA BÃI HUỲNH SA)

tình đồng môn chúng ta là thế
quý như vàng ròng, ngọc hiếm
và còn hơn thế nữa

trong cõi đời hỗn mang ô trọc
giữa bầu trời xám xịt mây đen
tình rạng rở uy nghi
như tia chớp xé màn đêm

tình cho ta cảm giác dịu êm
ngọt ngào thanh thoát
không bợn chút tục trần

Có bạn đã thốt lên rằng
Ôi hồn nhiên thơ dại
chốn bình yên , hồn tôi đi tìm mãi
là tình bạn thuần khiết trắng trong

Có người bao nhiêu năm
độc hành đơn chiết
một sáng tỉnh dậy
quanh mình biết bao thân thiết
bạn cũ trường xưa
bao kỉ niệm đẹp đã quay về

có kẻ lóc lăn trần thế ê chề
đã bừng sống dưới đôi tay bè bạn
như trở về từ cõi chết
phục sinh

sướng quá , vui quá , cảm động quá
thầy gặp trò xưa hai mái đầu đều bạc
nhìn mặt nhau trái tim già bỗng hát
chưa có bao giờ đẹp tựa hôm nay

mẹ già héo hắt dáng hao gầy
trên má nhăn nheo rưng rưng hàng lệ
hôm nay một đàn con tìm về với mẹ
đàn chim non Quốc Học quây quần
cho mẹ hiền thêm mạch sống mùa xuân

đã gặp nhau biết bao lần
sao nay gặp lại có phần thanh tân
phải chăng bạn quý vô ngần
qua bao gian khổ mới trân quý tình
càng già giặn càng thiết thân
xưa sao hời hợt , nay cần lắm thay

Bạn ơi , xin nói câu này
Thân tình Quốc Học mỗi ngày mỗi vui
bên nhau chia sẻ ngọt bùi
bạn tôi , tôi bạn có nhau cuối đời...
Trương Văn Hải ,
Thất 6 , Chín 4 , 10B1 ,11B1, 12A3

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐƯỢC ĐĂNG 5

Bài gửi  Admin Sat Jan 09, 2016 7:57 pm

CHỈ HỌC TRÒ CHỈ QUỐC HỌC MÀ THÔI

Này bạn hỡi ! Trang đời này bé lắm ,
Chiếc thuyền nan teo tẻo giữa dòng khơi .
Chỉ mang nổi chút tâm tình thơ dại ,
Chỉ học trò , chỉ Quốc học mà thôi .

Đây vườn xưa hoa , bướm một thời ,
Đây lớp học ,ghế bàn thân thuộc .
Đây bến nước trước mặt trường trong vắt,
Tuổi thơ ta hay xuống tắm "cuổng trời".

Bạn vàng ơi ! Xin hãy cứ thảnh thơi,
Bãi cỏ mượt một thời ta đá bóng .
Mâm cơm nóng ,Mẹ hiền đang trông ngóng
Đứa con thơ tan học sớm quay về .

Bạn hiền ơi ! Xin cứ việc thoả thuê,
Những " Câu chuyện buồn vui thời đi học ".
" Bạn và Tôi " " Ảnh Lớp " quá tràn trề ,
Bao kỉ niệm một đời xin nhớ mãi .

Tuổi càng lớn , thời gian càng ngắn lại ,
Còn thân ta hạt cát bãi sông Hằng .
Bao hỉ, nộ trong đời như gió thoảng ,
Hãy quên đi và để lại sau lưng .

Mai này ta lìa khỏi chốn vô thường ,
Thân ngoại vật có chi mà lưu luyến .
Chỉ tuổi thơ còn chút gì yêu mến ,
Chỉ học trò ,chỉ Quốc Học mà thôi .

Trương Văn Hải
Thất 6 , Chín 4 , 10B1 ,11B1, 12A3


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐƯỢC ĐĂNG 6

Bài gửi  Admin Sat Jan 09, 2016 8:06 pm

ĐỂ KHẮC GHI MỘT THỜI QUỐC HỌC
Vào đầu năm 2012 , cơ duyên đến với chúng tôi, lứa học sinh Quốc Học khóa 1967_ 1974 , để bắt đầu một cuộc hành trình trở về với Thầy xưa , lớp cũ , trường yêu . C.H.S. Lê Khắc Huệ Đức , Việt kiều ở Úc , đã đề xuất và tài trợ cho công việc đầy tinh thần Quốc Học này . Chúng tôi , một nhóm bạn đồng song , đồng môn ở Huế bắt tay vào cuộc thăm Thầy tìm bạn đầy gian truân nhưng vô cùng phấn khích đem lại cho chính bản thân chúng tôi nhiều niềm vui khôn tả .
TÌM BẠN :
_ Bằng mọi cách _ điện thoại ,E-mail , Forum , ..._ chúng tôi đã liên lạc
được gần 2/3 số C.H.S. cùng niên độ . Phần lớn đang sinh sống ở Huế .Số còn lại ở khắp nơi trong nước : Đà Nẵng , Tây Nguyên , Bình Thuận , Đông Nam Bộ , Tây Nam Bộ . Một vài bạn lưu lạc khắp nơi trên thế giới ( Úc, Mỹ ,Đức , Pháp ...)
_ Đón bạn xa về Huế , đưa các bạn đi thăm Quý Thầy Cô ,tham gia các buổi sinh hoạt , gặp mặt thân mật .
_Thăm nhà các đồng môn quá cố .
_ Viếng các bạn mới mất , thăm hỏi các bạn ốm đau , chia vui với bạn trong các buổi lễ cưới của con cái họ .Chia buồn cùng đồng môn khi tứ thân phụ mẫu hoặc anh chị em ruột thịt qua đời .
_ Tổ chức nhiều buổi gặp mặt thân mật_ đầu năm , cuối năm _ , đặc biệt là các buổi hội ngộ lớn vào ngày 23 tháng 10, mỗi năm ( đến nay đã được hai lần và ngày 23/10 /2015 là lần thứ 3)
_ Thực hiện một chuyến đi thăm Thầy , tìm bạn trên khắp cả nước từ Đà Nẵng , Tây Nguyên , Bình Thuận ,Đồng Nai , Bà Rịa , Sài Gòn , cho đến tận cùng mũi Cà Mau , vào đầu năm 2014 kéo dài 26 ngày .
THĂM THẦY CÔ : LƯU LẠI HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG NÓI TIẾNG CƯỜI
Công việc trọng tâm của chúng tôi là phát huy tinh thần TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO qua những hành động thiết thực sau :
_ Tổ chức nhiều đợt đi thăm Thầy Cô trong năm . Như những người con ân cần thăm hỏi sức khỏe , tình hình con cháu của Thầy Cô . Có các đợt : THĂM THẦY NGÀY HÈ ,THĂM THẦY NGÀY ĐÔNG, CHÚC TẾT THẦY , THĂM THẦY NGÀY 20 THÁNG 11 . Ngoài ra ,chúng tôi luôn có mặt khi Thầy Cô đau ốm ,nằm viện , quá cố .
_Đi dâng hương quý Thầy Cô đã mất . Chúng tôi đã dâng hương , ít nhất một lần , quý Thầy : Nguyễn văn Hạo ,Châu Tăng ,Hồ Hữu Đường ,Nguyễn Thành Hưng , Tôn Thất Đào , Nguyễn Thanh Lộc , Lê Cảnh Em , Trần Như Uyên , Lê Thế Tâm , Dương Văn Xuân , Lưu Phước Hải .
Chúng tôi đã tham gia tang lễ của Thầy Trương Huệ Mẫn và Hoàng Văn Ngũ .
THĂM THẦY CÔ Ở XA
_ Chúng tôi đã tổ chức những chuyến đi thăm Thầy Cô ở xa
như đi thăm Quý Thầy Nguyễn Tâm Tháp , Đỗ Nguyên , Nguyễn Thiếu Dũng , dâng hương Thầy Nguyễn Thành Hưng ở Đà Nẵng , thăm Thầy Thân Trọng Sơn  ở Đà Lạt , Thầy  Hoàng Chi ở Biên Hòa , Thầy Nguyễn Gia Ứng ở Bà Rịa _ Vũng Tàu , Quý Thầy Cô Lê Thị Liên , Lê Khắc Cầm , Hồng Giũ Lưu , Tôn Nữ Diệu Trang , Tôn Thất Kiên , Nguyễn Văn Dương , Phan Thị Ngọc Quế ,
Nguyễn Đức Đồng ,Bùi Hữu Bính ở Sài Gòn , Thủ Đức .
_ Tham dự các buổi gặp mặt của C.H.S. Quốc Học ở Sài Gòn
vào dịp đầu năm và 20 tháng 11.

LIÊN LẠC VỚI QUÝ THẦY CÔ Ở HẢI NGOẠI QUA FACEBOOK , E_MAIL :
_ Chúng tôi đã liên lạc được với quý Thầy Cô : Phan thị Hiền Viên , Đặng Ngọc Tuấn , Lê Quang Khanh , và tìm được ảnh của Thầy Nguyễn Châu , Cô Thanh Toàn ,Cô Phước Định ở Mỹ .
_ Chúng tôi đã tổ chức đón tiếp Thầy Cô Lê Quang Khanh  ở Mỹ về thăm quê và được Thầy Cô ngợi khen .
_ Thực hiện Bộ Ảnh Chân Dung Quý Thầy Cô do C.H.S., nhiếp ảnh gia đẳng cấp quốc tế, Phạm Bá Thịnh thực hiện .

CÁC BUỔI GẶP MẶT THÂN MẬT GIỮA THẦY CÔ VÀ CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974
_ Lần thứ nhất , vào ngày 23 tháng 10 năm 2013 tại Nhà Hàng Quỳnh Hương , Vỹ Dạ . Chúng tôi chào đón gần 50 Cô Thầy đến dự.
_ Lần thứ hai , vào ngày 23 tháng 10 năm 2014 ,tại Nhà Hàng Nam Châu Hội Quán . Chúng tôi mời được gần 60 Thầy Cô đến chung vui .
_ Lần thứ 3 vào ngày 23 tháng 10 năm 2015 sắp tới chúng tôi tổ chức đón tiếp Quý Thầy Cô tại nhà hàng Đồng Khánh , Vỹ Dạ .
DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG TÔI : CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC
KHÓA 1967_1974
_ Được lập vào tháng 8 năm 2012 , diễn đàn lúc đầu là nơi để bạn đồng môn ,đồng song tìm lại nhau , ở khắp nước và trên toàn thế giới . Sau hơn ba năm thực hiện những mục tiêu đã đề ra ở trên , bây giờ , ngoài việc cập nhật các hoạt động của liên lớp , nhóm công tác , diễn đàn đã trở thành một bảo tàng tư liệu , phim ảnh về Thầy Cô , bạn bè của khóa chúng tôi . Diễn đàn được mở để cung cấp không điều kiện mọi thông tin mà bất cư người mến yêu Quốc Học nào cần đến . Ngoài ra diễn đàn còn giới thiệu thơ ,văn , các tác phẩm nghệ thuật của Thầy Cô và các thế hệ học sinh Quốc Học .
ĐỂ KHẮC GHI MỘT THỜI QUỐC HỌC
THỰC HIỆN VIDEO CLIPS ĐỂ LƯU LẠI HÌNH ẢNH ,GIỌNG NÓI TIẾNG CƯỜI CỦA QUÝ THẦY CÔ CHÚNG TÔI
_ Tận dụng những phương tiện tiên tiến , chúng tôi cố gắng thực hiện các cuộc phỏng vấn nho nhỏ với quý Thầy Cô , ghi lại tâm sự , chuyên kể về những kỉ niệm vui buồn với trường , học sinh của các bậc ân sư rồi đăng lên diễn đàn để phổ biện rộng rải trên toàn cầu.
Thầy Bửu Văn ,Giáo Sư Pháp Văn , hậu duệ của Tuy Lý Vương , đã khen : những giây phút Thầy trò mình gặp gỡ ,trao đổi " quý hơn vàng "
Phút giây này quý hơn vàng *
Tiếng cười , giọng nói còn vang mãi hoài
Mai sau dù có phôi phai
Giở trang web ấy thấy người ngày xưa
Nét tươi chẳng chút phai mờ
Bóng hình ngày ấy còn lưu diễn đàn
Lời Thầy , Cô vẫn còn vang
Thiên thu bất tận đến ngàn đời sau
(* Lời Thầy Bửu Văn )

_ Xin vào website sau để theo dõi hoạt động của chúng tôi :
https://quochoc6774.forumvi.com/

_ CÔNG VIỆC CỦA CHÚNG TÔI ĐƯỢC THẦY CÔ ĐÁNH GIÁ RẤT CAO .
NHƯ THẦY TỔNG GIÁM THỊ NGUYỄN PHÚ PHỤNG ĐÃ KHEN LÀ " TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY CHƯA LỚP QUỐC  HỌC NÀO  LÀM ĐƯỢC NHƯ RI "

Những công việc chúng tôi làm
Ba năm lặn lội dọc ngang tìm Thầy
Tình thân chỉ một chút đây
Thiêng liêng Quốc Học sợi dây vô hình
Dẫu đời dị nghị điêu linh
Chúng tôi vẫn tiếp hành trình này thôi
Mai sau vật đổi sao dời
Con tim để lại cho đời chút tin
Diễn đàn kia tiếng lẫn hình
Mấy câu trân trọng đinh ninh nhớ hoài
Ai về xứ Huế mà coi
Học trò tóc bạc đi mời thầy xưa
Dù cho nay nắng mai mưa
Học trò tóc bạc vẫn chưa sờn lòng
Chẳng bao giờ việc mới xong
Học trò tóc bạc tâm đồng với nhau
Đời cơm áo cứ qua mau
Thiên thu Quốc Học tâm giao mối tình.

NHÓM CỰU HỌC QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974 Ở HUẾ

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty NHỮNG BÀI CỦA QUÝ THẦY CÔ CHÚNG TA

Bài gửi  Admin Sun Jan 10, 2016 5:58 am


TRÍCH MỤC LỤC
4. Hồi ức về thầy Châu Tăng_ Phan khắc Tuân
10. Tấm ảnh ngày xưa-   Nguyễn Đức Mai  
15, Đôi điều về núi Ngự Bình _ Trương Ngọc Phú
17. Quốc Học- Ký ức rời. _ Thân Trọng Sơn.            
47. Bài học bên ngoài khung cửa   _ Trần Văn Phương      
52.  Bia Quốc Học _   Phan Như      


Được sửa bởi Admin ngày Fri Jan 15, 2016 2:41 pm; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐĂNG TRÊN ĐẶC SAN CỦA THẦY THÂN TRỌNG SƠN

Bài gửi  Admin Mon Jan 11, 2016 7:42 am

BÀI ĐĂNG TRÊN ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016
CỰU GIÁO SƯ QUỐC HỌC THÂN TRỌNG SƠN
dimanche 27 septembre 2015
QUỐC HỌC - KÝ ỨC RỜI
Ký ức rời, ký ức không liền mạch, nhớ bao nhiêu kể được bấy nhiêu. Chuyện ngày xưa, gom góp dăm ba điều, kể từ lúc tuổi mười lăm vô trường Quốc Học. Sau ba năm, thì cũng như tất cả bạn bè khác, với mảnh bằng kết thúc tuổi học trò, tôi rời trường với chút ít âu lo. Học gì đây? Tương lai nhiều lối mở. Trường dược, trường y? Con nhà nghèo đừng có với cao. Đường binh nghiệp? Uống thuốc liều cũng không dám bước vào! Thôi thì cứ theo nếp nhà mà chọn ngành sư phạm. Học bốn năm, rồi thêm bốn năm thaphương cầu thực. Hạnh phúc biết bao, lại trở về trường xưa. Lại trở về với những căn phòng quen thuộc cũ, nhưng không phải với vị trí ngước mắt nhìn lên, mà với tư thế người đứng ở bục giảng bên trên.
HỌP MẶT CỰU HỌC SINH QH tại SAIGON
Rất nhiều năm tôi đi dự họp mặt, cùng bạn bè đồng lứa đồng môn. Nhớ nhớ quên quên, ai mất ai còn, giữa Saigon sôi nổi nhớ về Huế trầm mặc. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhớ về trường thì ai cũng giống nhau: cùng chia sẻ chung một niềm tự hào, trường của TÔI đó, trường của TA đó! Một hai ba năm, tôi còn nhớ rõ, ban đầu số cựu giáo sư đến dự không bao nhiêu, nhưng dần dần các thầy cô được mời ngày càng nhiều. Từ hàng ghế cựu học sinh, tôi nhìn lên phía trước. Có những giáo sư thời tôi đi học. Và cũng có những đồng nghiệp cùng thời ( có vị còn ít tuổi hơn tôi ). Rồi có dịp, tôi tâm sự với một bạn trong ban liên lạc, tôi là diễn viên sắm hai vai: là cựu học sinh, và tôi cũng đã từng dạy ở trường, thời gian khá dài, bảy tám năm, giai đoạn bắc cầu giữa hai chế độ. Nói thế thôi, nhưng bất ngờ ngay năm sau đó, các bạn lại mời tôi về như một cựu giáo sư, trong buổi lễ, tôi được xướng danh và được tặng hoa: Thầy dạy tại trường từ 71 cho đến 78.
NGƯỜI TỪ TRANG SÁCH BƯỚC RA.
Cơ chi tôi được về với Huế. Đó là nhan đề bài viết của tôi, đã đăng trên đặc san Quốc Học mấy năm rồi ( chính xác là hai ngàn lẻ tám ). Bài nhắc đến những kỷ niệm ba năm đi học . Tam Nhị Nhất ban C ( sinh ngữ văn chương ), nhắc đến các thầy cô đáng kính, và các bạn cùng lớp thân thương. Tên các bạn, tôi đều viết tên thật, với mong ước biết đâu có bạn sẽ đọc, và lên tiếng phản hồi cho tôi được biết tin, vì mấy mươi năm qua tôi vẫn không quên, tuổi thanh xuân, một thời hoa mộng.
Rất bất ngờ tại nhà riêng, một buổi sáng, có cuộc gọi ( không biết của ai ): S đó phải không, bạn cũ đây, đoán được mới tài, mà có nhận ra giọng ai không đó? Thôi được rồi, chịu khó chờ, một lát nữa thôi, sẽ có Nhất C 1 Quốc Học ghé chơi, không còn là tóc thề mười tám mà bà lão bảy mươi! Tin được không, Cao Thu Cúc đây rồi! ( thật ra thì bạn xưng tên mới nhận biết ).
Thấy nhắc đến mình trong bài tôi viết, bạn đã bỏ công dò hỏi, số điện thoại và cả địa chỉ nhà, để từ Saigon lên tìm cho ra. Từ bữa đó, bạn học cũ trở thành bạn văn. Không còn chuyện học hành, nay bàn chuyện văn chương. Bạn giới thiệu cho tôi những nhà văn nhà thơ khắp bốn phương. Và khuyến khích tôi đọc rồi dịch dần để đó. Từng bài từng chương gom góp cho đủ bộ. Chờ cơ duyên in ấn phát hành chơi. Bạn nói chân thành nên tôi đã nghe lời, và đã ( liều mạng ) in một cuốn.
Còn chuyện của Thu Hương cũng không kém phần lý thú. Có cô cháu tình cờ đọc được đặc san. Ôi, dì ơi, có ông nào viết nhắc tên dì đây này. Sách bên Việt Nam, không phải sách ở đây. Đúng là dì rồi, với họ tên đầy đủ. Dẫu đã mấy chục năm, nhưng chắc dì còn nhớ. Chắc chắn rồi, bạn vẫn còn nhớ. Bạn đang ở một nơi cách đây mười bảy tiếng múi giờ. Một nơi với tên gọi đẹp như thơ, Aloha, Hạ Uy Di, thiên đường du lịch. Và bạn cũng đã về, đã thăm, đã gặp.
Cũng từ trang sách bước ra còn một nhân vật, ( mà tôi viết là rất thân, rồi không thân nhau nữa ), mà tôi chỉ dám viết tên tắt T.L., hay là tên giả Tố Liên. Đó là cô gái hay nàng tiên? Mà mấy chục năm tôi tìm hoài không gặp, bỗng thấy bạn trên trang báo Sông Hương, với những bài thơ, những hồi ký dễ thương. Và, tất nhiên rồi, nối lại liên lạc. Tuy chưa phải là mặt đối mặt, mà chỉ là những cuộc đàm thoại viễn liên. Giờ ni bạn ở nơi mô, hả bạn hiền?
BUỔI GIAO THỜI, CHUYỆN ÍT NGƯỜI KỂ.
Đầu tháng 3/1975, trường tạm ngừng hoạt động. Không hẹn nhau nhưng mọi người đều xuôi Nam. Điểm dừng chân là thành phố bên sông Hàn, và một lần họp ở toà nhà bưu điện. Thân ai nấy lo, khi thời cuộc chuyển biến. Trường chỉ kịp lo được một chuyện: giao hồ sơ cá nhân đến tận tay mỗi người. Đến cuối tháng, mọi việc đã ngã ngũ rồi, ít nhất là cho mảnh đất miền Trung. Kẻ trước người sau quay trở lại trường, dẹp chuyện riêng tư, lo việc chung trước đã. Ngày 16 tháng tư, thật là chuyện lạ, trường lại mở cửa đón học trò. Dọn dẹp ngổn ngang của chiến sự, sắp xếp kết thúc năm học dở dang. Ban Điều hành mới đã sẵn sàng, với một trưởng hai phó, và hai trưởng ban. Ba tháng hè khác hẳn mọi năm, nghĩa là không một ngày ngưng nghỉ. Tất bật rộn ràng, người chuyển đến, kẻ bỏ đi. Thầy cũng thế, mà học trò cũng thế. Cố tập cho quen dần với tình hình lịch sử đã sang trang. Qua năm học mới, những thầy giáo mấy chục năm trong nghề nay lại thấy ngỡ ngàng, với bao nhiêu chuyện lạ lẫm chưa từng nghe thấy. Bỏ bài soạn, để lo viết giáo án, nhắc nhở nhau phải đủ năm bước mới ngừng. Đừng có dạy ngẫu hứng lung tung, phải bám kỹ mục đích yêu cầu định trước. Thôi hướng dẫn, làm chủ nhiệm cũng được. Thôi đi dạy, hãy tập tành đứng lớp. Dăm bữa, nửa tháng, vác sổ đi dự giờ. Và cuối năm bình bầu đừng có tơ lơ mơ, chỉ nói ưu điểm mà không hề có khuyết nhược điểm! Cũng đừng quên nói là thường xuyên nghe đài đọc báo. Và luôn tuân thủ mọi ý kiến chỉ đạo. Những chuyện như thế là dấu vết của một thời. Ai cũng tặc lưỡi, bình thường thôi! Có chăng là đôi chút ngậm ngùi, khi nghe gọi là giáo viên lưu dụng. Thậm chí còn có kẻ cố tình bỏ đi dấu nặng. Dùng từ lưu dung, vô nghĩa, mà ngạo mạn khinh khi!
Chuyện này kể không phải để nhớ, mà để quên đi.
NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ
Năm học 75-76 rồi cũng qua mau. Với nhiều chuyện buồn vui của " thuở ban đầu ", với nhiều xáo trộn, đổi thay trong đội ngũ. Tạm chia tay với nhiều đồng nghiệp cũ, và đón chào nhiều người mới chuyển sang. Có nhiều vị lâu nay hoạt động trên rừng, cũng có vị nghe nói là " A chi viện " ( Nguyễn Mười, Hồ Đăng Vu, Trần Quốc Toản... ) , nhiều nhất là từ trường Kiểu Mẫu chuyển lên, vì trường giải thể sau thời gian ngắn đổi tên. Thời gian này với vai trò " phó ban ", tôi chịu trách nhiệm về công tác giáo vụ. Cả lực lượng gần một trăm người đó, cứ theo ngành đào tạo mà phân công. Ngặt một điều ( các vị còn nhớ không?), thời trước là giáo sư Lý Hoá, nay phải tách ra đôi ngã đôi đường, Lý một bên và Hoá một bên. Thôi thì cứ coi mặt đặt tên, tôi mạn phép âm thầm tách bạch. Trần Như Kiên, Lê Cảnh Em, Trần Ngọc Kỳ, Lê Quang Khanh, Lê Bá Lại, anh dạy Lý, anh dạy Hoá cũng chẳng sao. May mà các anh không phản đối tiếng nào. Tương tự như thế là các thầy cô Sử Địa, cũng từ nay mỗi vị chỉ dạy một môn. Cô Lê Liên, anh Nguyễn Ngọc Anh, cô Hồng Vân... , à, nhóm Địa còn có hai anh Trần Gia Thọ, Nguyễn Hữu Huyên, trước nghe đâu là dân Toán Lý, và còn ai nữa, xin lỗi, tôi không nhớ hết.
Còn một việc nữa, thiệt tình là rất mệt: chia thời khoá biểu cho cả trường! May mà còn mời thêm được Phan Văn Phương. Hai chúng tôi giam mình cả ngày trong phòng giám học cũ, trước tấm bảng to đùng với những quân cờ trắng xanh vàng đỏ ( mỗi một màu tượng trưng một bộ môn ), rút ra, cắm vào, tính toán thiệt hơn, miễn sao học sinh đủ giờ đủ tiết, còn giáo viên thì khỏi cần biết, từ thứ hai đến thứ bảy ngày nào cũng có giờ cũng chẳng sao, lúc này có còn ai dạy bán công, tư thục nữa đâu!
Ôi! Những người anh, người bạn năm nào, có người tôi còn gặp lại, nhưng cũng có người nay xa lắc xa lơ!
VĂN NGHỆ MÙA BỘI THU
Có một kỷ niệm đẹp như mơ, là chuyện văn nghệ học trò quý tư năm 76, nhằm lúc phong trào thi đua vừa phát động, hội diễn mấy chục trường trong cả tỉnh ( lúc này là từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân ).
Quốc Học mang dự thi ba tiết mục, cả ba đều đạt giải hạng A ( có kịch, có đàn, tất nhiên có cả hát ca ). Vở kịch ngắn mang tên "Cô lớp trưởng ", đạo diễn là thầy Nguyễn Văn Dũng tài hoa. Mục thứ hai là hoà tấu đàn dây, khó có trường nào theo kịp tiết mục này, ( kiếm đâu ra hơn hai chục tay đàn mandoline và guitare thành thục ?, nhất là chơi sao nổi " polonaise "của nhạc sĩ Chopin! ). Tất cả nhờ tài của thầy giáo đàn anh: Trương Huệ Mẫn dày công tập luyện. Tiết mục thứ ba là một màn hợp xướng, gồm đến một trăm hai mươi em tuyển từ nhiều lớp, giọng nữ giọng nam giọng bổng giọng trầm, hát đủ bốn bè bài hát dài bốn chương: " Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ " của nhạc sĩ Tô Hải.
Chốn đây biên thuỳ có ta ngày đêm,
Súng cầm chắc tay cho núi rừng ngủ yên...
Chiều chiều dừng chân đỉnh cao sườn núi,
Ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui.
Ngó trông xa xa tận phía chân trời
Quê hương yêu dấu bao người chờ trông...
Rừng biên cương bao mến yêu đã ngăn chặn quân thù
Núi biếc nương đèo ta đứng trông thêm thiết tha tình yêu
Vì quê hương bao mến yêu ta đã đi nơi xa vời
Chiến sĩ biên thuỳ ta ca hát vang muôn lời ca yêu đời...
Mỗi chương bài đổi thay qua nhiều tiết tấu, trầm mặc dịu dàng hào hùng sôi động. Chúng tôi phụ trách mỗi người một giọng, Trương Công Quy, Lê Cảnh Em, Phan Minh Trị và tôi. Đến lúc bài hát tập gần xong rồi, ba bạn giao cho tôi việc chỉ huy khi ra trình diễn. Góp phần vào thành công là phần lĩnh xướng điêu luyện, của em Tôn Thất Quỳnh Án với giọng tenor vút cao.
Nhắc lại chuyện thời nào để nhớ!
NỘI QUY TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI.
Có một dạo nói chuyện với người nước ngoài là điều cấm kỵ. Lỡ gặp tình cờ cứ đường ai nấy đi. Họ có hỏi thì giả lơ, không nói gì ( làm bộ như mình không hề nghe hiểu ). Còn nếu muốn chứng tỏ xứ này người tài giỏi không hề thiếu, tiếng Tây tiếng Mỹ khối người nói làu làu, dừng chân lại trao đổi vài câu, thì chắc chắn sau đó không lâu, sẽ được mời và cố mà giải thích. Anh có biết đó là ta hay địch, mà khoa môi múa mép ba hoa? Ôi trời ơi, đến giờ này thì địch ở đâu ra! Làm khó nhau thế này là hết nước nói rồi. Ngậm miệng ăn tiền từ nay xin hứa, tôi chỉ lỡ một lần này thôi.
Đó là nói chuyện bàn dân thiên hạ. Vô trong trường học có gì khác hơn? Nhất là đối với trường Quốc Học, nơi khách nước ngoài tới thăm luôn? Khỏi phải nói, cứ giữ đúng trật tự kỷ cương. Chỉ có hiệu trưởng mới là người tiếp xúc, còn ai khác muốn nói gì phải đúng nơi đúng lúc, và phải qua phiên dịch thông ngôn. Dù có nói giỏi tiếng Anh như tổng thống Clinton. Hay thạo tiếng Pháp như tổng thống Chirac. Nói rõ như thế, cứ thi hành, đừng có thắc mắc. Vậy mà có người vi phạm, thế mới đau. Chuyện đơn giản, chẳng có gì đâu. Một buổi sáng đẹp trời đầu năm 78. Có mấy ông khách Hung Gia Lợi ghé thăm. Làm việc với trường xong, buồn tình mấy ổng dạo bước ngoài sân, ngang chỗ thầy giáo trẻ Bùi Truyền và đám học trò đang đứng. Mấy ông ni có biết tiếng Anh không thầy? Mà có biết cũng không giỏi bằng thầy, thầy hí? Dân Đông Âu biết chi Anh với Mỹ. Để thầy hỏi thử cho chúng bây coi. Và thầy lên tiếng hello, how are you? rạch ròi. Rứa mà họ cũng trả lời được. Rồi hai bên vui vẻ chuyện trò, lời tuôn như nước. Lời sếp dặn, thầy giáo tiếng Anh đã vội quên. Chỉ khi nào cái ghế hiệu trưởng các đồng chí đã ngồi lên, thì khách khứa phương xa tha hồ tiếp. Còn bây giờ, nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt: nội quy tiếp khách là... không được tiếp ai! Mời viết cho tôi bản kiểm điểm đủ dài, nói cho hết động cơ nào thúc đẩy. Có chi mô, tại mấy đứa học trò xúi bẫy, nói khích tôi khiến tôi phạm lỗi lầm! Thôi tôi xin chịu án phạt: cuối năm, mất danh hiệu lao động tiên tiến.
DẠY NGOẠI NGỮ KIỂU LỒNG GHÉP
Còn một chuyện " có yếu tố nước ngoài " nữa. Xin kể tiếp ra đây cho vui cửa vui nhà. Lần này thì là khách Pháp lang sa. Chắc cũng là người trong ngành giáo dục,
vì tới trường họ đòi thăm lớp dự giờ. Hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng ưu ái chọn tôi. " Có anh thì tôi yên chí lắm rồi, cố gắng dạy sao cho thật tốt, đừng để trường phải ốt dột, danh tiếng lẫy lừng, truyền thống trường ta!"
Đi với khách, tôi đã nhận ra, có anh Bửu Ý đóng vai phiên dịch. Tôi xác định được ngay mục đích: 12 C5 là lớp khá của trường, học sinh đều ngoan ngoãn, dễ thương, và nhất là lâu nay vẫn hăng say phát biểu. Có một điều không nói ra ngay là thiếu: sách giáo khoa thời này phải bảo đảm được yêu cầu, lồng chính trị vô nội dung bài giảng. Không có ngoại lệ cho sách dạy ngoại văn. Dân tộc ta yêu nước nồng nàn, chống ngoại xâm, nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ, kháng chiến thần kỳ, đánh thắng đế quốc to... Bài giảng hôm nay, thật tình cờ, rơi đúng vào chủ đề như thế. Chuyện về anh hùng Nguyễn Trung Trực với câu nói thuộc lòng của bao thế hệ: Bao giờ cỏ còn mọc trên nước Nam... Tên bài tôi còn nhớ, dù đã mấy chục năm: " Tant que l'herbe poussera sur cette terre". Tôi cố vận dụng theo giáo học pháp, qua văn phạm, giảng từ vựng để giúp học sinh hiểu được bản văn. Cũng gợi mở, phát triển tư duy, phát vấn. Giờ học sinh động như tôi mong muốn, mà không dùng tiếng mẹ đẻ xen vào. Hết nội dung bài, tôi kết luận một câu: Học lịch sử, các em nên nhớ, kẻ thù của ta là chủ nghĩa thực dân, còn người Pháp, nhân dân Pháp, muôn đời là bạn quý.
Hiệu trưởng mời về phòng họp góp ý. Các giáo sư người Pháp nhấn mạnh một điều: cũng từng dạy ngoại ngữ đã nhiều, hôm nay chúng tôi mới ngộ ra cái mới: dạy ngôn ngữ vẫn có thể lồng ghép giáo dục tư tưởng vào, hèn gì mà học sinh Việt Nam nổi tiếng khắp bốn biển năm châu! Hiệu trưởng nghe, có vẻ rất khoái. Tôi nhìn anh Bửu Ý và thầm nói: Anh dạy đại học có kiểu ni không?!
Thôi chỉ kể chừng đó, không dám dài dòng. Sợ mất thì giờ người đọc với những chuyện tào lao. Làm sao cũng chẳng làm sao, dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi. Bạn xưa gặp gỡ mấy khi, trường xưa hồi tưởng, vội ghi mấy dòng. Lời tâm sự tận đáy lòng, chuyện đời có có không không, cũng đành!
THÂN TRỌNG SƠN
CHS ( 60-63 )
CGV ( 71-78 )

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐĂNG TRÊN ĐẶC SAN CỦA THẦY PHAN VĂN CHẠY

Bài gửi  Admin Tue Jan 12, 2016 7:03 pm

Chẳng phải bình phong , chẳng đá vàng
Dãi dầu mưa nắng lẻ trăm năm
Nôm na thường gọi : Bia Quốc Học
Chứng kiến bao lần chuyện hợp tan

Hợp tan như rán đỏ triền sông
Chiều bỏ đi rồi , hoàng hôn không.
Một mình bia , một mình bóng đổ
Đứng ngó vô trường sao mênh mông !

Mênh mông lá đổ cội cùng cây
Chữ khắc ngày xưa cao lên mây
Tên bạn đứa còn đứa đã mất
Đưa tay hú gọi , bụi vàng bay !

Vàng bay bay vàng chi tuổi hoa
Cứ như là nhất quỷ nhì ma
Đời gập ghềnh lên cao xuống thấp
Chỉ mong hoài luôn là ... thứ ba

Ba bảy cũng là ba bảy thôi
Che mắt ù mọi đếm mười mươi
Mở ra thấy bạn bè đâu hết
Mốt mình bia đá đứng ngoài cươi .

PHAN NHƯ
(Quốc Học 1962-1971)

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐĂNG TRÊN ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 CỰU GIÁO SƯ QUỐC HỌC TRẦN VĂN PHƯƠNG

Bài gửi  haitho Wed Jan 13, 2016 9:10 am

BÀI HỌC BÊN NGOÀI KHUNG CỬA
(nhân ngày Nhà giáo Việt Nam - 2002)

Nhớ một lần nào em đã hỏi Thầy:
"Bao giờ được học bài học lớn nhất?
Trong cả triệu trường, trường nào vĩ đại?"
Thầy bảo: "Khi cổng trường em khép lại.
Ngoài kia tiết học kỳ diệu chờ em."

Can đãm lên em bước ra lớp học
Thử hôm nào cất bút, quên bài đi,
nhìn vào người rồi bình tâm mà ghi
từng nét đổi thay, dòng đời xuôi ngược.

Biết không em, hạnh phúc là từng bước
ta mò mẫm tìm từ thuở hoang sơ?
Tuổi xanh, mong em giữ mãi giấc mơ
dù bão tố về làm em thức dậy.

Bao cung điện huy hoàng em có thấy?
Còn đây đá, gỗ mục, nước triều dâng.
Người đóng đinh người đến cả triệu lần
bởi những nhân danh, giáo điều, vị kỷ

Em đừng mong thành núi cao hùng vĩ
chắn lấp ngõ đời, kiêu hãnh trong hồn.
Hãy là bếp lửa nhỏ một chiều đông
Sưởi ấm lòng bầy trẻ thơ khốn khổ.

Chúng đói lạnh biết đâu vì em đó.
Mới trao cho đời một nửa con tim.
Kìa, người đã lên sao Hỏa, sao Kim
còn muốn đến tận hành tinh xa nhất.

Rồi từ đỉnh cao thấy mình chợt mất
cái nhìn thân yêu đồng loại dưới kia,
rồi thấy áo cơm ta phải xẻ chia
để trái đất vơi đi phần cơ cực.

Tri thức, này em, phải đâu trang sức
phủ vội lên mình cho vui mắt người.
Gớt đã bảo cây đời mãi xanh tươi,
Mà triết lý vẫn một màu xám xịt.

Đứng dậy đi em, một lòng kiên quyết
xây dựng đời, yêu quê hương thiết tha.
Em: phân tử trong thế giới bao la,
là máu cha ông chảy xuyên lịch sử,
là cánh tay thầy cố vươn dài hơn nữa
ôm trọn cuộc đời, trong đó có em.

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐĂNG TRÊN ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 CỰU GIÁO SƯ NGUYỄN HUỆ TRẦN CÔNG TÍN

Bài gửi  Lê Hữu Thành Thu Jan 14, 2016 10:04 am

Thế hệ Quốc Học 1960-1963

Trần Công Tín

Thất thập! Tuổi đời chồng chất, thời gian trôi nhanh. Bây giờ nghĩ lại, nhìn quãng đời đã qua, chúng ta bồi hồi xao xuyến tưởng như mới ngày hôm qua. Những “thằng Sơn”, “thằng Thái”, “thằng Cầm”; “con Tâm”, “con Lợi”… nay đã thành những ông bà cụ con đàn cháu đống, có người còn mạnh khỏe, minh mẫn, nhưng có người cũng đã lọm khọm, lại có vị đã về với tiên tổ. Khóa Đại học Sư phạm Việt văn của tôi 13 người nay chỉ còn 9, đáng lẽ còn 8 nhưng nhờ Trời Phật phù hộ nên tôi đã qua khỏi cơn bạo bệnh một cách kỳ diệu, hy hữu (vào năm 2013).
Ôi! Thời gian làm sao níu kéo được đây? Giỏi lắm thì 20 năm nữa chúng ta sẽ trở về với cát bụi. Vì thế hôm nay, tình cờ thấy được bảng tên QH của Trần Công Tín (60 – 63), cả một dĩ vãng thời niên thiếu như bừng dậy trong tôi và tôi xin gửi đến quý vị những kỷ niệm xa xưa mà tôi còn nhớ được.
Hè năm 1960, sau 4 năm học ở trường Trung học Đệ nhất cấp Nguyễn Tri Phương, chúng tôi nộp đơn vào Quốc Học, đó là trường Trung học Đệ nhị cấp nam sinh công lập duy nhất ở Huế. Trường thu nhận hết những học sinh Đệ tứ của hai trường công lập trong thành phố là Hàm Nghi và Nguyễn Tri Phương nếu cuối niên khóa họ đủ điểm trung bình. Nếu còn thừa chỗ, trường Quốc Học mới tuyển thêm các học sinh của các trường tư bằng cách xét học bạ hoặc thi tuyển.
Hồi đó việc dạy dỗ, học hành rất nghiêm túc, không chạy đua theo thành tích không ham mê những con số trăm phần trăm tròn trĩnh, thi cử đàng hoàng (đặc biệt là hai kỳ thi tú tài bán phần và toàn phần), đó là những nút chặn để gạn bớt những học sinh yếu kém.
Hai kỳ thi tú tài được tổ chức rất chu đáo: chỉ có các tỉnh lớn mới có các trung tâm thi (ví dụ học sinh Tuy Hòa phải ra Quy Nhơn), các giám thị không dùng người địa phương vì sợ bị mua chuộc mà từ các tỉnh khác đổi đến, trường thi canh gác cẩn mật… Còn việc chấm thi lại gắt gao hơn nữa: toàn miền Nam chỉ có 5 trung tâm chấm thi (Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ). Tất cả các giám khảo đều tập trung về đó để chấm. Bài rọc phách, lại chấm tỉnh khác nên không biết “gà” của mình là ai để cho điểm cao.
Chính vì nghiêm túc như vậy nên sĩ số đậu rất ít: tú tài bán phần chừng 30%, tú tài toàn phần cũng như thế. Vì vậy cửa vào đại học luôn rộng mở để đón chào các tân sinh viên. Hồi đó, chỉ ở Huế và Sài Gòn là có Đại học công lập, sinh viên không nộp một xu nào trong quá trình học tập. Đối với các phân khoa Văn khoa, Luật khoa, Khoa học, sinh viên chỉ ghi danh, không thi; sinh viên Sư phạm và Y khoa thì phải thi. Riêng sinh viên Đại học Sư phạm được học bổng 1500 một tháng, dư tiền tiêu xài, ra trường được bổ dụng ngay làm giáo sư đệ nhị cấp chánh ngạch (nghĩa là vào biên chế ngay) chỉ số 470 (được 8000 đồng, tương đương với một lượng vàng). Với hai chữ “chánh ngạch”, giáo sư hưởng rất nhiều quyền lợi:
- Lụt bão, đau ốm, nghỉ hè, gián đoạn việc dạy vì chiến sự, chúng tôi đều được hưởng lương đầy đủ.
- Nếu bị nhập ngũ vẫn được hưởng lương giáo sư đệ nhị cấp, lớn hơn nhiều so với lương chuẩn úy.
Do đó rất nhiều người đưa đơn xin dự thi nhưng chỉ khoảng 20% trúng tuyển.
Trở lại việc nhập học vào Đệ tam, cũng như hiện nay, ban B chú trọng môn toán, vẫn thu hút rất nhiều học sinh (trường có đến 10 lớp), ban A chú trọng môn Vạn vật, Lý, Hóa (có 2 lớp) và ban C chú trọng Quốc văn, Sinh ngữ (ít học sinh nhất, khoảng 60 người nên các học sinh chọn Pháp văn làm sinh ngữ chính, học chung với các học sinh chọn Anh văn). Hồi đó, Pháp văn còn thịnh hành nên số học sinh ban Pháp đông hơn ban Anh, số lớp Pháp nhiều hơn số lớp Anh. Ban C của tôi thì C Pháp là 40 người, C Anh chỉ 20.
Về việc tổ chức thì trường Quốc học có năm mở lớp Đệ thất (nghĩa là có thêm Đệ nhất cấp), có năm không. Chẳng hạn có các khỏa QH 59 – 62, 60 -63, 61 -64 bắt đầu từ năm đệ tam, nhưng có khóa lại bắt đầu từ Đệ thất: 67 – 74.
Những bạn bè thời đó mà tôi còn nhớ tên: Thân Trọng Sơn, Vĩnh Thái, Nguyễn Giõng, Nguyễn Đán, Hồ Văn Tuệ, Trịnh Quang Hà (em Trịnh Công Sơn) và Lê Khắc Cầm (C Anh văn). Xuất sắc nhất là Thân Trọng Sơn, vừa học giỏi, vừa tài hoa, “pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm”; ấn tượng nhất là Lê Khắc Cầm: anh ta dáng người gầy gầy giống như một ông cụ non, mỗi lần phát biểu rất chững chạc, nghiêm nghị, đanh thép như một nhà hùng biện; đáng chú ý nhất là Trịnh Quang Hà: anh ta có vẻ dân ăn chơi, nghe nói có võ và thích tỉ thí, được gia đình cưng chiều, sắm cho một xe Vélo đen trong khi chúng tôi chỉ đi xe đạp, sau anh ta không vào Đại học mà đi vào quân ngũ.
Về sinh họat, các niên khóa trước học sinh không mặc đồng phục cũng như bảng tên. Bắt đầu niên khóa 60 – 61 mới có đồng phục, bảng tên cho toàn thể các học sinh ở Huế. Riêng về QH thì áo chemise trắng ngắn tay, quần kaki xanh đậm dài, chân mang dép có quai, còn bảng tên có 2 hàng: hàng trên là tên (thêu bằng chỉ xanh đậm, chữ in hoa to, rõ), hàng dưới là 2 chữ QH ở giữa, hai bên là các gạch ngang, tượng trưng cho cấp học (Đệ tam 1 gạch, Đệ nhị 2 gạch, Đệ nhất 3 gạch). Học sinh muốn học Đệ nhất phải có bằng Tú tài bán phần (kỳ thi này rất cam go, số đậu chỉ 30% là nhiều) bởi thế tuy chỉ hơn nhau 1 lớp nhưng ông 3 gạch oai hơn người 2 gạch nhiều lắm (trong khi 1 gạch và 2 gạch thì cũng sàn sàn như nhau vì đa số đều được lên lớp hết). Vì bảng tên có hình thức như thế nên một bảng tên có thể dùng được vài ba năm, chỉ cần thêm gạch là xong. Riêng bảng tên của tôi thì được mẹ tôi thêu từ năm 60 và dùng cho đến năm 63 (đậu Tú tài toàn phần).
Tôi còn nhớ thầy Giám học Văn Đình Hy thường cầm cây roi đi cùng khắp để kiểm soát học sinh: anh nào mang dép không quai (nhà trường cho đó là dép ở phòng ngủ, không được mang đi học), không có bảng tên và áo dài mà xăng tay thì đều bị thầy trót cho 1 roi và bắt về nhà chỉnh đốn lại, thầy bảo: “Đập bậy sao mà xăng tay?”. Nhà trường quy định phải là áo trắng, ngắn tay.
Về việc dạy học, NK 60-61 có đổi mới:
- Tổ chức hàng đội tự trị, các học sinh chia thành từng nhóm và thảo luận trước khi nghe thầy giảng bài. Chú trọng đến thuyết trình và thảo luận, thầy chỉ đóng vai trò tư vấn.
- Có những giờ học ngoài trời: giáo sư và học sinh quây quần ngoài công viên, dưới gốc cây để học. Chúng tôi đóng tiền 20 đồng để mua một cái ghế xếp bằng gỗ, mặt vải để cột sau xe, mang đến trường trong những giờ đó (tùy theo sự dặn dò của giáo sư phụ trách, có vị thích áp dụng vài ba lần, có vị thì 2 tuần mới có một lần…). Ban A và B tôi thấy áp dụng luôn, còn ban C thì hiếm khi lắm.
Hai điều đổi mới này không hiểu sao qua niên khóa sau (61 - 62) thì không áp dụng nữa và biến mất luôn.
Trước niên khóa 62 – 63, toàn miền Nam chỉ có 2 nơi mở lớp Đệ nhất đó là Huế và Sài Gòn, do đó các tỉnh miền Trung (kể cả Nha Trang) đều về Huế học. Chẳng hạn anh Nguyễn Đình Chúc ở Tuy Hòa về học Quốc Học Huế. Tôi còn nhớ năm tôi học Đệ tam có Như Hảo (ở Đà Nẵng với sắc đẹp mạnh mẽ, Tây phương, quyến rũ) sánh vai cùng Nguyên Hảo (con thầy Minh,hiệu trưởng trường Nguyễn Du, có nét mảnh mai, thùy mị dịu dàng của gái Huế). Sau Như Hảo kết hôn với nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương (giáo sư triết ở Sài Gòn ra Huế chấm thi và chấm luôn cả Như Hảo). Sau này các tỉnh lớn đều có mở Đệ nhất nên không còn có cảnh sĩ tử tứ xứ về Huế nữa. Còn ở Huế thì niên khóa 62 – 63 là niên khóa cuối cùng học sinh Đệ nhất QH có nữ vì qua năm sau (63 – 64) Đồng Khánh có mở Đệ nhất và thu nhận tất cả các nữ sinh có Tú tài bán phần.
Về tình hình xã hội, nói chung khá ổn định và trầm lắng. Học sinh chăm chỉ học tập, không có xuống đường, mít tinh biểu tình như những năm sau (63 – 66 xuống đường liên miên, giai đoạn mà Lý Chánh Trung đã viết hẳn một cuốn sách nhan đề” Ba năm xáo trộn” để ghi lại). Học sinh đa số đều hiền hòa nhưng cũng lãng mạn lắm, theo kiểu viễn mơ, thanh cao, trong sạch giống như chú chăn cừu trong truyện ngắn “Những vì sao” của A.Daudet, mê thơ tình Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, thích tỏ ra si tình, khổ lụy vì giai nhân. Ở trường thì ngưỡng mộ 2 cô giáo trẻ, đẹp (nhưng đã có gia đình) một dạy Triết, một dạy Sử Địa (hiện giờ 2 vị còn sống ở Sài Gòn). Ở phố thì say mê bà Mỹ Thắng hoặc cô KIm Thoa (học Đệ tứ trường Bồ Đề, bán kẹo Tây). ở đường Ngã Giữa,. Chiều nào chúng tôi cũng đạp xe đi ngang ngắm nhìn 2 người đó mới chịu về.
Giải trí thì không có ti vi, intrernet, trò chơi điện tử gì cả, nên học sinh chỉ có đọc sách, dạo phố, đến nhà bạn chuyện trò và đi ciné. Hồi đó có 3 rạp: Tân Tân, Châu Tinh và Gia Hội. Giá vé có 4 hạng: hạng ba, nhì, nhất và thượng hạng (ngồi trên lầu). Gần màn ảnh chừng nào thì rẻ tiền chừng ấy. Trước khi trình chiếu một phim nào thì Rạp cho xe chạy cùng đường để giới thiệu và phát các tờ Chương trình (Programme) để quảng cáo. Đó là một tờ giấy màu có in tên rạp và hình các tài tử trong phim kèm theo các hàng chữ to như: sôi động, hấp dẫn, không thể bỏ qua…. Mặt sau là tóm tắt sơ lược nội dung phim. Khi mua vé thì người bán đưa cho minh xem sơ đồ để lựa chọn chỗ ngồi. Mỗi ngày có ba xuất (2 xuất chiều và 1 xuất tối). Phim thì đa số là phim Pháp, Mỹ có phụ đề, rất ít phim Việt Nam và tuyệt đối không có phim Hàn Quốc, thỉnh thoảng mới có vài phim Nhật, Ấn Độ. Phim bao giờ cũng dài chừng 2 tiếng là nhiều. Nếu 3 tiếng trở lên thì mệnh danh là phim 2 tập, giá tiền gấp đôi. Phim thường đen trắng, màn ảnh nhỏ, lâu lắm mới có phim màu và màn ảnh rộng. Những phim có nội dung hơi phức tạp hoặc có vài cảnh hở hang thì đều có hàng chữ “Cấm trẻ em dưới 16 tuổi”. Nói vậy chứ chẳng ai kiểm soát chặt chẽ cả, và đôi khi vì muốn câu khách nên nội dungkhông có gì gay cấn mà cũng đề câu đó vì càng cấm thì người ta lại càng tò mò muốn xem.
Về việc học hành và thi cử thì như sau: Tiểu học, Trung học và Đại học.
Tiểu học (5 năm): Mới đầu là lớp Năm, cuối cùng là lớp Nhất (cuối năm thi bằng Tiểu học gọi là bằng Primaire (Ri – me) có bằng này mới được thi Concours (Càng cua) để vào học các trường Trung học công lập (miễn phí hoàn toàn, không đóng góp một xu nào cả trong suốt 7 năm Trung học, học sinh nghèo và giỏi còn được học bổng nữa). Kỳ thi này khá cam go (chỉ đậu khoảng 30%) nếu rớt thì học trường tư và nếu thích thì sang năm thi lại (kể như ở lại một năm).
Trung học Đệ nhất cấp (4 năm) mới đầu là Đệ thất và cuối cùng là Đệ tứ (cuối năm thi bằng Trung học Đệ nhất cấp gọi là bằng Đit Lôm (Diplôme). Dù đậu hay rớt thì vẫn được tiếp tục học lên như thường . Nếu dưới này học trường công thì tiếp tục học trường công mà không cần phải thi cử gì hết.
Trung học Đệ nhị cấp (3 năm): Mở đầu là đệ tam và cuối cùng là Đệ nhất. Hoc sinh Đệ nhị phải trải qua một kỳ thi rất cam go (đậu khoảng 30%) để lấy bằng Tú tài bán phần. Bằng này rất có giá trị và vô cùng quan trọng trong cuộc đời học sinh (khác với hai bằng kia chi có tính cách đánh giá năng lực mà thôi).
- Phải có bằng này mới được tiếp tục học (nghĩa là lên Đệ nhất).
- Nếu không muốn học nữa thì có thể thi vào các ngành nghề sau: cán sự y tế, cán sự công chánh, nữ hộ sinh quốc gia, sư phạm tiểu học (hồi đó chỉ mình Quy Nhơn có nên gọi tắt là Sư phạm Qui Nhơn; Trịnh Công Sơn học trường này, khóa 1 hoặc 2 gì đó). Học 2 hoặc 3 năm, ra trường chỉ số 320, đủ ăn tiêu sung túc (vì lương chừng 5500 mà vàng 8000/lượng).
- Nếu bị gọi nhập ngũ thì được theo học lớp sĩ quan (học 9 tháng) ra trường mang lon Chuẩn úy, 18 tháng đương nhiên lên Thiếu úy và hai năm đương nhiên lên Trung úy. Lương Chuẩn úy chỉ số 250 lãnh khoản 4500 cũng đủ tiêu xài.
Đối với nam sinh, kỳ thi này rất hồi hộp, âu lo và có nhiếu éo le:
Hỏng tú tài anh đi trung sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
Hoặc
Ta hỏng tú tài, ta chờ ngày đi, đau lòng ta muốn khóc. (Lời một bài hát rất nổi tiếng thời đó của Phạm Duy).
Với việc tổ chức như thế thì có khá nhiều người có bằng Tú tài bán mà lại không có bằng Tiểu học lẫn Trung học Đệ nhất cấp. Riêng tôi có đủ cả.
Về chương trình học thì ở Trung học Đệ nhất cấp, học sinh không có phân ban và đều học 1 chương trình như nhau, lẽ dĩ nhiên cũng có môn chính (học nhiều giờ như Quốc văn, Sinh ngữ, Toán…) và các môn phụ (học 1 tuần 1 giờ như Âm nhạc, Vẽ, Công dân…). Điểm hàng tháng thì cộng chung tất cả các cột điểm (tuy không tính hệ số nhưng môn chính dạy nhiều giờ nên lẽ dĩ nhiên nhiều cột điểm hơn các môn phụ chỉ nhiều lắm là một cột điểm, có khi cả tháng không có cột điểm nào) rồi chia cho tổng số các cột điểm, sau đó xếp vị thứ. Do đó vị thứ chênh lệch từng 0,1. Ví dụ anh A điểm trung bình 14,32 vị thứ 7, anh B điểm trung bình 14,20 vị thứ 8…. Bảng điểm tính chi li như vậy đó.
Người nào đứng từ thứ nhất đến thứ năm thì được Bảng Danh dự. Hàng tháng, tùy trường, có khi thầy Hiệu trưởng hoặc Giám học vào lớp phát cho học sinh cũng có khi tổ chức trọng thể ở sân trường (thường là sáng thứ hai, sau khi chào cờ).

Trên đây là những kỉ niệm mà tôi còn nhớ được,xin gởi đến quí vị để gợi lại một thời đã qua. Những điều viết ra đây, sẽ có một số người cho là chuyện tầm phào, vớ vẩn, nhưng đối với tôi đó là những điều quý báu, thân thương. Và cũng như Xuân Diệu, tôi ao ước:
Tiếng tôi hát chẳng làm ai tươi nở
Nhưng sách này tôi để cả trái tim
Giở cho khéo kẻo lòng tôi động vỡ
Hồn người tình mỏng lắm, xếp cho êm
Mong lắm thay!

Phụ lục
-Bảng tên Qh đệ nhất 3 gạch
_Các bạn cũ QH (Trần Văn Phương,Thân trọng Sơn,Trần Công Tín(2015)
- Tín (học trò ngoan của cô Diệu Trang giáo sư tâm lý nk 62-63 QH(hội ngộ10-2015 ở Huế)
-Sơ đồ lớp đệ nhất C1 Qh nk 62-63
_Tín học sinh đệ nhất nk 62-63

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty DANH SÁCH CÁC BẠN ĐÓNG GÓP CHO ĐẶC SAN

Bài gửi  Lê Hữu Thành Fri Jan 15, 2016 2:20 pm

HOÀNG CÔNG HẢO , DÒNG 2
PHẠM BÁ THỊNH ,DÒNG 4
NGUYỄN THÔI , TRƯƠNG VĂN HẢI ,DÒNG CUỐI

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Bb0fdb68-cfeb-4f37-a054-b3c9e514cd19_zpssf18xvw1

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty TRÍCH MỤC LỤC

Bài gửi  haitho Sat Jan 16, 2016 11:46 am

Những bài đóng góp của C.H.S, Quốc Học khóa 6774 :
46, Tình Quốc Học, Chỉ học trò chỉ Quốc Học mà thôi _ Trương Văn Hải
49. Chút tình với Huế _ Hoàng Công Hào
48. Một ngày về thăm thầy cũ , Về quê _ Phạm Bá Thịnh, Nguyễn Thôi
54. Để khắc ghi một thời Quốc Học- nhóm QH 67-74.
và nhiều ảnh Thầy Cô , hoạt động của nhóm
NHỮNG BÀI CỦA QUÝ THẦY CÔ CHÚNG TA
TRÍCH MỤC LỤC
4. Hồi ức về thầy Châu Tăng_ Phan khắc Tuân
10. Tấm ảnh ngày xưa- Nguyễn Đức Mai
15. Đôi điều về núi Ngự Bình
17. Quốc Học- Ký ức rời. _ Thân Trọng Sơn.
47. Bài học bên ngoài khung cửa _ Trần Văn Phương
52. Bia Quốc Học _ Phan Như

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty BÀI ĐĂNG TRÊN ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 CỰU GIÁO SƯ QUỐC HỌC TRƯƠNG NGỌC PHÚ

Bài gửi  haitho Mon Jan 18, 2016 7:41 am

Giang sơn gấm vóc
ĐÔI ĐIỀU VỀ NÚI NGỰ BÌNH
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
(Ca dao)
Sông Hương, núi Ngự - hai địa danh tiêu biểu của đất Thừa Thiên - Huế, là thắng cảnh trong những thắng cảnh nổi tiếng của đất Thần Kinh (1).
Bài viết dưới đây đề cập đôi điều về núi Ngự Bình.
Ngự Bình là hòn núi thấp (104 m) nằm phía tây bắc của huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế và phía nam kinh thành Huế.
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, núi Ngự Bình “ ...... ở phía tây bắc huyện Hương Thủy, hình núi bằng phẳng, vuông vức đột khởi như bình phong làm án thứ nhất giữa kinh thành, tục danh là Bằng Sơn”(2).
Trong Phủ Biên Tạp Lục, núi có tên là Hòn Mô (3). Ngoài ra, núi còn có tên là Mạc Sơn, Bàn Sơn. Thế thì tên núi Ngự Bình có từ lúc nào ? và ý nghĩa của nó ? . Núi Ngự có phải là tên gọi tắt của núi Ngự Bình hay là một tên gọi riêng và có nghĩa gì khác ?.
Về điạ lý thiên nhiên, vùng đất Thừa Thiên - Huế, núi Ngự không phải là một hòn núi lớn, hùng vĩ nếu so với núi Thương Sơn hay các núi khác trong vùng, nên khó chọn làm ngọn núi tiêu biểu.
Trong tác phẩm Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An trước đó không thấy nói đến núi Ngự Bình và trong Phủ Biên Tạp Lục sau nầy, khi viết về núi sông đất Thuận Hóa, Lê Quí Đôn cũng không đề cập. Vậy thì trong những trường hợp nào mà núi Ngự Bình được mọi người biết đến và nổi danh trong sử sách.
Ngọn núi nầy được nói đến kể từ khi chúa Nguyễn Phúc Thái ( chúa Nghĩa,1687-1691), lấy phủ Kim Long làm từ đường cho chúa Nguyễn Phúc Tần ( chúa Hiền, 1648 -1687) và phủ mới được xây dựng tức là phủ Phú Xuân sau nầy.
….. tháng Bảy năm ấy, cho đổi phủ cũ làm từ đường Dũng Triết Vương, dời làm phủ mới cách phủ cũ hơn 5 dặm, lấy hòn Mô là hòn núi cao và ngay ngắn làm tiền án, trồng cây, đắp nền, xây tường, sửa đường, xây nhà ngói, xây thành gạch, cung vàng, gác bạc rất là xa xỉ tức là phủ Phú Xuân ngày nay (4) ….
Kể từ đời chúa Nguyễn Phúc Thái (1687-1691), tiếp đến các đời chúa sau: Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa, 1691-1725), Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738), Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), núi Ngự Bình tiếp tục làm tiền án cho phủ Phú Xuân.
Và nó trở thành bình phong (vật dùng để che chắn) của vua (Ngự Bình) kể từ khi Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà, lên ngôi vua (1802), xây dựng kinh thành Huế (1805).
Cũng cần nói thêm là trước đây khi nói về núi Ngự Bình có người hiểu Ngự Bình là cái bình (đồ đựng nước) của vua, rồi lầm lẫn với một ngọn núi thấp bên cạnh. Đó là bài viết của Michel Duc Chaigneau (con trai của Chaigneau, một người Pháp, làm quan dưới triều vua Gia Long và có vợ là người Việt Nam) trong quyển Souvenirs de Hue (Paris, Imprimerie Imperial, 1867), lầm lẫn nầy đã được H. De Mirey đính chính đại ý như sau: “... khoảng cách giữa núi và cột cờ (nơi đại nội) chừng 3 km. Ngự Bình nói ở đây là bình phong của nhà vua (écran du roi), còn ngọn núi nhỏ, thấp nằm phía tây nam của núi Ngự Bình là Hòn Thiên (núi Bân) là nơi Nguyễn Huệ làm lễ tế Giao lên ngôi hoàng đế…”(5).
Thông thường, hiện nay khi nói Sông Hương Núi Ngự, chúng ta thường hiểu đó là tên gọi tắt của Hương Giang và Ngự Bình. Hơi dài dòng tìm hiểu một chút thì núi Ngự không phải là tên gọi tắt của núi Ngự Bình như đã hiểu, mà nó có một nghĩa khác. Vào thời các chúa, lúc đó, vùng đất quanh Ngự Bình là vùng dân cư thưa thớt, hoang vắng. Thời gian nầy hầu hết các chúa sùng đạo Phật hoặc tôn trọng đạo Phật. Nổi bật là giai đoạn chúa Nguyễn Phúc Chu đã trùng tu, xây dựng chùa Linh Mụ, đúc đại hồng chung, mời Thạch Liêm hòa thượng đến Phú Xuân …
Dưới chân núi có một thảo am (nay là Linh Tiêu Điện ở phiá tây bắc của chùa Viên Thông) là nơi trú ngụ của sư Liễu Quán. Ngài Liễu Quán họ Lê, người làng Bạc Mã, huyện Đồng xuân, phủ Phú Yên (6), nay là tỉnh Phú Yên. Liễu Quán đại sư là một cao tăng và danh tăng. Năm 1740 (Canh Thân), ngài khai Đại Giới Long Hoa truyền giới để ban bố giới pháp.
Thời chúa Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738) nghe danh ngài, đã nhiều lần cung thỉnh Ngài vào cung thuyết pháp trong vương phủ nhưng Ngài một mực từ chối.
Sau nầy, các vua triều Nguyễn cũng thường hay lui tớí thăm viếng, đàm đạo với các sư trụ trì chùa Viên Thông. Tên núi Ngự có trong giai đoạn này là để chỉ ngọn núi mà dưới chân có một thảo am, là nơi cư trú của một danh tăng thường được các vua tới thăm viếng. Núi ngự là núi vua đến (7). “Ngự” là từ ngữ dùng để chỉ những gì thuộc về vua như ngự thiện (vua ăn), ngự trù (đầu bếp của vua), ngự phê (lời phê của vua), ngự lãm (vua xem), ngự uyển (vườn của vua), ngự xa (xe của vua), ngự giá (kiệu của vua), ngự y (thầy thuốc của vua), ngự tiền (ở bên cạnh của vua) …
Ngài Liễu Quán mất ngày 21-11-Nhâm Tuất (1742 DL). Sự ra đi của ngài đã để lại niềm thương tiếc trong lòng các tầng lớp, từ dân dã cho tới vua quan. Cho nên, đã có câu:
Chung tuần Ngự lãnh vân vị tán,
Mãn nhật Hương giang thủy bất lưu.
Dịch nghĩa: Núi Ngự tuần đầy, mây chẳng rã,
Sông Hương ngày trọn, nước chẳng trôi.
Bảo tháp của ngài do vua xây, toạ lạc tại núi An Cựu, phía nam núi Thiên Thai, nay thuộc huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hiệu cho Ngài là Đạo Hạnh Thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hoà Thượng. Ngài là khai sơn hai chùa lớn ở Huế là chùa Viên Thông và chùa Thuyền Tôn (Thiền Tôn).
Ngoài lý do nói trên, núi Ngự Bình còn có những nét đặc biệt khác, đó là hình dáng và vị trí của nó trong cái không gian chung của vùng đất kinh đô.
Khảo sát vùng núi Ngự Bình và chung quanh thì đây là vùng gò đồi nằm giáp giữa núi non và đồng bằng. Các đồi thường có đỉnh bằng phẳng, sườn thoai thoải, dễ bị xói mòn, đồi trọc, trơ sỏi đá, có nhiều khe rãnh. Đây là miền thềm phù sa cổ, trên vùng đồng bằng có một số gò đồi còn sót lại như Ngự Bình, Thiên An, Vọng Cảnh và các núi thấp kế cận … Đó là những hải đảo ngày xưa, ngày nay sát nhập vào bờ (Cool.
Về hình dáng, thì Bằng sơn (Ngự Bình) là ngọn núi bằng phẳng, vuông vức, đột khởi trên một vùng đất bằng có hình dáng uy nghi cân đối như con chim Bằng vươn đôi cánh vững mạnh trên hai chân. Lại thêm hai bên của núi Ngự Bình có hai ngọn núi thấp (Tả Phù sơn, Hữu Bật sơn) khiến cho núi cân đối, hài hòa. Đây là hình dáng đặc biệt đối với các ngọn núi ở Thừa Thiên và vùng phụ cận của kinh thành. Điều nầy được giải thích:
Vào thời Trung Sinh Nguyên Đại (Mesozoique) là thời kỳ yên tĩnh trên địa cầu, nhưng nó lại có nhiều xáo trộn ở vùng đất Việt Nam ở cả ba miền Bắc Trung Nam. Các vùng thiên nhiên ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hiện tượng nếp gấp giản dị, nếp gấp phức tạp, nếp gấp thẳng đứng và những sự sụp gảy của các địa tầng …
Hình dáng của Ngự Bình hiện nay là kết quả của hiện tượng nếp gấp thẳng đứng mà có trên đồng bằng của thềm phù sa cổ (9).
Do vị trí, hình dáng đặc biệt cũng như những sự lựa chọn của các chúa, các vua của nhà Nguyễn: Ngự Bình là bình phong, tiền án; Hương Giang là minh đường trong việc xây dựng thủ phủ, kinh thành đã làm núi Ngự Bình trở thành biểu tượng của đất Thừa Thiên - Huế.
Ngoài ra, Ngự Bình còn là nơi để các vua triều Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đăng cao ( lên cao) để thưởng ngoạn phong cảnh.
Dưới triều Minh Mạng, năm 1822 vua ngự giá đến Ngự Bình, nhân dịp nầy vua phụ tứ danh: “Tả Phù sơn, Hữu Bật sơn” cho hai núi thấp ở bên cạnh của Ngự Bình. Năm 1836, vua cho khắc chạm núi vào Nhân đỉnh, là một trong cửu đỉnh ở trong thành Nội của triều Nguyễn. Năm 1838, nhân tiết lễ Trùng Cửu (9-9 ÂL), còn gọi là Trùng Dương (số 9 là số dương) vua Minh Mạng lại ngự giá lên núi thưởng ngoạn, tổ chức yến tiệc đãi đằng các quan, làm thơ kỷ niệm. Từ đó, các đời vua sau (là Thiệu Trị, Tự Đức) theo đó thành lệ.
Xin chép bài thơ Bình Lãnh Đăng Cao (có phần dịch âm, dịch nghĩa) trong tập Thần Kinh Nhị Thập Cảnh của vua Thiệu Trị (10).
Cảnh thứ mười hai
“ Đăng cao” ở núi Ngự Bình


Dịch âm:
Ngự Bình Sơn
Lăng tằng kỳ thạch
Thông uất kiều tùng
Xuất bình điạ chi giao cao khởi,
quần phong triều củng
Tráng thùy thiên chi thế đoan lâm,
đương khuyết phiên bình
Phương ư Trùng Cửu lương thần,
bộ du yến thưởng
Tín thị Đăng Cao[1] thắng hội,
tháp cúc nhàn du
Vọng yên hà nhi sung khuếch khâm hoài
Lãm phong vật đắc thiên chân lạc thú “

Dịch nghĩa (văn xuôi):
Núi Ngự Bình
Đá chồng chót vót
Tùng rợp xanh um
Nổi cao giữa đất bằng, làm nơi triều cúng cho muôn núi
Sừng sững đến trời cao, tạo bức bình phong của kinh thành
Đang buổi đẹp trời ngày trùng cửu, đeo thù du mà thưởng yến
Đúng nơi thắng hội Đăng Cao, cắm hoa cúc để nhàn du
Ngắm khói mây tấm lòng rộng mở
Nhìn cảnh sắc hưởng thú thiên nhiên

Thơ (dịch âm):
Nguy nga bảo chướng đế thành nam
Giai tiết đề cao[2] ức thắng đàm
Dịch liễn quang lâm tư sáng thủy
Vũ thương tiên suất hiệu hô tam[3]
Thừa ân vũ trụ thiên niên tại
Tùng lãm càn khôn vạn cảnh hàm
Bách nhị[4] sơn hà tăng tráng cổ
Vân khai thụy khí ái tình la

Dịch nghĩa (văn xuôi):
Núi Ngự Bình như thành lớn che ở mặt nam kinh thành
Gặp tiết lành làm thơ để nhớ lại tích hay ngày trước
Xe ngự dạo đến đây ấy là mở đầu (cho việc vua dự hội Đăng Cao)
Nâng chén rượu, quan quân bắt chước tung hô ba lần
Núi nầy nhờ ơn vũ trụ mà bền vững ngàn năm
Trên núi đưa mắt nhìn quanh thấy cả vạn vật trong trời đất
Sông núi hiểm trở cũng tăng thế mạnh của kinh thành
Mây tan trời quang đãng khí lành ngùn ngụt bay lên


Dịch thơ:
Nguy nga đỉnh Ngự án kinh thành
Tích cũ trong thơ gặp tiết lành
Ngự giá mở đầu từ mấy độ
Rượu nâng chúc tụng đến ba lần
Nhờ ân vũ trụ ngàn năm vững
Phóng mắt non cao vạn cảnh xanh
Hiểm trở núi sông thêm vững mạnh
Mây tan ngùn ngụt khí trong lành



Đây là một bản dịch khác của bài thơ trên:
Nguy nga che chở phía thành nam
Tiết đẹp đề thơ thuở luận bàn
Vua ngự nơi đây thời sáng lập
Vũ trường “vạn tuế” tiếng hô vang
Đất trời ân sũng ngàn năm vững
Non nước chu du vạn cảnh nhàn
“Bách nhị” sơn hà thêm tráng khí
Mây dăng khí tốt cảnh trời quang
(bản dịch của GS Việt văn Trần Như Uyên)

Núi Ngự Bình có thể ví như “sân thượng” của một cao ốc ở chốn kinh sư. Từ trên đỉnh chúng ta có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát khắp tứ phương trong cái nhìn toàn cảnh vùng đất cố đô. Xa xa là các dãy núi phiá tây nam, tây bắc. Đó đây các núi đồi, giòng Hương Giang lững lờ uốn khúc trước kinh thành, làng mạc, nhà cửa nối tiếp quanh vùng.
Và trong một giây phút nào đó được tiếp cận với cảnh trời cao, gió lộng, không khí trong lành, cây cối tốt tươi, xa xa phố phường đông đúc, đô thị ồn ào náo nhiệt, du khách cảm thấy trong lòng lâng lâng thanh thản với cỏ cây, mây núi. Phải chăng đây là vẻ “đẹp và thơ” của xứ Huế, của đất Thần Kinh ?.
Người xưa có câu: “ Từ khi có trời đất là có núi sông. Thành khuyết dẫu có khác mà núi sông không đổi”. Trải qua bao năm tháng, Ngự Bình vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, là chứng nhân thành bại của con người, thịnh suy của triều đại, thăng trầm của đất nước, của con dân xứ Huế, của vùng đất Thuận - Quảng nầy.
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
(Bùi Giáng)
TRƯƠNG NGỌC PHÚ . CAO HỌC SỬ
CỰU GIÁO SƯ QUỐC HỌC









Cước chú ( phần trích dẫn tài liệu)
1) * Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – THƠ VUA THIỆU TRỊ - TTBTDT cố đô Huế - NXB Thuận
Hóa - Huế 1997.
* Thái Văn Kiểm - CỐ ĐÔ HUẾ - Nha Văn Hóa bộ QGGD Saigon, 1960.
2) ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ – bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo – THƯÀ THIÊN PHỦ, Tập
Thượng, Nha Văn Hoá bộ QGGD, Saigon 1961, trg 45.
3) Lê Quí Đôn - PHỦ BIÊN TẠP LỤC, Q.1, NXB KHXH, Hà Nội,1977, trg 63.
4) Lê Quí Đôn – Sđd.
5) H. De Mirey – LE VIEUX D’APRES DUC CHAIGNEAU: LE NAM GIAO, BAVH, 1914, pp 71-
72
6) Thích Hải Ấn – Hà Xuân Liêm - LỊCH SỬ PHẬT GIÁO XỨ HUẾ - NXB Hồ Chí Minh,
2001, trg 179 – 188.
7) Thích Thanh Trì - Liễu Quán Tổ Sư - Liễu Quán Tập San, tập 1, Huế, 1971, trg 14, 15.
Cool Thái Công Tụng – VÙNG THIÊN NHIÊN BÌNH TRỊ THIÊN – Tập san Tiếng Sông Hương,
Texas, 1997.
9) Trần Kim Thạch, Lê Quang Xáng, Lê Thị Đính - LỊCH SỬ THÀNH LẬP ĐẤT VIỆT –
NXB Lửa Thiêng, Saigon, 1970.
10) Xem thơ Thiệu Trị - Sđd - trg 173 – 175.

Chú giải (phần bài Bình Lãnh Đăng Cao)
1- Điển tích “đăng cao”. Sách Tục Hề Hài Ký chép: Tích Hoàn Cảnh người huyện Nhữ Nam đời Hậu Hán (25 – 200) theo học đạo với Phí Trường Phòng . Một hôm, Phí Trường Phòng bảo: “Ngày 9 tháng 9 đến, trong nhà ngươi gặp tai hoạ, nên bỏ đi gấp, sai người nhà đeo túi ngũ sắc đựng hột thù du ( thù du là loại cây lớn có trái tím đỏ, lá non dùng làm thuốc) leo lên núi cao, uống rượu Hồng Cúc đến tối thì may ra mới thoát được nạn”. Hoàn Cảnh làm theo lời thầy, đến tối trở về nhà, thấy gà, chó, bò, cừu … đều chết cả. Do tích trên, đến tiết Trùng Cửu, người ta bỏ nhà lên núi lánh nạn … lâu ngày thành trở thói quen. Ngày nay, tiết Trùng Cửu dành riêng cho hạng mặc khách tao nhân lên núi uống rượu, làm thơ.
Sách Phong Thổ Ký lại chép: “Đời Hậu Hán, vua Kiệt hoang dâm vô đạo, Thượng Đế muốn răn đe nên giáng cho một trận thủy tai, khắp nơi nước đều tràn ngập, dân chết đắm, thây nổi đầy đồng”. Từ đó, hàng năm, đến ngày Trùng Cửu, dân chúng sợ hãi bồng bế nhau lên núi lánh nạn. Đến đời Hán Văn Đế: “vua cho dựng trong cung một đài cao 30 trượng, mỗi năm vào ngày Trùng Cửu, vua cùng vợ, con, cung tần mỹ nữ lên đài vui chơi hết ngày”. Đời Đường: “Trùng Cửu thành ngày lễ tiết, văn nhân thi sĩ mang theo bầu rượi, túi thơ lên núi cao ngâm vịnh, làm thơ …”.
Và các vua kế cận vua Gia Long cũng theo lệ nầy lên núi Ngự Bình vào tiết lễ Trùng Cửu.
2- Nguyên văn dùng chữ “đề cao”. Theo sách Kiến Văn Hậu Lục, Lưu Mộng Đắc làm thơ ngày Trùng Cửu muốn dùng chữ “cao”, hiềm vì trong Ngũ Kinh không có chữ nầy nên không làm. Tống Tử Kính cho vậy là không phải lẽ, nên Tử Kính ăn bánh “cao” (loại bánh bột nếp) và làm bài thơ trong đó có hai câu:
“ Lưu lang bất cảm đề cao tự
Hư phụ thi trung nhất thế gia…”
( Chàng Lưu chẳng dám dùng chữ “cao”, mang lấy hư danh thi sĩ trong làng thơ …)
3- Nguyên văn dùng chữ “hô tam” lấy từ “tung hô” (hay hô tung). Theo Hán Thư, thiên Vũ Đế Ký : “Trẫm thân đăng Tung cao, ngự sử thừa thuộc, tại miếu bàng lại tốt, hàm hô văn vạn tuế giả tam” (Trẫm leo lên núi Tung, ngự sử đi theo, quan lính ở bên miếu đều nghe tiếng vạn tuế ba lần). Về sau, từ nầy được dùng để chỉ lời chúc tụng.
4- Nguyên văn dùng chữ “bách nhị”. Ở thiên Cao Tố Ký trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên có chép: “Tần hình thắng chi quốc, đới hà sơn chi hiểm, huyện cách thiên lý, trì kích bách vạn, Tần đắc bách nhị yên” ( Tần là nước có hình thế hơn tất cả, có sông núi hiểm trở, huyện cách nhau ngàn dặm, cầm kích dẫn trăm vạn quân, Tần vẫn được thế “bách nhị” vậy. Có nghĩa là Tần được điạ thế hiểm trở, hai vạn người đủ để chống trăm vạn người của chư hầu. Chư hầu dẫn vạn quân, do điạ thế Tần hiểm trở, nên có thể dùng “hai” để địch với “trăm”. Từ đó, từ “bách nhị” dùng để chỉ một điạ thế hoành tráng, hiểm trở.
( Chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Thanh đã gởi giúp phần chú giải của bài BLĐC).

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty ĐẶC SAN CỦA CHÚNG TA

Bài gửi  LeKhacHueDuc Thu Jan 21, 2016 9:11 am

Đức thấy chúng ta đã xứng đáng và có đủ tư liệu , hình ảnh  để làm một đặc san để đời . Ui chao , chúng ta có nhiều bài viết của Quý Thầy Cô , bạn bè , thân hữu rất giá trị về mặt văn hóa ,giáo dục . Đức sẽ cùng các bạn xúc tiến việc làm đầy ý nghĩa nhân văn này .

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty TẶNG ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016

Bài gửi  Lê Hữu Thành Fri Jan 22, 2016 3:51 am


ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 B3c84904-536a-420c-8d75-a45583161300_zps7ytdptmg

TRAO SÁCH BIẾU CHO TÁC GIẢ TRẦN CÔNG TÍN

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 B6619de9-c6a1-4435-8939-67a058604edb_zpswclpbxxf

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 C1805d59-761f-462d-8790-4042edc01e2a_zpsfyusihqe
TẶNG CÁC ĐỒNG MÔN QUỐC HỌC Ở GIA LAI

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty ĐẶC SAN CỦA CHÚNG TA

Bài gửi  LeKhacHueDuc Sat Jan 23, 2016 4:33 am

Đức nghĩ chúng ta phải in thật nhiều để phổ biến những công việc làm Tôn Sư Trọng Đạo , THẦY TRƯỚC _ BẠN SAU , của chúng ta .


Được sửa bởi LeKhacHueDuc ngày Sat Jan 23, 2016 2:32 pm; sửa lần 1.

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty ĐẶC SAN CỦA CHÚNG TA

Bài gửi  LeKhacHueDuc Sat Jan 23, 2016 5:47 am

Chỉ cần lấy bài vở ,hình ảnh trong Diễn Đàn đầy tính Giáo Dục ,Văn Hóa này , chúng ta có thể làm cả chục Đặc San mà vẫn còn dư sức .

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016 Empty Re: ĐẶC SAN QUỐC HỌC 2016

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết