Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

+2
LEVANKICH
LeKhacHueDuc
6 posters

Trang 5 trong tổng số 9 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty NỊNH VỢ CA _ THƠ PHAN NHƯ

Bài gửi  Admin Tue Mar 01, 2016 3:24 pm

Thầy PHAN VĂN CHẠY , bút danh Phan Như , Cung Thiêm
dạy trường Quốc Học từ năm 1972 .
Thầy rất gần gũi với học trò của thầy .
Bình dị và chan hòa , Thầy chia sẻ với chúng ta những tâm tình thế hệ ,
như một người anh của cuộc đời.
Xin giới thiệu một bài thơ của thầy mang đầy tính nhân văn và tâm trạng
người chồng mà ai trong chúng ta cũng thấy mình trong đó .
Cám ơn Thầy đã nói lên nỗi niềm chung ấy .
NỊNH VỢ CA
Cuối cùng tôi chỉ có một mình em
khi thắp mộng trên non
khi trôi dạt dưới dòng
tôi vẫn chạnh niềm riêng
xin trở về cùng em
dưới hiên đời rợp mát
em giăng hai đầu nắng nhạt
buộc một gót chân chim


Có khi vui cuộc rượu tàn khuya
uống cho càn khôn rơi rụng
biết tìm đâu đâu lối về
em chong đèn một ngọn
soi sáng nửa đời tôi
dù cách biệt muôn trùng
dù đi bằng hai đầu gối
tôi cũng xin trở lại
bên người

Thôi tôi sẽ trở về
không hiểu vì sao tôi phải trở về
có một cái gì rất là đơn sơ
có một cái gì rất là nhỏ bé
một sợi tóc mai
một mùi hương đã cũ

Thôi tôi sẽ trở về
dù cách biệt muôn trùng
dù đi bằng hai đầu gối
tôi cũng về với em
ngồi lại..

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty BÀI TỔNG KẾT CUỐI NĂM 2014

Bài gửi  Admin Thu Mar 03, 2016 10:22 am


SỚ TÁO QUÂN QUỐC HỌC  6774

Cúc vàng ngàn đóa đón xuân sang
Chúng tôi Quốc Học đứng mấy chàng
Sáu bảy bảy tư ngày tháng cũ
Đại diện anh em đọc đôi hàng

Cùng học trường Quốc Học vẻ vang
Gắn bó tuổi xanh mấy dặm đàng
Ân thầy , nghĩa bạn luôn ghi nhớ
Cuối đời lịch sử lại sang trang

Không thể không nhắc đến bạn vàng
LÊ KHẮC HUỆ ĐỨC tình chứa chan
Người tiên phong nối tình bằng hữu
Liên lớp ngày nay thật rỡ ràng

Ngày xưa Đức học giỏi nhất trường
Tài ba mà chẳng chút phô trương
Thiên văn , địa lý gồm đủ cả
Được Thầy quý mến bạn bè thương

Bây giờ đất khách sống tha hương
Lấy vợ , nuôi con bận trăm đường
Các cháu chăm ngoan , học rất giỏi
Với đồng hương , trên kính dưới nhường

Vất vả , gian lao đã trải qua
Tậu xe , mở tiệm ,dựng xây nhà
Mở lòng hào phóng giúp bè bạn
QUỐC HỌC TÌNH THÂN nhớ tới chàng

Từ ngày phát động lập diễn đàn
Đồng môn quần tụ dậy tiếng vang
Đông Tây hội ngộ rền khắp chốn
Sáu bảy bảy tư về tràn lan

Không chỉ một nhóm mà nhiều nhóm
Đà Nẵng _ Sài Gòn _ Nhóm Pháp Văn
Cà Mau _ Bình Thuận _ Đông Nam Bộ
Bạn bè tìm tới vượt khó khăn

Cao Nguyên ba tỉnh đều có mặt
Nối kết tình thân xưa Quốc Học
Sông Hinh , Tam Kỳ với Nha Trang
Sơn khê chẳng cách trở đò giang

Thế giới bây giờ chật hẹp ghê
Toàn cầu liên lạc thật là dễ
Bạn bè dù cách mấy đại dương
Nói chuyện với nhau vẫn bình thường

Gặp nhau kể lể chuyện trước sau
Thăm hỏi tận tình lúc ốm đau
Quan ,hôn, tang , tế đầy đủ cả
Nâng ly thấy hợp ý tâm đầu

Nhớ trường , nghĩ tới Quý Cô, Thầy
Những Người đã góp sức dựng xây
Tạo nền học vấn , rèn nhân cách
Chăm chút cho ta những tháng ngày

Bao lần tìm đến thăm Thầy Cô
Hơn bốn mươi năm đời dạt xô
Hôm nay gặp lại ôi mừng tủi
Thầy_ trò tóc bạc ,da héo khô

Một năm ,mấy lượt tỏ lòng thành
Hỏi han sức khỏe , quên sao đành
Kỉ niệm dưới mái trường yêu dấu
Thầy Cô truyền lại nét tinh anh

Hai lần tạo cuộc Đại Đoàn Viên
Vinh Danh Thầy Cũ việc trước tiên
Bạn bè gặp mặt ngày hội lớn
Bên nhau xóa bỏ mọi ưu phiền

Quý Thầy gặp bạn tay nắm tay
Bao lâu mới gặp lại nhau đây
Quây quần mấy trò tóc đã bạc
Ríu rít khoanh tay dạ thưa Thầy


Liên lớp chúng ta hơn ba trăm
Thất một ,hai ,ba, bốn ,sáu ,năm
Hơn chục bạn thành người thiên cổ
Nhiều chàng biền biệt chốn xa xăm

Nhờ điện thoại , mạng in tờ nét
Đến nay liên lạc cũng gần hết
Thông tin địa chỉ trên diễn đàn
Hội ngộ mừng vui không kể xiết

Thầy Cô tìm gặp trên sáu mươi
Trong nước ,hải ngoại khắp nơi nơi
Lần vào Bà Rịa ,lên Đà Lạt
Vô tận Sài Gòn để kính mời

Những ngày trọng đại nhớ ghé thăm
Lễ ,Tết luôn luôn rất quan tâm
Thầy Cô đau ,yếu hay quá cố
Chu đáo , ân cần chẳng quản công

Bây giờ điểm danh bạn đồng song
Thất sáu , chín bốn lắm tương đồng
Học cùng một lớp thời thơ dại
Kỉ niệm ngày xưa  vẫn tươi hồng

Lần lượt chúng ta  cùng gọi tên
Những ai còn có dịp đoàn viên :

Ngọc Anh , Lê Sỹ Ất ,Lê Bình
Bá Bổn , Như Châu ,Trần văn Châu
Văn Hiệp , Trường Chính , Hoàng Trọng Dũng
Hữu Dương , Nguyễn Đoàn , Lê Khắc  Huệ Đức
Trương Hải , Văn Hậu , Nguyễn Đức Hòa
Ngọc Lân ,Đình Lợi ,Tô Hữu Lụt
Phan  May ,Cảnh Nghĩa ,Châu văn Ngữ ,
Quý Ngưu,Văn Phúc , Tôn Thất Phùng ,
Ngọc Quỳnh ,Kim Thành ,Lê Bá Thăng ,
Văn Thọ ,Ngọc Trai ,Phùng Hữu Trùng ,
Ngọc Tú ,Đăng Tuấn ,Phạm văn Vĩnh

Những bạn đã về miền Tiên Cảnh :
Nguyễn Tấn Đấu , Trần Lai , Lê Hà
Nguyễn văn Hồng, Nam Khanh , Huỳnh Phú
Hai Hoàng Trọng Phú , Phan Văn Vy


Năm qua ngày hai ba tháng mười
Kỉ niệm bốn mươi năm xa  rời
Mái trường xưa thân thương ngày ấy
Xiết bao cảnh vật đổi sao dời

Thầy Cô ,bè bạn từ khắp nơi
Khách quý trường bên cũng đến chơi
Hát ca , chúc tụng lời thân ái
Chân tình huynh đệ trải muôn nơi

Thầy Bính hát liền ba bài hay
Hội trường không ngớt tiếng vỗ tay
Thầy Phụng ban cho lời nhân nghĩa
Rượu tràn uống mãi cũng chưa say

Tặng Thầy , tặng bạn ảnh chụp chung
QUỐC HỌC TÌNH THÂN câu nhớ nhung
Đưa đón Thầy Cô về chu đáo
Hẹn năm nay tái ngộ trùng phùng

Năm nay nếu có được cơ duyên
Chúng mình sẽ chào đón Cô Liên
Tháng sáu dương lịch về thăm Huế
Gặp lại trò xưa với bạn hiền

Trước ngày tổ chức tiệc tất niên
Dâng hương Tôn Sư với Bạn Hiền
Tháng ngày thắm thoắt trôi đi mãi
Cầu cho Thầy Bạn vui cảnh tiên

Nén hương bày tỏ tấm lòng thành
Linh thiêng xin phù hộ an lành
Giúp cho sức khỏe   làm việc tốt
Quốc Học tình thân sẽ vang danh

Hãy trỗi nhạc lên các bạn ơi
Chúng ta cùng hát khúc yêu đời
"Để Gió Cuốn Đi " lời son sắt
Một Tấm Lòng theo áng  mây trôi



Được sửa bởi Admin ngày Thu Mar 10, 2016 2:29 pm; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty THƠ VUI CỦA THẦY TÔN THẤT VIỄN BÀO

Bài gửi  Admin Fri Mar 04, 2016 3:00 pm

THỊT DÊ
Tánh dê thường bị lắm người chê
Mà thịt thì ai cũng phải mê
Hon, nướng hương bay thèm nhỏ dãi
Tái ,xào vị nhắm thấy phê phê
Ngọc dương một vịm gắp lia lịa
Huyết tửu vài ly nốc hả hê
Những kẻ sành chơi ai lại dại
Có tiền chẳng muốn nếm mùi dê

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty DẠ THƯA THẦY CÔ _ THƠ : HOÀNG CÔNG HẢO

Bài gửi  Admin Sun Mar 06, 2016 1:57 pm

Hoàng Công Hảo : Dạ thưa Thầy Cô

Dạ thưa thầy dạ thưa cô

Chúng em những đứa học trò ngày xưa
Vượt qua gió bão nắng mưa
Giờ gặp lại vẫn dạ thưa cô thầy
Bốn mươi năm có một ngày
Niềm vui hạnh ngộ đong đầy trong tim
Biết bao số phận nổi chìm
Chúng em vẫn nhớ để tìm đến nhau
Dù hoan lạc dù khổ đau
Cùng chia sẻ mới dài lâu nghĩa tình
Thầy cô trong đại gia đình
Tôn sư trọng đạo thấy mình đẹp hơn..

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty ĐOẢN KHÚC : SÁU BẢY _ BẢY TƯ _ THẦY PHAN NHƯ

Bài gửi  Admin Mon Mar 07, 2016 4:52 am

67-74


Đoản khúc:sáu bảy- bảy tư



Lũ chúng tôi cũng thiệt tức cười
Ngót nghét tuổi đời đã hơn sáu mươi
Chơi với nhau như thời con nít
Gặp Thầy xưng “con” không dám xưng “tui”

Ấy vậy Tú Tài đầu tiên Ai Bi Em
Mà đến nay tâm hồn vẫn còn chân chất
Cứ hằng năm Thầy trò họp mặt
Hát đồng ca nghiêm như đứng chào cờ!

Tưởng thời thế đã làm tan cuộc
Chạy xich lô,vô đại học,hay bỏ xứ xa bầy
Cũng không ít đứa trở về với đất
Nhưng hôm nay tay nối lại vòng tay.

Vòng tay ấy Sáu bảy-Bảy tư
Trên túi áo chưa phai màu Quốc Học
Cuộc trần thế có can chi được-mất
Chỉ có lung linh chút nắng sân trường!

Phan Như 2016


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty THƠ SONG NGỮ

Bài gửi  Admin Mon Mar 07, 2016 5:51 am

some bilingual poems by trương văn hải
SUY TƯ
TO MY THINKING
life's growing up and up
there's no time to pause or stop
it's getting larger and larger
broader, deeper and immensely diverse

sự sống cứ mãi dâng trào
không ngừng nghỉ ,chẳng khi nào ngơi tay
muôn hình vạn trạng đẹp thay
càng lan tỏa ,càng đắm say nồng nàn

MẶC TƯỞNG
FROM MY THINKING
like free balloons in the sky
flying unbounded along with time
then going off somewhere some time
into nothingness , oh, that is life

như bong bóng bay giữa trời
không ràng buộc lửng lờ trôi theo dòng
thời gian qua hết long đong
tan vào hư ảo ,rồi xong kiếp người

CHẢY VỀ VỚI BIỂN
IN MY MIND
like a river flowing to the sea
the symbol of old age , burden - free
having washed away earthly troubles
nearing the end , life is now at ease

sông dài về với biển xa
ưu tư gánh nặng tuổi già quẳng đi
qua rồi tham hận sân si
cuối đời tìm chốn vô vi vĩnh hằng

NHẬN THỨC
FROM MY MIND
life is a flow that needs to circulate
there 's an ever green urge day after day
for creating some thing new and significant ;
otherwise , it would be hellishly stagnant

dòng sống cần phải chuyển luân
như chồi xanh mãi vươn dần lên cao
ngày nào chẳng có ước ao
ươm mầm sáng tạo , ôi chao hết đời !

TẤN TRÒ ĐỜI
STAGE OF LIFE
Being neither a comedy nor a tragedy ,
life is life , and not a role to play
directed by no one , try to live free
history is nothing but mediocrity

chẳng phải bi ,cũng không hài
đời sống động phải đâu vai diễn tuồng
cần chi ai dẫn dắt đường
dòng lịch sử quá tầm thường lối xe

VẾT HẰN TRÊN VỎ NÃO
THE TRACKS ON BRAIN
the taken roads ,frequently traveled
are no more fresh and scarcely evolved
the passions which used to be boiling deep
stay still ,barren ,indifferent and remote

lối xưa quen bước chân mòn
còn đâu nữa ánh trăng non đầu cành
nồng nàn hơi ấm ngày xanh
hoang vu ,tẻ nhạt tan tành tình ơi !

LIFE IS BEAUTIFUL
Paint the picture of life with colorful words
Sing the lively song in cheerful rhythm
Dance with the ups and downs in lovely verses
See things as what they really are and take it easy

Tô điểm tranh Đời với sắc Lời
Hát bài tươi thắm nhịp chơi vơi
Dìu bước Thăng Trầm dòng thi hứng
Sâu lắng nhìn đời ,trí thảnh thơi

VƯỜN THIỀN
zen garden ,peace of mind
stream below bridge ,gentle sunlight
trees , stones , exposed in the open air
all 's calm , forgetting the time

vườn thiền trí tĩnh tâm yên
dưới cầu suối chảy dịu hiền ánh dương
rừng cây ,phiến đá chân phương
giữa trời an lạc vô thường biến tan

Tâm Trạng
Keep the state of mind at being alert
or else it'll flow along with the uncontrolled chaos
Clear wild ,dark ideas off the mental garden
Be awake , firm ,stable to get rid of troubles

Giữ gìn trạng thái tinh thần
Đừng cho lạc lối vong thân chốn nào
Vườn trí tuệ chốn thanh cao
Quyết vững chí ,chẳng đảo chao giữa đời

Chiếc Lá
How fresh are the young ,soft ,green leaves on the trees in the beginning
Then ,in the course of time : spring ,summer along with autumn fleeting
no more vital , faded and ,eventually , start falling
getting dry , easy to catch fire , going into earth to retire

Non tơ khi lá mới khoe mình
Xanh bừng sức sống buổi bình minh
Theo dòng vun vút thời gian chảy
Xuân ,hạ rồi thu lướt qua mành
Úa tàn ,cạn kiệt nét tinh anh
Tả tơi , khô héo lá rời cành
Xác thân hóa kiếp bùng ngọn lửa
Đất mẹ thôi về hết tử sanh

HUẾ
Huế _ so poetically picturesque
so serene and gently Oriental
a garden more natural than artificial
full of spiritual life and inspiration

Huế đẹp như tranh ,thơ trữ tình
Đông phương dìu dịu nét trung trinh
Thiên nhiên tỏa bóng ngôi vườn lớn
Hồn bướm mơ hoa một cõi bình

THE WAY
You have your own life and I ,mine
We grow up in diferently special ways
We may own things of no similarity
But the ones which make us pleased

Bạn sống đời bạn ,tôi đời tôi
Mỗi người một lối độc hành thôi
Dù mình có nhiều điều khác lắm
Lòng thấy vui _ như thế đủ rồi

MÙA HÈ NĂM TRƯỚC
It was so cool last summer
with fresh ,gentle breeze from the sea
on the island among the trees
the open blue sky so sweet and free

Ôi mát lành mùa hè năm trước
Biển êm đềm gió hiền nhẹ lướt
Đảo rập rờn bóng lá thướt tha
Mở rộng trời xanh thẳm bao la

HÃY LẮNG NGHE
Listen to your heart
Listen to your mind
Listen to your feelings
Every day and night
Listen to your heart
Hear it laugh or cry
Listen to your mind
Tell you wrong or right
Listen and listen
and then you can find
what will bring you death
what'll keep you alive

Lắng nghe lời của trái tim
Tiếng nói trí tuệ nhủ khuyên hàng ngày
Đúng ,sai , mở lối chỉ bày
Khóc cười một thoáng mây bay cuối trời

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty NHỮNG MẢNH ÂN TÌNH _ TRẦN CÔNG TÍN ( QUỐC HỌC 60_63 )

Bài gửi  Admin Mon Mar 07, 2016 1:37 pm

NHỮNG MẢNH ÂN TÌNH
by Tran Cong Tin
Quốc Học !!! Mái trường thân thương,nơi chứa chất biết bao kỉ niệm của buổi thiếu thời đặc biệt đối với những vị “cổ lai hi”’ thì lại càng thêm luyến lưu,gắn bó.Biết bao lần đi ngang trường xưa,tôi dừng lại bâng khuâng tưởng nhớ:
_Những buổi tan trường,chúng tôi vội vàng lấy xe rồi đạp qua đường Ngô Quyền quặt vào đường Hoàng Hoa Thám ,tiếp giáp với đường Lê Lợi để đạp ngược lên ngắm các nữ sinh Đồng Khánh ra về:Từng đoàn thiếu nữ duyên dáng,mỹ miều,thướt tha trong tà áo dài trắng phấp phới tung bay ,song song hàng bốn…Quang cảnh quá nên thơ và bây giờ mỗi lần nhớ lại tôi đều bồi hồi cảm xúc(hồi đó chỉ có cầu Tràng Tiền,chưa có cầu Phú xuân )
_Nk 62-63 trở về trước,các nữ sinh có tú tài bán phần ở khắp miền Trung(kể cả nữ sinh Đồng Khánh) đều vào học đệ nhất Quốc Học .Họ được ưu tiên đi vào cổng chính và để xe phía sau văn phòng rồi tha thướt ,yểu điệu tiến về sân trường.Hồi tôi đệ tam ,phòng học chúng tôi ở đàng sau (gần sân vận động )còn đệ nhất và đệ nhị thì học ở hai dãy lầu chính .,cho nên họ tha hồ ngắm các giai nhân .Chúng tôi ,anh nào gan lắm thì ra đó và trà trộn vào các anh lớp lớn để rồi khi nghe trống đánh thì hớt hải chạy về sắp hàng cho kịp,và bị bạn bè chế giễu…
.-Rồi những buổi học năm đệ nhất C1(từ ngoài đi vào,phòng đầu tiên bên trái trên lầu)sao mà thân thương và vui vẻ đến thế vì là lần đầu chúng tôi được học chung với nữ sinh.
_Rồi 4 giờ triết (môn tâm lý)của cô Diệu Trang sao mà ngắn ngủi như vậy?Cô là hoa khôi của đất Thần kinh làm ngẩn ngơ biết bao người cùng trang lứa và là thần tượng của đa số học sinh chúng tôi …
Ôi !!!Ước gì ta quay lại quãng thời gian đó nhỉ?Thật hạnh phúc biết bao nhưng làm sao được ?Tôi gia nhập nhóm này đến nhóm khác ,vào blog của một số người quen để tìm lại quá khứ nhưng vẫn thấy thiếu thiếu sao đó,chưa thật hài lòng vì kỉ niệm thì mênh mông mà bài viết thì rời rạc …
Thế rồi tình cờ (tháng 7-2014)tôi đọc được trên facebook của 1 người bạn vài tin tức, tâm sự ,hình ảnh của nhóm QH 67-74 và lần theo dấu vết tìm vào Forum chính. .Càng đọc càng thấy thích thú và cảm phục công lao của những người khai phá,đề xướng đặc biệt là anh Huệ Đức (ở nước ngoài,tài trợ về tài chánh)và nhóm anh Trương Văn Hải (ở Huế)đã bỏ công sức rất nhiều .Nhóm đã thực hiện nhiều việc đáng ngưỡng mộ(và càng ngày càng phát triển mạnh thêm )
_Tìm cách liên lạc với tất cả thầy cô,quay phim,chụp ảnh ,ghi lưu bút
__Nối kết với các bạn đồng khóa
_Thăm viếng các thầy cô vào dịp lễ,tết
_Dự đám tang của thầy cô và bạn bè
_Giúp đỡ các bạn bè gặp khó khăn ,bệnh tật …
_Tổ chức các buổi họp mặt hàng năm(nhân kỉ niệm ngày thành lập trường 23-10) ,rất qui mô và hoành tráng.
Thấy công việc của nhóm, tôi không khỏi cảm phục và reo lên như Archimede ngày xưa “Eurika” và viết thư làm quen ,khen ngợi từ đó thân tình,gắn bó(tham dự hai buổi họp mặt kỉ niệm ngày thành lập trường và dự các buổi họp nho nhỏ của nhóm.).Lần nào tôi cũng cảm xúc tràn trề và tràn đầy hạnh phúc.Xin cám ơn những ân tình mà nhóm đã giành cho tôi, làm tôi sống lại thuở xa xưa cách đây hơn 50 năm .Nhờ có sự ưu ái đó mà tôi đã gặp được cô Diệu Trang sau hơn 40 năm xa cách ,gặp được 1 số bạn bè cũ mà từ lâu mất liên lạc .Thật qua đỗi vui mừng!!! Xin chân thành cám ơn …
Giờ đây nhóm đang dự trù xuất bản 1 Đặc san để tổng hợp hết những bài viết,những tin tức,những hình ảnh,những kỉ niệm … rải rác trên Forum  để gởi đến các cựu học sinh .Thật là một việc làm vô cùng ý nghĩa và đáng mong chờ.Rồi đây mỗi lần nhớ đến trường xưa,chúng ta sẽ có trong tay một kỉ vật đáng qúy , đúng là:
Của tin còn một chút này..
Và ta sẽ nâng niu trân trọng như lời Kim Trọng dặn dò Thúy Kiều
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
Mong lắm thay !!!
Trần Công Tín
(QH 60-63)

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty NGÀY 23/10/2014 KHÓ QUÊN CỦA HỌC TRÒ QUỐC HỌC 6774

Bài gửi  Admin Wed Mar 09, 2016 9:50 am

Anh Trần Công Tín , C.H.S. Quốc Học 60_ 63 nói về ngày hội ngộ
Bài gửi  Admin on Mon 17 Nov 2014 - 4:15

Kỉ niệm 118 năm thành lập trường Quốc học
Hàng năm cứ đến ngày 23-10 ,cựu học sinh Quốc Học (từng nhóm nhỏ)tổ chức họp mặt để ôn lại kỉ niệm xưa.Còn nhà trường thì 5 năm 1 lần mới tổ chúc khá qui mô.,mời quan khách và các cựu học sinh.
Năm nay ,nhóm học sinh 67-74 tổ chức rất trọng thể và công phu tại Nam Châu Hội Quán.Ban tổ chức đều là những người có tâm huyết,nhiệt tình.họ đã tìm đến tận nhà các vị giáo sư cũ để thăm viếng và đưa thiệp mời.,đồng thời cũng tìm cách nối kết với các bạn học cách đây 40 năm Họ đã lập 1 trang Web phong phú và dồi dào tài liệu ..Anh Lê Khắc Huệ Đức (Việt kiều Úc)và anh Trương Văn Hải là những người có công rất lớn trong việc gắn kết này.Thật đáng khâm phục
Tôi mặc dầu chẳng phải là giáo sư Quốc Học cũng chẳng là học sinh thế hệ đó nhưng cũng được mời tham dự .
Buổi lễ tổ chức rất hoành tráng,đón tiếp ân cần và chu đáo.:Ban tổ chức đứng ở tiền sảnh để chào mời,hướng dẫn vào bàn tiệc  (ở giữa là 2 bàn dài giành cho quí thầy cô,hai bên là các bàn tròn ,chỗ ngồi của các cựu học sinh ,ngoài ra còn mời thêm 1 số nữ sinh Đồng Khánh cùng thời) Tôi được vinh dự ngồi vào chỗ thầy cô .Nhờ đó tôi có dịp gặp các vị giáo sư tiền bối (U80) như thầy Châu Trọng Ngô,Dương Đình Tri,Bùi Ngọc Liên,Phạm Đình Uyển,Tôn Thất Dinh,Tôn Thất Viễn Bào, ,họa sĩ Vĩnh Phối……Điều đáng vui mừng là quí vị còn khỏe mạnh ,có vị còn đi xe gắn máy được,ăn uống bình thường và có thể dùng bia rượu ,có vị còn tham gia văn nghệ khá tích cực (giọng hát điêu luyện và mạnh mẽ.)và tham dự đến hơn 5 tiếng(từ 9 giờ đến 14 giờ) mà không hề than mỏi lưng (riêng tôi so với các vị trên thì thua nhiều;Kiêng khem đủ thứ,chỉ uống nước khoáng,và ráng hết sức chỉ ngồi được 4 tiếng rồi xin cáo lui ,cũng may là tôi không bị rối loạn tiêu hóa nửa chừng.Lần này quả thực nhiều cơ duyên vì 1 vài lần trước tôi chỉ ngồi được chưa quá 2 giờ là phải về,có khi lại phải cáo lỗi vì không tham dự được.)
Bên cạnh những vị tiền bối tôi còn găp rất nhiều bạn đồng trang lứa:Phan Văn Chạy ,Cao Huy Chương(2 người này có dạy tai Nguyễn Huệ, Tuy Hòa),Trương Công Quy ,Trần Văn Phương,Hồ Xuân Tám,họa sĩ Lê Quý Long…. Tay bắt mặt mừng,nói cười vui vẻ.
Cám ơn ban tổ chức đã mời tôi tham dự 1 buổi họp mặt có ý nghĩa và đầy ấn tượng ,khó quên .
Trần Công Tín (QH 60-63)

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty THẦY NGUYỄN PHÚ PHỤNG BAN HUẤN TỪ

Bài gửi  Admin Wed Mar 09, 2016 9:55 am

HUẤN TỪ CỦA THẦY NGUYỄN PHÚ PHỤNG , NGUYÊN TỔNG GIÁM THỊ TRƯỜNG QUỐC HỌC
Bài gửi Admin on Mon 24 Nov 2014 - 16:59

Kính thưa quý thầy cô ,
Kính thưa các khách mời ,
Thưa các em học sinh khóa sáu bảy bảy tư ,
Chúng tôi rất là vinh dự được anh em sáu bảy bảy tư
tạo điều kiện để các thầy cô trường Quốc Học
được gặp mặt bạn bè , được gặp tất cả cựu
học sinh Quốc Học sáu bảy bảy tư.
Chúng tôi , như bạn Trương văn Hải đã trình bày ,
rất lấy làm xúc động .Chúng tôi nhờ bạn Trương
văn Hải chuyển lời thăm và cám ơn
Lê Khắc Huệ Đức đã đóng vai trò rất lớn trong
việc tổ chức hôm nay .
Chúng tôi ca ngợi tất cả học sinh khóa sáu bảy bảy tư
đã luôn luôn đoàn kết , cùng chung sức để tổ chức
các buổi họp mặt rất tình nghĩa thể hiện được
tình thầy trò_ thể hiện được TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO .
Xin ca ngợi công việc mà nhóm sáu bảy bảy tư
đã làm được .
Ngày hôm nay chúng tôi xin chân thành cám
ơn tất cả các bạn sáu bảy bảy tư .
Xin chúc tất cả các thầy cô , các vị khách mời
và tất cả các cựu học sinh sáu bảy bảy tư
Quốc Học luôn luôn mạnh khỏe để
chúng ta còn có dịp gặp lại ,và như tôi,
tôi thấy ri là quá đẹp rồi , vi sao , nay
tôi đã tám mươi ba tuổi còn được lên hầu
chuyện cùng các bạn , đó là một vinh
dự cho chúng tôi .
Xin cám ơn tất cả .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty HỒI ỨC VỀ THẦY CHÂU VĂN TĂNG _ BÀI CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN

Bài gửi  Admin Wed Mar 09, 2016 4:10 pm

HỒI ỨC VỀ THẦY GIÁO CHÂU VĂN TĂNG
Cựu Giáo Sư trường Quốc Học _ Huế
By Thầy Phan Khắc Tuân

Trong hai thập kỷ 1955_1975 của một thời Quốc Học , Thầy giáo Châu Văn Tăng đã để lại cho đồng nghiệp và học sinh những dấu ấn khó quên .
Thầy Châu văn Tăng  sinh năm 1932 ( tuổi Nhâm Thân ) thuộc lớp đàn anh của tôi ( tôi sinh năm 1937 ,tuổi Đinh Sửu ) nên tôi xin dùng đại từ Anh để nói về Thầy .

Anh Tăng vào dạy Quốc Học năm 1954, năm tôi mới vào Sài gòn học sư phạm .Năm 1961 tôi về trường Quốc Học thì qua năm 1962 Anh bị động viên vào trường sỹ quan Thủ Đức đến năm 1966 mới được giải ngũ và tiếp tục dạy học ở trường . Vì thế tôi chỉ thực sự gần gũi và thân thiết với anh Tăng khoảng mười năm cùng giảng dạy và tham gia các sinh hoạt học đường trong tình hình đất nước có nhiều biến động .

Tháng 8 năm 1975 , anh phải đi học tập cải tạo ở Ba Lạch rồi Bình Điền hơn 5 năm ( Có phải vì cái nghiệp văn chương chữ nghĩa nó vận vào cuộc đời anh ? ) , đến tháng 11 năm 1980 , anh mới được trở về cuộc sống đời thường .

Ở nhà , Anh đọc sách ,làm thơ , trồng rau , nuôi gà ,đi chợ ,nấu ăn để cùng chị Nguyễn thị Chung đang là giáo viên trường cấp hai Thống Nhất nuôi dạy 3 con và cố gắng đưa các cháu vào đại học . Cháu đầu Châu Văn Phúc thi đậu vào trường Đại Học Y Nha Dược Sài Gòn . Cháu thứ hai Châu Văn Tân vào Đại Học bách Khoa Đà Nẵng . Cháu út Châu Văn Thức vào Đại Học Y khoa Huế . Về sau cả ba cháu đều ra trường với thứ hạng cao .

Đến mùa xuân năm 2001 , anh bị một cơn đột qụy rồi hôn mê gần một tháng và qua đời hôm 15/3/2001 khi mới bước vào tuổi " cổ lai hy " .

Thương quý anh , có người trong số bạn bè thân thiết đã nhận định như thế này về Anh : " Là một thầy giáo không có bằng sư phạm , là một Trưởng Hướng Đạo không có Bằng Rừng , là một Huynh Trưởng Phật Tử không có Pháp Danh nhưng Anh đã đứng ngồi như Chánh Pháp , nói năng như Chánh Pháp và im lặng cũng như Chánh Pháp ! " .

Còn tôi, sau trắng một đêm thao thức đã viết được bài điếu văn mà Anh em Quốc Học giao phó để đọc trong tang lễ của Anh . Thế mà đã gần 15 năm trôi qua , hôm nay tôi muốn chép lại bài điếu văn này gởi đăng vào các đặc san cho các đồng nghiệp cũ của Anh , học trò cũ của Anh , tưởng nhớ và thấu hiểu về một người Bạn , một người Thầy .

Huế , mùa thu 2014



Được sửa bởi Admin ngày Mon Mar 14, 2016 9:11 am; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty ĐIẾU VĂN TIỄN ĐƯA THẦY CHÂU VĂN TĂNG THẦY PHAN KHẮC TUÂN VIẾT VÀ ĐỌC

Bài gửi  Admin Thu Mar 10, 2016 2:46 pm

HUẾ , NGÀY 18/3/2001
Kính thưa Hương linh anh Châu Văn Tăng , cựu giáo sư trường
Quốc Học
Kính thưa Chị cùng Tang quyến .
Anh chị em chúng tôi là đồng nghiệp , đồng sự , thân hữu của
Anh trong hai trường Quốc Học và Đồng Khánh , hôm nay tề
tựu trước linh cửu Anh  mà ngậm ngùi khôn xiết .
Kính thưa Anh ,
Anh chị em chúng ta hầu hết là học sinh trường Quốc Học  rồi
trở thành Thầy giáo trường này . Những năm tháng dưới mái
nhà chung ấy đã hun đúc một tình cảm thân thiết giữa chúng
ta và giữa chúng ta với  ngôi trường yêu dấu. Tình cảm ấy
cũng âm thầm vương vấn với ngôi trường duyên nợ chỉ cách
một con đường mà đã có lần , trong một tùy bút , anh gọi là
" con đường tơ hồng ".
Chúng tôi biết Anh là người thầy không có nhiều học vị bằng người
nhưng kiến thức uyên bác của Anh thì mấy ai sánh kịp . Anh không
giữ trọng trách chức quyền nhưng trước chức quyền anh luôn vững
vàng tinh thần kẻ sĩ . Anh không nhiều tiền lắm của nhưng lúc nào
cũng hào phóng phong lưu. Anh không là văn nhân thi sỹ nhưng
thi phú của Anh thì thắm thía lòng người . Anh đâu phải là kịch tác
gia hay đạo diễn nhưng kịch bản của Anh thuở nào đã cho học
sinh Quốc Học của chúng mình làm nên một vở "đại quảng diễn" để
thành phố Huế nhớ mãi không quên .
Kính thưa Anh,
Có phải Anh lắm tài nên đời Anh nhiều lận đận ? Vì thế , anh chị em
chúng tôi không những quý mà còn thương Anh . Cả một đời, với cái
tâm , Anh đã sống tận tình với gia đình , với thầy ,với trường, với bạn,
với học trò , với sách vở , cả đến với cầm thú  ,cây cỏ gần gũi quanh
Anh  . Cái Tâm ấy đã làm cho  Anh trở thành người Thầy khó quên
của trường Quốc Học  và cái tâm ấy trong thời gian sau này đã góp
phần làm đậm đà thêm tình thân ái giữa anh chị em chúng tôi để
để hôm nay đến thăm Anh lần cuối đông đủ như thế này .
Kính thưa Chị và tang quyến ,
Cho phép chúng tôi được nhắc lời Anh tâm sự .

"Quàng tay lên thân bằng tôi tứ xứ ,
Xin không ngoa một lời , không sai một chữ .
Nhưng vì hôm nay là ta bàn về tâm sự .
Cái chi nhốt trong tim là thật ,
Điều gì người đọc , thật là hư.
Vậy khó hiểu được nhau xin ngàn phương tha thứ ..."

Hôm kia , khi nhìn Anh làn cuối đi vào giấc ngủ  ngàn năm ,
chúng tôi thấy khuôn mặt Anh đẹp và thanh thoát , nét mặt
như thiền sư , nhưng nhìn kỹ môi Anh thì dường như ẩn hiện
một thoáng mỉm cười bao dung thương mến , vừa có một chút
khẩy cười tiếu ngạo với trần thế sau lưng . Và như Anh nói
" rốt cuộc vẫn là kẻ viễn hành cô lữ " .

Anh ra đi làm người " viễn hành cô lữ " để lại muôn vàn hụt hẫng
tiếc thương cho Chị , cho các cháu ,cho tang quyến và cho tất
cả bè bạn chúng tôi .

Xin chân thành chia nỗi bi thương này cùng Chị , các cháu và
tang quyến .
Cầu mong Anh thanh thản về với thiên thu .

Thay mặt các đồng nghiệp ,đồng sự , thân hữu Quốc Học ,
Đồng Khánh của Anh ,

PHAN KHẮC TUÂN





Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty VÀI KỶ NIỆM VỀ ĐỘI BANH QUỐC HỌC CỦA THẦY CHÂU TRỌNG NGÔ

Bài gửi  Admin Fri Mar 11, 2016 3:55 pm


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty HUẾ ĐẸP ĐÔI _ THẦY HOÀNG VĂN NGŨ _NGŨ XA THƠ

Bài gửi  Admin Sat Mar 12, 2016 4:13 am

Huế đẹp đôi
Huế xinh như một áng thơ Đường ,
Cảnh trí cân đôi khéo lạ thường .
Rắn rỏi vai ngay oai đỉnh Ngự ,
Dịu dàng lưng uốn đẹp dòng Hương .
Thùy dương phía Khải * xuân pha biếc ,
Phượng Vỹ bên Đồng * hạ nhuốm hường !
Tạo hóa bàn tay tài sáng thế ,
Ngàn năm hấp dẫn lý âm dương .
NGŨ XA THƠ _ HOÀNG VĂN NGŨ

* Khải : trường Khải Định
* Đồng : trường Đồng Khánh

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty GỞI BẠN _ PHAN VĂN DẬT

Bài gửi  Admin Sun Mar 13, 2016 6:11 am

GỞI BẠN
Anh Thứ
...Rằng trong ngọc đá vàng thau
Mười điều ta đã tin nhau cả mười .
Yêu vì nết , trọng vì tài ,
Hơi đâu kể lể dông dài làm chi .
Ngày Tiểu Hàn ,Ất Sửu 5/1/1986


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty NHỚ VỀ ĐỘI BÓNG QUỐC HỌC _ THẦY CHÂU TRỌNG NGÔ

Bài gửi  Admin Mon Mar 14, 2016 2:54 pm


NHỚ VỀ ĐỘI BÓNG QUỐC HỌC _ THẦY CHÂU TRỌNG NGÔ
(  Ghi lại theo tiến trình hỏi _ đáp )
Từ nhỏ ,tui đã yêu thích  và chơi bóng đá với bạn bè trong thôn xóm  trên những thửa ruộng vừa gặt xong . Tui có được cái duyên trở thành  thành viên của đội bóng đá Quốc Học  là cũng nhờ hồi học ở trường Vô Tuyến Điện Sài Gòn tui được tuyển vào Đội  Sinh Viên Sài Gòn . Sau đó , khi về dạy tại  trường Quốc Học ,thời thầy Nguyễn Văn Hai làm hiệu trưởng , tui mới bén duyên và thành lập đội bóng Quốc Học  và được chấp nhận làm một cầu thủ trong đội luôn. Đó là thế hệ đầu tiên của Bóng Đá Quốc Học , bắt đầu  từ  năm 1954 .
Thủ môn của đội bóng đầu tiên đó là anh Lê Văn Kinh . Tui nhớ không lầm ,hồi đó , đội chỉ giao lưu với các đội hạng B trong tỉnh ,chẳng hạn , như đội Ngôi Sao Y Tế ... Thỉnh thoảng có đấu với trường Bình Linh là nhiều nhất , vì chỉ có các trường đệ nhị cấp mới có đội bóng giày . Hồi đó Quốc học chưa có sân nên đội thường đi tập ở sân Thành Nội ( nay đã biến thành công viên trước khách sạn Thành Nội  )  , sân Tự Do và sân Phú Hòa  sát  chợ Đông Ba . Tui còn nhớ   có một lần đấu giao hữu ở sân Phú Hòa với đội Cảnh Sát  B  , đội Quốc Học thua 1_0 , tui có ghi lại dáng dấp buồn bã  của anh Lê Văn Kinh trong một bức ảnh  mà tui giữ được một thời gian khá lâu . Tui nhận thấy ,đối với học sinh , vui buồn trong mỗi trận đấu lộ ra rất rõ ,còn riêng tui thì  ít thấm .

Mỗi lần thi đấu ở sân Phú Hòa , trường không hô hào học sinh đi xem cổ vũ , nhưng tui thấy người đến coi chật ních .Tức là  không đến nỗi cầu thủ chơi dở .Hồi đó học sinh đi tập không mất thì giờ học ở trường .  Mọi người tuân theo nguyên tắc ở  nhà tập với xóm giềng của mình và đúng hẹn trước khi đấu chỉ tập chung nhau một lần thôi .Không có huấn luyện viên , chỉ có tui chơi trong đội thì giống như huấn luyện  viên . Sở dĩ tui nói giống như huấn luyện viên bởi vì tui có rành chi về bóng đá mô.Thủ quân  của hai đợt tui chơi bóng , đầu tiên , là anh Lê Văn Kinh  . Rồi đợt thứ hai là anh Thân Trọng Tích  ,đều là thủ môn . Tui nhớ có một lần ,anh Tích được  chọn vào đôi tuyển Huế  thi đấu với đội Trung Hoa Quốc Gia tại sân Tự Do , anh Tích bắt hay đến nổi  thiên hạ trầm trồ khen là không thua chi Phạm Văn Rạng , đệ nhất thủ môn ở Sài gòn . Qua ba giai đoạn hiệu trưởng  là ông Nguyễn Văn Hai , thầy Nguyễn Đình Hàm và ông Đinh Quy ,  phong trào bóng đá của các trường nổi cộm lên , lần hồi đông đảo . Đoạn đầu , Quốc Học có đội bóng đầu tiên ,nhưng khi các trường khác lục tục có cấp ba thì đều có đội giày cả . Thường thì Quốc Học  đấu với Thiên Hựu , Bình Linh. Sau đó  Nguyễn Tri Phương cũng lên đội giày và đấu với Quốc Học thắng thua ngang ngửa chứ không phải là đội đàn em . Trong các giai đoạn đó , có tổ chức giải đấu bóng đá học sinh hàng năm . Thỉnh thoảng ,đội bóng Quốc Học được đi Đà Nẵng thi đấu với  trường  Phan Chu Trinh .

Có một lần được đấu vô địch toàn quốc cho nên tui  dẫn đội đi . Vì là giải của học sinh ,  tôi đứng ngoài và dìu dắt   đội bóng mà anh Thân Trọng Tích là thủ môn. Đội vào Sài gòn ở đường Nguyễn Trãi tại trung tâm Thanh Niên Thể Thao và đấu với đội vô địch trong đó là trường trung học Tân Thịnh . Đội ấy đá quá hay cho nên Quốc Học thua khá đậm .Tui nhớ các cầu thủ của mình khi được dẫm chân lên sân cỏ Tao Đàn bảo rằng chạy  trên sân mà như chạy trên thảm nhung _ sân quá tốt ,quá đẹp ! Thêm  một chuyện , Tết 1956 thì phải , một cựu học sinh Quốc Học ,anh Nguyễn Khoa Dánh , đặc trách Không Quân ở Đà Nẵng , cho một đoàn máy bay bà già L19 ra đón đội banh Quốc Học  .Tui được đi dìu dắt  đội vào thi đấu với đội Không Quân Đà Nẵng . Ngày hôm  thi đấu  trời mưa quá to . Vì đội bóng được một vinh dự quá lớn ,cho nên xin vẫn cứ ra sân đấu nếu  không  thì cảm thấy  như  mắc nợ .Do  vậy ban tổ chức chấp nhận cho đấu . Và lần đó ,dĩ nhiên ,Quốc học thua to .

Tui gắn bó với đội bóng Quốc Học cho đến năm 1959 , lúc đó tui được chuyển qua Khu Thanh Tra Giáo Dục  tức là phải rời trường Quốc Học  và hết dịp để chơi . May mắn thay, không khi bóng đá tiếp tục lan truyền đến chân của các giáo viên các trường .Cho nên tui cũng nhớ tới những trận bóng đá giữa giáo viên với nhau .Có  trận chơi ở sân banh trước  Bia Quốc Học , sát bờ sông , và vị lớn nhất ra sân là thầy Nguyễn Hữu Thứ  . Các   vị phần nhiều là từ trường Quốc Học mà ra cả . Tui gắn bó nhất với đội bóng thời anh Thân Trọng Tích làm thủ môn . Thời đó cầu thủ không đòi hỏi điều kiện ,cũng chẳng được đào tạo chuyên môn . Nhưng mà phải dùng chữ " quá hay " . Như anh Trần Đoàn , Hồ Quang Minh , rồi người mà lừa banh đẹp và tài hoa là anh Nguyễn Tư Triệt hiện nay còn ở Huế , cũng như anh Trần Công Lễ hiện ở Sài Gòn . Thỉnh thoảng , tui được chơi ở vị trí góc trái trong thời gian ba năm anh Thân Trọng Tích làm thủ môn .

Sau năm 1975 , tui tiếp tục dạy trường Trưng Trắc ( Hai Bà Trưng )  mà  anh Hà Thúc Định làm hiệu trưởng . Anh cũng hay tổ chức các cuộc giao lưu bóng đá với các trường khác . Tui nhớ có một lần tranh bóng bằng đầu với một anh của trường Phan Đăng Lưu ,hai cái đầu va chạm nhau làm tui  rớt xuống bất tỉnh ,nghe nói gần mười phút . Nhờ người ta tạt một xô nước đá lạnh vào mặt ,tui mới tỉnh lại liền .Khi tui mở mắt tỉnh lại thì nghe anh Định ,đang ở giữa sân , nói ," Ô , tỉnh rồi . Để anh chơi tiếp . Khoan thay người ."  Khi tui đứng dậy bước ra , vẫn không hiểu tại sao mình đang ở tại sân ni . Mất trí đến độ như rứa . Tới chỗ để xe đạp cũng tự hỏi tại răng mình phải thay đồ như thế này . Cuối cũng , dĩ nhiên là phải thay người rồi , khi tan trận tui vẫn đạp xe đạp theo đội bóng đi uống nước .
Vào lễ Kỷ Niệm 100 năm Quốc Học , tui có tham gia trận đấu giữa  cựu giáo viên và học sinh Quốc Học với đội bóng Quốc Học đương thời . Vui là , tui vẫn chạy góc trái như thường lệ . Trong đội bóng còn có hai đứa con tui _ Châu Phương Đàn và Châu Ngọc Thụ , trước đây cũng ở trong tuyển Quốc Học ,đá giày .
Sau khi  nghỉ theo chế độ mất sức, thỉnh thoảng ,  anh Định lại điện về nhà  , kêu tui đi đá bóng vì trường thiếu người . Tui chạy đi liền vì vẫn còn đam mê lắm .
Tui chính thức nghỉ đá sau trận 100 Năm Quốc Học  ( 1996) . Tui đi coi bóng đá có người hỏi tui  có còn ra sân  không , tui nói bữa ni "cổ động la" chắc rủng rải sẽ trở  thành "cổ động im" .
Bây giờ ,tui mới nghiệm ra  một điều  là trái banh nằm giữa sân đó nhưng " vô thường " diễn ra rất nhanh . Nó đang là "của ta" nhưng  trong tích tắc nó trở thành" không là của ta "  mà của kẻ đối phương . Rồi mình phải giành giựt , chận trái banh đó . Khi mình chận có nghĩa là trái banh khác mình . Nhưng khi trả lại ,thì trái banh lại là " của ta ". Thành ra bạn hữu cũng đó mà đối phương cũng đó . Suy nghĩ như vậy cũng thấy vui vui . Quả bóng  như là cái tư thế hoán đổi , tính cách vô thường của một sự việc , sự vật . Cái sự thay đổi tư thế đó chính là do con người , không phải từ quả bóng .

Huế , ngày 11/3/ 2016

CHÂU TRỌNG NGÔ


Được sửa bởi Admin ngày Sun Mar 20, 2016 2:43 pm; sửa lần 2.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty MỘT TẤM LÒNG MẾN YÊU QUỐC HỌC _ THẦY LÊ CÔNG MẦU

Bài gửi  Admin Tue Mar 15, 2016 3:54 pm

Nói đến Huế , không chỉ những thế hệ học sinh xuất thân từ trường Quốc Học mà hầu như mọi người đều trân trọng ngôi trường này .
Thật vậy ,ngôi trường đến nay đã hơn 120 năm tuổi được kiến trúc theo kiểu Tây Âu . Một ngôi trường đã trải qua bao thời đại , bao chế độ chính trị , bao biến cố lịch sử ...mà vẫn " trơ gan cùng tuế nguyệt " đến bây giờ .
Bản thân tôi yêu mến trường Quốc Học vì đời mình đã trải qua hai lần chung  sống dưới mái trường này :
Một là làm học sinh từ năm 1956 đến  1959
Hai là làm thầy giáo từ năm 1972 đến 1977
Vốn từ trường T.H Nguyễn Tri Phương  ( Trường mang tên Khải Định 2 năm đầu đến năm  tôi học đệ ngũ về sau mới đổi thành Nguyễn Tri Phương đến bây giờ ) . Chuyển lên Quốc Học sau khi tốt nghiệp Trung Học Đệ Nhất Cấp và có đủ điểm trung bình năm học đệ tứ ( lớp 9 bây giờ ). Bước đầu bỡ ngỡ vào lớp Đệ Tam với ngôi trường cổ kính hoành tráng cả trường ốc lẫn nhiều cây cổ thụ um tùm . Phong cảnh hùng vĩ làm tôi choáng cả mắt trong giây lát .
Thời kỳ này , các lớp học toàn cả nam sinh . Thời gian trôi qua ; theo năm tháng học tập được các giáo sư  mẫu mực , tận tụy giảng dạy , nghiêm nghị nhưng đượm tình Thầy trò . Qua giờ giảng dạy trong lớp hay khi đi ngoài hành lang , ngoài trời , luôn luôn thấy dáng dấp và cung cách khả kính của quý thầy như những tấm gương sáng cho học sinh noi theo .
Tôi nhớ không lầm thì một nhà sư phạm có câu : " Học là nhớ những gì sau khi đã quên hết ".Bây giờ đã lâu ,lại lớn tuổi , tôi chỉ nhớ một ít mẩu chuyện gắn với Quốc Học và đời mình mà thôi .
Trong năm học lớp Đệ Tam , tôi nhớ nhà trường có tổ chức một đêm văn nghệ . Chương trình có diễn vở kịch " Tần Thủy Hoàng bạo chúa " do tác giả Vũ Hân biên kịch .Tối ấy , theo quy định đến giờ đóng cửa . Sau đó ,ông Vũ Hân đến , cổng không được mở . Ông nói , " Tôi là tác giả vở kịch : không cho vào thì làm sao tôi biết cái đúng ,  sai để sửa chữa ." Khi nhận ra tác giả ,nhà trường đã mở cửa mời ông vào . Sau thời gian này không lâu , trường đổi tên là trường Quốc Học Ngô Đình Diệm . Chỉ mấy tháng sau , trường lại đổi tên Trường Quốc Học cho mãi đến bây giờ .
Năm tôi học lớp Đệ Nhị (1957_1958) . Nói Chung , các giáo sư rất chuẩn mực , đều tôn kính , nhưng tôi chỉ nhớ và kể một số thầy tiêu biểu :
_Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Hàm rất nghiêm túc , hiền dịu , dạy toán học sinh dễ tiếp thu .
_ Thầy Lê Hữu Mục trông bệ vệ ,dạy văn , học sinh rất ưa ý ,thích học .
_ Thầy Ngô Đốc Khánh điềm đạm , dạy Pháp văn rất chu đáo . Thầy Khánh người gầy ,dáng cao , bước đi có vẻ khấp khểnh nhưng suốt năm học không hề nghỉ dạy một
giờ . Thật kỉ lục . Tôi nhớ một hôm , thầy gọi học sinh trả bài . Đứng dưới bục giảng , anh bạn (quên tên) đứng yên không trả lời mà chỉ cười . thầy hỏi : " Pourquoi souriez vous ? " . Bạn ấy vẫn cười . Thầy hỏi tiếp nhiều tiếng như thế mà bạn vẫn đứng cười . Thầy đứng dậy , bước xuống bục giảng ,hai bàn tay vịn vào hai vai người học trò mà day , vừa hỏi tiếp ,"pourquoi souriez vous ? " , mấy lần nữa mà anh bạn lì lợm đứng trơ ra và cười . Cả lớp lạnh tanh ,tưởng thầy cho một tát tai ! ...Nhưng không,  Thầy vẩy tai ra hiệu cho bạn học sinh lì trở về chỗ mà mà không tỏ ra tức  giận . Rồi Thầy tiếp tục giảng bài như không có gì. Cả lớp thở phào . Ai nấy cảm nhận đay là một người Thầy nhân hậu , hiếm có . Nhân tố đó đã in sâu vào kí ức tôi.
Trong niên khóa 1957_1958 ,tôi thi hỏng . Qua năm sau 1959 ,tôi mới đỗ Tú tài 1 , Kì thi này cũng rất khắc ngiệt . Tỷ lệ đỗ chỉ chưa đến 1/8  thí sinh dự thi .Vì gia cảnh , tôi tạm nghỉ học để thi vào trường Sư phạm Tiểu học tại Huế . Trong lúc đó một số bạn tôi như Ngô văn Bằng , Hà thúc Hoan ...đã thông suốt vào đại học .
Xa trường nhưng lòng luôn lưu luyến ngôi trường , các thầy dạy dỗ và bạn bè thân hữu . Năm tháng dần qua , vừa đi dạy học rồi bị gọi đi quân dịch . Ngày trở về tiếp tục dạy vừa làm học sinh _ sinh viên . Cuối cùng cũng dỗ đạt như ý muốn .
Năm 1972 được điều lên dạy tại trường Quốc Học cho đến 1977. Sau đó tôi nghỉ dạy vì lý do ngoài ý muốn . Tôi xin vào làm HTX Giấy Trường Sơn rồi Cơ Khí 30/4 .Khi rảnh đi thồ . Đi đâu cũng làm tròn trách nhiệm nên nơi nào mọi người cũng thích như mình yêu mến trường Quốc Học .
Trở lại thời kỳ giảng dạy tại trường Quốc Học , có hai giai đoạn :
_ Thời kỳ đầu từ năm 1972_1975. Đây là giai đoạn vui tươi , đầm ấm và hài hòa nhất trong đời đối với những người điều hành cấp trên cũng như bạn bè đồng sự trong trường . Có một kỷ niệm ăn sâu vào ký ức mà có lẽ mọi người thời đó đều nhớ mãi không quên . Đó là nhà trường đã tổ chức một cuộc " Đại Quảng Diễn " của toàn thể các lớp học sinh Quốc Học qua hóa thân tiêu biểu nếp sống văn hóa đặc thù của hơn bốn mươi mấy nước trên thế giới . Một cuộc nghiên cứu và dàn dựng rất công phu vở Đại Quảng Diễn mà phần lớn do thầy Châu Tăng đạo diễn . Đoàn đã đi qua nhiều đường phố một cách kỳ vĩ , hoành tráng ,rất sinh động ,làm cho gần như toàn thể dân thành phố Huế ngừng mọi hoạt động , dồn ra hai bên đường để xem . Có nhiều trường học đã cho học sinh ra đứng trước cổng trường để chiêm ngưỡng .Tôi nghĩ đó là một đợt sinh hoạt văn hóa " vô tiền ,khoáng  hậu " vậy.
_Thời kỳ thứ hai là từ 1975_1977 . Cả trường nói chung và tổ chuyên môn chúng tôi nói riêng , giáo viên cả hai miền cùng nhau bàn bạc , soạn giáo án theo qui định . Các giáo viên trong Tổ luôn đoàn kết , giảng dạy và sinh hoạt vui tươi trong mọi công tác .
Giai đoạn nầy ,có một kỷ niệm đáng nhớ là lớp tôi đang trực trường vào một đêm hè gió nam oi bức . Lúc đó khoảng 8 giờ tối , Lãnh đạo nhà trường thông báo sắp có phái đoàn giáo chức tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình vào tham quan và đoàn xin tá túc một đêm tại trường mình . Trên giao nhiệm vụ tôi bố trí nơi nghỉ ngơi . Băn khoăn một lát ...chẳng bao lâu đoàn đến với hai xe lớn khỏng trên 70 người . Qua chào hỏi ,đón tiếp ,tôi liền mở cửa phòng Hội đồng giáo viên và một số phòng ở dãy nhà trệt phía đông . Trời quá nóng , ai nấy toát mồ hội . Tôi liền hướng dẫn bà con sử dụng các hệ thống nước . Họ tha hồ tắm rửa , coi bộ đã đời lắm . Hệ thống quạt trần đều mở hết . Sau một hồi trò chuyện ,tôi mới rõ cả đoàn chỉ có hai người biết sơ sơ về trường Quốc Học ; những người còn lại mới vào lần đầu . Mặc dù đêm tối nhưng qua ánh đèn , ẩn hiện cảnh nguy nga tráng lệ của ngôi trường đã làm cho mọi người phải tấm tắc không ngớt lời ca ngợi dù mới thấy được vài phạm vi nào đó .Câu chuyện Bắc _Nam cứ tiếp tục gần như cả đêm không chợp mắt . Đến sáng đoàn tham quan lại cáo từ với những cái bắt tay và lời cám ơn thân thiết . Đường ai nấy đi nhưng đoàn đã để lại một kỷ niệm êm đềm , quyến luyến ngôi trường mà chính bản thân mình đã trân trọng từ lâu.
Xa trường nhưng không cách lòng . Còn nhớ cách đây 20 năm , tôi được thư mời từ UB Tỉnh đến dự lễ Ngày thành lập 100 năm trường Quốc Học . Cũng đêm đó nhà trường có tổ chức văn nghệ giao lưu các tầng lớp học sinh . Một cô giáo trẻ của trường cầm sổ lưu bút đưa đến tôi. Chẳng đặng đừng , tôi cầm bút và ghi vỏn vẹn :
" Nhìn về Quốc Học lung linh
Học trò sau ,trước chung tình vui ca ".
Tóm lại , trong thời gian 9 năm , qua 2 giai đoạn sống chung dưới mái trường cổ kính Quốc Học thân yêu , tuy không dài , nhưng đã để lại trong đời tôi những kỷ niệm êm đềm tốt đẹp . Mãi đến nay ,hàng năm tôi thường gặp lại một số Thày yêu , bạn cũ thâm tình . Thêm vào đó , những dịp gặp mặt nghĩa tình của các khóa cựu học sinh mang đậm tính nhân văn . Tất cả đã làm cho tôi mãi mãi mến yêu trường Quốc Học .

LÊ CÔNG MẦU




Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty MỘT BÀI THƠ CỦA THẦY CHÂU VĂN TĂNG

Bài gửi  Admin Fri Mar 18, 2016 4:28 am

CUNG CHÚC KIM CƯƠNG HỶ KHÁNH
của Thầy Cô Nguyễn Đình Hàm

Tiết trọng hạ , lão ông cười ha hả !
Bốn chung quanh đầy con cháu , đầy hoa .
Nâng cao ly trân trọng mỹ bà bà ,
Tiệc hôm nay đôi ta vui quá sá .

Trên dưới trong ngoài bằng hữu cả ,
Xin rượu vào để hồng thêm đôi má
Sáu mươi năm tròn đẹp khúc hoan ca .
Nắng ngoài kia sưởi ấm cả nhà .

Cho dẫu mới quen hay còn lạ
Cho dẫu sớm vay mà chiều trả ,
Cho dẫu gấm lụa kia phải vá
Cho dẫu đa đoan thế sự làm nhau mệt lả
Vẫn còn mình còn ta .

Và kim cương kia bền hơn vàng đá
Tên ngọc ,tên kinh , ngun ngút bình sa
Sáu mươi năm nhuộm xanh thành bạc cả ,
Vẫn thắm ,vẫn đầy , vẫn ngọt , vẫn tròn như trăng rằm mùa hạ .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty HUY HIỆU QUỐC HỌC ĐẦU TIÊN SAU NĂM 1975 TÁC GIẢ : TRẦN DƯ SINH , DẠY Q.H. 1976_1991

Bài gửi  Admin Sat Mar 19, 2016 5:32 am

HUY HIỆU QUỐC HỌC ĐẦU TIÊN SAU NĂM 1975
TÁC GIẢ : TRẦN DƯ SINH , DẠY Q.H. 1976_1991
Tôi là cựu giáo viên Quốc Học từ 1976 đến 1991. Trước đó, tôi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế năm 1974 và được Trường ĐHSP giữ lại và bổ nhiệm làm giáo viên Trường Trung học Kiểu Mẫu – Huế, ngôi trường Trung học thứ ba nằm trên đường Lê Lợi, thực hiện mô hình trường thực nghiệm (theo cách gọi bây giờ) trực thuộc ĐHSP Huế, dạy thể nghiệm chương trình mới thời bấy giờ, đó là chương trình Giáo dục Tổng hợp như sau này đang hướng tới. Mới chỉ dạy học được 6 tháng thì Huế giải phóng, sau đó cả nước thống nhất. May mà còn kịp lãnh lương, vì thường mới ra trường ĐHSP đi dạy phải 6 tháng sau lương từ Bộ Giáo dục Saigon mới gửi về. Tuy vậy, sau Giải phóng tôi cũng được xếp vào diện “giáo viên lưu dung”. Đến hè 1976, Trường Kiểu Mẫu Huế lúc đó đã tách ra khỏi ĐHSP Huế và đổi tên là Trường Cấp 2-3 Lê Lợi, theo chủ trương của Ty Giáo dục lúc đó tách bộ phận cấp 3 (THPT) và hầu hết giáo viên Kiểu Mẫu được chuyển về dạy tại Trường Quốc Học, trong đó có tôi.
Mười lăm năm dạy học và công tác tại Trường Quốc Học là một thời kỳ sôi nỗi, nhiều dấu ấn và kỷ niệm đẹp để lại cho tôi trong thời gian đầu dạy học. Tôi đã dự 2 lần kỷ niệm thành lập Trường Quốc Học: 80 năm (1976), 85 năm (1981), thấy tầm vóc Quốc Học lớn quá, bề dày truyền thống thật đáng nể, có lẽ chưa có ngôi trường nào trên toàn quốc có được. Tuy nhiên tôi cảm thấy thiếu một cái gì đó lưu dấu những dịp kỷ niệm lớn của trường, cần phải có một huy hiệu biểu trưng cho Quốc Học để mọi cựu Giáo viên, cựu học sinh, khách mời và những người đang dạy và học được gắn trên ngực áo với một niềm tự hào là người Quốc Học. Ý nghĩ đó thôi thúc tôi tìm cách đề xuất và thực hiện cho được trong dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Quốc Học.
Như trên đã nói, tôi là “giáo viên lưu dung” và phải được đào tạo lại, bổ sung những điều mới của nền giáo dục thống nhất. Thế là tôi được Sở Giáo dục Bình Trị Thiên cử đi đào tạo lại 2 năm vào dịp hè 1981 và 1982 tại Tp. Hồ Chí Minh, mỗi hè học một tháng về chính trị và chuyên môn. Thời kỳ đó còn bao cấp, còn biết bao khó khăn, may mắn tôi có người bạn thân hồi học Trung học, có nhà ở đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, gần Cầu Bông, nên có chỗ ăn ở bên ngoài, bạn còn cho mượn chiếc xe đạp làm phương tiện đi học, hồi đó như vậy là quá quý. Ngày ngày, buổi sáng đi lên ĐHSP ở đường An Dương Vương, quận 5, đi qua đường Nguyễn Đình Chiểu, tôi để mắt thấy có một Xưởng làm huy hiệu của Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh, tôi đã vào tham quan và tìm hiểu các loại huy hiệu do xưởng sản xuất như huy hiệu Măng non của Đội Tp. HCM, huy hiệu Đoàn,… Từ đó tôi đã cảm nhận được sự hiện thực về sản xuất huy hiệu Quốc Học bằng kim loại sau một thời gian dài gần 10 năm bị lãng quên, thôi thúc tôi phải đề xuất làm bằng được. Thời kỳ đó còn bao cấp, việc quảng cáo trên báo chưa được đồng tình lắm, nên tìm ra được cơ sở sản xuất như mong muốn quả là khó khăn! Bên cạnh ý tưởng làm huy hiệu, tôi còn nghĩ ra ý tưởng tại sao nhân dịp kỷ niệm lớn của trường không khôi phục lại bảng tên học sinh dệt có logo Quốc Học, dệt 3 loại 3 màu khác nhau để dành cho 3 khối 10, 11 và 12! Thế là ngày nghỉ vào chủ nhật, nhờ người bạn thân ở Saigon đã lâu lại làm ở Đài Truyền hình Tp. HCM nên biết nhiều nơi, cùng nhau đạp xe đi vào trong Chợ Lớn, lùng tìm ra được cơ sở dệt bán thủ công, họ dệt được bảng tên theo mình yêu cầu, giá cả chấp nhận được, thật là quá vui!
Năm 1982, thầy Trần Gia Thọ được đề bạt làm Hiệu phó, thầy Thọ giới thiệu tôi làm Thư Ký Hội đồng Sư phạm trường Quốc Học và được thầy Hiệu trưởng khi đó là Thầy Đặng Xuân Trừng chấp thuận. Vì là Thư ký HĐ nên các cuộc họp Lãnh đạo hàng tuần tôi đều tham gia để viết biên bản, có nhiều cơ hội để đề xuất những công việc trường. Trong khí thế chuẩn bị ngày hội lớn của trường: Tiến tới Kỷ niệm 90 năm Quốc Học, năm 1985 tôi đã mạnh dạn đề xuất với Lãnh đạo nhà trường ý tưởng làm huy hiệu bằng kim loại và bảng tên học sinh dệt 3 loại 3 màu khác nhau và đã được Nhà trường đồng ý về chủ trương và giao tôi thực hiện. Có được chủ trương, tôi đã tìm lại người học trò Quốc Học cũ Nguyễn Đức Huy, lớp trưởng lớp 12A4 (1977-1978) tôi làm chủ nhiệm, là hoạ sĩ, lúc đó đã tốt nghiệp và được giữ lại làm giảng viên Trường ĐH Mỹ Thuật Huế, nhờ vẽ các mẫu logo huy hiệu Quốc Học. Phải nói rằng, cổng trường Quốc Học có lối kiến trúc độc đáo, đặc thù được giữ nguyên trạng từ rất nhiều năm đến nay, một biểu tượng riêng chỉ có Quốc Học mới có. Do đó, tham khảo nhiều mẫu huy hiệu trước 1975, logo cách điệu hình cổng trường Quốc Học vẫn là lựa chọn duy nhất. Họa sĩ Nguyễn Đức Huy đã vẽ khoảng 10 mẫu huy hiệu Quốc Học, sau khi tham khảo ý kiến thầy Hiệu trưởng và nhiều vị trong Lãnh đạo trường, đã nhất trí chọn mẫu logo như huy hiệu mà một cựu học sinh Quốc Học đã đưa lên Facebook như hình dưới đây.
Cuối năm 1985, tôi được Trường cử đi Tp. HCM đặt làm huy hiệu trên và dệt bảng tên học sinh có logo là cổng trường như huy hiệu. Khoảng đầu năm 1986, tôi lại vào để nhận huy hiệu và bảng tên học sinh mang về chuẩn bị cho Quốc Học 90 năm. Huy hiệu và bảng tên Quốc Học đã góp phần tăng thêm ý nghĩa cho ngày hội lớn của nhiều thế hệ Thầy và Trò của một ngôi trường lớn và nổi tiếng không những trong nước mà ở quốc tế.
Khi thấy lại hình ảnh huy hiệu Quốc Học do một bạn nào đó đưa lên Facebook Quốc Học Huế nhân kỷ niệm 118 năm Quốc Học (23/10/2014), tôi thật sự xúc động, những kỷ niệm, dấu ấn về Quốc Học bỗng trào dâng trong tôi, thôi thúc tôi viết nên những dòng cảm xúc này. Mong rằng các thế hệ nối tiếp sẽ luôn làm rạng danh Quốc Học Huế. Tôi cũng mong muốn Nhà trường, các thế hệ học sinh, giáo viên Quốc Học góp tay tổng hợp những thành tích, những cựu học sinh Quốc Học làm rạng danh Trường như đã có bao nhiêu CHS Quốc Học là Tiến sĩ, nhà khoa học, doanh nhân,… có những công trình khoa học, thành tích nỗi bật trong nước cũng như quốc tế,… Ví dụ tôi được biết một lớp chuyên Toán có con tôi, con thầy Lê Văn Quang, con cô Nguyễn Thị Nga,… đã có đến 5 hoặc 6 tiến sĩ học ở nước ngoài.
NGƯT. Trần Dư Sinh
Cựu Giáo viên Quốc Học

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty THAY LỜI TỰA : ĐÔI NÉT VỀ NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Bài gửi  Admin Wed Mar 23, 2016 5:18 am

Kính thưa quý Thầy Cô thân thương của chúng em,
Trước tiên chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô sức khỏe , hạnh phúc ,an lành  và  sau đây chúng em xin trình bày vài nét về xuất thân của lứa  học trò niên độ 1967_1974 của trường Quốc Học cổ kính hơn trăm năm tuổi của chúng ta.

Ở nước Việt Nam , kinh đô cũ
Có trường Quốc Học trăm năm cổ
Hiền tài xuất xứ ở nơi đây
Bao người đã phó hội rồng mây

Bốn chín  năm xưa mái trường nầy
Tiếp đón chúng em đến sum vầy
Gia đình Quốc Học  thân thương quá
Vui vẻ bên nhau những tháng ngày

Hồi đó chiến tranh cứ tràn lan
Bỏ trường một số phải lên đàng
Xa cách bạn bè ra đời sớm
Khiến người ở lại quá bàng hoàng

Chúng em nhập trường năm 1967 , gồm sáu lớp  ,từ Thất 1 đến Thất sáu , có khoảng trên 300 trò . Sau hai biến cố lịch sử 1968 và 1972 , một số bạn phải bỏ học hoặc đi lính . Khóa chúng em là khóa duy nhất dự thi Tú Tài I.B.M .

_Vào đầu năm 2012 , cơ duyên đến với chúng em, lứa học sinh Quốc Học khóa 1967_ 1974 , để bắt đầu một cuộc hành trình trở về với Thầy xưa , lớp cũ , trường yêu . C.H.S. Lê Khắc Huệ Đức , Việt kiều ở Úc , đã đề xuất và tài trợ cho công việc đầy tinh thần Quốc Học này .

Không thể không nhắc đến bạn vàng
LÊ KHẮC HUỆ ĐỨC tình chứa chan
Người tiên phong nối tình bằng hữu
Liên lớp ngày nay thật rỡ ràng

Ngày xưa Đức học giỏi nhất trường
Tài ba mà chẳng chút phô trương
Thiên văn , địa lý gồm đủ cả
Được Thầy quý mến bạn bè thương

Bây giờ đất khách sống tha hương
Lấy vợ , nuôi con bận trăm đường
Các cháu chăm ngoan , học rất giỏi
Với đồng hương , trên kính dưới nhường

Vất vả , gian lao đã trải qua
Tậu xe , mở tiệm ,dựng xây nhà
Mở lòng hào phóng giúp bè bạn
QUỐC HỌC TÌNH THÂN nhớ tới chàng  

Chúng em , một nhóm bạn đồng song , đồng môn ở Huế bắt tay vào cuộc thăm Thầy tìm bạn đầy gian truân nhưng vô cùng phấn khích đem lại cho chính bản thân chúng em nhiều niềm vui khôn tả .
TÌM BẠN :

Liên lớp chúng em  hơn ba trăm
Thất một ,hai ,ba, bốn ,sáu ,năm
Hơn chục bạn thành người thiên cổ
Nhiều chàng biền biệt chốn xa xăm

Nhờ điện thoại , mạng in tờ nét
Đến nay liên lạc cũng gần hết
Thông tin địa chỉ trên diễn đàn
Hội ngộ mừng vui không kể xiết


Từ ngày phát động lập diễn đàn
Đồng môn quần tụ dậy tiếng vang
Đông Tây hội ngộ rền khắp chốn
Sáu bảy bảy tư về tràn lan

Không chỉ một nhóm mà nhiều nhóm
Đà Nẵng _ Sài Gòn _ Nhóm Pháp Văn
Cà Mau _ Bình Thuận _ Đông Nam Bộ
Bạn bè tìm tới vượt khó khăn

Cao Nguyên ba tỉnh đều có mặt
Nối kết tình thân xưa Quốc Học
Sông Hinh , Tam Kỳ với Nha Trang
Sơn khê chẳng cách trở đò giang

Thế giới bây giờ chật hẹp ghê
Toàn cầu liên lạc thật là dễ
Bạn bè dù cách mấy đại dương
Nói chuyện với nhau vẫn bình thường

Gặp nhau kể lể chuyện trước sau
Thăm hỏi tận tình lúc ốm đau
Quan ,hôn, tang , tế đầy đủ cả
Nâng ly thấy hợp ý tâm đầu

_ Bằng mọi cách _ điện thoại ,E-mail , Forum , ..._ chúng em đã liên lạc
được gần 2/3 số C.H.S. cùng niên độ . Phần lớn đang sinh sống ở Huế .Số còn lại ở khắp nơi trong nước : Đà Nẵng , Tây Nguyên , Bình Thuận , Đông Nam Bộ , Tây Nam Bộ . Một vài bạn lưu lạc khắp nơi trên thế giới ( Úc, Mỹ ,Đức , Pháp ...)
_ Đón bạn xa về Huế , đưa các bạn đi thăm Quý Thầy Cô ,tham gia các buổi sinh hoạt , gặp mặt thân mật .
_Thăm nhà các đồng môn quá cố .
_ Viếng các bạn mới mất , thăm hỏi các bạn ốm đau , chia vui với bạn trong các buổi lễ cưới của con cái họ .Chia buồn cùng đồng môn khi tứ thân phụ mẫu hoặc anh chị em ruột thịt qua đời .
_ Tổ chức nhiều buổi gặp mặt thân mật_ đầu năm , cuối năm _ , đặc biệt là các buổi hội ngộ lớn vào ngày 23 tháng 10, mỗi năm ( đến nay đã được ba  lần vào các năm 2013, 2014 và 2015 )
_ Thực hiện một chuyến đi thăm Thầy , tìm bạn trên khắp cả nước từ Đà Nẵng , Tây Nguyên , Bình Thuận ,Đồng Nai , Bà Rịa , Sài Gòn , cho đến tận cùng mũi Cà Mau , vào đầu năm 2014 kéo dài 26 ngày .
THĂM THẦY CÔ : LƯU LẠI HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG NÓI TIẾNG CƯỜI

Nhớ trường , nghĩ tới Quý Cô, Thầy
Những Người đã góp sức dựng xây
Tạo nền học vấn , rèn nhân cách
Chăm chút cho ta những tháng ngày

Bao lần tìm đến thăm Thầy Cô
Hơn bốn mươi năm đời dạt xô
Hôm nay gặp lại ôi mừng tủi
Thầy_ trò tóc bạc ,da héo khô

Thầy Cô tìm gặp trên sáu mươi
Trong nước ,hải ngoại khắp nơi nơi
Lần vào Bà Rịa ,lên Đà Lạt
Vô tận Sài Gòn để kính mời

Những ngày trọng đại nhớ ghé thăm
Lễ ,Tết luôn luôn rất quan tâm
Thầy Cô đau ,yếu hay quá cố
Chu đáo , ân cần chẳng quản công

Một năm ,mấy lượt tỏ lòng thành
Hỏi han sức khỏe , quên sao đành
Kỉ niệm dưới mái trường yêu dấu
Thầy Cô truyền lại nét tinh anh

Ba  lần tạo cuộc Đại Đoàn Viên
Vinh Danh Thầy Cũ việc trước tiên
Bạn bè gặp mặt ngày hội lớn
Bên nhau xóa bỏ mọi ưu phiền

Quý Thầy gặp bạn tay nắm tay
Bao lâu mới gặp lại nhau đây
Quây quần mấy trò tóc đã  bạc
Ríu rít khoanh tay dạ thưa Thầy

Công việc trọng tâm của chúng em là phát huy tinh thần TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO qua những hành động thiết thực sau :
_ Tổ chức nhiều đợt đi thăm Thầy Cô trong năm . Như những người con ân cần thăm hỏi sức khỏe , tình hình con cháu của Thầy Cô . Có các đợt : THĂM THẦY NGÀY HÈ ,THĂM THẦY NGÀY ĐÔNG, CHÚC TẾT THẦY , THĂM THẦY NGÀY 20 THÁNG 11 . Ngoài ra ,chúng em luôn có mặt khi Thầy Cô đau ốm ,nằm viện , quá cố .
_Đi dâng hương quý Thầy Cô đã mất . Chúng tôi đã dâng hương , ít nhất một lần , quý Thầy : Nguyễn văn Hạo ,Châu Tăng ,Hồ Hữu Đường ,Nguyễn Thành Hưng , Tôn Thất Đào , Nguyễn Thanh Lộc , Lê Cảnh Em , Trần Như Uyên , Lê Thế Tâm , Dương Văn Xuân , Lưu Phước Hải .
Chúng em đã tham gia tang lễ của Thầy Trương Huệ Mẫn và Hoàng Văn Ngũ .
THĂM THẦY CÔ Ở XA
_ Chúng em đã tổ chức những chuyến đi thăm Thầy Cô ở xa
như đi thăm Quý Thầy Nguyễn Tâm Tháp , Đỗ Nguyên , Nguyễn Thiếu Dũng , dâng hương Thầy Nguyễn Thành Hưng ở Đà Nẵng , thăm Thầy Thân Trọng Sơn  ở Đà Lạt , Thầy  Hoàng Chi ở Biên Hòa , Thầy Nguyễn Gia Ứng ở Bà Rịa _ Vũng Tàu , Quý Thầy Cô Lê Thị Liên , Lê Khắc Cầm , Hồng Giũ Lưu , Tôn Nữ Diệu Trang , Tôn Thất Kiên , Nguyễn Văn Dương , Phan Thị Ngọc Quế , Nguyễn Đức Đồng ,Bùi Hữu Bính ở Sài Gòn , Thủ Đức .
_ Tham dự các buổi gặp mặt của C.H.S. Quốc Học ở Sài Gòn vào dịp đầu năm và 20 tháng 11.

LIÊN LẠC VỚI QUÝ THẦY CÔ Ở HẢI NGOẠI QUA FACEBOOK , E_MAIL :
_ Chúng em đã liên lạc được với quý Thầy Cô : Phan thị Hiền Viên , Đặng Ngọc Tuấn , Lê Quang Khanh , và tìm được ảnh của Thầy Nguyễn Châu , Cô Thanh Toàn ,Cô Phước Định ở Mỹ .
_ Chúng em đã tổ chức đón tiếp Thầy Cô Lê Quang Khanh  ở Mỹ về thăm quê và được Thầy Cô ngợi khen .
_ Thực hiện Bộ Ảnh Chân Dung Quý Thầy Cô do Cựu học sinh Khóa 6774 , nhiếp ảnh gia đẳng cấp quốc tế, Phạm Bá Thịnh thực hiện .

CÁC BUỔI GẶP MẶT THÂN MẬT GIỮA THẦY CÔ VÀ CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Vừa rồi ngày hai ba tháng mười
Bầu trời xứ Huế thật sáng tươi
Tình thầy , nghĩa bạn hồng trong nắng
Chờ đợi bao năm có một ngày

Chờ đợi bao năm có một ngày
Thầy trò hội ngộ vui sướng thay
Cung đàn cất tiếng tình muôn thuở
Khúc  hát chúc mừng buổi đoàn viên

Hôm ấy gặp mặt quả kì duyên
Quốc Học thân thương lắm người hiền
Bày tỏ tâm đồng trường chung lối
Tôn sư trọng đạo chớ quên lời

_ Lần thứ nhất , vào ngày 23 tháng 10 năm 2013 tại Nhà Hàng Quỳnh Hương , Vỹ Dạ . Chúng em chào đón gần 50 Cô Thầy đến dự.

Năm qua ngày hai ba tháng mười
Kỉ niệm bốn mươi năm xa  rời
Mái trường xưa thân thương ngày ấy
Xiết bao cảnh vật đổi sao dời

Thầy Cô ,bè bạn từ khắp nơi
Khách quý trường bên cũng đến chơi
Hát ca , chúc tụng lời thân ái
Chân tình huynh đệ trải muôn nơi

Thầy Bính hát liền ba bài hay
Hội trường không ngớt tiếng vỗ tay
Thầy Phụng ban cho lời nhân nghĩa
Rượu tràn uống mãi cũng chưa say

Tặng Thầy , tặng bạn ảnh chụp chung
QUỐC HỌC TÌNH THÂN câu nhớ nhung
Đưa đón Thầy Cô về chu đáo
Hẹn năm nay tái ngộ trùng phùng

_ Lần thứ hai , vào ngày 23 tháng 10 năm 2014 ,tại Nhà Hàng Nam Châu Hội Quán . Chúng em mời được gần 60 Thầy Cô đến chung vui .

_ Lần thứ 3 , vào ngày 23 tháng 10 năm 2015 , chúng em tổ chức đón tiếp Quý Thầy Cô tại nhà hàng Đồng Khánh , Vỹ Dạ . Chúng em hân hạnh được gần 70 Thầy Cô đến dự .
DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG EM : CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC
KHÓA 1967_1974

Forum giúp nối kết tình thân
Dù ở nơi xa cũng thấy gần
Ảnh hình bài vở đăng đầy đủ
Cung cấp thông tin thầy bạn cần

Lại còn quay được vi đi ô
Ghi lời và hình ảnh thầy cô
Để mai hậu thế còn chiêm ngưỡng
Hình bóng ân sư của một thời

_ Được lập vào tháng 8 năm 2012 , diễn đàn lúc đầu là nơi để bạn đồng môn ,đồng song tìm lại nhau , ở khắp nước và trên toàn thế giới . Sau hơn ba năm thực hiện những mục tiêu đã đề ra ở trên , bây giờ , ngoài việc cập nhật các hoạt động của liên lớp , nhóm công tác , diễn đàn đã trở thành một bảo tàng tư liệu , phim ảnh về Thầy Cô , bạn bè của khóa chúng em. Diễn đàn được mở để cung cấp không điều kiện mọi thông tin mà bất cứ người mến yêu Quốc Học nào cần đến . Ngoài ra diễn đàn còn giới thiệu thơ ,văn , các tác phẩm nghệ thuật của Thầy Cô và các thế hệ học sinh Quốc Học .
ĐỂ KHẮC GHI MỘT THỜI QUỐC HỌC
THỰC HIỆN VIDEO CLIPS ĐỂ LƯU LẠI HÌNH ẢNH ,GIỌNG NÓI TIẾNG CƯỜI CỦA QUÝ THẦY CÔ CHÚNG EM
_ Tận dụng những phương tiện thông tin đại chúng  tiên tiến , chúng em cố gắng thực hiện các cuộc phỏng vấn nho nhỏ với quý Thầy Cô , ghi lại tâm sự , chuyện kể về những kỉ niệm vui buồn với trường , học sinh của các bậc ân sư rồi đăng lên diễn đàn để phổ biện rộng rải trên toàn cầu.
Thầy Bửu Văn ,Giáo Sư Pháp Văn , hậu duệ của Tuy Lý Vương , đã khen : những giây phút Thầy trò mình gặp gỡ ,trao đổi " quý hơn vàng "

Phút giây này quý hơn vàng
Tiếng cười , giọng nói còn vang mãi hoài
Mai sau dù có phôi phai
Giở trang web ấy thấy người ngày xưa
Nét tươi chẳng chút phai mờ
Bóng hình ngày ấy còn lưu diễn đàn
Lời Thầy , Cô vẫn còn vang
Thiên thu bất tận đến ngàn đời sau

_ Xin vào website sau để theo dõi hoạt động của chúng em
:
https://quochoc6774.forumvi.com/

_ CÔNG VIỆC CỦA CHÚNG EM  ĐƯỢC THẦY CÔ ĐÁNH GIÁ RẤT CAO .
NHƯ THẦY TỔNG GIÁM THỊ NGUYỄN PHÚ PHỤNG ĐÃ KHEN LÀ " TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY CHƯA LỚP QUỐC  HỌC NÀO  LÀM ĐƯỢC NHƯ RI "

Những công việc chúng em làm
Ba năm lặn lội dọc ngang tìm Thầy
Tình thân chỉ một chút đây
Thiêng liêng Quốc Học sợi dây vô hình
Dẫu đời dị nghị điêu linh
Chúng em vẫn tiếp hành trình này thôi
Mai sau vật đổi sao dời
Con tim để lại cho đời chút tin
Diễn đàn kia tiếng lẫn hình
Mấy câu trân trọng đinh ninh nhớ hoài
Ai về xứ Huế mà coi
Học trò tóc bạc đi mời thầy xưa
Dù cho nay nắng mai mưa
Học trò tóc bạc vẫn chưa sờn lòng
Chẳng bao giờ việc mới xong
Học trò tóc bạc tâm đồng với nhau
Đời cơm áo cứ qua mau
Thiên thu Quốc Học tâm giao mối tình

Trên đây là bản tổng kết những công việc nghĩa tình Quốc Học của chúng em .
Một lần nữa xin kính chúc quý Thầy Cô Vạn Sự An lành .
Xin Trân trọng cảm ơn  Qúy Thầy Cô đã lưu tâm .


Được sửa bởi Admin ngày Mon Mar 28, 2016 10:10 am; sửa lần 4.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty CÂU CHUYỆN CÁI CỔNG TRƯỜNG QUỐC HỌC _ THẦY TRẦN ĐÌNH KHUÔN

Bài gửi  Admin Wed Mar 23, 2016 3:04 pm

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Fbf41b57-fb38-4e6e-b010-c9daaff6f01b_zpsvqila1cj

CÂU CHUYỆN CÁI CỔNG TRƯỜNG QUỐC HỌC
                                           TRẦN ĐÌNH KHUÔN
                                    HỌC ( 1955 _ 1962 )
                                     DẠY ( 1973 _ 2001 )
Tôi không nói cao siêu về lịch sử như bao thầy nghiên cứu . Tôi không nói oai nghiêm như bao lớp học thường có huy hiệu vẽ cái cổng trường . Tôi chỉ nói về tình cảm , kỷ niệm vào ra trong trường Quốc Học _ trong cuộc đời học sinh , thầy giáo ai cũng có một lần bước vào rồi một lần từ giã .
Đầu năm 2015 ,tôi lại vẽ cái cổng trường Quốc Học bằng sơn thường dựa vào bức ảnh chụp của  một tập san Quốc Học .
1, VỀ BỨC TRANH HỌA
Đề tài là " Nắng Chiều Quốc Học ". Một bức vẽ với chiếc cổng xưa có mái ngói màu đỏ gạch lưu ly gợn sóng . Bốn cột màu hồng , hai tầng , lầu bên trên _ trên nóc cổng có hình thái cực _ bốn góc và hai đầu nóc có hoa văn  uốn lượn như rồng bay . các ô màu trắng trên nền đỏ lan can . Hai cây phượng già ôm lấy chiếc cổng màu nâu xen màu vàng của nắng chiều với rêu phong , lá cây màu xanh lục lung linh trước gió . Trên nền trời với vầng mây màu xanh lơ . Nắng vàng chiếu trên cổng , trên cây , trên đất đá đánh dấu một ngày vui vẻ trong mùa đông mưa lạnh . Với hai nữ sinh đi vào trước  cổng ,áo dài trắng bay , nón lá cầm tay . Đằng sau , một học sinh lấp ló ,đang đi ngang qua trường .  Bên ngoài , đáng lẽ ra  là bia Quốc Học , nhưng bức tranh chỉ vẽ giòng sông Hương , một con sông chỉ có ở Huế đem lại nhiều nên thơ cho cố đô . Trên sông có người chèo đò . Bên đường Lê lợi , xe cộ đang chạy : một cuộc sống đang khởi sắc !  
2,NHỮNG KỶ NIỆM
Cái cổng trường Quốc Học đầu tiên xây dựng năm 1956 theo phong cách truyền thống Việt nam bằng gỗ có bốn trụ trên có lầu chuông do cụ Tôn Thất Sa, họa sỹ dạy Quốc học , thiết kế .Cụ là người láng giềng của tôi : nhà  cụ ở bên cạnh với mảnh  vườn rất rộng trồng toàn cây măng cụt ( giáng châu ). Hàng tuần ,ngày thứ bảy tôi thấy cụ hay dùng xe đạp cũ đi xem chớp bóng . Chiếc cổng tôi vẽ được xây dựng lại vào thời kỳ tôi đang học Đệ nhất cấp  vào năm 1958 . Đường nét kiến trúc và trang trí rất đẹp .
KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ NHẤT . Năm 1973 ,tôi rời Pleiku " xứ nắng lạnh ,mưa bùn " về nhận công tác ở trường Quốc Học . Sau khi trình diện ở phòng Hiệu Trưởng , tôi ra đứng ở cổng này  và chứng kiến một cuộc Đại Quảng Diễn  với gần  50 đề tài của các lớp đã qua cổng này đi khắp thành phố  Huế .Đó là ngày 26/12/1973 .Sau này có thầy cho hay kịch bản của thầy Châu Văn Tăng .
3,MỘT TÌNH CẢM TUYỆT VỜI ( Chuyện giả sử )Hình dáng học sinh đứng ngoài cổng hay đi vào có thể là những học sinh ở phương xa về lại thăm trường , lòng  thấp thỏm  ,do dự , muốn hỏi thăm thầy ( cô ) giáo cũ .Không biết thầy cô có còn dạy không hay đã đổi đi trường khác , hay làm việc khác , hay về hưu ? Rồi phải ra đi . Sau này thầy (cô ) mới biết được có học trò đến hỏi thăm thì đã muộn rồi . Học trò im lìm ra đi không bao giờ gặp lại . Thầy ( cô ) còn dạy mà em không biết . Chiếc cổng đã ngăn cản  tình cảm thầy trò ; sao trớ trêu vậy ! Một chiều nắng giữa mùa đông .
4, Ý NGHĨA BỨC HỌA CÁI CỔNG TRƯỜNG QUỐC HỌC .
_NẰM BÊN CẠNH BỜ SÔNG HƯƠNG , bức tranh vẽ không có chữ Quốc Học vì nhìn từ trong trường ra . Tuy vậy , người xem vẫn biết đó là cổng trường Quốc Học vì có sông hương của xứ Huế  . Có học trò đi vào . Nhớ câu hát " Ai đi xa Huế làm sao quên được sông Hương .  Con sông năm trước còn ghi bao nhớ thương ." Làm sao quên được trường Quốc Học .
_ TÔI TRONG TRƯỜNG QUỐC HỌC . Tôi cũng có lần làm học trò , làm thầy dạy vào ra cổng này , đã từng chạy nhảy , chơi đùa học hành , đứng , đi ,ngồi , làm việc ,dạy học . Chứng tỏ mình ở trong trường Quốc Học .
_ NHÂN CHỨNG THỜI GIAN. cái cổng và  bạn của nó là hai cây phượng vỹ ( nói như lời của một thầy giáo , " hai cụ phượng " ) . Cổng và cây là hai nhân chứng thời gian : lần đầu tiên đến trường va lần cuối cùng rời trường . Có ai nhớ được năm ,tháng , ngày  giờ lấn đầu tiên đến trường ( dạy ,học ) và năm ,tháng , ngày giờ rời trường mãi mãi .
Với tôi có bốn ngày :
        _ Ngày đến trường 15/9/1955 ngày ra đi 30/4/1962
       _ Ngày trở về 26/12/1973 ngày từ giã 01/11/2001
Đặc biệt , ngày từ giã cách lễ  thành lập trường 23/10/2001 một tuần .
_ TÌNH CẢM VỚI TRƯỜNG .Với tôi , phải có mối tình cảm đặc biệt với trường mới vẽ , phác họa , tô màu , đóng khung , treo tranh _ biết bao công đoạn . Phải có lòng mới làm được .Đó là tình cảm với trường , thầy cô giáo , bạn bè , học trò , công việc ,quang cảnh .
_ BIỂU HIỆN SỰ THIÊNG LIÊNG VỚI GIÁO DỤC  cho nên biết  bao thứ - huy hiệu , phông màn , trên bì thơ , trên giấy mời , trên báo , trên lịch Quốc Học _ đều có in hình cái cổng trường Quốc Học . Chiếc cổng sao mà quan trọng đến thế ! Đó là bộ mặt  quan trọng nhất của ngôi trường .
5, MỘT THỜI VỚI CÁI CỔNG TRƯỜNG
_ CÁI CỔNG THỜI HỌC SINH . Những ngày còn học đệ nhất cấp , tôi nhìn chiếc cổng thật oai nghiêm cao lớn , rộng bề thế ,sơn màu sặc sỡ như cái cổng chùa . Có bao giờ được đi qua để vào trường học  , chỉ đi cổng sau bên đường Nguyễn Hoàng cũ nay là đường Phan Bội Châu . Khi ở trong trường học , không được đi ra đằng trước vì đó là khu vực văn phòng Học Vụ , phòng Hiệu Trưởng _ có rào chắn ngang . Những năm học đệ thất ,đệ lục , họa hoằng lắm nhiều buổi trưa vắng bác Cai gát cổng , cùng các bạn , mới cong lưng chạy vù ra bia Quốc Học  để ở lại trưa làm toán , ôn bài , rồi lang thang đó đây ở công viên trước trường Đồng Khánh . Khi về , lại chạy ù vào trường chờ lúc không có bác Cai . Có khi bác Cai bắt gặp đuổi ra lại . Chiều tan học , có lúc nghe chuông đánh bãi về , trời chiều đã hoàng hôn , lợi dụng phòng học gần cổng , cùng các bạn chạy vù ra cổng để đi bộ lên cầu ga thì đèn điện đã sáng . Về thấu nhà ở Vạn xuân , Kim Long  , trăng đã lên  . Chiếc cổng thật xa lạ và oai nghiêm . Có khi nào dám đứng để chụp hình đâu . Từ đệ thất đến đệ nhất chỉ vào ra cổng sau .
_ CÁI CỔNG THỜI SINH VIÊN . Năm 1969 ,tôi trở lại thực tập tại trường Quốc Học môn Van vật _ mặc veston , thắt caravate , đi giày . Bây giờ ,đàng hoàng đi vào cổng trước , vào phòng học vụ trình giấy giới thiệu làm việc với thầy Giám học , rồi trở ra theo tư thế trang nghiêm . Tiếp theo những ngày sau cứ bình thường vào trường Thực tập hoặc giao bài soạn cho thầy giáo hướng dẫn . Chiếc cổng bây giờ nửa xa lạ , nửa thân thương . Khi vào xuống xe, dắt xe đi bên phải qua chiếc cổng phụ vào nhà xe trước phòng Hiệu Trưởng .
_ CÁI CỔNG THỜI THẦY GIÁO . Năm tháng về lại trường để dạy ,làm " giáo sư " , làm giáo viên , rồi giáo viên cao cấp , chiếc cổng bây giờ quá quen thuộc . Đi xe đạp hay xe gắn máy vào trường một cách tự nhiên không cần xuống dắt xe . Nhiều khi còn được bác Bảo vệ đón tiếp bằng nụ cười tươi như hoa , chào hỏi thân mật . Gặp lại các thầy cô ,nói cười vui vẻ . Hằng ngày sáng đi qua , rồi về ; chiều đi qua rồi về . Cuộc đời đi dạy không biết bao nhiêu lần . Chiếc cổng trở thành bạn thân thuộc . Thế mà rồi cũng có ngày chia tay . Thỉnh thoảng về lại thăm trường xưa dự lễ hoặc tình cờ đi ngang qua . Chiếc cổng vẫn uy nghi mà xa lạ nhường nào !
QUỐC HỌC ƠI , THƯƠNG NHỚ NÓI SAO VỪA !
Huế , 15/3/2016
TRẦN ĐÌNH KHUÔN




Được sửa bởi Admin ngày Mon Mar 28, 2016 2:36 pm; sửa lần 3.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty THƠ CỦA CHA THÍCH , DẠY HÁN VĂN

Bài gửi  Admin Sat Mar 26, 2016 8:57 am

CHA THÍCH DẠY HÁN VĂN CỦA CHÚNG TA


TIẾNG HÁT THUYỀN CHÈO TRÊN SÔNG HƯƠNG

Khói tan, mòi lặng bóng trăng trong
Tịch mịch đêm thu ngọn nước ròng.
Thấp thoáng thuyền ai chèo trước gió,
Dặt dìu tiếng hát dội ngang sông.
Tần hoài một khúc sương mờ mịt.
Thương hải năm canh nguyệt não nồng.
Cảnh ấy tình nầy thêm vấn vít,
Mối sầu vạn cổ gỡ sao xong?

Phú Xuân chủng viện 1922.

ĐÊM TRĂNG ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG HƯƠNG

Nguồn Hương quanh quẩn mãi lần theo,
Ðủng đỉnh thuyền con nhẹ mái chèo.
Gành đá ngàn tầm trăng vặc vặc,
Rừng thông mấy dặm gió reo reo.
Một vùng lăng tẩm còn trơ đó,
Muôn thuở anh hùng hãy vắng teo.
Ðêm lạnh hải hồ khoan một tiếng
Non xanh xanh ngắt, nước trong veo.


THI VỊ SÔNG HƯƠNG

Sông Hương có dòng nước lục,
Trong vẻo trong veo mà không bao giờ đục.
Ðây, ta thả thuyền chơi,
Ta lội, ta bơi,
Ta rửa sạch mọi niềm trần tục.
Sông Hương có bóng mát trăng thanh,
Yếng bạc bủa rải trên lườn sóng long lanh,
Soi tấm lòng ta vằng vặc,
Ðối với tạo vật
Biết bao nhiêu là cảm tình.
Sông Hương có luồng gió mát,
Phưởng phất dịu dàng như tay ai khéo quạt,
Nó thổi sạch mây mù,
Thổi sạch u sầu,
Kìa tiếng thông reo, tiếng chài hát.

CẢNH HỒ TỊNH TÂM
I
Vào khỏi cửa Xuân quang
Nầy hồ nước chứa chan.
Hai bên hai đảo nhỏ,
Nằm giữa một đê ngang.
II
Hồ xưa làn nước cũ
Ðầy nơi lá sen rũ,
Ở giữa chốn phồn hoa,
Chơi chốn nầy thật thú.
III
Tường kín chạy chung quanh,
Tre cao đắp lũy xanh,
Lâu đài đều ngược bóng,
Lòng nước thấy long lanh.
IV
Bước qua cầu Lục-liễu,
Mối tơ dường bắt bíu;
Dừng bước ngắm phong quang,
Một bầu trong veo vẻo.
V
Trông qua điện Bồng Dinh,
Ðá trắng với rêu xanh,
Ngoài hiên dòng nước đứng,
Dâu bể biết bao tình?
VI
Dưới bóng cây mát mẻ,
Ngồi đây ta nghỉ khỏe,
Lặng lẽ bức hồ gương,
Lòng ta cùng lặng lẽ.
VII
Lợi dục đứng ngoài vòng,
Xôn xao không vẫn không.
Muôn loài đều tự đắc
Lặng thấy máy Thiên công.
VIII
Kìa bóng chiều đã ngã,
Mặt hồ làn khói tỏa.
Lòng khách cũng vơi vơi,
Ra về tình khôn tả.

THÁC LỚN BẠCH MÃ
I
Nước có tiếng rong ranh
Non có màu xanh xanh,
Có màu có tiếng mà tình vẫn không.
Riêng ai một mối tình chung,
Nhìn làn mây nổi nghe dòng suối reo.
II
Tiếng nước trong mà sắc núi xinh
Sắc non tiếng nước thảy vô tình
Tình chung duy có riêng ta được
Ngồi ngắm khe đàn, ngắm khói xanh.
III
Sắc non tiếng nước vẫn trong veo
Mà chữ chung tình thảy vắng teo
Chỉ có riêng ai tình một mối
Ngồi trông mây nổi ngắm khe reo.

BẠCH MÃ NGÂM

Núi cứ cao trời lại rộng thêm
Ðường non mây phủ cảnh êm đềm.
Bước lên, bước lên, bước lên mãi,
Chân cứng thì sao đá cũng mềm.
Ba trăm thước nước chảy ào ào
Xối xuống như cây lụa trắng phao
Ðứng trước oai linh cảnh Tạo-vật,
Than ôi! người cũng cứ làm cao.
Ta ưa cảnh thú chốn rừng sâu
Ðây tiếng thiêng liêng, tiếng nhiệm mầu
Lẳng lặng mà nghe lòng mới hiểu:
Ở đây vui vẻ có sầu đâu .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty Re: DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Bài gửi  Admin Sat Mar 26, 2016 9:22 am

QUỐC HỌC MẾN YÊU


Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Bb80d866-005e-44c3-acd8-c3749fbc9f41_zpsyrnw717x

QUÀ TẶNG CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC
KHÓA 1967 _ 1974

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Fbf41b57-fb38-4e6e-b010-c9daaff6f01b_zpsvqila1cj

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 65ca1077-ce5a-4c3a-b548-6e2a50df06be_zpszs7yirqy

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty THƠ NGUYỄN THÔI _ THẤT 4

Bài gửi  Admin Mon Mar 28, 2016 10:03 am

Về Huế
Đêm không ngủ ta về thăm xứ Huế
Hành trang là túi nhỏ xách tay
Với tâm hồn thương nhớ mê say
Lòng nôn nóng nóng dạt dào như ngày nhỏ .

Từ ga về hai bên hàng phượng đỏ
Đường ngày xưa tà áo trắng xôn xao
Ghé hỏi thăm cô bé học trường nào ?
_Dạ thưa chú cháu học trường bên nớ !
Cô bé chỉ tay nhìn tôi ngờ ngợ
Tôi mỉm cười rồi cất bước ra đi
Lòng sung sướng ôi biết nói thêm chi
Còn vài phút sẽ đến thăm tất cả
Thăm nhà xưa , vườn xưa và người lạ
Thăm bạn bè thăm thân thuộc anh em
Thăm cô em từ thuở học sinh quen
Thăm bà chị quán nghèo nhưng vui tính .


Từ Trường Tiền về qua chợ Đông Ba
Vẫn giữ vẻ ngày xưa đâu có lạ
Gia Hội , Chi Lăng , Diệu Đế của ngày nào
Người xưa trở lại xin vẫy tay chào
Này các bạn nhớ tôi nhiều không nhỉ ?
Đường vào Thành Nội đi hoài không nghỉ
Bạn bè đây và trường cũ đây rồi
Quán ngày xưa chúng ta hãy cùng ngồi
Tôi kể anh nghe những năm trường trôi nổi
Anh kể tôi nghe những ngày qua thay đổi
Ta nhắc đến ước mơ thuở hai mươi tuổi
Và cùng nhau ta cất tiếng cười vang .


Ôi đẹp thay những giấc mộng vàng
Đẹp như thế làm sao quên Huế được
Còn đi thăm lần lượt suốt đêm dài
Nằm một mình không ngủ nói cùng ai
Nên ta phải đi thăm hoài xứ Huế .

Phương Lâm 1980

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty THƯA THẦY _ NGUYỄN ĐỨC KIM LONG _ Q.H. 6875

Bài gửi  Admin Mon Mar 28, 2016 10:17 am

Thưa Quý Cô ,thưa Quý Thầy
Cùng bạn Quốc Học sum vầy hôm nay .
Từ thuở ra trường  ,chia tay
Bốn mươi năm lắm đổi thay giữa đời
Mỗi chúng em khác phận người
Nhưng chung kỉ niệm một thời học sinh
Chung một ngôi trường đẹp xinh
Chung Thầy Cô ,chung nghĩa tình đồng môn
Chung thời tuổi chưa lớn khôn
Ưa nổi loạn và tâm hồn mơ xa
Chung thời nụ chưa thành hoa
Khi chưa biết hết đời là tai ương
Giờ ,chung nỗi nhớ ngôi trường
Để quá yêu phút   thân thương thế này
Xin cảm kích ơn Cô Thầy
Xin cảm nhận bạn bè đầy tình thân
VIẾT BỞI NGUYỄN ĐỨC KIM LONG
LỚP TRƯỞNG 12C ,N.K.1974_1975


Được sửa bởi Admin ngày Mon Mar 28, 2016 11:07 am; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty TRƯỜNG NÀNG , TRƯỜNG TUI _ C.H.S. QUỐC HỌC LÊ BÁ NGỮ

Bài gửi  Admin Mon Mar 28, 2016 10:20 am

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Ecf6167c-7ed0-4f98-975d-c91101ac8093_zpsea0ffbcb

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Acc0c218-7c56-459d-98da-ac30d931aeaa_zps1b109e50

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 5 Empty Re: DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 5 trong tổng số 9 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết