Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

+2
LEVANKICH
LeKhacHueDuc
6 posters

Trang 1 trong tổng số 9 trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Bài gửi  Admin Sun Jan 24, 2016 6:42 pm

TÊN : MỘT TẤM LÒNG MẾN YÊU QUỐC HỌC
TRANH BÌA : CỔNG TRƯỜNG QUỐC HỌC
CỦA C.G.S : TRẦN ĐÌNH KHUÔN , DẠY VẠN VẬT

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  A5bf56e8-3944-4a44-a293-e8e9ae79f34b_zpsjjrkaxii

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty LỜI VÀNG CHỮ NGỌC CỦA QUÝ THẦY CÔ CHÚNG TA

Bài gửi  Admin Mon Jan 25, 2016 6:31 am

Ngoài những lời trân trọng được
chính Quý Thầy Cô ban tặng mà chúng ta đã thu thập được ,  những bài viết ( thơ ,văn , nhạc ,họa , ảnh tư liệu )của Quý Thầy Cô sẽ làm cho đặc san chúng ta mang giá trị Quốc Học rất cao .
Xin cám ơn Quý Thầy Cô :
_ Châu Trọng Ngô
_Trương Ngọc Phú
_Tôn Nữ Diệu Trang
_ Lê Thị Liên
_ Trần Văn Phương
_ Tôn Thất Viễn Bào
_Phan Văn Chạy
_ Tôn Thất Dinh
_ Phùng Hữu Huy
_Trần Đình Khuôn
_ Lê Công Mầu
_Phan Thuận An
_ Nguyễn Phú Phụng
_Thân Trọng Sơn
_Châu Tăng ( quá cố )
_Trần Văn Hồng
_ Nguyễn Hữu Huyên
_ Lê Quý Long
_ Cao Huy Chương
_ Tôn Nữ Như Ngân
Và nhiều Thầy Cô khác .



Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty PRÉAU ( NHÀ CHƠI )

Bài gửi  haitho Mon Jan 25, 2016 11:03 am

PRÉAU
( NHÀ CHƠI )
Ngoài lớp học , có nhà chơi
Bao trò nghịch ngợm trong đời học sinh
Hét la , đuổi bắt , trốn tìm
Đánh nhau , cãi cọ , linh tinh vẽ vời
Préau ngày ấy xa rồi
Học trò xưa cũ bồi hồi nhớ thương
Mai ngày về lại thăm trường
Nỗi buồn hoa phượng còn vương chốn này

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  1%20tem_zps3j50vims

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty DI BÚT THẦY DƯƠNG VĂN XUÂN

Bài gửi  Admin Mon Jan 25, 2016 2:32 pm


DI BÚT CỦA THẦY DƯƠNG VĂN XUÂN ,
DẠY NHẠC
XUÂN HỌP BẠN
Gặp mặt xuân nay đã mấy lần ?
Thầy trò huynh đệ sống tương thân
Nghĩa tình giáo huấn thời son trẻ
Ân đức cao dày một chữ tâm
*      *       *       *        *         *
Ai đã kinh qua mọi nẻo đường
Đừng quên non nước thắm tươi hương
Học đòi phú quý lơ bè bạn
Để mất trên đời vạn chữ thương
*   *   *    *    *    *       *      *      *
Xin hãy tìm về thân hữu ơi
Tôn sư trọng đạo khắp nơi nơi
Lớp cũ trường xưa giờ vẫn thế
Mong sao xuân mãi sống muôn đời

XUÂN QUÝ MÙI 2003 /23/1
DƯƠNG VĂN XUÂN
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  IMG_0771

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  DSCN3038_zpse06b5909


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jan 27, 2016 12:43 pm; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty BÀI VIẾT ĐẬM TÌNH QUỐC HỌC _ ĐỒNG KHÁNH CỦA THẦY CHÂU TĂNG

Bài gửi  Admin Tue Jan 26, 2016 5:04 am

CON ĐƯỜNG TƠ HỒNG _ THẦY CHÂU TĂNG , BÚT DANH CHÂU NHẬT NAM

Quê tôi, gái làng gã cho trai làng, không trùng tộc và hợp hương lễ. -nhưng đến một lúc nào đó, bổng dưng nội ngoại trùng lặp, phải làm thế nào đây: cứ điều ấy, là đã có tính chập gènes rồi đấy. Lệ làng bảo rằng, cứ qua ba đời không liên hệ ngoại, thì cứ việc phối, thế thì nghiêm hơn cả Trung Hoa Khổng Mạnh, chặt chẽ hơn cả Tây Phương.
Nói thì nói thế chứ triều đại nhà Trần ta, Trần Thủ Độ thấy cái nguy của ngoại thích nên cho trong họ lấy nhau, so le cả tôn ty trật tự,nếu nói về luân thường thì nhà Trần lỗi thật trầm trọng, nhưng nói về quyền lực, thì đúng là phương tiện rất yếu cho cứu cách của Thái Sư sáng nghiệp nhà Trần!!!
Thưa các quý vị, các bạn có biết tôi đang vào đề chuyện gì đây không ?!! Tôi đang nói đến hai trường ta đấy – Đồng Khánh và Quốc Học – Khải Định. Một trường đến tuổi ngọc thọ 80, một trường đã tròn bách tuế - thì huynh muội có đấy, nhưng “Trường em là cha trường Anh” .
Đó là tuổi học trò, cứ phải tìm một chút gì hơn nhau, mà trai Huế thường dại gái, cả nhịn thôi thì cũng được, trên dưới kể gì, ta nhường nhau đi.
Cứ kể cả cuộc đời ở với nhau, em sinh sau 20 năm, Anh sinh trước – nhưng có lúc ta cùng ở một nhà, vừa ở mướn (1952-1954), vừa ở với (vì mãi đến 1958, nhà Đồng Khánh mới xây phòng cho em đấy). Mà tuyệt diệu ở chỗ này, hai trường ta cách nhau một con đường, phá đường đi và xây tường liền, thì là một. Khi còn tính nội trú thì dortoire bên này trực diện dortoire bên kia và  cô bán chè khuya, cô bán hột vịt lộn – cứ như là chim xanh, chim xanh. Hay bên này “cậu ấm sứt vòi” nhờ em út lớp dưới, cứ đón đường, cứ nhảy rào, cứ làm tất cả chúng anh thưởng! Thế là, chim xanh bay đầy trời. Ôi! Đúng là công thức Nguyệt Lão.
Vào tháng bảy, các bạn của tôi ơi, có thấy tơ trời đầy khắp. Chức Nữ mơ chi, mà lạc guồng quên cửi, thế là tơ, tơ đầy đàn – người ta bảo tơ tháng bảy, có chuyện chi không nhỉ!
Đúng là vậy đó, tháng bảy ta, rơi vào giữa hè, sân hai trường chỉ có hàng hiên, preau và phượng vỹ. Lúc ấy, học đã xong tất, thi đã xong tất, nợ văn chương xem như đã lơ lửng – thì là lúc Tơ Hồng – có chi mô mà phải nghe chướng tai – các anh chị của tôi, các bạn tôi, các học trò tôi, thung dung đi lại trong sân trường, bên ni qua thăm bên tê, hè chín tới, nhớ trường, về thăm có được không? Ôi tuổi trẻ, yêu thương, mộng mị trăm điều, mà có lý, té ra trong suốt 12 năm tuổi, 7 năm lớp và 3 năm cùng lớp – phép cọng trừ nào cho ta đáp số. Bởi thế, mới nói đến Tơ Hồng.
Bây giở, thử lập thống kê xem – vì là tính thăm dò hiện đại, ta không kịp với, thì không.
Bản thân tôi là Quốc Học – Khải Định, rể Đồng Khánh – Quốc Học, vậy thì chúng ta tự kiểm điểm xem, có những kẻ đi ra ngoài cuộc, giang hồ tiếu ngạo, nhưng ta cũng tính thử “tơ hồng” của hai trường chúng mình (1920- 1970), khoảng 70% các bạn ạ. Cụ thể nhất là các đời quý ông ... Hiệu trưởng, Giám học, Tổng giám thị, các Giáo sư của hai trường từ thời kỳ chuyển ngữ (1954-1970) đó là chưa kể đông đúc cựu học sinh. Kể vào thời kỳ ấy, đi dự đám cưới nghĩa là chứng kiến lễ tơ hồng giữa Quốc Học và Đồng Khánh.
Chẳng trách hiện nay tình nghĩa hai trường chúng ta keo sơn nhường ấy. Hãn hữu cũng có một vài ngoại lệ, hoặc là tha phương làm ăn, hoặc mũ áo về làng, hoặc có chút gì ngang trái hiếm hoi lắm cũng có những trường hợp “càng treo giá ngọc” cứ như kén lựa trân châu, cứ như chọn mặt gửi vàng, hay tâm sự điều gì, mà trai tài gái sắc cứ mãi “giang thượng cô Châu, trường đồ độc mã” ý của Tô Đông Pha là “trên sông thuyền lẻ, đường dài một ngựa”.
Ơi xa, cố nhân có còn nhớ con đường ở giữa hai trường, sách vở xếp rồi, có còn nhớ đến hấp lực từ trường, gọi là F đi ta có F = f (M,M’,1’) luật này bảo tính hấp dẫn càng lớn đối với từ khối MM’ và khoảng cách càng nhỏ lực càng lớn. Hai dãy tường rào ngăn bởi con đường vừa đủ cho 4 chiếc xe đạp, xuôi ngược thong dong, và những đêm trăng, bóng lá lao xao, ẩn hiện như trong mơ, và xứ Huế với những vòm cây thơm, thay đổi mùi hương theo mùa, và đâu đó bên song, khúc ca nam bình trỗi giọng. Khung cảnh ấy và hai ngôi trường nam châm ấy, với khoảng cách gần gũi, ngày ngày với bên này trống, bên kia chuông gióng hồi tan học... thử hỏi từng ấy thứ làm gì không kết nên Tần Tấn.
Đúng là con đường tơ hồng, có một đêm trung thu nào đó, trăng mát và ngọt kỳ lạ, tôi đạp xe trở về thăm lối cũ, cứ mường tượng như dưới gốc các hàng phượng vĩ – nguyệt lão vẫn đang ngồi tiếp tục xe duyên...
Nhưng hiện nay khác xưa rồi, không phải miền Trung chỉ có hai trường, mà tỉnh thị nào cũng có, mười hai mươi cơ sở học đường – mà trường nào cũng có cả nam lẫn nữ sinh, vậy thì các bạn ạ chuyện con đường tơ hồng ta xin xem như cổ tích.
Châu Tăng
(Châu Nhật Nam)
Cựu học sinh Khải Định
Cựu giáo sư Quốc Học Huế.

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Eee85ff1-e569-47bd-b091-aa2f8e0356dc_zpsb7451be0




Được sửa bởi Admin ngày Wed Feb 17, 2016 3:13 pm; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty MỘT BÀI PHÚ CỦA THẦY CHÂU TĂNG

Bài gửi  Admin Tue Jan 26, 2016 5:57 am

THÂN HỮU QUỐC HỌC KÍNH MỪNG LỄ TRUNG THỌ
THẦY SUM ĐÌNH HỒ HỮU ĐƯỜNG
Phú Cổ Phong Độc Vận
hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  858709c5-84e8-467c-907c-6c4093d49827_zpsc42a467c

Thiên chung Lưu Linh tửu
Vạn chương Lý Bạch thi
Khúc Phượng Cầu gọi kẻ đồng thanh
Bản loan ngâm hỏi ai tương khí
Phong lưu đành nhường phần lão hữu
Công danh khó ví sức Tôn nhi
Ngân nga chuông đổ bên sông , thương nỗi trầm luân đôi cánh bướm
Khề khà rượu rót trên đồi , nhớ đời phiêu bạt đóa trà mi
Chung cuộc ngoài vòng thiên hạ sự , thân danh trần giới bẽ bàng thay
Rốt ròng trong chốn sơn lâm cảnh ,Kinh mạch thế gian rắc rối nhỉ
Nghĩa hậu bối xóm mây thừa tự , Tiểu tôn giữ gốc ở Thừa Thiên
Ân tiền nhân thôn Nguyệt Hàm Phong,Đại lang theo chúa vào Ô Lý
Mười lăm đời nền móng nhân luân
Mấy trăm năm phúc nhà thiện mỹ
Xưa dạy bậc vương tôn
Nay khuyên người nhã sỹ
Cửa Khổng Sân Trình sách ngọc một niềm cẩn trọng
Vào Hán ra Tây thang mây lắm nỗi hài bi
Chỉ ước từ đường hương khói ấm  , thương thân cô nam hiếu tử
Những muốn quan phu tiết nghĩa tròn ,xót phận gà trống thơ nhi ...


Được sửa bởi Admin ngày Tue Jan 26, 2016 3:09 pm; sửa lần 2.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty THÂN HỮU QUỐC HỌC KÍNH MỪNG LỄ TRUNG THỌ THẦY SUM ĐÌNH HỒ HỮU ĐƯỜNG ( T.T )

Bài gửi  Admin Tue Jan 26, 2016 9:44 am


hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  IMG_0637
Xuất xử đôi lần trời già  một tá chơi khăm
Gái trai một tá nguyệt lão đôi lần buộc chỉ
Viện Sum Đình con cháu đông vui , cũng đành noi gương Thôi Hạo
Chốn Sằn dã rau dưa có sẵn ,thôi thì học thói Bá Di
Thu nhỏ giang sơn hòn non bộ , trường danh lợi lắm điều được mất
Kéo dài thế sự trận phong ba , miếng đỉnh chung nhiều tiếng thị phi
Áo vải chúc bâu ,mùa hạ mặc thay sa gấm
Giếng nước tỉnh quang , đêm trăng uống thế sâm  kỳ
Hai mơi tám vì sao vui đất nước vào tuần Vũ Lộ ,
Thạch Bồ đoàn Lão Tử trao kinh
Ba vạn sáu vừng ô mừng giang san qua cơn bão tố ,
Ngọa  Long cương Khổng Minh khâu túi
Ngồi cùng tiệc trí ngu chẳng thiết , miễn sao trung tín làm đầu
Kẻ đồng sàng xú mỹ khôn hay , cốt được chung tình là quý
Chân diện mục phải kinh qua mới biết , chuyện đầu môi
chót lưỡi chẳng làm bằng
Thực phong cách thoáng xem đã rõ , tuồng mũ áo xun xoe
............................



Được sửa bởi Admin ngày Tue Jan 26, 2016 3:41 pm; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty THÂN HỮU QUỐC HỌC KÍNH MỪNG LỄ TRUNG THỌ THẦY SUM ĐÌNH HỒ HỮU ĐƯỜNG ( T.T )

Bài gửi  Admin Tue Jan 26, 2016 1:45 pm

Phong lan trước cửa che mành ,hương gióa trích tiên từ gõi mộng
Hoàng oanh trên cành gieo nhạc , tiếng hò ngư phủ đệm cầm thi
Ngoài kia trái chín thơm nhung
Trên ấy trăng thanh ngọt vị
Lặng ngắm mai già sinh trổ lộc ,.........
Lắng nghe cháu nhỏ hát dâng đào , mong được nhìn tròn tranh tứ quý
Kim hôn pháo hồng chờ gửi thiếp
Trung thọ rượu nồng hẹn đến kỳ
Hát tặng vài khúc duyên kỳ ngộ
Ngâm mừng mấy chữ cổ lai hy
Ngôi trường xưa ,nhớ mãi ngàn năm , Quốc Học chan hòa kỷ niệm
Bờ sông cũ ,thương hoài một bến ,Hương Giang vương vấn trúc ty
Cửu sách kinh luân thiêu diệm hỏa , đàn ngang cung gãy khúc tình tang
Bát vạn anh hào chiêu mỹ tửu , thơ nghịch vần vẫn ngâm câu túy lúy
Vài bạn đồng niên cười lão lão , năm ông cùng hội chảy chi chi
Ba vạn sáu nghìn con én trắng , mất lòng mình hởi bạn đồng tâm
....


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty THÂN HỮU QUỐC HỌC KÍNH MỪNG LỄ TRUNG THỌ THẦY SUM ĐÌNH HỒ HỮU ĐƯỜNG ( T.T VÀ HẾT )

Bài gửi  Admin Tue Jan 26, 2016 3:31 pm

Trăm đơn mười lẻ chiếc thoi vàng , vắng bạn khách ơi người tri kỷ
Nhớ thương tình nghĩa thanh cao , trân trọng lương duyên ta đành tề mi cử án
Cảm thông thiên mệnh, ngán ngẫm chuyện đời đen bạc mình chưa thí phát quy y
Mừng rất mừng quốc thái dân an
Vui quá vui phu xướng phụ tùy
Nghiên Hương Giang sóng sánh , sông nước chờ viên ngọc mặc , thơ lụa chờ ai
Bút Thiên Mụ thẳng băng , trời mây còn giấy hoa tiên , trăng sao còn ý
Mong bách tuế thọ đường bất dụng , hương mộc thoảng trong đêm ,
gà gáy loãng sương khuya , mơ màng giấc bướm
Cẩu thập niên sinh nhật hữu dư , hoàng lan ngát giữa mùa ,
gió hòa tan hương ngọt vấn vương hoa lý
Ba vạn ngày nước chảy qua cầu , buông câu Lã Vọng
Bảy mươi năm ,mây bay theo gió , ngồi toán tử vi
Thôi thì :
Ngất ngưỡng cung Thang
Khề khà Quý Tỵ
Cố Đô , Tiết Mang Chủng
Mậu Thìn 1988
CHÂU NHẬT NAM

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty LỜI NGUYỆN CẦU ĐẦU NĂM

Bài gửi  Admin Tue Jan 26, 2016 8:14 pm

BÀI THƠ TIẾNG ANH CỦA G. S. TRẦN VĂN PHƯƠNG
BẢN PHỎNG DỊCH CỦA
TRƯƠNG VĂN HẢI VÀ NGUYỄN ĐỨC KIM LONG
New Year’s Prayer
O Lord,
Lighten the earth with your radiant light
so that it may escape darkness of ignorance.
Teach us how to treasure tolerance,
to scorn enmity and hatred.

O Lord,
Save wretched children from starvation
so that their lives cease being a nightmare.
Show us the best way lo take care
of the very air we daily breathe.

O Lord,
Grant peace to each single land
so that everyone may taste the sweetness of liberty.
Lift up our eyes to the tower of fraternity;
high up there we place hope and creed.

O Lord,
Wrap us all in your boundless love
so that six continents become just one nation.
Deliver men from the evil temptation
to drown the world in tears and blood.

O Lord,
Bless our beloved Fatherland and countrymen
so that prosperity may last forever.
See that our banner of freedom will always flutter
proudly and valiantly in the wide changing sky.
Trần Văn Phương
Hue 2016

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  D00955ec-7839-4dae-a823-b4ef9ab026a4_zps08092df7

BÀI DỊCH CỦA TRƯƠNG VĂN HẢI

LỜI NGUYỆN CẦU ĐẦU NĂM

Chúa ơi , thắp sáng cõi trần
Xua tan tăm tối tham sân lụy phiền
Dạy thế nhân trọng lẽ hiền
Quên đi oán hận triền miên dãi dề

Chúa ơi , cứu trẻ đói nghe
Giúp đời vượt thoát cơn mê hãi hùng
Dẫn đường ,chỉ lối bao dung
Giữ xanh khí quyển người cùng liệu lo

Chúa ơi , xin hãy ban cho
Thanh bình khắp chốn ,tự do mọi miền
Ngước nhìn cõi phúc cao thiêng
Niềm tin hữu ái diệu huyền cầu mong

Chúa ơi , tình rộng mênh mông
Năm châu bốn biển đại đồng chở che
Đưa người thoát kiếp lầm mê
Chiến tranh tang tóc ê chề thế gian

Chúa ơi , ban phước chúng con
Quê hương vĩnh phúc , đồng lòng dựng xây
Tự do phấp phới cờ bay
Hiên ngang anh dũng trời mây chói lòa

BẢN DỊCH CỦA NGUYỄN ĐỨC KIM LONG

LỜI NGUYỆN CẦU NĂM MỚI

Chúa ôi,
Hãy soi trái đất bằng ánh sáng rạng ngời của Chúa
để nó thoát khỏi ngu dốt tối tăm.
Hãy dạy chúng con cách quý trân lòng dung thứ,
để khinh miệt hận thù và sự hờn căm.

Chúa ôi,
Hãy cứu trẻ em khốn cùng khỏi sự đói khát
để đời các em thôi ác mộng vò dày.
Hãy chỉ chúng con biết cách tốt nhất chăm sóc
khí trời chúng con hít thở hàng ngày.

Chúa ôi,
Hãy ban an bình cho mỗi vùng đất lẻ
để cho mọi người nếm vị tự do ngọt ngào.
Hãy hướng mắt chúng con đến tháp đài huynh đệ;
cao nơi kia chúng con đặt hy vọng và tín lí vào.

Chúa ôi,
Hãy bọc hết chúng con trong tình yêu vô biên của Chúa
để sáu lục địa trở thành chỉ một quốc gia.
Hãy giải cứu con người khỏi cám dỗ tai hoạ
đang nhấn chìm thế giới trong máu và lệ nhoà.

Chúa ôi,
Hãy chúc phúc đồng bào chúng con và Tổ quốc yêu dấu
để sự thịnh vượng còn mãi đời đời.
Hãy thấy biểu ngữ tự do của chúng con sẽ luôn phất phới
đầy tự hào và dũng cảm trong lồng lộng bầu trời.


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty THƠ CỦA THẦY DƯƠNG ĐÌNH TRI

Bài gửi  Admin Tue Jan 26, 2016 8:25 pm

TRƯỜNG XƯA
Ba mươi sáu năm trời dan díu em
Bảng đen phấn trắng mộng êm đềm
Trường xưa lớp cũ bao nhung nhớ
Xa mặt nhưng lòng đâu có quên
DƯƠNG ĐÌNH TRI
5/11/14


hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  54c0ca77-9f85-466f-9bc6-d3fcbf68b0d3_zpslpx6pnpq

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  7ce16da2-9d23-4e4b-a10d-bd91f2c3283c_zps03ce5f32

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty RẤT HUẾ _ HUỲNH CÔNG TOÀN

Bài gửi  Admin Wed Jan 27, 2016 5:51 am

RẤT HUẾ

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  1b934fcc-9fc9-45dc-ab50-c219a6b36f24_zpsab38a395

“Hắn đã xa quê hơn 30 năm, 30 năm xa quê nhưng Huế vẫn thấm đẫm trong tâm hồn hắn, không một chút đổi thay. Tôi yêu hắn vì điều đó, và qua hắn tôi thấy yêu Huế hơn, Huế của hắn và Huế của tôi!”
Truyện ngắn của Huỳnh Công Toàn
RẤT HUẾ
Hắn lên Gia Lai từ những năm 80-81. Sau này hắn kể, lúc nhận quyết định đi Gia Lai hắn chẳng biết Gia Lai là cái mô tê chi cả, hắn nghe địa danh này lần đầu, thế mà hắn cứ đi. Khi đi, mạ hắn còn nói “Con cố xin về Cheo Reo công tác”. Ở Huế, hồi đó người ta biết địa danh Cheo Reo, Phú Bổn hơn là Gia Lai. Còn Pleiku! người ta tưởng nó nằm ở một nơi khác. Hắn lên, chỉ mang theo cái túi xách cà tàng và một vali sách, đa số là sách văn, truyện, khảo cứu..viết về Huế, quê hương của hắn.
Tôi và hắn quen nhau nhân một lần ra bưu điện gởi thư cuối năm 81. Có lẽ cái chất Huế nó hiển hiện trên khuôn mặt chúng tôi, lại thêm cái giọng Huế trọ trẹ của tôi và cái giọng Huế rất đậm của hắn làm chúng tôi thân nhau ngay. Hắn là Huế gốc, tôi là Huế lai. Với tôi! Huế xa, xa lắm, tôi xa Huế tính ra đã là đời thứ ba rồi. Còn với hắn thì Huế luôn hiện diện trong lời nói, giọng nói, sở thích, vui, buồn, hờn, giận …nói chung hắn là người Huế “mắc bệnh” nghiện Huế.
Nhiều năm thân với hắn, tôi không hiểu tại sao hắn lại bỏ “sông Hương núi Ngự” mà đi. Có lần tôi đùa với hắn “Chắc Huế đói quá nên bỏ đi chứ gì?” chỉ thế mà hắn giận tôi suốt tuần.
Năm nào hắn cũng về Huế hai lần. Một lần vào dịp tết, một lần vào dịp hè. Khoảng 26, 27 tết hắn mang vợ con về, bất kể xe cộ khó khăn, dịp về này hắn chỉ ở nhà với ba mạ hắn, đi thăm chúc tết bà con. Lúc lên hắn vui lắm, hắn khoe ba mạ hắn khỏe, trẻ ra, mấy đứa em hắn làm ăn khấm khá, tết ở Huế rất vui…. Còn dịp hè, hắn đi một mình, lâu hơn, có khi là 2 tuần. Trái với những lần về tết, những lần này hắn lên, mặt dài thườn thượt, không nói, bỏ ăn, bỏ nhậu hai ba ngày và khi nguôi ngoai một chút hắn bắt đầu nói bù.
Bao giờ cũng vậy, hắn rủ tôi ra quán café vắng rồi mở đầu bằng câu “Quê mình đẹp rứa răng mình lại bỏ mà đi?” hắn nói mà rươm rướm nước mắt. Rồi hắn kể về những ngày ở Huế: thăm nhà xong là hắn xách chiếc xe đạp - sót lại từ thời ông bác - lang thang khắp Huế: Từ chùa Huyền Không, sang Từ Hiếu, về Nam Giao, dọc bờ sông về Bến Ngự, rồi lại qua Cầu Mới, vô Thành Nội… Hắn thích nhất là lang thang dọc đường Lê Lợi, nhớ những “ngày xưa còn bé” theo “em Đồng Khánh” với tà áo dài trắng thướt tha. Có lần hắn đạp xe về tận Thuận An, lúc lên lại rẽ qua Dưỡng Mong, Ngọc Anh, Lại Thế, về lại Vĩ Dạ, qua Đập Đá. Có khi hắn đạp xe thẳng lên Tuần, rồi ghé thăm các lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa.… Cứ thế, hắn lang thang khắp Huế suốt tuần, rồi lại thẩn thờ rời Huế mà đi như những lần về.
Hết kể chuyện đi lang thang hắn lại nói đến chuyện ăn. Chao ôi! Nghe hắn kể món ăn Huế mà bắt ham: bánh lọc, bánh nậm, bánh ướt, bánh khoái Thượng Tứ, bánh bèo Ngự Bình, chè hột sen, chè đậu đen Vạn Vạn. Hắn kể về nhiều món ăn nghe rất lạ như món chè bọc lọc bọc …thịt heo quay, món chè bông cau - hắn kể - được nấu với bột báng, bột lọc, đậu xanh đãi vỏ nhưng phải cho vào nồi chè một chút hoa cau mới nở - nhất là cau Nam Phổ - mới ngon ….
Mỗi lần về Huế món ăn chủ yếu của hắn vẫn là cơm hến, hắn kết luận: cơn hến ngon hơn bún hến (món ăn giống cơm hến nhưng người ta dùng bún thay cơm nguội), bún hến chỉ là cái cải biên của cơm hến mà thôi. Món mà hắn thích nhất là cá bống thệ kho khô ăn với cháo gạo đỏ. Này nhé: cá bống thệ loại nhỏ, tươi roi rói, đem ướp nước mắm, đường, tiêu, ớt, hành hương, rồi cho vào nồi đất, thêm một chút “đường thắng(1)”, kho rim. Gắp ra, con cá cong hình cánh cung, thịt chắc, ăn với cháo gạo rằn, chén cháo nấu đặc sệt, nóng hổi, thơm mùi lúa mới, ăn vào nghe vị bùi bùi, ngây ngất. Món này mà ăn vào những buổi sáng Mùa Thu, gió se lạnh, hoặc những ngày Đông mưa dầm xứ Huế thì… tuyệt.
Với hắn, cái gì Huế cũng nhất, ăn hột vịt lộn hắn chê rau răm không thơm bằng rau răm Huế, ăn “bưởi Năm Roi” hắn cũng chê không bằng một góc thanh trà Lại Bằng bên bờ sông Bồ của Huế, đến nổi uống café Gia Lai hắn cũng chê café đậm quá uống vào …mệt tim, không bằng café Bưu điện Huế ngày xưa, uống vừa ngon đậm đà, vừa lành, vừa bổ.
Hắn kể: hồi xưa, có lần hắn “biểu diễn âm nhạc” cho bồ hắn nghe bằng hai bài “Lưu Thủy”, “Kim Tiền” đàn bằng Mandolin. Bị phản đối quá chừng, nếu không hắn sẽ thêm “Tứ Đại Cảnh”, “Nam Ai”, “Nam Bình”… và có khi kết thúc bằng “Chiều chiều dắt mạ qua đèo (2)” vừa đàn vừa hát nữa cũng nên. Thế mà hắn cũng “tán” được, cũng nên vợ nên chồng và người ta cũng bỏ Huế mà đi theo hắn (cái thằng hiền quá! trước giờ hắn chỉ có một bồ, là vợ hắn bây giờ!).
Hắn là người rất tốt, chân tình và hết mình với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè vô điều kiện. Ai cũng công nhận như thế cả. Nói chuyện, hắn chuyên môn dùng từ của Huế chính gốc, kể cả những từ rất cổ. Hắn đơn giản “nghĩ gì nói nấy” không chịu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” bởi thế mà hắn thường bị bạn bè giận “oan”.
Một buổi tối, hắn đến nhà cô bạn từ thời sinh viên, cô bạn khá thân, ngồi cạnh hắn suốt mấy năm đại học. Hơn mười năm gặp lại, hai người nói chuyện đến tận khuya, câu chuyện đến hồi khoe vợ (chồng), khoe con, cô bạn đưa tấm hình đứa con trai 8 tuổi cho hắn xem. Hắn buột miệng nói một câu “Thằng này ngó (trông) lỳ quá hỉ?”. Cô bạn đổi nét mặt, nói vớt “Không, cháu ngoan lắm!”. Chao ơi! con vàng con bạc của người ta, mới nhìn qua ảnh mà đã “chơi” một tiếng “lỳ” ai mà không giận, không phải bạn chắc có khi uýnh nhau chứ chẳng chơi. Tội nghiệp cho hắn! phải hiểu hắn là người Huế, Huế chính gốc, Huế từ đời ông tằng ông tổ. Hắn nói “lỳ” là nói theo kiểu của người Huế xưa, nghĩa là có bản lĩnh, là vững chãi, là không sợ bất cứ khó khăn nào, đó là một tiếng khen. Nhưng cô bạn hắn là người Bắc, cô ấy đâu có hiểu như vậy, cô ấy hiểu “lỳ” hắn nói là “lỳ lợm, không vâng lời”, thế mới chết cho hắn. Hơn 10 năm rồi hắn vẫn chưa thanh minh được và cô bạn hắn thì vẫn còn giận cho đến bây giờ.
Ba mươi năm xa Huế, hắn vẫn cứ cái giọng Huế “chuẩn” như những người Huế chưa từng bước chân ra khỏi nhà. Đi chợ hắn hỏi người ta “Ở đây có bán chén đoại không?”. Vào nhà thuốc hắn nói: “Bán cho mấy viên thuốc đau cái trôốc”. Sai con quét cái sân hắn nói “Xuốt cái cươi!..bây”. Nhìn con ăn, hắn nói “Ăn rủng rải! con” Cha mạ ơi! Ai biết cái “đoại” hắn nói là cái gì mà bán! Ai biết cái “trôốc” hắn nói là cái gì mà bán thuốc giảm đau, Ai biết “cươi, xuốt” hắn nói là gì mà “xuốt cái cươi”! Còn “ăn rủng rải” …chắc chỉ có con hắn hiểu!
Những từ Huế mà có khi người Huế - những người suốt đời không bước chân ra khỏi Huế - đã quên, thế mà hắn vẫn cứ dùng. Có bữa vợ hắn khoe đi khoe lại cái áo mới mua, hắn làm một câu “thôi đừng trến nữa!”. “Trến?” cha mạ ơi! (xin lỗi cho tôi gọi lần nữa!) ai biết trến là gì?!. Lờ mờ tôi hiểu trến là khoe ra, khoe đi khoe lại trong khi người khác không thích (có phải thế không hỡi những người “rất Huế”?).
Hắn nói “rặc ri” tiếng Huế, thường xuyên “mô, tê, răng, rứa”, tôi góp ý thì hắn nói “tiếng Huế hay ri răng lại đổi?”. Rồi hắn vừa cười hề hề vừa nói thêm: “Mi biết không, người Huế là tổ tiên của người Nhật đó, mi–đi–mô-ri, tau-đi-ra-ga, mi-đi-ga-mô, tau-đi-ga-tê. Mi nghe có giống cô-ni-chi-va, a-na-ta-va, a-ri-ga-tô(3) không?”. Cái này thì tôi biết chắc là hắn xạo, nghe quen lắm, hình như hắn “thó” từ một chuyện vui nào đó!
Dù có cố gắng nhưng hắn vẫn nói ngọng, ngọng rất Huế, rất dễ thương!. Cái nhà thì hắn nói là cái “dà”, nho nhỏ thì hắn nói là “do dỏ”. Bởi thế có lần bạn bè bắt hắn nói câu “nhà em nhỏ có giàn nho” sửa đi sửa lại mãi hắn vẫn cứ nói “dà em dỏ có dàng do”… chịu!!!
Đó là những cái thiếu sót, cái “hớ” của hắn, hớ có tính cách địa phương, theo tôi thì hắn không có lỗi, lỗi chăng thì đó là lỗi do hắn yêu Huế của hắn quá mà thôi!.
Nhưng cũng có khi hắn… nói bậy. Mới đây thôi, hắn đến nhà bà chị họ. Trông thấy đứa cháu ngoại bà chị hơi ốm yếu một chút, hắn buột miệng “thằng ni yểu tướng quá hè!”. Yểu tướng? tướng chết yểu? lần này hắn không gặp may như là lần nói “lỳ” hồi xưa, hắn bị bà chị họ cho một trận, không có chỗ trống để điền vào ...lời xin lỗi.
Hắn là giáo viên văn, đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, thế mà hắn vẫn sợ… nói bậy khi lên lớp, nhất khi dạy bài giảng văn “Đoàn thuyền đánh cá”. Trong bài văn này có câu “Biển vẫn lồng lộn…”, đứng trên núi thì có gì mà phải sợ biển… lồng lộn? Thế mà hắn vẫn sợ, hắn sợ mình nói lộn theo kiểu “nói lái” của người Huế. Bởi thế cho nên hắn cẩn thận ghi bảng bốn chữ này ngay dưới tên bài học, và khi đọc, hắn đọc từng chữ (vì sợ đọc lộn “biển vẫn lồng lộn” thành “biển vẫn…....” thì chỉ có nước ...bỏ nghề!). Nhưng… thế mà lại ăn! các thầy cô dự giờ ngồi dưới tưởng hắn áp dụng “phương pháp tạo điểm nhấn cho chủ đề” nhờ thế mà hắn được danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và món tiền thưởng gần một phần tư triệu đồng.
Nghe hắn rủ, tôi có về Huế một lần, cùng hắn. Đó là năm 95 sau trận bão lớn ở Huế. Đến Lăng Cô, chao ôi là hắn vui! hắn cười nói, hát hò luôn miệng. Bỏ ghế, chúng tôi ngồi bệt xuống sàn phần đuôi xe, cảnh vật chạy lùi về phía sau vun vút. Qua đến Phú Lộc, nhìn nhà cửa, ruộng vườn xơ xác hắn khóc rưng rức và hắn nói với tôi, chỉ một câu, trong nước mắt: “Quê mình răng khổ ri mi!”
Bây giờ hắn đã đứng tuổi, già thì chưa phải là già, nhưng dĩ nhiên là không còn trẻ nữa. Hắn đã xa quê hơn ba mươi năm, ba mươi năm xa quê nhưng Huế vẫn thấm đẫm trong tâm hồn hắn, không một chút đổi thay. Tôi yêu hắn vì điều đó, và qua hắn tôi thấy yêu Huế hơn, Huế của hắn và Huế của tôi, mặc dù tôi là người xa Huế đến mấy đời. Và tôi thấy vang vọng đâu đây một giọng hò mái nhì buồn man mác:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!
HCT
………………………………………………..
(1) Đường đen đun lửa nhỏ để hơi cháy, dùng để tạo màu nâu đen cho một số món ăn khi chế biến.
(2) Lý qua đèo, dân ca Huế.
(3) Tiếng Nhật:
- Konnichiwa (cô-ni-chi-va) (Chào bạn)
- Anata wa? (a-na-ta-va) (Còn bạn khỏe không?)
- Arigatou (a-ri-ga-tô) (Cám ơn bạn) .


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jan 27, 2016 6:14 am; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN BỤC GIẢNG _ CÔ DIỆU TRANG

Bài gửi  Admin Wed Jan 27, 2016 5:58 am

NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN BỤC GIẢNG

TÔN NỮ DIỆU TRANG

Thân tặng những học trò cũ của tôi .

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  D5eeef2e-b51a-474d-a81e-858e13c61b91_zpsak5zqhdg

Năm 1961 đối với tôi có nhiều ý nghĩa. Tôi vừa lập gia đình và lần đầu tiên bước chân vào nghề dạy học. Tôi còn nhớ vào trung tuần tháng 9/1961 tôi vào trường Quốc Học với tư cách là một cô giáo. Trường Quốc Học với tôi cũng chẳng xa lạ gì vì tôi đã học Đệ nhất C ở đó một năm nhưng bây giờ trong tôi có nhiều cảm giác rất khó diễn tả: Vừa lo âu vừa có đôi chút hãnh diện. Không lo âu sao được khi tôi được phân công dạy môn triết lý (phần tâm lý học) ở 3 lớp Đệ nhất C, 5 lớp Đệ nhất A và như vậy toàn khối đệ nhất chỉ còn Đệ nhất B là tôi không dạy mà thôi.
Một cô giáo mới ra trường ở tuổi 24 mà học sinh đa số là nam tuổi nhỏ nhất cũng 17, 18, thậm chí có em chỉ kém tôi 1 hay 2 tuổi mà thôi. Buổi đầu tiên vào lớp tôi không hình dung được mặt mũi mình thế nào, tay chân có lạng quạng không và ăn nói có vấp váp không! Thú thật tôi cũng chưa quen với 50, 60 cặp mặt đang chăm chú nhìn mình.
Cũng may là được dạy môn tâm lý học không khô khan như luận lý hay đạo đức vì tâm lý thường đề cập đến những vấn đề rất gần gũi  với lứa tuổi của các em như cảm xúc, đam mê, khoái lạc đau khổ v.v. Đó là những vấn đề diễn biến thường xuyên trong tâm lý của mỗi con người chúng ta cho nên tôi lấy làm thích thú khi truyền đạt đến các em mặc dù tôi thuộc nữ giới nhưng cũng không ngần ngại khi phân tích hoặc giải thích những tình cảm quá ư rắc rối và tế nhị. Cũng nhờ đó mà thầy trò mỗi lúc gần g nhau hơn và lớp học trở nên sinh động, còn nhớ một buổi học giảng về đề tài “khuynh hướng” tôi trình bày về 2 triết thuyết tương phản:
- Một số triết gia cho rằng con người bẩm sinh là Thiện
- Một số khác lại bảo con người vốn tính Ác và con người làm điều thiện chỉ là giả dối.
Thế là học sinh tranh nhau phát biểu ý kiến, phản bác nhau bằng những dẫn chứng hung hồn. Khi thấy lớp học quá sôi động tôi phải dừng lại bằng cách nhắc nhở cho các em ý thức rằng chân lý triết học là một nhãn giới mà chúng ta luôn hướng về chứ không bao giờ sở đắc được và “ mỗi triết gia chỉ là một người khách lữ hành đi trên một con đường dài không bao giờ dừng chân ở một quán trọ nào vĩnh viễn cả (dẫn lời cũa một vị thầy khả kính cũa tôi).
Trong những giờ dạy của tôi các em thường hay đặt những câu hỏi có khi thật ngây ngô nhưng cũng có những vấn đề hóc búa, thú thật nhiều lúc cũng làm tôi bối rối và lúng túng không ít. Sau đó khi về nhà phải suy nghĩ nhiều hầu tìm cách giải đáp cho các em một cách thỏa đáng. Thời điểm đó tôi hầu như để hết thì giờ cho việc dạy học, tôi chẳng đụng một chút nào vào công việc nhà, suốt ngày đọc sách nghiên cứu, tính ra nhiều lúc bỏ hơn 10 giờ để soạn cho 1 giờ lên lớp. Tuy vậy tôi không cảm thấy mệt mỏi mà chỉ cảm thấy rất vui mỗi khi lên lớp. Nói vậy chứ không phải lúc nào cũng vui, có khi cũng rất bực dọc, khó chịu. Ai cũng biết lớp Đệ nhất C thường qui tụ nhiều thành phần học sinh trong đó có những em có suy nghĩ rất khác thường, tự phụ về kiến thức cũa mình nên hay tìm những vấn đề gay cấn trong một cuốn sách nào đó và đem ra để lòe với các bạn trong lớp rồi “ cãi chày cãi cối” với tôi hy vọng là đưa tôi vào thế bí. Một số ít học sinh đã ra mặt chống đối tôi về tôi đã không chấp nhận học sinh hút thuốc trong lớp và tôi đã phải nhờ nhà trường can thiệp và các học sinh đó phải nhận một hình phạt khá nặng. Sau 1975 tôi thật sự xúc động khi các em đó tìm đến nhà thăm tôi (lúc nay tôi đã ở Sài Gòn). Nghĩ đến hành động cũa các em lúc đó thấy thật là trẻ con, háo thắng, quậy phá nhưng rất dễ thương.
Dần già tôi cũng quen với mấy chục cặp mắt nhìn mình giảng bài. Đôi lúc cũng có những cặp mắt không phải nhìn cô giảng bài. Thôi thì mình cũng phải làm lơ chứ biết nói sao! Sau mấy chục năm xa cách những lúc cô trò gặp lại nhau các em vui miệng tố cáo nhau là “thằng ni hay làm thơ về cô, thằng ni dám mê cô”. Thế rồi tất cả cùng cười vang.
Các em còn nhắc lại mỗi sáng đến trường để đến được phòng giáo sư cô phải di chuyển rất là lúng túng và ngượng ngập trên lối đi trong sân trường mà hai bên lề đường là hai dãy học sinh ngồi chờ vào lớp, các em nói cô như là “người mẫu bất đắc dĩ” đi giữa hai hang giám khảo.
Và cứ thế tôi đã qua 10 niên khóa ở trường Quốc Học, đó là khoảng thời gian tôi không bao giờ quên được, đã làm cho tôi không bao giờ ân hận là mình đã chọn nghề dạy học.
Các cô giáo dạy trường nam sinh thường hay khóc lóc bị quậy phá còn tôi nhớ là chỉ khóc có một lần tại buổi chào cờ sáng thứ hai tại sân trường vì sau hôm đó tôi rời trường Quốc Học để thuyên chuyển vào Sài Gòn.
Bây giờ học trò các năm đầu tôi dạy tuổi cũng đã trên 60, kiến thức, học vị, địa vị hơn tôi rất xa như tiến sĩ TAT, LMT, bác sĩ TVB, LTP, đạo diễ LCB, thượng tọa PDT, thi sĩ PDN, giáo sư CVT v.v. Mỗi lần gặp nhau một tiếng “thưa cô” hai tiếng “thưa cô”. Đôi lúc tôi đề nghị đổi cách xưng hô nhưng các em không chịu.
Niềm vui cũa tôi bay giờ ngoài gia đình là những học sinh năm xưa. Những bạn bè ở ngành khác thường nói với tôi là “Diệu Trang sướng thiệt, có nhiều học trò đã lớn rồi mà vẫn còn liên lạc thường xuyên”.
Ờ, mình nghĩ cũng sướng thiệt!
TÔN NỮ DIỆU TRANG

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty ĐẶC SAN CỦA CHÚNG TA

Bài gửi  LeKhacHueDuc Wed Jan 27, 2016 8:14 am

Đức thấy chúng ta đã xứng đáng và có đủ tư liệu , hình ảnh để làm một đặc san để đời . Ui chao , chúng ta có nhiều bài viết của Quý Thầy Cô , bạn bè , thân hữu rất giá trị về mặt văn hóa ,giáo dục . Đức sẽ cùng các bạn xúc tiến việc làm đầy ý nghĩa nhân văn này .

Đức nghĩ chúng ta phải in thật nhiều để phổ biến những công việc làm Tôn Sư Trọng Đạo , THẦY TRƯỚC _ BẠN SAU , của chúng ta .

Chỉ cần lấy bài vở ,hình ảnh trong Diễn Đàn đầy tính Giáo Dục ,Văn Hóa này , chúng ta có thể làm cả chục Đặc San mà vẫn còn dư sức .

LeKhacHueDuc

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 26/05/2013

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty BÀI VIẾT CỦA CÔ LÊ THỊ LIÊN

Bài gửi  Admin Wed Jan 27, 2016 12:57 pm

ĐỜI DẠY HỌC CỦA TÔI


Tôi đã đỗ tú tài II năm 1956, giã từ Trường Quốc Học, giã từ tuổi học trò. Năm 1961, trở lại Trường với tờ “Sự Vụ Linh” trong tay, tập tễnh những bước đầu làm Cô giáo. Trường Quốc Học thuở ấy chỉ có cấp 3 với lớp Tam Nhị Nhất.
Cuộc đời giảng dạy của tôi chia đều mười lăm năm trước và mười lăm năm sau mốc “75”. Những năm đầu dạy dỗ khá vất vả, môn dạy thì kiền thức mênh mông, đảm nhận đa phần là các lớp cuối cấp, vốn liếng hiểu biết của mấy năm Đại học chưa đủ để vững tin trước học trò!
Năm tháng rồi cũng qua nhanh, cùng với tuổi đời chồng chất là kiến thức – kinh nghiệm được tăng thêm. Cô giáo dần già vững chải trước học trò. Thấm thoát là mười năm, rồi mười lăm năm, bao nhiêu là kỷ niệm!
NÓI CHUYỆN XƯA VỚI HỌC TRÒ
Thế rồi năm 1975, tôi cùng một số đồng nghiệp “được” điều đi khỏi trường Quốc Học, tôi về dạy một trường cấp 3 trong Thành Nội. Mười lăm năm sau được học trò nể trọng, giảng dạy tương đối thành công hơn.
Ấy vậy mà lạ thay, lòng vẫn buồn hiu, ngoảnh nhìn lại, những kỷ niệm buồn vui gian khổ của nghề chỉ đầy áp ở mười lăm năm trước!
Năm 1990, tôi tự nguyện rời phấn trắng bảng đen làm người “mất dạy, vô lương” như lời nói đùa của một đồng nghiệp. Năm 1993, có hai Thầy cô giáo già lặng lẽ xuôi Nam. Cũng từ đó tại Sài Gòn tôi được gặp lại rải rác những người học trò cũ ở Quốc Học, nam có nữ có!
Một điều tức cười, là ngày xưa, trong các năm dạy đầu, tôi đã từng gọi họ là “các Anh các Chị” khi mà bọn họ còn trong lứa tuổi 17, 18, thì nay ba bốn mươi năm sau, tôi điềm nhiên xưng Cô – Em không chút ngại ngần. Phải chăng có sự đồng tình ở đây, trò thì … “cứ vậy đi Cô, cho bọn em cảm thấy mình còn nhỏ chút chít, níu kéo chút thanh xuân!”
Còn Cô, ai bảo không có chút tự hào? Quá tự hào đi chứ, khi các học trò cũ cũa mình giờ đây “lớn lao” như vậy! Đúng thế, vì nếu không là Ông nọ Bà kia, thì họ cũng đều là Ông Bà Nội Ngoại cả rồi!
Tôi nhớ mãi cuộc hội ngộ đầy cảm động với nhóm tạm gọi là “14 tháng 7”, mà Huệ, Liêm là những đầu tàu. Cô trò gặp nhau quá mừng vui sau mấy mươi năm! Dù tóc đã hai màu, có người vẫn láu táu “Em có làm Chemise môn Cô, còn Em có làm Chemise môn Thầy…”. Cũng có người tươi cười thú nhận: “Em bị Cô cho hai con 0 vì trốn học giờ Cô, Em có bị Cô đuổi một lần vì quậy phá!”, Cô trò đều phá lên cười! Một điều đáng quý trọng cũa học trò mà tôi ghi nhận, đó là khi tìm gặp lại thầy Cô giáo cũ, họ rất chân thành và tha thiết. Họ hoài niệm về Thầy Cô với tình cảm cao quý, với nhiều kỷ niệm khó quên, kể cả những điểm 0 cùng lời trách phạt!
Trong những lúc ngồi nhâm nhi từng ngụm đắng ngọt ngào với học trò cũ, nam có nữ có, chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, từ thời sự đến áo cơm, chuyện “thế gian” lẫn chuyện “thị phi bà tám”! Nhìn họ, hầu hết tóc đã pha sương, vẫn cười nói râm ran, hồn nhiên chọc ghẹo nhau như thuở đôi mươi, tôi thấy lòng rưng rưng và hạnh phúc, một chút tiếc nuối thoáng qua: “quỹ thời gian” của mình còn quá ít! Chợt nhớ câu thơ của nữ sĩ HK “Còn gặp nhau hãy cứ vui”! … “Ừ, sao không nhỉ”!
Tôi chờ đợi ngày 08 tháng Bảy, ngày họp mặt sau 40 năm của bạn hữu cùng khóa 65 – 72 Quốc Học, do Nhóm “14 tháng Bảy” tổ chức, các Thầy Cô ở Sài Gòn đã được Nhóm mua vé máy bay mời ra Huế tham dự.
Xin cám ơn các em, những Học Trò Cũ thân thương, hẹn gặp các em tại quê nhà. Chúc các em có nhiều niềm vui trong Ngày họp mặt. Cuộc sống nhiều hạnh phúc và thành đạt.
Sài Gòn, cuối tháng 05-2011
CÔ GIÁO CŨ

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  6e6dd993-250d-404b-9ffd-2a83b1da6963_zpsb6e18265

Thử tìm ảnh của cô Liên
Khi mười tám tuổi nét duyên mặn mà
Hồi ấy học đệ nhất A
Giai nhân Quốc Học thướt tha yêu kiều
                                (haitho)





Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty MỘT BÀI VIẾT CỦA THẦY THÂN TRỌNG SƠN , DẠY PHÁP VĂN

Bài gửi  Lê Hữu Thành Wed Jan 27, 2016 5:33 pm

CƠ CHI TÔI ĐƯỢC VỀ VỚI HUẾ
Về đến khách sạn tôi mới được biết kế hoạch chặng đường tiếp theo : vậy là chỉ dừng lại ở thành phố này hai đêm và một ngày, rồi đi vào, ghé Đà nẵng, Hội an chứ không ra Quảng Bình thăm Phong Nha nữa. Bây giờ đã là bốn giờ chiều, tôi có quá ít thời gian với quá nhiều công việc phải làm nơi đây. Lật vội sổ tay xem số điện thoại của những người quen biết, tôi chọn số của Nhã và gọi ngay. Không chờ tôi nói gì nhiều, Nhã cắt lời, anh chờ đó, N. tới ngay chừ đây. Chưa đầy mười lăm phút sau đã nghe điện thoại của phòng tiếp tân báo có người đang chờ. Tôi chạy vội xuống : đúng là Nhã thật, không ngờ hắn lẹ làng đến thế. Lên xe N. chở đi, dành cho anh chiều và tối nay, mai N. bận cả ngày. Từ đường Nguyễn Huệ, Nhã chở tôi ngược lên phía ga rồi rẽ vào đường Lê Lợi đi theo hướng cầu sáu vài mười hai nhịp. Mới đi được một đọan, tôi chưa thỏa thích ngắm nhìn hàng cây hai bên choàng tán lá phủ mát con đường áo trắng ngày xưa thì Nhã đã dừng lại và quyết định việc chi tính sau nhưng chẳng lẽ về đây mà không ghé thăm trường cũ. Tôi chưa kịp có ý kiến gì thì Nhã đã chạy xe vô cổng trường. Tuy bây giờ là thời gian nghỉ hè nhưng vẫn thấy đông người vô ra. Nhã lại gần chào nhân viên bảo vệ đang đứng bên trong cổng vào và nói, đây là thầy Thanh trước có dạy trường mình, đã chuyển đi, tui đưa thầy vô thăm trường chút nghe. Anh bảo vệ đồng ý, Nhã quay sang tôi nói không có N. anh không vô được mô nờ. Tôi ậm ừ may quá. Nhã là bạn, vừa là đồng nghiệp dạy cùng môn với tôi, quen nhau đã lâu và thân nhau từ khi cùng đi tu nghiệp ở Sèvres mười năm trước. Ra trường Sư phạm sau tôi hai năm, Nhã dạy ở Quảng Trị rồi đổi vào dạy trường Thống Nhất, mới chuyển về trường này năm bảy năm gì đó. Với chừng đó thời gian chắc chắn Nhã không biết nhiều về ngôi trường này bằng tôi bởi tôi đã từng học bậc trung học ở đây, rời trường để học đại học mất 4 năm, đi dạy xa 4 năm và trở về lại trường cũ nối bước các thầy cô mà phần lớn vẫn còn dạy ở đây.
Từ cổng trường, Nhã dẫn tôi đi thẳng vào bên trong. Dọc theo những hàng cây đều hai bên lối đi, chúng tôi tiến gần đến khu vực trước đây là sân chơi có mái che(préau) và tôi chợt hiểu tại sao trường học lại được bảo vệ cẩn thận đến thế, tại sao phải có người bảo lãnh tôi mới được vào. Thấy tôi ngạc nhiên nhìn tầng lầu ngay phía trên préau, Nhã giải thích đó là hội trường hàng trăm chỗ với trang thiết bị rất chuẩn và rất sang, thỉnh thoảng nhà trường cho các cơ quan bên ngoài thuê làm nơi hội họp. Còn bên dưới thì cho thuê làm nơi dạy võ. Nhã nói tiếp, lát nữa đây anh sẽ thấy cảnh nhộn nhịp đông vui, đó là học viên các lớp ngoại ngữ, cái trung tâm ni là của mấy ông Lê văn Giang và Hồ Trang bạn anh đó.
Chúng tôi rẽ phải đi đến dãy nhà dọc, tôi đến gần căn phòng cuối cùng thử tìm dấu vết của Phòng Giáo sư thuở nào nhưng bây giờ đó chỉ là phòng học. Ngay bên trên phòng này trước đây là Phòng Khánh tiết bây giờ cũng là phòng học. Phòng Khánh tiết là nơi diễn ra các sinh hoạt văn nghệ, thuyết trình, phát phần thưởng…Mới vào học đệ tam, lần đầu tiên tôi bước vào phòng này là để nghe chị Bùi Ánh Loan học đệ nhất thuyết trình về đề tài “ Một chuyến du xuân”. Bằng giọng nói truyền cảm, chị đã dẫn dắt người nghe đi qua nhiều vùng miền của đất nước, lúc thì giới thiệu phong cảnh, khi thì trích dẫn văn thơ. Học trên mình có hai lớp, sao chị lại hiểu rộng biết nhiều như thế, tôi ngồi nghe mà lòng thầm phục. Các buổi lễ phát thưởng tổ chức tại đây luôn để lại một ấn tượng sâu sắc đối với học sinh và phụ huynh ( học sinh được thưởng thì nhà trường mời phụ huynh đến dự ). Phần thưởng lớp nào, hạng nào cũng rất lớn, chủ yếu là sách giáo khoa (đủ dùng cho năm học sau ), sách đọc thêm, từ điển, vở, dụng cụ học tập… Nếu là phần thưởng Danh dự toàn trường hay Nhất toàn Khối lớp thì “ phải thuê xích lô mới chở về hết “ vì đó là phần thưởng của tổng thống, của bộ trưởng, tỉnh trưởng … Học sinh được thưởng còn có vinh dự thấy tên mình được in trong cuốn Tưởng thưởng lục cùng với những trang giới thiệu về trường cùng danh sách giáo sư và nhân viên của trường. Một thông lệ rất có ý nghĩa nữa là mỗi năm nhà trường chọn một giáo sư đọc “ Diễn văn thường lệ “ vào dịp này. “Được thay mặt Hội đồng giáo sư để đọc diễn văn vào dịp lễ long trọng này là một vinh dự lớn cho tôi, một giáo sư tuổi đời còn rất trẻ và tuổi nghề còn đếm được trên đầu ngón tay … “ Tôi chưa quên lời phát biểu đó của Thầy Nguyễn Đức Mai, giáo sư Anh văn, vào dịp lễ phát thưởng năm tôi học đệ nhị.
Nhã cắt đứt dòng suy tưởng của tôi bằng cách kéo tôi đi vào dãy nhà sau, phía sân vận động của trường. Tôi lặng người ngẩn ngơ khi dừng chân trước căn phòng cuối cùng của dãy nhà. Đây là phòng học năm đệ tam của tôi. Mười lăm tuổi, tôi rời ngôi trường nhỏ trong Thành nội để “lên” học đệ nhị cấp ở đây, hãnh diện được mặc bộ đồng phục quần tây xanh áo sơ mi trắng với chiếc huy hiệu thêu chỉ xanh tên mình và một vạch nằm ngang gắn trên túi áo. Một vạch là đệ tam, lên một lớp thêm một vạch, chờ đến khi huy hiệu có ba vạch là rất oai vì đã vượt qua cái ngưỡng Tú tài bán phần, rất sướng vì được tự xem mình thuộc lớp đàn anh và nhất là rất thích vì được … học chung với con gái ! Thuở đó con trai con gái không học chung trường nhưng vì trường nữ bên cạnh chỉ mở đến lớp đệ nhị nên lên đến đệ nhất các nàng đều chuyển sang đây. Sau năm học 62-63, trong trường lại không còn tà áo dài trắng nào nữa, trường nữ đã mở lớp đệ nhất rồi. Có một ngàn người vui và một ngàn người buồn vì “biến cố” này.
Mười lăm tuổi vào trường là đúng độ tuổi đi học, cùng lớp nhiều bạn lớn hơn ba bốn tuổi vì trường nhận học sinh đệ nhất cấp từ các trường ở “phố” và cả các trường ở “làng” nữa, mà học sinh trường làng đi học chậm vài ba năm là chuyện thường. Cả khối lớp đệ tam hầu hết là ban B và ban A, chỉ có một lớp ban C. Bạn cũ từ đệ tứ lên đều vô B hết, tôi chọn ban C bị tụi nó chọc là đứa nào dốt quá không học toán nổi mới vô C. May mà còn một ít bạn đã quen thân từ trước. Hồ văn Tiếu, ở đường kiệt phía sau nhà tôi, mỗi lần rủ hắn đi học tôi chỉ đứng ngoài cổng chờ, không dám vô nhà vì sợ gặp anh của Tiếu là Thầy Hồ văn Thuyết, dạy Việt văn lớp tôi. Tống văn Thịnh có tới hai nhà, một ở ngả giữa, buôn bán đặc sản hồ Tịnh, một ở kiệt Âm hồn. Thịnh thích chơi thể thao, đánh bóng bàn và vũ cầu rất giỏi, lại mê nghe nhạc vì nhà có sẵn dàn máy Akai, trong khi bọn tôi chẳng biết gì thì Thịnh thuộc nằm lòng bao nhiêu bài của Françoise Hardy và Sylvie Vartan. Vĩnh Thuyên, nhà ở bên kia cầu Đông Ba, có vườn rộng, thường rủ tôi vào đó học bài. Thuyên thường khoe với tôi về cô em họ, thua bọn tôi hai ba lớp gì đó, lúc đầu chỉ nói tên là Bích Hoàng, mãi lâu sau mới chỉ cho biết người biết mặt, để tau giới thiệu em tau cho mi. Thì ra O này cũng ở gần nhà tôi, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy tung tăng áo trắng đi học trên đường Ngọ Môn, trông cũng “ hay hay”. Để rồi tau giới thiệu, V.T. cứ nói đi nói lại mãi nhưng không hề cho tôi cơ hội “ tiếp cận” cô em. Một dạo tôi thấy B.H. biến mất, hỏi Thuyên mới biết O về ở đâu phía sau chùa Diệu Đế. Có lần tôi đi về phía đó, tình cờ thấy O đi đàng trước, tôi đạp xe chậm lại cố ý theo cho biết nhà, ngờ đâu o phát hiện ra nên vụt bỏ chạy. Thế là tôi bỏ cuộc, không tìm cơ hội gặp gỡ nói chuyện gì nữa. Hoàng mênh mang sương khói còn tôi ngơ ngác nai vàng, người chưa quen biết mà tưởng là đã thân thiết, nên trong sách vở tôi viết đầy tên Bella Helena – là Bích Hoàng tôi “dịch” ra như thế ! Sau khi đậu Tú tài tôi ít gặp Vĩnh Thuyên vì hắn học khác ngành tôi, và cũng không nghe nhắc đến B.H. nữa.
Mang tiếng dốt toán, vậy thì phải cố gắng các môn văn chương và sinh ngữ cho khỏi mất mặt ! Lớp chủ trương làm báo và trưởng lớp Văn Bạc Chinh nói đứa nào cũng phải viết bài hết. Viết thì viết, sợ gì. Nói thì dễ nhưng sao làm quá khó, hết thời hạn nộp bài tôi không có chữ nào, xin anh Chinh gia hạn một tuần, vẫn đầu hàng. Tôi rất xấu hổ khi cầm tờ báo lớp, thấy rất nhiều bạn tham gia, truyện ngắn, tùy bút, thơ lục bát, thơ tự do, đủ thứ, với tên thật, bút danh bút hiệu kêu rổn rảng. Lê văn Linh ký là Kim Lê văn, Nguyễn Giảng ký Hoài Nhân, rồi Lê văn Giá, Tôn Thất Hành, Trần Hưởng … Đọc thơ của Lam Kiều, bút danh của Nguyễn Đoán, tôi mới phục và hoảng. Buổi chiều thắt cổ bằng sợi chỉ hoàng hôn. Làm sao có thể viết được một câu như thế khi mà Chinh phụ ngâm khúc và Cung oán ngâm khúc hắn hiểu không bằng tôi ? Thì ra học văn với viết văn khác nhau xa.
Vậy mà quá tin vào “tài năng” dân ban C của tôi, Nguyễn Tâm Hiếu bên lớp B đến nhờ : Thanh phải giúp mình, báo lớp mình ít bài quá. Không viết thì dịch cũng được, Thanh có cuốn Les mains sales của Jean Paul Sartre không, dịch cho mình vài trang cũng được. Không cách chi từ chối được, tôi liều mạng làm theo lời Hiếu để ít lâu sau nghe H. kể tụi lớp mình phục Thanh ghê lắm. Tôi hỏi nhưng tụi nó đọc bài dịch có hiểu chi không. H. ngập ngừng không nghe đứa mô nói chi, chắc là không hiểu ! Mà đúng thôi, tôi dịch tôi cũng không hiểu thì tụi nó làm sao mà hiểu được !
Về môn sinh ngữ thì tôi phấn chấn hơn. Mỗi tuần học 6 giờ Pháp và 6 giờ Anh, cả lớp đều thích, không phân biệt sinh ngữ chính sinh ngữ phụ gì cả. Hai năm đệ tam và đệ nhị, lớp tôi học Anh văn với thầy Nguyễn văn Lâu. Thầy còn trẻ, chắc là ra trường chưa lâu, hiền nhưng rất nghiêm, có phương pháp dạy linh hoạt, rất chú ý việc luyện nói cho chúng tôi. Sau này khi tôi cầm sự vụ lệnh thuyên chuyển về trường đến trình diện thì hiệu trưởng lại chính là thầy. Lên đệ nhất thì thầy Nguyễn văn Chương thay thầy Lâu. Thầy Chương có thói quen bước chân vào lớp là dạy ngay, không mất thời gian cho những thủ tục. Thầy giúp chúng tôi tự tin nhiều bằng cách thường xuyên tổ chức thảo luận, thuyết trình những đề tài gần gũi với đời sống. Những bộ sách chúng tôi học ( Let’s learn English, Practice your English, Improve your English ) đều do người Mỹ soạn, chú trọng kỹ năng thực hành ngôn ngữ, đồng thời giới thiệu về đất nước và con người , tạo hứng thú cho người học.
Sách tiếng Anh là thế, trong khi đó sách tiếng Pháp vẫn còn theo phương pháp cũ, nặng về văn chương, về ngôn ngữ viết. Cả 3 năm chúng tôi học cuốn Littérature expliquée, dạy văn học sử Pháp từ thời trung cổ đến thế kỷ 20, mỗi thời kỳ học các tác giả tiêu biểu và trích giảng tác phẩm tiêu biểu. Còn về văn phạm thì các thầy chọn sách để dạy, chủ yếu là cuốn Traité d’analyse, phân tích từ loại và chức năng của từ, với lại phân tích mệnh đề. Chính vì nội dung giáo trình như thế cho nên chúng tôi ít được rèn luyện kỹ năng nói mà chỉ chú ý đọc và viết. Mãi về sau, khi tôi bắt đầu đi dạy mới thấy chương trình đổi sang dùng bộ sách Cours de Langue et de Civilisation françaises của Mauger, nội dung và phương pháp tiến bộ hơn. Ba năm chúng tôi học với 4 giáo sư là các Thầy Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Văn Kháng, Ngô Đốc Khánh, Phạm Kiêm Âu.
( Thầy Thường chỉ dạy một thời gian ngắn, sau đó Thầy chuyển sang ngành luật. ) Chính lòng tận tụy và sự uyên bác của các Thầy đã khiến tôi càng yêu mến ngôn ngữ này hơn..
Rời phòng học năm đệ tam, Nhã dẫn tôi ra phía sân vận động. Tôi lóa mắt trước sự “hoành tráng” của nơi này. Sân bóng cỏ mượt và dày, các đường chạy bao quanh, sân và hố nhảy cao, nhảy xa, khu vực khán đài với các hàng ghế bậc cấp, các thiết bị tập luyện thể dục… Nhã cho biết trường còn có hồ bơi nữa. Chúng tôi đi ngược trở ra. Nhã giới thiệu ký túc xá của trường, dành cho học sinh các huyện về học hệ chuyên. Đến cuối dãy nhà phía trái này tôi muốn đi lên lầu nhưng cửa khóa không lên được. Tôi muốn đi lên lầu để trở lại phòng học năm cuối cùng của bậc trung học. Năm này, có thêm học sinh trường nữ chuyển qua, sĩ số đông hơn nên lớp tách đôi, C1 sinh ngữ chính Pháp, C2 sinh ngữ chính Anh. Chia tay một số bạn cũ, bắt đầu làm quen bạn mới. Công Huyền Tôn Nữ Thanh Hoa, nhà ở đầu đường Mai Thúc Loan, người cũng dịu dàng như tên, học giỏi nhất trong số nữ mới qua. Cao Thị Tú Quỳnh, mặt đẹp, mắt đẹp, tóc đẹp, dáng đi rón rén, Thịnh đặt biệt danh là người bắt chuồn chuồn. Hồ Thị Trúc Mai, thường lặng lẽ kín đáo. La Thị Quế Trinh, nhà ở phố, trong các bài luận tiếng Pháp luôn bày tỏ nguyện vọng trở thành nhà giải phẫu thẩm mỹ. Trần Thị Thùy Trang, chăm chỉ, cẩn thận, sau học Y khoa. Nguyễn Thị Tố Liên, em gái một quan chức nổi tiếng trong ngành giáo dục ở thành phố. Không đầy một tháng sau ngày nhập học, mọi người đã thân nhau và đã quen với không khí lớp học có nam có nữ như thế này. Hình như có bạn học giỏi và học chăm hơn trước, hình như có bạn học sút đi, hình như có đôi bạn thân nhau hơn mức bình thường. Nhưng nói gì thì nói, ai cũng lo cho kỳ thi cuối năm, kết thúc một quãng đời làm học trò, mà lo nhất là cái môn học lạ lẫm đến lớp này mới được học. Một môn học mà có đến ba giáo sư dạy. Bỡ ngỡ, ngại ngùng, xen lẫn với tò mò , hào hứng. Cô Tôn Nữ Diệu Trang dạy tâm lý, cô Tống Nữ Lan dạy luận lý, thầy Trần Như Uyên dạy siêu hình. Cả ba phân môn này của triết học đều hấp dẫn và thú vị nhưng ý kiến chung có vẻ thích môn tâm lý hơn vì nhiều bài học nói đến những vấn đề gần gũi, thiết thực, không quá khó như siêu hình, không quá khô như luận lý. Cô Diệu Trang chinh phục ngay cả lớp bởi lòng nhiệt tình, vẻ quý phái và nét trẻ trung của một giáo sư mới ra trường được một năm. Không biết từ khi nào, tôi bỗng thấy hình như mình thân với Tố Liên hơn hay nói khác đi tôi và Tố Liên thân nhau hơn các bạn khác. Không hiểu ai rủ ai, thường buổi chiều ra về T.L. thường dừng lại ở cổng trước ( dành cho giáo sư và nữ sinh ) chờ tôi ra cổng sau đạp xe vội đến gặp rồi cùng đi dọc theo đường áo trắng rẽ về hướng cầu An Cựu, lang thang quanh quẩn đến lúc chiều tà. Vẫn gặp nhau hàng ngày ở lớp nhưng nói chuyện có vẻ mất tự nhiên. Sau đó T.L. thường đến nhà tôi, nói là để cùng nhau soạn bài nhưng thường thì khi T.L. về rồi tôi mới bắt đầu soạn được. Những hôm trời mưa T.L. vẫn đến, trời lạnh quá, cho Liên luồn tay vào trong áo len của Thanh. Hôm sau đến lớp, nói chuyện lại mất tự nhiên hơn. Chúng tôi bày ra trò viết chung nhật ký, lấy cuốn sổ tay, T.L. và tôi thay nhau viết rồi chuyền tay mỗi ngày. Tôi nghĩ cách viết sao cho kín đáo để không ai đọc được :
Uiboi ohig epo ebk yvoh rvboi
Ikoi oiv ip opk divoh nkoi xpk oibv.
Tôi cho chìa khóa của mật mã : B = A , Liên dịch ra :
Thanh nghe đồn đãi xung quanh
Hình như họ nói chúng mình với nhau.
Bằng cách này chúng tôi viết cho nhau mỗi ngày đến gần hết cuốn sổ ( T.L. nhỏ vào cái bìa đỏ mấy giọt nước hoa Immortelle, cầm đến là nghe mùi hương gợi nhớ ) mà không bị ai phát hiện bí mật ! T.L. cũng quen với cách viết này :
Tboh oba uiba Qip ipk cbk nb Uiboi evoh dibp dp upk ohkgq rvb !
Tôi đọc được ngay : Sáng nay thầy Phò hỏi bài mà Thanh đứng chào cờ tội nghiệp quá !
Mà tội nghiệp thật. Thầy Lê Khắc Phò dạy sử địa rất hay vì thầy rất thông thái ( nghe nói thầy tốt nghiệp ĐH Montpellier bên Pháp ), hôm đó thầy dạy bài địa lý châu Âu, thầy gọi tôi lên bảng, anh nhìn bản đồ và chỉ coi con sông Danube ở đâu, chảy qua những nước nào. Trời đất, sao thầy không hỏi thủ đô, diện tích, dân số …, tôi thuộc lòng, còn kỹ năng đọc bản đồ tôi mù tịt. Tôi toát mồ hôi, đưa cây thước rà qua rà lại vùng Bắc Âu, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, không thấy con sông nào hết, hay là phía Nam, tôi chạy xuống vùng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có thấy sông nhưng chắc không phải là dòng sông xanh thầy hỏi. Tôi đứng như trời trồng. Cả lớp lặng thinh, ngạc nhiên. Tôi cúi gầm mặt, không dám nhìn xem phản ứng của Tố Liên thế nào. Không biết thầy cho tôi mấy điểm, chắc không tới 18/20 ! Đến khi tôi học năm thứ ba ĐH tôi gặp lại thầy Phò, thầy dạy môn dịch và tôi lại khâm phục sự uyên bác của thầy ở lĩnh vực ngôn ngữ !
Nhã tiếp tục giới thiệu, anh biết rồi đó, đây là một trong ba trường chất lượng cao của cả nước, Hà Nội thì có Chu Văn An, Saigon có Lê Hồng Phong, nhà nước đầu tư cả chục tỷ, tụi N. dạy lớp chuyên thì được phụ cấp lương 150%, kết quả tốt lắm năm nào cũng trên 90% đậu đại học, học sinh giỏi quốc gia cũng rất nhiều. Nhã còn nói nhiếu thứ nữa nhưng tôi không quan tâm mấy đến ngôi trường của Nhã, tôi chỉ nghĩ về ngôi trường của tôi. Cuối năm học đệ nhất, thành phố nhiều biến động, có tin chiến sự bên ngoài, có tin biểu tình bên trong. Mà trong tôi cũng có biến động, không biết từ khi nào tôi và Tố Liên không thân nhau nữa. Tháng sáu thi tú tài, môn chính môn phụ gì cũng thi hết, đậu thi viết còn phải vô vấn đáp nữa, kết quả thi xếp hạng ưu, bình, bình thứ, thứ. Và rồi mỗi người tự chọn đường đi vào tương lai.
Tôi lặng lẽ theo chân Nhã ra khỏi trường, lòng nặng trĩu. Tôi học trò xa trường năm 63, tôi thầy giáo rời trường năm 78. Từ đó tôi sống ở xứ lạnh, ít dịp trở về.Lần này trong chuyến đi liên tỉnh với các đồng nghiệp trẻ, ghé lại chốn cũ, dừng chân đâu khoảng sáu chục phút mà đẩy lùi thời gian đến bốn chục năm. Hạnh phúc thay những ai còn có quê cũ để trở về, còn có tình xưa mà ngậm ngùi, còn có người xưa để tưởng tiếc. Tôi đọc thầm câu thơ của Tố Hữu “Ôi cơ chi tôi được về với Huế !”
THÂN TRỌNG SƠN
( Huế 7/2005 - Dalat 5/2008 )

Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty GIỌT NƯỚC MẮT HẠNH PHÚC CỦA THẦY CÔ _ LÊ VĂN KÍCH

Bài gửi  LEVANKICH Wed Jan 27, 2016 5:44 pm

Được may mắn làm nghề dạy học ,tiếp bước quý thầy cô Quốc học ,tôi đã đi dạy học nhiều nơi,học trò cũng có em tóc bạc trắng như thầy,cũng lên chức Ông Nội,Bà Ngoại .Có lúc tôi về thăm trường cũ gặp lại trò xưa,bạn cũ; có khi học trò đến thăm từ cách xa hàng ngàn cây số,khi gặp nhau mừng mừng,tủi tủi.hạnh phúc dâng tràn .
     Mùa Xuân này, mùa Xuân của Mã đáo thành công, tôi được đi thăm Thầy giáo ngày xưa,được nghe lời Cô tâm sự ,được sống trong tình thân hữu bạn bè một thời áo trắng. Tình thầy trò qua năm tháng đong đầy cảm xúc, Thầy Nguyễn Gia Ứng đã đón chúng tôi từ ngoài đường lộ; Dáng thầy mảnh khảnh trong chiếc áo bluson trong nắng xuân với ánh mắt rạng rỡ .
     Thầy và trò cùng lệ dâng mi mắt mừng ngày gặp mặt sau gần 40 năm xa trường ,xa Huế thân yêu , nỗi nhớ Huế ,nhớ trường xưa luôn canh cánh trong lòng thầy :
           
            Trường xưa,lớp cũ mãi trong mơ
            Quê hương sao cứ mãi xa mờ ,
            Thương nhớ tình xưa tình đau đáu
            Vôi Tím người ơi bạc mái đầu .
      Rời xa xứ Đất đỏ miền đông , đoàn chúng tôi đền thăm Cô Lê Thị Liên ,Cô giáo định cư xứ Sài gòn hơn hai mươi năm .
Người đẹp Quốc học ngày nào bây giờ đã đến tuổi thượng thọ nhưng vẫn là hoa khôi của những học trò đầu bạc, vẫn giọng nói ngọt ngào như ngày xưa .
      Cô trò cùng ôn lại kỷ niệm mái trường xưa, cùng cảm xúc dâng trào và rơi lệ cho người,cho mình trong hạnh phúc ngày gặp mặt. Cô giáo yêu quý của chúng em xin người tha thứ cho chúng em không thường xuyên thăm hỏi cô nhưng chúng em luôn nhớ về cô, Cô là thầy ,là mẹ của chúng em . Biết bao bạn thành đạt là quả ngọt của cô đó thôi ,em mong rằng sắp tới sẽ có các bạn học sinh trường Nguyễn Huệ Thành Nội sẽ ghé thăm cô.
      Hạnh phúc thật nhiều khi thầy trò chúng ta được rơi lệ trong ngày gặp mặt cô mến yêu ơi .
                                                                  Xuân Giáp Ngọ
                                                         Học trò của thầy Cô : Lê Văn Kích
C.H.S . QUỐC HỌC 67_ 74 LÊ VĂN KÍCH cùng C.H.S LÊ HIẾU HỮU THĂM THẦY LÊ KHẮC CẦM
Nhà Số B03 Chung Cư Lý Văn Phức Quận I TP HCM
Đến thăm thầy gặp lúc Thầy đang mệt nên hai anh em chúng tôi ngồi nói chuyện và hỏi thăm tình trạng sức khỏe của Thầy . Cô Ngọc Mai vui vẻ tiếp chuyện và cho biết sức khỏe hiện nay của Thầy ( Thầy Cầm là em út của Thầy Lê Khắc Phò; Chồng của Cô Lê Thị Liên dạy Sử Địa cho chúng ta;Cô Ngọc Mai là Giáo viên trường Đồng Khánh Huế và khi vào Sài Gòn dạy ở trường Nữ sinh Gia Long , Cô là em Thầy Phò,là Chị của Thầy Cầm)
Thầy Cầm bị té bể xương chậu tháng vừa rồi ,bệnh trước kèm bệnh sau đang hành hạ thầy hàng ngày . Hiện giờ sự nhận biết chung quanh rất giới hạn , nói không còn rõ nữa , thần sắc của thầy kém đi rất nhiều (các bạn xem ảnh) ,là di chứng của mấy lần tai biến mạch máu não và viêm phổi .
Không thể hỏi chuyện và nghe thầy nói ,tôi thấy lòng nghẹn đau , không biết bao giờ Thầy khỏe lại như hôm Tết bạn Trương văn Hải và Võ Hai đến thăm .
Giờ thì con trai của Thầy từ Úc về phải lo chăm sóc Thầy không thể đi làm , may mà còn có Chị Ngọc Mai của Thầy hôm sớm cùng cháu lo cho Thầy .
Cầu Chúc cho Thầy tỉnh trí trở lại để học trò đến thăm còn được hàn huyên và chúc cho gia đình thầy Sức khỏe .

Đến thăm Thầy Hồng Giũ Lưu và Cô Diệu Trang
Dù gọi điện thoại xin phép đến thăm Thầy Cô vào chiều thứ bảy nhưng chúng tôi cũng được
Thầy Cô vui vẻ nhận lời cho đến thăm vào sáng Chủ nhật .
Thầy Cô chờ đón chúng tôi như Ba mẹ đón con trở về , Thầy trò vui vẻ chuyện trò và Thầy cho chúng tôi ( Lê Văn Kích QH6774 và anh bạn Lê Hiếu Hữu học sinh trường Hàm Nghi Huế
Là thành viên trong Quỷ Khuyến học” Học sinh Huế tại Sài Gòn”) xem những kỷ vật thời làm Giám học ở Quốc Học Huế , Thầy kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm thân thương với học sinh Quốc Học .
Lời nhắn nhủ của Thầy Cô cũng là lời răn dạy chúng ta được ghi nhớ trên Video clip và chuyển đến các bạn.Chúng tôi cũng chúc mừng Thầy Cô có Cháu nội vừa du học ở Singapo trở về và tối nay lên máy bay đi Mỹ vì được Học bỗng học Đại học và trên Đại học ở Mỹ .
Chia tay Thầy Cô và hẹn gặp ở Huế vào ngày 23/10 .
ĐẾN THĂM THẦY NGUYỄN VĂN DƯƠNG VÀ CÔ NGỌC QUẾ
Nắng Sài Gòn hôm nay 02/8/2015 tôi đi mà “ chợt mát , bởi vì tôi” đến thăm Thầy và Cô yêu quý của học sinh Quốc Học .
Trong khu cư xá Đại học Sư phạm Tp HCM số 220 B đường Lê Văn Sỷ Quận Ba đi lên cầu thang lầu 2 là căn hộ của Thầy Nguyễn Văn Dương và Cô Ngọc Quế , Thầy và Cô là giáo sư dạy Việt văn thời chúng mình .Thầy là Tiến sĩ Ngữ Văn với nhiều công trình nghiên cứu ,sáng tác và dịch thuật . Thầy chỉ xuất bản thành sách 10 đầu sách ,còn lại Thầy đang nhờ con trai của thầy lưu giữ .
Sức khỏe của Thầy lúc này đã yếu nhiều ,vừa mới cấp cứu nhập viện về nhà được mấy ngày. Thầy không nghe được rõ ,ăn uống ít và kiêng cử nhiều vì bệnh .
Cô Quế vẫn còn khang kiện và luôn túc trực chăm sóc Thầy chu đáo, Thầy và Cô rất vui vì có học trò đến thăm , thỉnh thoảng có Cô Vân (dạy Sử Địa ),Thầy Đồng (dạy Triết ) đến thăm .
Qua diễn đàn Thầy và Cô xin gởi lời chúc sức khỏe đến quý Thầy ,Cô và học sinh Quốc Học .
LÊN “ĐÀ LẠT” THĂM THẦY NGUYỄN ĐỨC ĐỒNG VÀ CÔ NGÔ THỊ VINH .
Buổi chiều Sài gòn hôm nay nắng gắt nhưng khi vào đến biệt thự của Thầy không khí mát mẻ vô cùng . Ngồi trong phòng khách gió mát từ ngoài vườn thổi vào nghe như tiếng thông reo, căn phòng rộng và thoáng xua đi hết cái nóng bức của Sài Gòn .
Thầy dạy chúng ta môn Việt văn và Triết học ,Cô dạy Việt văn ở Trường Đồng khánh chung đường . Sức khỏe của Thầy Cô vẫn còn khang kiện và qua diễn đàn xin cám ơn các bạn đã đến thăm nhà Thầy ,Cô .

CÙNG HOÀNG KIM NGỤ ĐI THĂM THẦY NGUYỄN GIA ỨNG

Đến thăm thầy buổi sáng đẹp trời vùng biển miền Đông Nam bộ ,hai anh em chúng tôi đến thăm Thầy khi cô vừa mới dứt cơn ngộp tim . Thầy vẫn khỏe tuy mắt đã mờ và không còn nghe rõ . Tuần vừa rồi Thầy Nguyễn Đức Đồng và cô đã từ Sài Gòn về Xuyên Mộc thăm Thầy Ứng ,Thầy kể lại trong niềm vui và nói rằng không có gì quý hơn tình cảm đồng nghiệp và tình thầy trò trong thời hiện tại , khi mà ngoài xã hội người ta đong đếm từng đồng .Tốt đẹp thay tình Quốc Học không bao giờ suy cạn .
Ước mơ của Thầy là về Thăm Huế lần cuối trong đời để gặp người thân ,bạn bè và học trò trước lúc đi xa ...
Hiện thầy phải lo chăm sóc cô vì bệnh suy tim nên khó đi đâu được nên chỉ có vài lời gởi đến các Thầy Cô và học sinh Quốc Học Huế .( Video)
Chúc Thầy và Cô sức khỏe và mong gặp lại Thầy ở Huế .

Ngày Chủ Nhật 24/01/2016 đi Thăm Thầy Cô và bạn bè .
Đến nhà Thầy Bính,Cô Thu được Thầy Cô tiếp đón niềm nỡ như ngày nào .
Thầy trò cùng ôn lại những mùa Xuân xưa với nhiều kỷ niệm , điều vui nhất là Cô Thu có Quê Ngoại bên dòng Hương Giang cùng xóm với chúng tôi : Làng Dương Xuân , Những Tháng ngày với tà áo tím Đồng Khánh Huế đầy thơ mộng của Tuổi Học trò .Thầy Cô cám ơn món quà từ Huế của nhóm QH6774 và chúc quý Thầy Cô và học sinh Quốc Học năm mới Như ý ,hạnh phúc .

Buổi Chiều chúng tôi đến thăm Cô Liên và biếu quà Tết . Thăm nhà Thầy Lê Duy Đoàn ,chúc Tết và tặng Quà từ Huế mang vào . Thầy đánh giá cao sự nỗ lực của nhóm QH6774 trong việc gắn kết Tình nghĩa Thầy trò ,tình cảm bạn bè.
Hoàng hôn buông xuống ,chúng tôi đến thăm Sư Quán Không (Trần Ngọc Bính 12C) tại Chùa Xá Lợi Phật đài Quận 9 TP HCM ,Người bạn mà từ ngày rời xa mái trường Quốc Học mới gặp lại .Sư rất vui và tiếp đãi chân tình , Sư cám ơn quà tặng của nhóm QH6774 và xin chúc Quý Thầy Cô và bạn bè Quốc Học Năm mới An Khang Hạnh phúc.
"Thưa các bạn.
Lê Na đã đến tuổi 60 và đi dạy học từ năm 1978 đến nay,qua 3 mái trường cấp 3 và cấp 2 có được nhiều niềm vui .Mỗi khi có học trò thời xa xưa ấy gởi lời thăm hỏi cũng đã mừng vui lắm rồi ,và khi họp mặt với lứa học trò tóc bạc như Thầy đã lên chức Ông ,chức Bà lại càng vui hơn .
Chiều nay (28/01/2016) cùng nhóm bạn QH6774 đến thăm Thầy Cô Nguyễn Văn Dương ở Cư xá ĐHSP Saigon số 222 Lê văn Sỹ Q3 chúng tôi vô cùng hạnh phúc khi được Thầy Cô vui mừng Đón tiếp :
-Từ trưa đến giờ Thầy không chịu nằm ngủ trưa như mọi ngày mà cứ ngồi trông ngóng chờ các em đến thăm .Cô cho biết sự vui mừng của Thầy như thế đó .
Hạnh phúc nào bằng thưa các bạn , học trò đến thăm Thầy Cô còn khỏe mạnh là hạnh phúc lớn nhưng theo tôi thấy ,Thầy Cô còn hạnh phúc hơn khi ở tuổi Cổ lai hy có học trò thường xuyên thăm hỏi.
Mấy lời mạn phép xin trình lại với các bạn tâm tình chiều nay ."

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  27122cc9-984e-475e-af2a-d49451e63918_zpsp6kqkorq



Được sửa bởi LEVANKICH ngày Fri Jan 29, 2016 9:30 am; sửa lần 1.

LEVANKICH

Tổng số bài gửi : 80
Join date : 12/02/2014

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty TRƯỜNG ĐÃ CHO TÔI HỒN THƠ _ HOÀNG CÔNG HẢO 12 C/1974

Bài gửi  haohoang Thu Jan 28, 2016 3:41 pm

TẬP THIỀN CHƠI

Đứng thiền khi dạy học sinh
Hoát nhiên đại ngộ :nghiệp mình giáo viên
Văn chương cốt cách thần tiên
Cớ sao mang nặng lụy phiền thế gian

Ngồi thiền khi họp cơ quan
Chung quanh đồng nghiệp râm ran chuyện đời
Gạo tiền  cơm áo hụt hơi
Hoát nhiên đại ngộ: riêng tôi vô tình

Nằm thiền khi ở nhà mình
Lặng trong tổ ấm gia đình thiết thân
Thương yêu con vợ bội phần
Hoát nhiên đại ngộ :sống cần có đôi

Đi thiền khi chỉ mình tôi
Bốn phương tám hướng đất trời lặng thinh
Nửa đời nghiệm lẽ tử sinh
Hoát nhiên đại ngộ :chữ tình muôn năm

NHỚ QUÊ

Trời đã về chiều
Dáng ai liêu xiêu như dáng mẹ
Gánh cả trưa hè nắng đổ lên vai
Phiên chợ dài, đường thì xa tít tắp
Bao nỗi vất vả oằn trên đôi vai mẹ gánh
Khói chiều sóng sánh
Ai khua chèo ngược dòng nước Ô Lâu
Tìm về Phước Tích trầm tư làng cổ
Ai bỏ làng ra phố, ai cúi đầu tha hương
Đi đến đầu làng ngoảnh đầu nhìn lại
Nước mắt chảy dài
Con chim cuối ngày về tổ
Còn ta cuối đời về đâu?
Con sông Ô Lâu hiền hòa vẫn miệt mài chảy
Tháng năm có dừng lại bao giờ
Ta biết có một người con gái vẫn chờ
Năm tháng dài đằng đẵng…

NHẮN BẠN THỜI TRUNG HỌC


Hãy chầm chậm vội vàng chi
Và tưng tửng cứ như khi bắt đầu
Thế nào rồi cũng gặp nhau
Mai hoặc mốt hoặc biết đâu sau này
Bây giờ mình vẫn còn đây
Nhìn qua ảnh thế là hay lắm rồi
Cùng nhau cảm tạ đất trời
Điều kỳ diệu gửi theo lời vô ngôn...

GIỌNG HUẾ


Định hình từ tuổi thanh niên
Mang theo cái giọng Thừa Thiên-Huế mình
Đi mô cũng nặng nghĩa tình
Nói ra mặc kẻ trọng ,khinh thế nào
Lòng quê trong mỗi tế bào
Giọng quê chia sẻ ngọt ngào,đắng cay
Tha hương từ bấy đến nay
Rứa mà giọng chẳng đổi thay bao giờ...

THẦN CÔNG BUỒN

Buồn như những khẩu thần công
Mấy trăm năm cứ ngước trông lên trời
Rỗng rang gan ruột giữa đời
Hé môi chẳng biết ngỏ lời cùng ai
Nằm nghe bao tiếng thở dài
Vọng ra trên mấy đền đài rêu phong
Buồn như những khẩu thần công
Tưởng mình có hoá ra không có gì...

HẸN VỀ VỚI HUẾ

Hẹn sẽ về Festival Huế
Đêm mở màn ở cửa Ngọ môn
Ta gặp nhau trước Văn lâu nhé
Nhìn dòng Hương thao thức bồn chồn
Ngắm Tràng tiền sắc màu diễn lệ
Sáng lung linh từ lúc hoàng hôn
Nghe chuông chùa vọng từ Diệu đế
Thắp từ bi trong mỗi linh hồn

Hẹn sẽ về Festival Huế
Họp bạn bè ở Vĩ dạ thôn
Ăn cơm hến bánh bèo chè bắp
Lá trúc che ngang...biết có còn ?
Ghé Kim Long chơi miền phủ đệ
Vào nội thành thăm chốn vương tôn
Hẹn bâng quơ đôi lời như thế
Đến ngày đi có được vuông tròn...

TÌNH VẤN VƯƠNG
Những nàng Đồng Khánh ngày xưa
Bây giờ gặp lại chắc thừa vấn vương
Cùng đi chung một con đường
Có khi mô dám trao thương gửi tình
Ô hay cái thủa chúng mình
Nữ sinh e ấp , nam sinh dại khờ
Nỗi niềm thầm lặng trong thơ
Nên dù biết ,chẳng bao giờ hẹn nhau
Thời gian nước chảy qua cầu
Bốn mươi năm vẫn lần đầu sơ giao
Hao Hoang xin gửi lời chào
Trương Văn Hải có dịp trao lại dùm...



haohoang

Tổng số bài gửi : 122
Join date : 23/02/2014

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty FROM LÊ ANH TUẤN 12B1 , U.S.A.

Bài gửi  Admin Fri Jan 29, 2016 6:11 pm

My dear friend, Truong van Hai,
It is very nice to hear from you. I am sorry I did not know the poem was from you. I am very impressed with your talent in poetry. Also thank you for your compliments. I feel lucky and blessed to have the opportunity to succeed as a Vietnamese refugee. I have often thought about my less fortunate QH classmates. You are right about that as we are getting older we become more mature and hopefully wiser. Life is only better if you are surrounded with family and good friends. Over here as I am getting older and less healthy I am spending more time thinking about my dates at Hue and listening to Khanh Ly music while driving to and from work. My memories of Hue and QH give me the inner peace.
How are you and your family doing?  Please tell me about you and your family, and send me your family pictures.  I have tried to look for you in pictures of Forum and I am sad to say I could not identify you.
Thank you for letting me write in English and translating for me. I am ashamed of myself of not able to write nice notes in Vietnamese but I also don't want to be misunderstood because of my poor Vietnamese.
To all of our QH friends I sincerely apologize for this problem and I do not mean to offend anyone .The Forum has provides me many beautiful memories that I almost forgot. Thanks again Vinh.
Your friend
Tuan (tuanhue@aol.com)


Bạn Trương văn Hải  thân mến ,
Nhận được thư bạn mình rất vui . Xin lỗi mình không biết bài thơ là của bạn .
Rất bái phục tài làm thơ của ngài .Cũng xin cám ơn những lời khen ngợi .
Mình may mắn và có phước đươc cơ hội làm một người tị nạn  Việt nam
thành đạt . Mình luôn nhớ về các bạn đồng môn Qh kém may mắn hơn .
Đúng như bạn  nói , càng già chúng ta chín chắn hơn và mong là khôn
ngoan hơn. Cuộc sống chỉ thật có ý nghĩa  trong gia đình yêu thương
và giữa những người bạn tâm giao .Ở bên này , khi mình ngày càng lớn tuổi
và không cảm thấy khỏe như trước , mình càng nghĩ nhiều về thời
sống ở Huế . Mỗi khi lái xe đi làm ,mình đều mở nhạc Khánh Ly nghe.
Những hoài niệm về Huế và QH luôn cho mình những phút yên bình
trong tâm tưởng .
Bạn và gia đình thế nào ?Kể cho mình nghe về bạn và gia đình và
nhớ gửi ảnh gia đình nữa nhé . Mình đã cố lục lọi ảnh bạn trên Forum
nhưng rất tiếc không nhận ra bạn được.
Cám ơn bạn đã để  cho  mình  viết bằng tiếng Anh và dịch thư hộ  mình .
Mình cảm thấy hổ thẹn vì không viết được thư tiếng Việt cho tử tế ,
nhưng mình cũng không muốn bị các bạn hiểu nhầm  vì khả năng
tiếng Việt quá tệ của mình !
Các bạn QH thân quí , mình thật lòng xin lỗi các bạn về vấn đề này ,
và mình không muốn làm các bạn phật lòng . Forum đã mang lại
cho mình những dáng hình mà  mình hầu như đã lãng quên .
Cám ơn bạn Vinh lần nữa .
Người bạn của quí vị
Tuấn (tuanhue@aol.com )

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty TRƯỜNG MẾN YÊU ƠI

Bài gửi  haitho Sat Jan 30, 2016 8:23 pm

BẢY NĂM
Bảy năm lận đận trường ơi
Bảy năm se sắt khung trời tuổi xuân
Bảy năm nắng chướng mưa dầm
Bảy năm vật vả chuyển luân đất trời
Bảy năm nhung nhớ bời bời
Bảy năm tình cũ thương tôi bẽ bàng

MÀU TRƯỜNG
Trầm tư đậm nét thời gian
Màu tường nâu đỏ vững vàng khó phai
Người đi đất rộng sông dài
Năm châu bốn bể chẳng phai sắc trường
Trắng trời mái tóc tà dương
Trái tim cằn vẫn nhớ thương phượng hồng
Tang bồng nợ đã trả xong
Về đây se mối tâm đồng trường xưa

QUỐC HỌC
Là Quốc Học , nghĩa Tôn Sư Trọng Đạo
Nhớ Cô Thầy từng dạy dỗ công lao
Ông Carnot ,Đại Tướng Pháp , tài cao
Thăm Thầy cũ cúi đầu chào lễ độ

Là Quốc Học mặc giàu nghèo sang khổ
Vẫn đàng hoàng , không nghiêng ngã gió mây
Đừng lãng quên trí tuệ dẫu vơi đầy
Những ngày tháng miệt mài bên trang giấy

Là Quốc Học , vượt lên trên hết thảy
Những đam mê, ái ố của trần gian
Tâm thanh cao ý chí thật vững vàng
Là Quốc Học giữ lâu bền giao cảm

TRƯỜNG XƯA

Đi về làm lại học sinh
Khoác màu áo trắng nhớ mình trẻ thơ
Tuổi xuân thì, lắm mộng mơ
Đường xưa lối cũ thẩn thờ tôi ơi !

Hoa niên một thuở gọi mời
Ngày mưa tháng nắng rong chơi chốn này
Sông dài trời rộng mây bay
Hàng cây lớp học dáng gầy nữ sinh

Trường xưa nét cũ lưu hình
Hoa trôi nước chảy đinh ninh tấc lòng
Hương Giang có lúc đục trong
Đài bia Quốc Học chờ mong mỏi mòn

Mối tình niên thiếu sắt son
Thiên thu nguyên vẹn vẫn còn thiết tha


NGÔI TRƯỜNG
Ngôi trường cổ kính mái xanh rêu
Bao lứa học sinh đến sớm chiều
Thế kỉ dãi dầu hình lãng đãng
Vương triều hưng phế dáng liêu xiêu
Hiền tài lương đống hanh thông lắm
Nguyên khí tinh anh thịnh phát nhiều
Hun đúc , luyện rèn nguồn sống đẹp
Vang danh Quốc Học mái trường yêu

TRƯỜNG CŨ
Trường đó tình đây có muộn màng
Người về ngày ấy nhớ miên man
Dãy phòng học cũ còn lưu luyến
Hàng phượng vỹ nay đã úa tàn
Mấy chục năm rồi xa tiếng giảng
Đôi ba lần nữa hết lời vang
Trở về thăm lại thời trai trẻ
Núi Ngự Sông Hương kỉ niệm tràn

TRƯỜNG TÔI
Bảy năm gắn bó mái trường yêu
Kỉ niệm hồng tươi luyến nhớ nhiều
Bát ngát sân trường sương lấp lánh
Thân thương bờ nước nắng hiu hiu
Nghịch đùa , la hét , ngày qua tối
Thi thố , đua tranh , sáng tới chiều
Quốc Học tôi về chiều giá lạnh
Vôi mờ tường cũ ngói xanh rêu

THẦY TRÒ
Thầy tám mươi xuân trò sáu mươi
Thâm tình sư đệ vẫn còn tươi
Cho dù tóc bạc tâm trong sáng
Mặc kệ môi khô trí rạng ngời
Xông xáo nhiệt tình thời tuổi trẻ
Ân cần khôn khéo buổi chiều vơi
Dòng đời như suối nguồn vô tận
Gìn giữ yêu thương dạy dỗ người

TRƯỜNG HOA
Tứ thời Quốc Học một vườn hoa
Phượng đỏ ,điệp hồng , trắng chói lòa
Mấy bụi bên tường chùm ngọc diệp
Vài cành trên mái đóa kim thoa
Đường ngang lối dọc đầy thanh thảo
Sân trước bồn sau kín bích đào
Khung cửa gió lùa hương thắm thiết
Thơm lừng ngày tháng tuổi xuân qua




haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty SỚ TÁO QUÂN 2013

Bài gửi  Admin Sun Jan 31, 2016 5:26 am

Sớ táo quân Quốc Học 6774
Bài gửi  Admin on Fri Dec 27, 2013 3:17 pm

Hôm nay tháng chạp ngày mười sáu
Tôi Tôn Thất Cường xin làm Táo
Gửi tới thiên đình bản báo cáo
Mọi việc thật thà không dám láo

Ở nước Việt Nam , kinh đô cũ
Có trường Quốc Học trăm năm cổ
Hiền tài xuất xứ ở nơi đây
Bao người đã phó hội rồng mây

Bốn sáu năm xưa mái trường nầy
Tiếp đón chúng tôi đến sum vầy
Gia đình Quốc Học  thân thương quá
Vui vẻ bên nhau những tháng ngày

Hồi đó chiến tranh cứ tràn lan
Bỏ trường một số phải lên đàng
Xa cách bạn bè ra đời sớm
Khiến người ở lại quá bàng hoàng

Học từ sáu bảy đến bảy tư
Rời trường tan tác cho đến chừ
Mới gặp lại nhau gần năm rưởi
Tìm kiếm bao phen đến mệt nhừ

Liên lớp chúng tôi thật là hay
Sống khắp mọi nơi thích nhảy bay
Úc , Mỹ , Á Âu đều có mặt
Bắc , Trung , Nam hiện diện đủ đầy

Bao năm bèo dạt với mây trôi
Bạn bè liên lớp của chúng tôi
Gặp lại nhau mặt mừng tay bắt
Nâng chén quỳnh tương dạ bồi hồi

Hai bạn đồng môn ở bên Úc
Thân thương là Lê Khắc Huệ Đức
Và bạn Hoàng Đình Phú giỏi giang
Làm việc nuôi con rất sung sức

Anh em hội ngộ ở bên này
Bạn Đức trợ giúp rất đủ đầy
Trọng nghĩa khinh tài trái tim lớn
Luôn luôn nghĩ tới bạn với Thầy

Ở Mỹ có bạn Lê Anh Tuấn
Đa sầu   đa cảm  hay vương vấn
Bộc trực  thẳng thắn : Đồng sĩ Hanh
Nói năng ,nhận xét rất chân thành


Còn thêm Hồ Giống , Bùi văn Lộc
Lê khắc Xinh  ,Văn Chính , Văn Tam
Văn Hòe , Trần văn Diệp đa năng
Châu văn Bích  em của thầy Tăng

Ngoài ra cũng còn có mấy chàng
Tấn Dương giáo sĩ rất nghiêm trang
Huỳnh An trước học giỏi giang lắm
Hứa Sính em vợ thầy Bửu Văn

Bây giờ quay lại nước Việt Nam
Khắp nơi Quốc Học tiếng rỡ ràng
Sài gòn Đà nẵng ra Hà nội
Cà mau cũng có được mấy chàng

Phú Yên Bình Thuận với Nha Trang
Pleiku Đà Lạt chốn cao sang
Đồng Nai Daklak người xa xứ
Đi qua Bà rịa xuống Vũng Tàu

Anh em ở Huế thật là đông
Liên lớp đều chung một tấm lòng
Đón bạn xa về tình thắm thiết
Chung tay việc lớp thật tâm đồng

Kể từ kết nối lại tình thân
Thăm thầy tìm bạn rất ân cần
Cô thầy ngợi khen làm rất khá
Mát ruột mát lòng sung sướng quá

Từ ngày gặp gỡ thật là vui
Quan hôn tang tế sẻ ngọt bùi
Thăm bạn phương xa nhiều kẻ đến
Đón bạn xa về lắm luyến lưu

Những ngày lễ tết họp mặt nhau
Tiếng đàn , câu hát phá u sầu
Gởi tâm tình đến người viễn xứ
Mở một forum nối nhịp cầu

Forum giúp nối kết tình thân
Dù ở nơi xa cũng thấy gần
Ảnh hình bài vở đăng đầy đủ
Cung cấp thông tin thầy bạn cần

Lại còn quay được vi đi ô
Ghi lời và hình ảnh thầy cô
Để mai hậu thế còn chiêm ngưỡng
Hình bóng ân sư của một thời

Vừa rồi ngày hai ba tháng mười
Bầu trời xứ Huế thật sáng tươi
Tình thầy , nghĩa bạn hồng trong nắng
Chờ đợi bao năm có một ngày

Chờ đợi bao năm có một ngày
Thầy trò hội ngộ vui sướng thay
Cung đàn cất tiếng tình muôn thuở
Tiếng hát chúc mừng buổi đoàn viên

Hôm ấy gặp mặt quả kì duyên
Quốc Học thân thương lắm người hiền
Bày tỏ tâm đồng trường chung lối
Tôn sư trọng đạo chớ quên lời

Ngày tháng thoi đưa sắp đến xuân
Không gian phơn phớt ánh xuân nồng
Chúng tôi mừng đón mùa xuân tới
Nâng chén yêu thương gởi đến đời

Nâng chén yêu thương nói mấy lời
Tâm tình Quốc Học bạn và tôi
Chúc xuân Giáp Ngọ nhiều may mắn
Khúc hát hoan ca thật tuyệt vời

Báo cáo này tôi đọc cho vui
Bạn Trương văn Hải viết cho tui
Ai mà thắc mắc hỏi bạn ấy
Phần tôi chỉ biết đọc mà thôi

Sớ này gởi đến bác Thiên Lôi
Nam Tào , Bắc Đẩu để xem chơi
Chị Hằng cũng xin nhận một bản
Chú Cuội nhe răng nhoẻn miệng cười

Hôm nay đông đủ thật vui tươi
Anh em gia đình Táo chúng tôi
Xin mọi người nâng ly khai vị
Chúc mãi xuân tươi đến mọi người

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty TẬP THƠ BỤI VÀ SƯƠNG ,TRƯƠNG VIÊN 12A2

Bài gửi  Admin Sun Jan 31, 2016 5:33 am

Đọc một số bài thơ của TRƯƠNG VIÊN
từ thi phẩm BỤI VÀ SƯƠNG ( DUST AND DEW )

Dịch giả Bửu Ý nhận xét :
Tôi có cảm nghĩ , khi đang đọc từng bài thơ ngắn , bài thơ dài , từng câu thơ cũng vậy , rằng tác giả tập thơ này , của những dòng chữ này , là một người luôn yêu quý sự tịnh yên giữa đời , nhưng sự tịnh yên không đồng nghĩa với một tình hình vô sự hay một tình trạng trống không........

Trương Viên có phúc phận bay nhảy nhiều chân trời , nhiều cảnh đời khác nhau , nhưng hình như hướng ly tâm càng xa lạc thì lực hướng tâm càng được tích tụ , làm như thể bước chân cần phải dàn trải mới làm cho con mắt nhận chân thêm phần sắc nét......

Những trang thơ của Trương Viên dễ trở thành những trang đời nhân ái và thân ái !

Quả như lời thầy Bửu Ý , Người Thơ Trương Viên, đã từng băng những sa mạc tình cảm , những truông rú tư duy, đã đi xa để thấy gần và trông người mới thấy ta ( Bửu Ý ) , giờ đây đã sáng ngời minh triết , như đá cát một sớm mai thành óng ả kim cương :

.......
Đâu cho bằng quê hương
đời nghèo vẫn đẹp thế
đâu cho bằng đất mẹ
đá cát mà kim cương.
(Đá cát kim cương
Canberra 1995 )
Viên đã nghiệm ra rằng :

...
nhưng con đường
cõi lòng
luôn hướng tới

Tự tôi tìm
Tôi đến
Chẳng ai ban

( dịch thơ Nữ sĩ Emily Dickinson
Bài thơ " Chartless " )

Khi ngồi mặc tưởng trong môt công viên ở Vương quốc Anh xa xôi , nhà thơ ngộ ra :

...
Công viên hay cánh rừng
hãy là mái nhà chung
người ca rồi chim hót
trái đất đẹp vô cùng

(Cánh rừng và công viên
Plymouth 2001 )


Gặp đồng hương bên kia nửa vòng trái đất , Viên nghẹn ngào thốt lên :
...
Anh em giống Lạc Hồng
ra đi khắp núi sông
gặp nhau nơi xứ lạ
tình quê hương mặn nồng .

và dang vòng tay thân ái :

Câu chuyện ngày hôm qua
theo dòng nước trôi xa
ngồi bên nhau thông cảm
cùng nhớ về mẹ cha

( Tình huynh đệ
Cali 2005 )

Sinh ra và lớn lên ở đất cố đô , bạn ấy khắc họa rõ nét Huế qua những dòng thơ :

Muốn tìm em
phải chờ mùa sen nở ?
đợi buổi hoàng hôn

hay giữa lúc
trăng lên?

Tương tư rồi
Huế ơi
ta chẳng nhớ
em đến tự lúc nào
mà sâu lắng

vào tim

( Tìm Huế )

và dòng Hương Giang qua thơ người trở thành :

Em như người con gái
có duyên thầm

ở lâu càng hiểu
hồn em đẹp

( Hương Giang )

chàng hiểu thấu nỗi lòng của vầng trăng thôn Vỹ :

Hãy đến đây .
Lặng im .
Trầm mặc .

Sẽ thấu những trong ngần
sâu
kín
giữa
hồn
trăng

( Trăng thôn Vỹ )
.

Nơi cổ tự , TRƯƠNG VIÊN thấy gì?:
Sắc, huyền
rồi chỉ là
không
hồng
lan
chi cũng
là bông vô thường
...

( Huyền Không )

Đôi tình nhân
đi lễ
nhà thờ
qua đồi thông
nắng ngã
màu sim
...

( Thiên An )

Tuổi học trò mới lớn và bắt đầu biết yêu

Tan trường sao vội về ngay
sao không dạo phố chiều nay đẹp trời ?
Hỡi cô không thấy nụ cười
sao không quay lại nhìn người đạp theo..
( Lời người đạp theo)

và trân quý tình bạn

.
Hãy chia một nụ cười
khi bạn có niềm vui
hãy cúi đầu thổn thức
lúc bạn nước mắt rơi .

...
Không đòi hỏi gì đâu
xin hãy đến tìm nhau
thủy chung là tình bạn
tóc xanh đến bạc đầu .

( Tình bạn
Quốc Học 1974 )
Trái tim chàng trai ấy cũng có lần bồng bột

.
..
Ôi nước sông em nồng hương mà rực cháy
dẫu đắm giữa dòng ta cũng có một lần vui.

(Thủy )

RỒI BỖNG CHỢT THĂNG HOA


Nhớ xưa buổi mới yêu em
hồn ta trắng lại sáng lên bất ngờ
đời xung quanh bỗng dưng thơ
và đời ta bỗng vô bờ từ tâm...

( Nhớ xưa )


Con đường xưa lá rụng nhiều
cùng ai chậm bước lời yêu tỏ bày
...

Hợp rồi chia ấy là duyên
để mai xa Huế không quên trở về.

( Ấy là duyên)

" từ biết bao thăng trầm trầy trượt , như cây lá bắt đầu in bóng rõ nét trên một phông trăng sau sau khi bão rớt trời quang , hay như bao giọt nước cùng nhau lui về bất động trong lòng cốc sau khi " bụi và sương " đề huề lắng đọng " { Bửu Ý }


Bụi và sương

Hình như đã hết hay là
vẫn còn chút nắng hôm qua dọi về

đã đứng sang một bên lề
từ đâu vẫn mái tóc thề lung linh

Hình như tôi vẫn còn tìm
một khung trời cũ một hình bóng quen

chuyện ngày xưa đã ngủ yên
người xưa còn nhớ hay quên một người
gặp nhau có nở nụ cười
hương xưa có biết còn tươi mặn nồng.

Hình như tôi vẫn còn mong
ai quay trở lại bên dòng sông xưa
dòng sông sớm nắng chiều mưa
những hôm tan học đón đưa nhau về
dòng sông mát những đêm hè
đạp xe nói chuyện vai kề gần vai .


Hình như tôi đã là ai
trời chiều bóng xế còn hoài chuyện xưa
có không xanh nữa bốn mùa
hoa màu đã khác môi cười đã thay
chỉ còn ngọn gió heo may
theo làm chi những dấu hài đã xa.

TRƯƠNG VIÊN

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty BÀI CỦA LÊ KHẮC HUỆ ĐỨC

Bài gửi  Admin Sun Jan 31, 2016 6:05 am

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  22366583-dcc3-4e8a-b4ff-afce8d1a844c_zps9bc961a8

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  B2150daa-c582-4a3d-917e-ba3fc0b350a3_zps9927f63e

HỌC MÔN VĂN
Tuổi học Trò của Đức làm Văn thì thật là một điều khó khăn cho bản thân , viết văn như "Trăng sáng sao sưa Trời trắng trẻo " hoặc , mơ theo Trăng và vơ vẫn cùng mây..." thì đành chịu .Có bài luận tả cây Dừa mình viết rằng : " cây Dừa thảng đứng hoặc nghiêng về phía nầy hoặc phía khác " rể nó không to , và đặc biệt cây Dừa không có nhánh !
Cầu mong môn văn chỉ đủ điểm mà thôi ! .
Đến khi sang Văn nghị luận phê bình thì tương đối dễ dàng để đạt trung bình . Một hôm GS Liên ra bài văn nghị luận với đề tài : Tuổi trẻ sống với người đã chết .
Tuổi Trung niên sống với người đang sống .
Tuổi già thì sống với mình .
Sau khi ra đề cả lớp chẵng biết Ất Giáp gì mà viết . 10 . 15. phút có đứa nói khó quá . Và Thầy đã mở múi rằng các em học trong sách vở của ai ? họ còn sống không ? Vào đời nhờ mớ hành trang cũa họ để quan hệ ? Đến lúc già thì quan hệ với chính mình .
Múi đã mỡ ra , lúc đó cã lớp mới kiếm được điểm , chứ nếu không thì có lẽ 00 toàn bộ lớp .
Đề tài bài luận đó hôm nay chúng ta thấy thấm thía . Rằng chúng ta ăn cắp kiến thức hiểu biết cũa người quá cố đễ làm hành trang cho mình đi vào đời , sống với nhiều chông gai . Tuổi già sống với mình thì hiện nay GS Liên đang sống với mình , và đặc biệt GS Cao Xuân Duẫn là rõ nét . Một buổi sáng đến uống cà phê tại quán nhà Thầy , GS kể chuyện từ trước Thế chiến , đi du lịch Âu Châu , sau Nhật đảo chánh , sau miền nam , sau 75 ...Cả hết GS lùa vào một nạm mà không cần Thời Gian không Gian ! Đức chỉ có lắng tai nghe và dạ ! da ! mặc dù không hiểu gì cả ...
Thành ra loài Người chúng ta cần phải "Ăn Cắp" Kiến thức Văn minh của kẻ khác để tự đưa cuộc sống tiến lên ; nếu không chỉ đi vào cuộc sống Nguyên Thủy , hoặc là con Trâu đi trước cái Cày theo sau , chúng ta ăn cắp để chỉ cần vài chiếc máy cày , cấy , gặt lúa... sự văn minh của loài Người hôm nay đang trên đà Xe vàoFREEWAY ( xa lộ chạy tối đa ) và loài Người hứa hẹn 300 năm sau sẽ chắc chắn có mặt tại Hỏa Tinh .,.

Đức Melbourne Úc . Đầu T12/2013

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty LOGO QUỐC HỌC 6774 DO LÊ VĂN BA , THẤT 3 , THIẾT KẾ

Bài gửi  Admin Sun Jan 31, 2016 6:12 am

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Bb80d866-005e-44c3-acd8-c3749fbc9f41_zpsyrnw717x

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty THƠ HUẾ _ HUẾ THƠ

Bài gửi  haitho Mon Feb 01, 2016 8:50 am

CHÙM THƠ HUẾ CỦA NHÀ THƠ RẤT HUẾ , TÔN THẤT VIỄN BÀO

Một bạn thơ đã thốt lên sau khi
đọc tập thơ "Hoài Niệm " của thầy ,
" Thi phẩm "Hoài Niệm " đầy ắp cảnh Huế
và người Huế - một Huế cổ kính thơ
mộng , trải bao dâu bể vẫn hào hùng
thanh lịch :
" Bút Linh Mụ ngòi luôn vẫn thẳng
Nghiên Hương giang mực mãi xanh mơ" ;
đầy ắp men tình và bóng hồng các kiều nữ
thanh tao diễm lệ..."

Bài ca xứ Huế

"Tiếng sông Hương " nghe sao mà
dễ thương đến thế
Ôi ngọt ngào thay giọng Huế ai ca
Nghe du dương và thánh thót tựa như là
Tiếng gió thổi giữa đồi thông Thiên An
chiều nắng xế

Hát nữa đi em
"Khúc tình ca xứ Huế "
"Đêm tàn Bến Ngự "
"Xứ Huế mù sương "
" Về miền Trung "
" Nhớ Huế " thân thương
"Tà áo tím " vấn vương hồn chi lắm thế

Hát nữa đi em cho những người xa Huế
Vẫn nhớ hoài hình ảnh của quê hương
Nhớ Trường tiền soi bóng giữa dòng Hương
Và Linh Mụ lúc chiều buông chập chờn in
bóng nước

Nhớ Vỹ Dạ cảnh mơ màng thuở trước
Với thuyền thơ nhẹ lướt giữa sông trăng
Nhớ Nội thành , Từ Hiếu, Khiêm Lăng
Và bao cảnh trữ tình không xiết kể

Huế đã ở rồi làm sao ai có thể
Ra đi mà không luyến không thương
Điệu "Nam Bình ", "Mái đẩy " nặng tình vương
Như vẫn réo kẻ tha hương về đất Mẹ

Hát đi em và nhớ rằng em nhé
Huế tuy nghèo nhưng Huế vẫn nên thơ
Vẫn thanh tao tình tứ tựa ngàn xưa
Đầy hương sắc như bao giờ vẫn thế.

Huế hữu tình

Một dải non sông thật hữu tình
Đây dòng Hương đẹp quyện bờ xanh
Và kia núi Ngự oai hùng đứng
Như tấm bình phong trấn cố kinh

Huế thơ

Bút Linh Mụ ngòi luôn vẫn thẳng
Nghiên Hương giang mực mãi xanh mơ
Hoa tiên đó : trời trong mây trắng
Gió trăng này vô tận nguồn thơ

Nhớ về xứ Huế

Nhớ đến quê xưa dạ thẩn thờ
Huế mình phong cảnh đẹp như mơ
Mây chiều núi Ngự vương vương đỉnh
Nước tối dòng Hương lõa xõa bờ
Từ Hiếu thông reo khơi ý mộng
Kim Sơn khói thoảng gợi hồn thơ
Bây giờ Đập Đá còn chăng nhỉ
Cảnh sáng sương giăng khói tỏa mờ .

Thôn Vỹ hoài cảm

Thôn Vỹ đâu còn những cảnh xưa
Những con đường cũ rất nên thơ
Trong gió chiều thu lên nhè nhẹ
Áo tím vờn bay dưới nắng mờ

Thôn Vỹ còn đâu những tiểu thư
Nguyễn Khoa , Tôn Nữ của ngày xưa
Nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ ấy
Che mái tóc huyền như suối mơ

Thôn Vỹ đâu còn những bờ thành
Vườn cây tươi mát phủ vây quanh
Đêm thanh vang vọng nghe dìu dặt
Tiếng nguyệt , tỳ lẫn tiếng đàn tranh

Thôn Vỹ đâu còn những rặng tre
Đường dài hun hút ngã thân che
Trong mùa oi ả mà ai vẫn
Chẳng thấy mình đi giữa nắng hè

Thôn Vỹ đâu còn trúc nghiêng nghiêng
Trước cửa nhà ai rũ tóc mềm
Còn chăng còn những hàng cau thẳng
Vẫn vươn mình chờ nắng mới lên

Thôn Vỹ đâu còn những thú xưa
Những con thuyền mộng chở khách thơ
Trên dòng Hương đẹp mơ màng ấy
Uống rượu ,xem trăng lúc tỏ, mờ

Thôn Vỹ giờ này đã khác xưa
Cũng dòng sông cũ , vắng thuyền đưa
Vài con đò nhỏ không tao khách
Không tiếng cầm ca , chẳng tiếng hò

Thôn Vỹ đâu còn những cảnh xưa
Còn chăng còn lại những khách thơ
Còn chăng còn lại dòng Hương ấy
Dưới ánh trăng buồn chảy lửng lơ

1973

Huế mến thương

Hơn năm mươi tuổi ,biết nhiều nơi
Chỉ thấy lòng , riêng mến Huế thôi
Núi Ngự , sông Hương tươi cảnh sắc
Chi Lăng , Vỹ Dạ thắm tình người
Gió trăng chan chứa nguồn thi hứng
Mây nước mênh mang nỗi cảm hoài
Tri kỷ , bạn thơ luôn sẵn có
Với ta, đây thế đủ vui rồi

CẢNH HUẾ

Một bên phố thị , một bên trường
Soi bóng bên dòng nước tựa gương
Hạ đến , phượng khoe mầu đỏ thắm
Thu sang , liễu xõa tóc xanh rờn
Thiên An , gió lộng khơi nguồn cảm
Linh Mụ ,chuông ngân động mạch buồn
Xứ Huế : một trời thơ ,nhạc , mộng
Phương trời xa cách vẫn hoài thương

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

hồng -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  Empty Re: DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 9 trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết