Cựu Nữ Sinh Đồng Khánh IBM (67-74 ) mời dự họp mặt 40 năm ngày ra trường
5 posters
Trang 4 trong tổng số 5 trang
Trang 4 trong tổng số 5 trang • 1, 2, 3, 4, 5
NHỚ TRƯỜNG XƯA
Ghi lại một vài cảm xúc về ngôi Trường cũ Đồng Khánh thương yêu !
NHỚ TRƯỜNG XƯA
Bao năm xa cách mái Trường xưa
Chạnh nhớ nao lòng những đêm mưa
Thấm thoắt trường Hồng gần trăm tuổi
Bâng khuâng xao xuyến mấy cho vừa
Áo tím rợp trời thời Mẹ tôi
Aó trắng thời con nhớ bồi hồi
Cắp sách ngang tay nghiêng nón nhẹ
Cười tươi bước lẹ thuở tinh khôi
Ký ức thoáng về bóng Thầy Cô
Hiện thân mẫu mực đất Cố Đô
Hiền , dữ , giận , la ,rồi tha thứ
Thương mến cho qua những hồ đồ
Đợi buổi trùng phùng đỡ nhớ mong
Thương Thầy nhớ bạn ủ trong lòng
Một Thời Đồng Khánh sao quên nổi
Làm sao gặp lại thỏa chờ trông
Đồng Khánh Group như một chiếc cầu
Bắt tay nối lại những ngày sau
Chúc mừng sinh nhật tròn năm tuổi
Khắn khít bên nhau dẫu bạc đầu .
Cẩm Trang ( tháng 1-2014 )
NHỚ TRƯỜNG XƯA
Bao năm xa cách mái Trường xưa
Chạnh nhớ nao lòng những đêm mưa
Thấm thoắt trường Hồng gần trăm tuổi
Bâng khuâng xao xuyến mấy cho vừa
Áo tím rợp trời thời Mẹ tôi
Aó trắng thời con nhớ bồi hồi
Cắp sách ngang tay nghiêng nón nhẹ
Cười tươi bước lẹ thuở tinh khôi
Ký ức thoáng về bóng Thầy Cô
Hiện thân mẫu mực đất Cố Đô
Hiền , dữ , giận , la ,rồi tha thứ
Thương mến cho qua những hồ đồ
Đợi buổi trùng phùng đỡ nhớ mong
Thương Thầy nhớ bạn ủ trong lòng
Một Thời Đồng Khánh sao quên nổi
Làm sao gặp lại thỏa chờ trông
Đồng Khánh Group như một chiếc cầu
Bắt tay nối lại những ngày sau
Chúc mừng sinh nhật tròn năm tuổi
Khắn khít bên nhau dẫu bạc đầu .
Cẩm Trang ( tháng 1-2014 )
Tạp bút Dương Thanh Thanh , Cựu Nữ Sinh Đồng Khánh
Tạp bút Dương Thanh Thanh MẸ VÀ MÁ
October 20, 2014 at 10:09am
Mình viết bài này 17 năm sau ngày về Vĩnh Long . Và bây giờ , đã là 30 năm ... Mọi cảm xúc vẫn như mới nguyên đây thôi , cái hình ảnh bờ sông nhập nhoạng mờ sáng , Ba và Anh đứng ở đầu mũi con đò dần rời xa bến , 4 cánh tay muốn vươn mãi về phía đứa con gái , em gái bé bỏng ...Và sau lưng nó , là ...
Ngày tôi về nhà chồng, mẹ tôi không có mặt. Chỉ có ba và anh trai tôi vượt cả ngàn cây số tiễn đưa…
Buổi sáng, đứng đợi chuyến đò sớm để trở về sau tiệc cưới, cầm tay tôi ba và anh tôi đã khóc. Nhưng tôi thì không. Giọt nước mắt đã bám chặt đâu đó sau vành mi. Tôi tự chọn dòng sông đỏ ngầu phù sa này thay thế con sông trong xanh của tuổi thơ tôi. Tôi không muốn ba tôi, anh tôi thấy tôi bắt đầu chùn chân. Dòng sông mênh mông quá. Mà tôi thì bé nhỏ quá. Mẹ ơi! Tôi thầm kêu, vội vã quay lưng về phía con đò. Đối diện tôi là má chồng tôi.
Mười mấy năm đã qua từ buổi sớm mùa xuân ấy. Tôi vẫn nhớ như in cái bóng gầy guộc của má chồng tôi lẫn trong cây vườn nhập nhoạng, lặng lẽ nhìn tôi. Tiếng máy đò càng lúc càng xa bến. Quê nhà tôi, cả thời con gái của tôi nữa, đã theo chuyến đò chở ba và anh tôi mà đi mất.
*
* *
Năm đầu tiên, tôi sống cùng gia đình chồng. Hằng ngày, tôi đi đò khuya qua thị xã, đến cơ quan. Chiều, quá giang ghe hàng về ngang doi đất gần nhà thì nước đã ròng. Má chồng tôi chờ sẵn, bơi xuồng qua đón. Dù nắng hay mưa, trong bếp luôn có ấm nước đang sôi lúc tôi bước vào. Và má chồng tôi, bao giờ cũng như sực nhớ:
- À, hay sẵn ấm nước nấu châm trà đó, con lấy tắm kẻo lạnh.
“...” Lần đầu nghe câu nói ấy, tôi đã bật khóc trước ánh mắt lạ lẫm của má chồng tôi. Bà không có thói quen tâm sự, và tôi, vất vả lắm mới bớt hụt hẫng vì cái vẻ bề ngoài lạnh lẽo của má. Tôi lớn lên trong một gia đình có nếp sống cởi mở, rất nhiều tiếng cười và lúc nào cũng đông người. Mẹ tôi – “người chị lớn” trong nhà, như cách nói đùa của ba tôi – chăm con từng li từng tí. Đối với riêng tôi, sự chăm chút càng đặc biệt và dường như chưa bao giờ mẹ tôi hình dung rằng tôi sẽ bứt khỏi bà để về làm dâu một chốn xa lạ như thế này! Khi thuận lòng theo chồng, tôi tin mình chỉ chuyển tiếp từ vòng tay một người mẹ này sang vòng tay một người mẹ khác; không gợn chút lo âu... Về một phong cách sống khác, một nền giáo dục khác. Và nhất là, với những - người - khác! Tôi đã chớm một cảm giác, như là thất vọng, trước khi bắt đầu hiểu má chồng tôi. Bà nhẫn nại che chắn cho tôi trước những ánh mắt soi mói, những phiền trách mát mẻ về một cô con dâu thị thành”không bưng nổi nồi cơm”(!). Bà khẽ khàng thức dậy trong đêm nấu cho tôi”miếng cháo lót dạ”, trước khi tiếng tù và của chuyến đò khuya vang xa báo hiệu đến giờ tôi đi làm... Nhưng bà vẫn im lặng.
Bằng trực giác, tôi hiểu những điều má chồng tôi cố giấu. Tôi âm thầm khóc mỗi buổi chiều đi làm về, bưng thau áo quần xuống bến sông. Tôi nhớ mẹ tôi. Nhà tôi cũng ở cạnh một con sông. Ngày ngày, mẹ ra bờ sông giặt giũ, canh chừng lũ nhóc là bọn tôi thời bé nhảy nhót nô đùa, nước văng tung toé. Con cái lớn lên lấy vợ lấy chồng, mẹ vẫn cứ muốn ngày ngày xuống bến sông, cái thau áo quần nhẹ tênh vì nhà chỉ còn mỗi ba tôi... Nếu mẹ thấy con gái mẹ những lúc hờn tủi thế này, hẳn mẹ rất buồn.
*
* *
- Tao bắt nó ở nhà làm dâu thì được thôi. Vài bữa là quen chớ gì. Còn tụi bây qua chợ, đi làm việc như nó nhắm có nổi không ?
Một buổi trưa nhà có đám giỗ, tôi tình cờ nghe má dằn dỗi. Có lẽ, ai đó bên chồng lại than phiền về tôi?!
Tôi thương má chồng tôi. Nhưng tự thâm tâm, tôi biết rất rõ sự khác biệt giữa người phụ nữ trong tôi và má. Từ buổi trưa ấy, cái khoảng cách bỗng dưng biến mất. Tôi không còn thấy ở má một người đàn bà quê mùa chất phác nữa. Tôi chợt khám phá, ít nhất là một lý do, vì sao má đã có thể sống như thế, một mình, bao nhiêu năm!
Ba chồng tôi hy sinh khi má còn rất trẻ. Hai mươi chín tuổi, bốn đứa con thơ dại, một nhà chồng chỉ toàn phụ nữ vì những người đàn ông đã ra đi(và không một ai trở về !). Còn gì nữa ? Vây quanh là đồn bót giặc, là miệng đời thị phi... Tôi chỉ biết nỗi đau của các bà mẹ, của những người vợ trong chiến tranh qua sách vở. Tôi ơ hờ lướt qua nỗi đau của những người sống quanh tôi. Nào tôi biết gì về những năm tháng cô đơn đã trôi qua trong lòng má. Tôi biết gì về những đêm dài, những sớm mai, những buổi chiều quạnh quẽ trong gian nhà vắng hơi thở đàn ông ?!
Duy chỉ có một điều, tôi biết mình đã có thể khiến má thoả lòng. Dẫu rằng, điều ấy, rất khác với chính tôi. Tôi vốn là một con bé yếu ớt nhưng bướng bỉnh. Tôi không tin có một thế giới khác, không bám víu, không cầu xin, ngay cả lúc tuyệt vọng nhất.
Vậy mà...
Mỗi năm, đến ngày giỗ ba chồng tôi, sau bao bận bịu, khi bà con họ hàng đã ra về, má tôi lấy từ bàn thờ xấp giấy vàng bạc mỏng tang đưa cho tôi. Tôi không biết trước đây công việc này của ai, nhưng mười bảy năm nay, kể cả lúc chúng tôi đã ra riêng, lúc má có thêm hai cô con dâu ngày đêm kề cận, lần nào má cũng chờ tôi.
Tôi cầm xấp giấy, lấy bút ghi theo lời má : « Vợ là... gởi cho chồng tên là... »
Bao giờ cũng vậy, tôi run rẩy viết hàng chữ vẻn vẹn mấy từ, mắt mờ nhoè khi đưa que diêm cháy đỏ kề đôi tay già nua của má. « Hoá vàng đi... »
Vâng. Má tôi còn có cách nào khác để bày tỏ tình yêu với ba chồng tôi, người đã hơn ba mươi năm nay chỉ dõi theo má bằng ánh mắt lặng lẽ từ trên bàn thờ ?
Và tôi, mỗi tháng ba theo chồng về đám giỗ, lại mong đến phút cuối ngày, thấp thỏm sợ má quên. Hoặc chỉ e, má đã « tiến bộ », không còn tin ở nơi hư vô nào đó, có một người mà má thương yêu, khắc khoải đợi chờ dòng thư ngắn ngủi : « Vợ là...chồng là... »
*
* *
Ba và anh trai tôi đã khóc ngày để tôi ở lại ngôi nhà cạnh bến sông xa lạ này. Nếu có mẹ, chắc mẹ cũng sẽ khóc.
Nhưng ba mẹ, anh hai, và tôi nữa, không hề nhớ rằng, má chồng tôi đang đứng phía sau tôi. Má không nói, mà bao năm thầm lặng giúp hoàn thiện trong tôi một người vợ, một người mẹ.
Ấy là điều cả một thời thiếu nữ, tôi chưa kịp học hết ở mẹ tôi !!
Tháng 3/2001
October 20, 2014 at 10:09am
Mình viết bài này 17 năm sau ngày về Vĩnh Long . Và bây giờ , đã là 30 năm ... Mọi cảm xúc vẫn như mới nguyên đây thôi , cái hình ảnh bờ sông nhập nhoạng mờ sáng , Ba và Anh đứng ở đầu mũi con đò dần rời xa bến , 4 cánh tay muốn vươn mãi về phía đứa con gái , em gái bé bỏng ...Và sau lưng nó , là ...
Ngày tôi về nhà chồng, mẹ tôi không có mặt. Chỉ có ba và anh trai tôi vượt cả ngàn cây số tiễn đưa…
Buổi sáng, đứng đợi chuyến đò sớm để trở về sau tiệc cưới, cầm tay tôi ba và anh tôi đã khóc. Nhưng tôi thì không. Giọt nước mắt đã bám chặt đâu đó sau vành mi. Tôi tự chọn dòng sông đỏ ngầu phù sa này thay thế con sông trong xanh của tuổi thơ tôi. Tôi không muốn ba tôi, anh tôi thấy tôi bắt đầu chùn chân. Dòng sông mênh mông quá. Mà tôi thì bé nhỏ quá. Mẹ ơi! Tôi thầm kêu, vội vã quay lưng về phía con đò. Đối diện tôi là má chồng tôi.
Mười mấy năm đã qua từ buổi sớm mùa xuân ấy. Tôi vẫn nhớ như in cái bóng gầy guộc của má chồng tôi lẫn trong cây vườn nhập nhoạng, lặng lẽ nhìn tôi. Tiếng máy đò càng lúc càng xa bến. Quê nhà tôi, cả thời con gái của tôi nữa, đã theo chuyến đò chở ba và anh tôi mà đi mất.
*
* *
Năm đầu tiên, tôi sống cùng gia đình chồng. Hằng ngày, tôi đi đò khuya qua thị xã, đến cơ quan. Chiều, quá giang ghe hàng về ngang doi đất gần nhà thì nước đã ròng. Má chồng tôi chờ sẵn, bơi xuồng qua đón. Dù nắng hay mưa, trong bếp luôn có ấm nước đang sôi lúc tôi bước vào. Và má chồng tôi, bao giờ cũng như sực nhớ:
- À, hay sẵn ấm nước nấu châm trà đó, con lấy tắm kẻo lạnh.
“...” Lần đầu nghe câu nói ấy, tôi đã bật khóc trước ánh mắt lạ lẫm của má chồng tôi. Bà không có thói quen tâm sự, và tôi, vất vả lắm mới bớt hụt hẫng vì cái vẻ bề ngoài lạnh lẽo của má. Tôi lớn lên trong một gia đình có nếp sống cởi mở, rất nhiều tiếng cười và lúc nào cũng đông người. Mẹ tôi – “người chị lớn” trong nhà, như cách nói đùa của ba tôi – chăm con từng li từng tí. Đối với riêng tôi, sự chăm chút càng đặc biệt và dường như chưa bao giờ mẹ tôi hình dung rằng tôi sẽ bứt khỏi bà để về làm dâu một chốn xa lạ như thế này! Khi thuận lòng theo chồng, tôi tin mình chỉ chuyển tiếp từ vòng tay một người mẹ này sang vòng tay một người mẹ khác; không gợn chút lo âu... Về một phong cách sống khác, một nền giáo dục khác. Và nhất là, với những - người - khác! Tôi đã chớm một cảm giác, như là thất vọng, trước khi bắt đầu hiểu má chồng tôi. Bà nhẫn nại che chắn cho tôi trước những ánh mắt soi mói, những phiền trách mát mẻ về một cô con dâu thị thành”không bưng nổi nồi cơm”(!). Bà khẽ khàng thức dậy trong đêm nấu cho tôi”miếng cháo lót dạ”, trước khi tiếng tù và của chuyến đò khuya vang xa báo hiệu đến giờ tôi đi làm... Nhưng bà vẫn im lặng.
Bằng trực giác, tôi hiểu những điều má chồng tôi cố giấu. Tôi âm thầm khóc mỗi buổi chiều đi làm về, bưng thau áo quần xuống bến sông. Tôi nhớ mẹ tôi. Nhà tôi cũng ở cạnh một con sông. Ngày ngày, mẹ ra bờ sông giặt giũ, canh chừng lũ nhóc là bọn tôi thời bé nhảy nhót nô đùa, nước văng tung toé. Con cái lớn lên lấy vợ lấy chồng, mẹ vẫn cứ muốn ngày ngày xuống bến sông, cái thau áo quần nhẹ tênh vì nhà chỉ còn mỗi ba tôi... Nếu mẹ thấy con gái mẹ những lúc hờn tủi thế này, hẳn mẹ rất buồn.
*
* *
- Tao bắt nó ở nhà làm dâu thì được thôi. Vài bữa là quen chớ gì. Còn tụi bây qua chợ, đi làm việc như nó nhắm có nổi không ?
Một buổi trưa nhà có đám giỗ, tôi tình cờ nghe má dằn dỗi. Có lẽ, ai đó bên chồng lại than phiền về tôi?!
Tôi thương má chồng tôi. Nhưng tự thâm tâm, tôi biết rất rõ sự khác biệt giữa người phụ nữ trong tôi và má. Từ buổi trưa ấy, cái khoảng cách bỗng dưng biến mất. Tôi không còn thấy ở má một người đàn bà quê mùa chất phác nữa. Tôi chợt khám phá, ít nhất là một lý do, vì sao má đã có thể sống như thế, một mình, bao nhiêu năm!
Ba chồng tôi hy sinh khi má còn rất trẻ. Hai mươi chín tuổi, bốn đứa con thơ dại, một nhà chồng chỉ toàn phụ nữ vì những người đàn ông đã ra đi(và không một ai trở về !). Còn gì nữa ? Vây quanh là đồn bót giặc, là miệng đời thị phi... Tôi chỉ biết nỗi đau của các bà mẹ, của những người vợ trong chiến tranh qua sách vở. Tôi ơ hờ lướt qua nỗi đau của những người sống quanh tôi. Nào tôi biết gì về những năm tháng cô đơn đã trôi qua trong lòng má. Tôi biết gì về những đêm dài, những sớm mai, những buổi chiều quạnh quẽ trong gian nhà vắng hơi thở đàn ông ?!
Duy chỉ có một điều, tôi biết mình đã có thể khiến má thoả lòng. Dẫu rằng, điều ấy, rất khác với chính tôi. Tôi vốn là một con bé yếu ớt nhưng bướng bỉnh. Tôi không tin có một thế giới khác, không bám víu, không cầu xin, ngay cả lúc tuyệt vọng nhất.
Vậy mà...
Mỗi năm, đến ngày giỗ ba chồng tôi, sau bao bận bịu, khi bà con họ hàng đã ra về, má tôi lấy từ bàn thờ xấp giấy vàng bạc mỏng tang đưa cho tôi. Tôi không biết trước đây công việc này của ai, nhưng mười bảy năm nay, kể cả lúc chúng tôi đã ra riêng, lúc má có thêm hai cô con dâu ngày đêm kề cận, lần nào má cũng chờ tôi.
Tôi cầm xấp giấy, lấy bút ghi theo lời má : « Vợ là... gởi cho chồng tên là... »
Bao giờ cũng vậy, tôi run rẩy viết hàng chữ vẻn vẹn mấy từ, mắt mờ nhoè khi đưa que diêm cháy đỏ kề đôi tay già nua của má. « Hoá vàng đi... »
Vâng. Má tôi còn có cách nào khác để bày tỏ tình yêu với ba chồng tôi, người đã hơn ba mươi năm nay chỉ dõi theo má bằng ánh mắt lặng lẽ từ trên bàn thờ ?
Và tôi, mỗi tháng ba theo chồng về đám giỗ, lại mong đến phút cuối ngày, thấp thỏm sợ má quên. Hoặc chỉ e, má đã « tiến bộ », không còn tin ở nơi hư vô nào đó, có một người mà má thương yêu, khắc khoải đợi chờ dòng thư ngắn ngủi : « Vợ là...chồng là... »
*
* *
Ba và anh trai tôi đã khóc ngày để tôi ở lại ngôi nhà cạnh bến sông xa lạ này. Nếu có mẹ, chắc mẹ cũng sẽ khóc.
Nhưng ba mẹ, anh hai, và tôi nữa, không hề nhớ rằng, má chồng tôi đang đứng phía sau tôi. Má không nói, mà bao năm thầm lặng giúp hoàn thiện trong tôi một người vợ, một người mẹ.
Ấy là điều cả một thời thiếu nữ, tôi chưa kịp học hết ở mẹ tôi !!
Tháng 3/2001
haitho- Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014
Đặng Thị Nga , Nữ sinh Huế ngày nào
TÍM
Mây tím ngang trời bay về đâu
Áo tím em qua mấy nhịp cầu
Từ dạo mất anh lòng em tím
Như nắng hoàng hôn tím sông sâu
Những buổi chiều thu tím bên nhau
Tìm cụm mây thu tím qua đầu
Ngủ quên giữa đồi hoa sim tím
Đôi cánh cùng bay tím một màu
Sương tím trên đồi giăng giăng mau
Giấu làn môi tím nụ hôn đầu
Nắng chiều lơi lả cài nơ tím
Tím sợi tơ mềm đan tóc nhau
Nhớ tím cõi lòng lúc xa anh
Tím giọt mưa buồn rơi mỏng manh
Dõi theo bóng nhạn chân trời tím
Tím cả không gian lá lìa cành
Những ngày vui tím trôi qua mau
Màu tím khăn tang tím tình đầu
Hoa tím em cài lên mộ vắng
Tím biếc đồi hoang nắng úa màu
Dnga
Mây tím ngang trời bay về đâu
Áo tím em qua mấy nhịp cầu
Từ dạo mất anh lòng em tím
Như nắng hoàng hôn tím sông sâu
Những buổi chiều thu tím bên nhau
Tìm cụm mây thu tím qua đầu
Ngủ quên giữa đồi hoa sim tím
Đôi cánh cùng bay tím một màu
Sương tím trên đồi giăng giăng mau
Giấu làn môi tím nụ hôn đầu
Nắng chiều lơi lả cài nơ tím
Tím sợi tơ mềm đan tóc nhau
Nhớ tím cõi lòng lúc xa anh
Tím giọt mưa buồn rơi mỏng manh
Dõi theo bóng nhạn chân trời tím
Tím cả không gian lá lìa cành
Những ngày vui tím trôi qua mau
Màu tím khăn tang tím tình đầu
Hoa tím em cài lên mộ vắng
Tím biếc đồi hoang nắng úa màu
Dnga
haitho- Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014
Trang 4 trong tổng số 5 trang • 1, 2, 3, 4, 5
Similar topics
» HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM THÂN HỮU CHS QUỐC HỌC _ KHẢI ĐỊNH _ĐỒNG KHÁNH
» DỰ ÁN ĐẶC SAN " THUỞ BAN ĐẦU QUỐC HỌC "
» MẤY LỜI TRÂN TRỌNG
» THƠ TRÊN FACE BOOK by Trương văn Hải
» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
» DỰ ÁN ĐẶC SAN " THUỞ BAN ĐẦU QUỐC HỌC "
» MẤY LỜI TRÂN TRỌNG
» THƠ TRÊN FACE BOOK by Trương văn Hải
» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Trang 4 trong tổng số 5 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin
» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Fri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin
» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Mon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin
» BẢN TIN KẾT NỐI
Sun May 13, 2018 5:55 am by Admin
» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Thu May 10, 2018 6:05 am by Admin
» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Thu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin
» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Sun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin
» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Mon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin
» GẶP MẶT CHÀO 2018
Thu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin