Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

+2
LEVANKICH
LeKhacHueDuc
6 posters

Trang 6 trong tổng số 9 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty TÌNH BẠN _ TRƯƠNG VIÊN _ 12A2

Bài gửi  Admin Mon Mar 28, 2016 10:50 am

TÌNH BẠN

Đừng một mình bạn ơi
nâng cốc rượu lên môi
dễ gì mà say được
nếu vắng bạn trong đời .

Đến ,đừng suy nghĩ gì
đêm tối hãy cùng đi
sẽ thấy vầng trăng sáng
những màu sắc lưu ly .

Hãy âm thầm , lặng thinh
cho đôi mắt đi tìm
gặp nhau trong bão tối
mới hiểu tìm trái tim .

Hãy chia một nụ cười
khi bạn có niềm vui
háy cúi đầu thổn thức
lúc bạn nước mắt rơi .

Trăng đầy rồi sẽ vơi
cùng nhau đến giữa đời
bên tôi luôn có bạn
ta đễ thấy mặt trời .

Không đòi hỏi gì đâu
xin hãy đến tìm nhau
thủy chung là tình bạn
tóc xanh đến bạc đầu .

Quốc Học 1974

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty 93 NĂM QUỐC HỌC _ LỄ KỶ NIÊM ĐÁNG NHỚ - TRẦN DƯ SINH , C.G.V. QUỐC HỌC

Bài gửi  Admin Mon Mar 28, 2016 11:01 am

93 năm Quốc Học – Lễ Kỷ niệm đáng nhớ
by Sinh Trần Dư
Sau khi Giải phóng Huế và toàn miền Nam năm 1975, Trường Quốc Học càng nổi tiếng về truyền thống cách mạng, yêu nước và học giỏi. Người ta được biết thêm nhiều cựu học sinh Quốc Học đã ra đi làm cách mạng, kháng chiến chống Pháp từ những năm 1945 và trước đó, nhiều vị lãnh tụ như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nhà Thơ Tố Hữu, Nhà Khoa học Đặng Văn Ngữ, Bác sĩ Tôn Thất Tùng, Nhạc sĩ Phạm Tuyên,… đã từng học tại đây và nhiều cựu học sinh Quốc Học có vai vế khác trong chính quyền lúc đó đã lần lượt về thăm Huế và trở lại ngôi trường xưa mình từng học. Lực lượng cựu học sinh Quốc Học này đã giúp đỡ nhiều cho Quốc Học xây dựng và phát triển trong những ngày đầu giải phóng, nhất là giúp tổ chức những lễ hội 80 năm, 85 năm, 90 năm Quốc Học rất quy mô và đầy ý nghĩa, giúp làm cho Quốc Học thêm nổi tiếng khắp cả nước và quốc tế sau năm 1975.
Tôi được may mắn là người trong cuộc trong cả 3 lễ hội nói trên, đã thấy được tầm vóc Quốc Học lớn như thế nào và rất đáng tự hào cho mỗi thành viên đã từnghọc hoặc từng dạy học, công tác tại ngôi trường nổi tiếng này từ ngày mới thành lập năm 1896. Tuy nhiên, từ một khía cạnh khác, tôi và nhiều đồng nghiệp đã nhận thấy một điều là nhiều cựu học sinh, Thầy Cô giáo thời kỳ trước 1975 cảm thấy hơi lạc lỏng trong những mùa lễ hội này, cũng là lẽ tự nhiên thôi! Những háo hức, hân hoan sau bao nhiêu năm đi làm cách mạng được trở về thăm trường cũ, phần lớn khách được đón tiếp có vai vế trong chính quyền, một phần do chưa tế nhị của Ban Tổ chức đã tạo ra một khoảng cách không đáng có, dần dà sẽ thu hẹp, hòa hợp với nhau thôi.
Năm 1989, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 93 năm Quốc Học, nhiều người bảo rằng năm lẻ nên tổ chức nội bộ thôi. Khi đó tôi là thư ký hội đồng nhà trường đã đề nghị, để có 95 năm thì 93 năm cũng cần tổ chức họp mặt đông đủ để chuẩn bị. Ý kiến này được Thầy Hiệu trưởng và nhiều vị trong lãnh đạo trường đồng ý và giao tôi triển khai tổ chức. Nhận nhiệm vụ tôi cũng hơi lo, nhưng cũng đã có suy nghĩ làm thế nào để có được một ngày họp mặt cựu học sinh, cựu giáo viên Quốc Học càng nhiều thế hệ càng tốt, làm thế nào để kết nối được các thế hệ trước và sau 1975, hòa hợp để thu ngắn khoảng cách. Hồi đó, phương tiện in ấn rất khó, may thay trường vừa nhận được một  máy vi tính đời XT và máy in kim do Hội Việt Kiều tại Canada, đại diện là GS. TS. Huỳnh Hữu Tuệ - Cựu học sinh Quốc Học mang về tặng dịp kỷ niệm 90 năm Quốc Học, tôi đã nhờ anh Nguyễn Lương Thục, giáo viên chuyên toán, tự mày mò học Tin học và đã sử dung thành thạo, in giúp các giấy mời. Hồi đó có được giấy mời in kim như thế là đã quá trân trọng. Thế là, mỗi buổi chiều sau giờ dạy, tôi đạp xe đi đến nhà từng vị nguyên là Hiệu trưởng, Hiệu phó, Giám học cũ của Quốc Học tận tay đưa giấy mời và tha thiết mời dự.
Chính nhờ sự trân trọng và nhiệt tình này, Quý Thầy giáo nguyên Hiệu trưởng, Giám học trường Quốc Học trước 1975 như Thầy Nguyễn Đình Hàm (khi đó Thầy đã hơi bị lãng tai), Thầy Nguyễn Hữu Thứ, Thầy Phan Khắc Tuân (Hiệu trưởng cuối cùng trước 1975), Thầy Bửu Nghị (nguyên Giám học),… và Quý Thầy Hiệu trưởng, Hiệu phó sau 1975 như Thầy Nguyễn Xuân Tự (nguyên Hiệu trưởng), Thầy Hồ Đăng Vu, Thầy Nguyễn Đức Hưng, Cô Phan Thị Xuyến (nguyên Hiệu phó),… đã đến dự buổi gặp mặt nhân 93 năm Quốc Học khá đông đủ. Trong buổi họp mặt, Ban Tổ chức đã trân trọng mời Quý Thầy, Cô lên ngồi trên bàn danh dự, thể hiện sự trân trọng cao, đánh dấu một sự hòa hợp khởi đầu để các thế hệ cựu học sinh, cựu giáo viên Quốc Học hòa nhập trong ngôi trường chung gần 100 năm tuổi.
Ngoài ra, nhờ phương tiện truyền thông là Đài Truyền hình Huế, Đài phát thanh Thừa Thiên Huế, Đài Truyền thanh Huế; các thành viên của BTC và Quý Thầy Cô đang công tác tại trường tích cực phổ biến và mời, buổi họp mặt đã đón tiếp rất nhiều cựu học sinh và cựu giáo viên Quốc Học về dự. Ngoài chương trình văn nghệ do Thầy Lê Đức, Trưởng ban Văn nghệ của Trường chuẩn bị, rất nhiều tiết mục văn nghệ của cựu học sinh tham gia cùng với nhiều lời phát biểu chân tình đóng góp xây dựng trường. Đặc biệt đáng nói là bài hát “Trường cũ Tình xưa” do một nữ sinh trình bày đã làm xúc động nhiều người, có người mới nghe lần đầu, có người được nghe lại sau bao nhiêu năm chưa được nghe.
Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ
Nhiều nét đổi thay tường mái rêu mờ
Bên hiên hằng giờ tìm những bạn xưa
May ra có còn đôi đứa
Vẫn yên vui sống đời học trò.
Bâng khuâng đợi chờ người sao chẳng đến?
Hỏi lá hỏi hoa chỉ thấy im lìm
Cây dương đầu trường còn khắc hàng tên
Hoa leo phũ phàng đan kín
Tiếng ve ru nghe gợi buồn thêm.
….
Phải nói, trong những năm vừa sau “đổi mới”, nghe được dòng nhạc này thật lạ lẫm, đúng tâm trạng, thấm thía trong một buổi họp mặt kỷ niệm 93 năm Quốc học như thế này, thật đáng nhớ một dấu ấn về nguồn, hòa hợp của các thế hệ thành viên của Quốc Học đầy mong đợi.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty TRƯỜNG NÀNG , TRƯỜNG TUI _ C.H.S. QUỐC HỌC LÊ BÁ NGỮ

Bài gửi  Admin Tue Mar 29, 2016 5:52 am

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Ecf6167c-7ed0-4f98-975d-c91101ac8093_zpsea0ffbcb
TRƯỜNG TUI ! TRƯỜNG NÀNG
Trường tui ở cạnh trường nàng
Cách con đường nhỏ hai hàng cây xanh
Iêm làm du bên trường yên
Yên sang ở rẹn mấy niên mới về
Hai trường rợp bóng sông quê
Hai ta chung ánh trăng thề thương thương
Buổi xưa chung một mái trường
Răng chừ mỗi đứa một đường !
                                        Tội chưa !
                    HƯƠNG GIANG NHẤT TIẾU

Iêm : em , Yên : anh , du : dâu , rẹn : rể

TRƯỜNG NÀNG ! TRƯỜNG TUI !

Trường nàng bên cạnh trường tui
Chung đường Lê Lợi ,chung đôi bến đò
Mình mô có hẹn có hò
Mà răng cứ chộ tình cờ ngộ chưa
Thì ra: dãi nắng , dầm mưa
Răng mà tội nghiệp ! đón đưa rứa hè !
Ngày xưa vương vấn tóc thề
Ngày ni con cháu đùm đề ! sướng chưa !

mô: đâu ; răng : sao ; chộ : thấy ; ngộ : lạ ,hay , đẹp ;
rứa : như thế ; đùm đề : đông đảo

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Acc0c218-7c56-459d-98da-ac30d931aeaa_zps1b109e50


Được sửa bởi Admin ngày Tue Mar 29, 2016 8:08 am; sửa lần 3.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty LẠNH THỜI GIAN _ CAO THANH TÂM

Bài gửi  Admin Wed Mar 30, 2016 6:25 am

LẠNH THỜI GIAN
( Tâm sự của Thầy Cao Xuân Duẫn qua bài
viết của ái nữ Cao Thanh Tâm )
Trong không gian nặng nề đầy mùi thuốc sát trùng và những tiếng rên la kêu khóc của phòng bệnh ở tầng thứ sáu bệnh viện trung ương của thành phố , tôi nằm đó khi tỉnh khi mê và không có một ý niệm gì về thời gian mà chỉ cảm thấy dây chuyền của ống dưỡng khí qua mũi tôi rất khó chịu . Thêm vào đó , hai chân hai tay tôi đều bị buộc vào thành giường . Mệt rả rời mà không gọi ai được vì tôi mải chìm vào cơn mê ra khỏi cuộc sống bình thường . Những khi mỏi quá tôi vùng vẫy thì người y tá sợ sút dây chuyền thuốc lại buộc chặt thêm vì thế trong hôn mê tôi chỉ biết chịu đựng như trong ngục tù ......
Tôi đã có một đời sống quá dài trong cô đơn _ vợ tôi đã mất từ lâu lắm , nhiều khi tôi quên bà mất đã bao lâu ,chỉ biết rằng mình sống với các con , chúng lớn lên ,mất mát và đi xa ...
Trong những cơn mê gần đây tôi thường thấy lại cảnh gia đình khi các con còn nhỏ và trong những giấc mơ này luôn luôn có mẹ của chúng bên cạnh .Ngày đó vợ tôi hầu như đảm nhận mọi việc chăm sóc lo lắng cho con cái. Những ngày hạnh phúc cũ thường hiện về rõ nét như ngày xưa vợ tôi chăm lo từng chút trong mái ấm gia đình mà bây giờ những cơn mê thường mang lại cho tôi .
Chính nhờ vậy mà tôi đủ sức vượt qua giai đoạn này .
Những lúc tỉnh táo khi hai đứa con vào thăm, tôi vui mừng dù cảm thấy thiếu đến bốn đứa nữa . Mặc dù tôi biết rằng hai trong bốn đứa đã mất từ nhiều năm qua . Thằng con thứ nhì của tôi cao ráo khỏe mạnh đang học đại học thì mất vì bệnh tim giống như me nó . Đó là nỗi đau thứ hai trong đời tôi sau khi vợ mất .Tiếp theo là đứa con gái thứ ba là bác sỹ chuyên khoa nhi đang hành nghề ở bệnh viện Biên Hòa đột ngột mất vì bệnh phổi ... Tôi đã có quá nhiều nỗi đau nhưng vẫn chưa quen sự mất mát này . Có điều tôi vẫn cảm thấy sung sướng và tự hào vì con gái tôi được rất nhiều bệnh nhân và bệnh viện quý mến .Những năm sau này có nhiều bệnh nhân của cháu vẫn còn liên lạc hay gửi thư thăm tôi mỗi mùa lễ tết hoặc Giáng Sinh ... Trên gác thờ Phật và tổ tiên còn có một tủ sách mà các em nó vẫn thương yêu giữ gìn như thói quen yêu sách của người chị đã mất .
Trong nỗi nhớ của tôi nhiều nhất là hướng về đứa con gái út tội nghiệp mất mẹ từ khi lên mười . Nó là đứa thiệt thòi nhất và cũng là đứa gần tôi nhất khi anh chị nó mất hoặc đi xa .Tôi còn nhớ sau khi mẹ mất , nó cứ bám theo đòi ngủ với ba . Một thời gian sau do mất ngủ vì con nhỏ đạp quậy ,tôi bắt nó qua ngủ với con chị kế , là đứa hiện nay ở gần và chăm sóc tôi nhiều nhất . Rồi khi con chị đó đi lấy chồng , nó lại khóc một lần nữa vì nhớ chị .Bây giờ nó lấy chồng xa tận bên Pháp , vẫn luôn luôn nghĩ đến ba và chăm sóc cho ba chu đáo mỗi khi có dịp về thăm nhà .Nghĩ đến nó tôi bùi ngùi nhớ đến ngày me mất ,hai đứa nó một đứa lên mười và một đứa mười hai ! Hồi đó mỗi lần có phim hay ba cha con thường đi xem với nhau , thời gian mà mấy cha con lặng lẽ sống bên nhau , thật buồn nhưng vẫn êm đềm .Điều tôi lo lắng nhất là đời sống tình cảm và việc học hành của chúng . Cũng may là còn có bà ngoại thương yêu lo lắng nên tuổi thơ của chúng cũng được êm đềm phần nào .Bà mẹ vợ của tôi thật là đáng quí . Chồng mất từ thời còn trẻ mà ở vậy và rất thương yêu thông cảm với hoàn cảnh cô đơn của con rể sau khi vợ mất. Bà thường khuyên tôi lập lại gia đình vì vợ tôi mất đã lâu nhưng tôi nghĩ rằng cha con chúng tôi đã yên ổn và không còn muốn làm phiền thêm một người phụ nữ nào khác chăm sóc bầy con tôi . Thời gian rồi cũng trôi qua dù dòng sông Hương trước nhà đã hoang vắng và ngậm ngùi nhưng vẫn êm đềm xuôi theo ngày tháng ...
Từ nỗi ngậm ngùi về con út ,tâm hồn tôi lại mang thương nhớ đứa con gái đầu , là đứa rời nhà sớm nhất sau khi mẹ mất . Nếu nó là đứa diễm phúc nhất nhà vì được ở gần ba mẹ lâu nhất , được cưng quý thương yêu , là điều các em nó không có nhưng từ khi lấy chồng thì thời cuộc đã cuốn nó vào một vòng xoáy chóng mặt . Từ sau 1975 mỗi mùa hè thì nó và thằng con trai độc nhất lại lầm lũi tìm về mái nhà xưa là nơi mẹ con nó sẽ được yên ổn trong một mùa hè yên vui và no ấm rồi khi hết hè hai mẹ con lại ngậm ngùi từ giã ngôi nhà êm ấm của ông ngoại để trở về với cuộc đời gian nan cũng như mọi người dân khác trong thời gian ấy . Còn nhớ ngày xưa khi đứa con gái đầu của tôi lên năm theo học trường Pháp khi về nhà nó thường bi bô những bài hát , bài học thuộc lòng mà tôi vẫn còn nhớ :
Cheveux au vent
Tambeau battant
Nous allons a la rencontre du printempts.
Nó hát ,nó đọc một cách líu lo chứ thật ra chưa hiểu gì nhiều nhưng tôi tin rằng nó sẽ có một căn bản tốt để theo học về sau .Có lẽ nó vẫn còn nhớ cuối năm đó nó được phần thưởng thứ nhất ở câu lạc bộ thể thao của người Pháp , hồi đó ở hữu ngạn bên bờ sông Hương .Trong số phần thưởng ,ngoài sách vở ra ,có một con búp bê mặc đầm trắng nằm trong chiếc nôi bọc satin trắng là món đồ chơi mà nó yêu quý và giữ bên cạnh suốt thời thơ ấu ...
Đêm nay trời nóng bức .Tháng sáu mùa hè của xứ Huế , dù phòng có máy lạnh ,nhưng không khí vẫn ngột ngạt vẫn bao trùm lấy phòng bệnh . Hôm nay tôi mệt nhiều hơn thường lệ .Miệng tôi khô đắng ,đâu nhức tay chân và ngột thở .Trong tỉnh mê ,tôi vẫn mòn mỏi đợi giờ các con vào thăm. trong giấc ngủ nặng nề tôi cảm thấy không thể đợi các con được nữa vì cảm thấy quá mệt và thầm cầu cho chúng vào sớm hơn nhưng không may là đêm nay người ta cho thưm trể hơn thường lệ .Tôi ngậm ngùi buông xuôi ,nghĩ mình sẽ ra đi một mình và tội nghiệp cho các con khi chúng đến trễ . Tôi cố gắng thở hắt ra một lần nữa thì bên tai mơ màng nghe tiếng gọi quen thuộc :
_ Ba ơi ! Ráng thở đi ba !
Tôi cố nhướng mắt lên để thấy hai bàn tay mạnh mẽ của thằng con trai đang xoa ngực và chiếc khăn mát lạnh trên mặt. Biết là các con đã đến tôi thấy khỏe hẳn lên , ngực tôi nhẹ đi như trút một gánh nặng .Khi rời được không gian mong manh giữa sống và chết để trở lại với cuộc đời thì cảm giác đầu tiên mà tôi nhận được là một giọt nước mắt trên trán . Vẫn không nói được nhưng tôi nghĩ ngay đứa con gái đầu đã về đến và nó đang im lặng khóc . Tim tôi bổng nhiên đập mạnh và những giọt nước mắt vui mừng tự nhiên tràn ra . tôi muốn nói với các con về nỗi vui mừng của mình nhưng không sao nói được . Tôi nhắm mắt lại và nước mắt tiếp tục rơi .Điều này càng làm cho các con tôi xúc động .
_ Ba mừng vì biết chị về đó ! Tim ba đập đều rồi . May quá ,tụi mình vô trễ một chút nữa là chắc không kịp rồi .
Nghe các con lao xao ,tôi mỉm cười đi vào giấc ngủ khi bình thuốc chuyền thấm vào người và vẫn còn nhận ra những giọt nước mắt tiếp tục rơi ướt trên trán và trên tóc . ..
Chỉ hôm sau là các con cố gắng xin cho tôi xuất viện . Từ đó dù vẫn còn khi tỉnh khi mê nhưng tôi vô cùng sung sướng vì được trở về trong căn phòng quen thuộc .Khi gối đầu vào chiếc gối của mình ,tôi mỉm cười an tâm đi vào giấc ngủ , bên tai tôi có tiếng đứa con gái lớn thì thầm :
_ Ba ngủ đi , em đã tháo mấy sợi dây buộc tay chân ba rồi , khi ba khỏe hơn , em sẽ tháo mấy sợi dây bình dưỡng khí ở mũi cho ba luôn . Ba đừng sợ chi hết , tui em luôn ở bên cạnh ba .
Trong mơ màng ,tôi bổng thấy mẹ tụi nhỏ cúi xuống đắp chăn cho tôi . tôi mỉm cười nói :
_ Ba lạnh lắm ! Me ôm ba đi .
Qua không gian mơ hồ vì tôi đã chìm vào giấc ngủ , vợ tôi cúi xuống nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng và hôn lên trán tôi như những ngày xa xưa khi các con tôi còn nhỏ ...
Đã chìm dần vào mơ nhưng tôi ngạc nhiên khi thấy đứa con gái lớn vẫn ngồi bên cạnh âm thầm khóc và nói một mình :
_ Tội nghiệp ba ! Mẹ mất đã bốn mươi bảy năm rồi ,Ba ơi !
CAO THANH TÂM
28/7/2014

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty Re: DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Bài gửi  Admin Thu Mar 31, 2016 5:58 am

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Ab0f406b-666c-445e-ad1e-5b3900fe0b07_zpsw7ksi31b

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 2d8eb4de-8fb0-40f4-b50e-7e51e14db76b_zpsrtjsyis2

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 3ac3798a-7b6b-485d-b9cf-ecc05c498aff_zpspxircauq

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 463967df-62e5-4057-b5dd-3984889cc5bc_zpse0emciuc

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 NH%20PHAN_zps5vsbjts4

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 182bf036-409c-445e-a992-7ea68f339c01_zpscfmoah4r

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 0b3f1572-3c8d-4378-8635-7b7961c995e8_zpsfjzaiyj9

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 66163e68-51d7-42a6-9b6c-73472e6b4dda_zpsweo9tlm4

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 6223add5-8bcf-47e3-9348-c524aa6c3bd7_zps8t7cn3ik

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Aadf426b-a8dc-495d-8452-8901ddae7f66_zpsiba8wmzd

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 D4f075c7-fa1c-41ce-8aa6-3520b2e459d9_zpsuxj4rx8a

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 41faeb72-c5e6-44b7-a917-48297e46b740_zpss2qjid0w

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 B0895338-c7f6-4eac-96ad-cfc80661cccb_zpsgh5rlzgk


Được sửa bởi Admin ngày Fri Apr 01, 2016 4:52 am; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty TRANH CỦA CÔ NGÂN

Bài gửi  Admin Thu Mar 31, 2016 6:20 pm

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 F11668cf-4509-4c8d-b272-af554bc2ef6a_zpspxdfqu82

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 76d5499f-27c1-49e1-a961-318dd2a8476a_zps46ztpbzs

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty LỜI NGỎ

Bài gửi  Admin Fri Apr 01, 2016 4:22 am

Lới ngỏ
Để lưu lại những kỷ niệm vui buồn ,luôn đẹp tươi của một thuở học trò .
Như là một món quà dâng tặng đến Quý Thầy Cô  với lòng tri ân sâu sắc .
Không tham vọng đưa vào tập sách nhỏ này những bài viết mang tầm vóc
lịch sử ,văn hóa .giáo dục ,hoặc công trình nghiên cứu  về trường Quốc Học cổ kính , về xứ Huế mộng mơ .
Với  tôn chỉ " Thầy trước _ Bạn sau " _ Những bài của Quý Thầy Cô được
đưa lên phần đầu . Rồi mới tới những trang tâm tình của hoạc trò và thân hữu .
Và nội dung  cuốn sách  tập trung vào không gì khác ngoài

CHỈ HỌC TRÒ CHỈ QUỐC HỌC MÀ THÔI

Này bạn hỡi ! Trang đời này bé lắm ,
Chiếc thuyền nan teo tẻo giữa dòng khơi .
Chỉ mang nổi chút tâm tình thơ dại ,
Chỉ học trò , chỉ Quốc học mà thôi .

Đây vườn xưa hoa , bướm một thời ,
Đây lớp học ,ghế bàn thân thuộc .
Đây bến nước trước mặt trường trong vắt,
Tuổi thơ ta hay xuống tắm "cuổng trời".

Bạn vàng ơi ! Xin hãy cứ thảnh thơi,
Bãi cỏ mượt một thời ta đá bóng .
Mâm cơm nóng ,Mẹ hiền đang trông ngóng
Đứa con thơ tan học sớm quay về .

Bạn hiền ơi ! Xin cứ việc thoả thuê,
Những " Câu chuyện buồn vui thời đi học ".
" Bạn và Tôi " " Ảnh Lớp " quá tràn trề ,
Bao kỉ niệm một đời xin nhớ mãi .

Tuổi càng lớn , thời gian càng ngắn lại ,
Còn thân ta hạt cát bãi sông Hằng .
Bao hỉ, nộ trong đời như gió thoảng ,
Hãy quên đi và để lại sau lưng .

Mai này ta lìa khỏi chốn vô thường ,
Thân ngoại vật có chi mà lưu luyến .
Chỉ tuổi thơ còn chút gì yêu mến ,
Chỉ học trò ,chỉ Quốc Học mà thôi .

(Trương Văn Hải
Thất 6 , Chín 4 , 10B1 ,11B1, 12A3)

Xin kính mời quý Thầy Cô  và đồng môn , thân hữu  
cùng nhóm Cựu Học Sinh Quốc Học Khóa  1967_1974
chia sẻ những tâm tình  
"Quốc Học Mến Yêu "

Ban Biên Tập






Được sửa bởi Admin ngày Wed Jun 15, 2016 2:29 pm; sửa lần 3.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty Thầy Khanh ngợi khen

Bài gửi  Admin Wed Apr 06, 2016 1:14 pm

Vua la cuu hoc sinh 51-58 vua la cuu giao su 68-76 tham va chuc suc khoe gia dinh tat ca nhung cuu hoc sinh QUOC HOC.Dac biet khen ngoi cuu hsinh 67-74 da lien ket duoc ban dong mon de tham vieng Thay ,ban cung voi mot website "DIEN DAN LIEN LOP QUOC HOC 67-74 ".Than men tham Le khac Hue Duc va gia dinh.Le quang Khanh.Vừa là cựu học sinh 51_58 , vừa là cựu giáo sư 68_76. Thăm và chúc sức khỏe tất cả những cựu học sinh Quốc Học . Đặc biệt khen ngợi cựu học sinh 67_74 đã liên kết được bạn đồng môn để thăm viếng Thầy ,bạn cùng với một website  " DIỄN ĐÀN LIÊN LỚP QUỐC HỌC 67_74 ". Thân mến thăm Lê khắc Huệ Đức và gia đình .
Lê Quang Khanh

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty THẦY TÔN THẤT VIỄN BÀO KỂ CHUYỆN : MỘT THỜI ĐI "NGHỂ "

Bài gửi  Lê Hữu Thành Tue Apr 12, 2016 8:27 am


Lê Hữu Thành

Tổng số bài gửi : 769
Join date : 10/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty PHỎNG VẤN THẦY HUYÊN VỀ THÚ ĐI CÂU

Bài gửi  Admin Thu Apr 14, 2016 8:44 am


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty MỘT THỜI ĐI "Nghễ " _ THẦY TÔN THẤT VIỄN BÀO

Bài gửi  Admin Mon Apr 18, 2016 1:50 pm

Thời  tôi đi học trường Quốc Học rồi ra dạy lại ở trường Quốc  Học  cuối những năm 50 và  đầu những năm 60 , có một " cái thú  '  lạ lạ ,vui vui  mà  trong giới thanh niên gọi là " đi nghễ" . Cái từ " đi nghễ " chỉ cái việc chiều chiều đi ngắm các cô gái đẹp , nhất là các nữ sinh Đồng Khánh đi học vào  cuối tuần . Anh em chúng tôi thường hỏi nhau  " Răng , chiều nay rảnh không ? Đi nghễ chơi hè ! " . Thường sau khi học xong, anh em rủ nhau đi bát phố  . Đi phố , đi qua ,đi lui ,đi tới  để gặp những nữ sinh đi về  và chỉ nhìn ngắm các cô gái đẹp của Huế thôi . Chừng đó thôi .
Hồi đó ,thậm chí ,có yêu ai thì cũng để trong lòng thôi  nhưng lâu lâu cũng trông gặp nhau . Gặp nhau giữa đường thôi  và không nói với nhau lời nào cả .Tuổi trẻ hồi trước là như vậy . Mà chính "nghễ "  mang ý nghĩa như vậy . Hai con đường chúng tôi hay đi là Gia Long  ( bây giờ là Phan Đăng Lưu ) và Lê Lợi . Thời   đi học , nhà tôi còn ở trong Thành nội . Mỗi khi đi học , tôi thường đi qua đường Gia Long và tất nhiên  đi dọc theo đường Lê lợi rất đẹp và thơ mộng . Trên đường người đi lại thong thả nhìn nhau , không  xe cộ ồn ào như bây giờ . Chính thời gian đi nghễ này ,tôi đã làm nhiều bài thơ  tình   hiện đăng trong tập " Hoài Niệm " . Hình ảnh những nữ sinh Đồng Khánh , Sage Femme  ... với vẻ đẹp thanh tú , không phấn son ,trong chiếc áo dài tha thướt , mái tóc dài , nón lá che nghiêng  không bao giờ phai mờ trong ký ức tôi .  Đôi khi , dù có tơ tưởng đến ai đó ,nhưng gặp nhau  , nhìn nhau ,rồi tôi đi đường tôi  ,cô đi đường cô .Trong tập thơ tình đầu tay của tôi ( Tập Hoài Niệm ) có môt vài bài nhắc nhớ lại thời đi " nghễ " này . Bài đầu tiên là bài " Tình trai " , nói về  mối tình thơ mộng, lãng mạn lúc còn trai trẻ  _ mình yêu họ họ không hay , họ yêu mình  mà mình chẳng biết .




Tình trai

Em là người đã nhiều lần tôi gặp gỡ
Trong những buổi mai
Khi rực rỡ ánh bình minh
Hay trong những buổi chiều
Khi gió tình vờn cây cợt lá
Đã nhiều lần
Tôi thấy em hây hây hồng đôi má
Tôi thất em ướt huyền mắt đen
Và đã nhiều đêm
Dưới ánh ngọn đèn
Tôi ngồi hồn mộng hướng về em

Cứ mỗi lần gặp em trên đường Gia Long
Tôi nghe lòng dào dạt sóng
Cứ mỗi lần gặp em trên đường Lê Lợi
Tôi nghe hồn chơi vơi
Cứ mỗi lần gặp gỡ
Mắt nhìn nhau ngờ ngợ
Tôi tưởng rằng chúng mình
Đã quen nhau tự thuở ngàn xưa

Nhưng than ôi !
Em mãi hững hờ
Khiến hồn thơ giá lạnh
Và tình đời gió loạn
Nên giấc mộng vàng mấy thuở đã phai tan

Chiều nay, tôi gặp em trên đường
Tóc huyền vương nắng nhạt
Bên cạnh em ... theo sát một chàng trai
Cũng chiều nay
Gió não nuột thở dài
Buồn cho một mối tình trai vừa vỡ lở
Gió thở dài ...
Hay là tiếng nức nở tự lòng ai ?
Gió thở dài ... gió mãi thở dài
Hay là tiếng than của một chàng trai khờ dại
Suốt mấy năm trường
Ôm mãi bóng hình em .

Áo em chiều nay vẫn trắng
Lòng em đã đổi thay
Áo em chiều nay vẫn trắng
Nhưng sao lòng anh cay đắng quá em ơi
Trời cho em thắm làn môi
Là cho anh phải trọn đời khổ đau .
                                    1958

Một bài thơ khác  cũng nhắc nhớ đến một hình ảnh yêu kiều của một thời si mê .


Chiều buồn
Chiều qua khi nhạt nắng vàng
Lang thang đường vắng gặp nàng thật xinh
Từ xa dáng ngọc lung linh
Đến gần , nửa chiếc nón tình kéo nghiêng
Môi hồng tươi thắm rất duyên
Và đôi mắt ướt dịu hiền màu nâu
Buồn như ướp cả trời sầu
Ngời lên chớp nhẹ như thâu hút hồn
Chiều nay cũng lúc hoàng hôn
Cũng đường hôm trước ai buồn vắng ai
1957

Còn đây là kỷ niệm của
Những chiều chủ nhật
Những chiều chủ nhật lang thang phố
Khi nắng dần phai hay mưa rơi
Tôi vẫn ước mong sao gặp gỡ
Bóng người đang ngự ở hồn tôi

Một tuần dù chỉ một lần thôi
Được gặp em yêu thế đủ rồi
Thế đủ khuấy tan niềm thương nhớ
Bảy ngày ray rứt cả hồn tôi

Gặp em để được thấy em cười
Phô hàng răng ngọc ở sau môi
Để thấy mắt huyền long lanh ướt
Nhìn tôi mà vơi bớt đơn côi

Tôi thấy rằng em cứ lệ thường
Thăm nhà rồi trở lại về trường
Vào chiều chủ nhật nên tôi vẫn
Chờ đón em ,trên các nẻo đường

Dạo phố chiều nay cũng đã lâu
Mà sao chẳng thấy bóng em đâu
Tôi cùng người bạn lang thang bước
Trĩu nặng trong tim một khối sầu

Bỗng nhiên mưa lại đổ dầm dề
Lánh mưa ghé một quán cà phê
Hai đứa bên nhau ngồi tâm sự
Và đợi em yêu trên lối về

Trời đã về chiều , mưa thôi rơi
Xuất cuối xi nê đã vãn rồi
Bỗng nhiên người bạn huých tay bảo :
" Kìa xem , ai như cô ấy rồi ..."

Tôi bỗng nghe lòng xao xuyến lạ
Phóng mắt nhìn về tận nẻo xa
Em đang thui thủi nhanh chân bước
Gió hỡi sao mà nghe thiết tha

Đâu những chiều xưa dưới nắng tà
Trong gió chiều lên áo thướt tha
Giờ trông em phải bôn ba thế
Tôi bỗng nghe lòng đau xót xa

1965





Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty BẠN BÈ THUỞ ẤY _ HOÀNG CÔNG HẢO

Bài gửi  Admin Tue Apr 19, 2016 1:42 pm

BẠN BÈ THUỞ ẤY

Ký ức về một thưở với những bạn bè xưa khi còn ngồi ghế nhà trường cứ lung linh trong tôi bao ảnh hình sương khói : ba năm ban C Quốc Học 1971 - 1974 . Hồi đó tuổi vừa độ tròn trăng mà cứ lơ ngơ láo ngáo giữa biển đời loạn sóng...Bao khuôn mặt lạ lẫm , mới tinh chưa từng gặp , khoảng chừng ba mươi đứa , đến từ nhiều hướng trong thành phố lặng lẽ quanh năm , tôi cố nhớ , nửa tỏ nửa mờ qua thời gian , Kim Long có Mua , Hoà , Dương ; Long Thọ có Chính ; An Cựu có Bích , Khôi ; Chợ Cống có Minh ; Phú Vang có Đồi,Hoàng , Thạt ; Bãi Dâu có Việt ; gần cầu Đông Ba có Bính ; vào Thành Nội có tôi , Sính ;lên Tây Lộc có Quang , Thành ; về Tây Linh có Lai , Lộc ,Long ; xuôi Cầu Đất có Lợi , Trung ; ra bến xe Nguyễn Hoàng có Văn;...và còn ai nữa tôi không kể ra xin bạn bè tha thứ...Sau này khi Quảng Trị với " mùa hè đỏ lửa " có một số bạn chuyển trường vào học cùng lớp như Hà ,Tùng , Sơn,...Tất cả nói chung ai cũng hiền hoà ,dễ mến .

So với các ban A , B trong trường , ban C học sinh thường ít ỏi , gặp những tiết ngoại ngữ lại chia đôi thì lớp càng ít hơn , nên không khí vốn lặng lờ càng lặng lờ hơn...Bạn bè thường chơi theo từng nhóm , do sở thích hoặc do ở gần nhà hoặc đã thân nhau từ những năm học trước...Tôi vốn ít nói , do bản tính nhút nhát , ngồi quan sát mọi người mà chưa biết sẽ chơi với ai...Tôi còn nhớ Lợi là người gây chuyện trước , giọng thân tình , hỏi han làm quen rất tự nhiên. Và cho mãi đến sau này Lợi luôn là người bạn gần gũi với tôi trên con đường học hành , nghề nghiệp dù đôi khi tôi thấy giữa Lợi và tôi hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh gia đình , sở thích ...Có lẽ điều đáng quý của Lợi là sự sẻ chia , vô tư đến thuần khiết với tôi trong những tháng ngày trai trẻ . Cho đến tận bây giờ mỗi khi về Huế , người đầu tiên tôi gặp vẫn là Lợi ....Thời gian gần đây Lợi đã theo gia đình định cư ở Mỹ nên không còn có điều kiện gặp nữa...

Những người bạn tôi không thể nào không nhắc đến là Minh , Bích , Bính đã cùng tôi gắn kết vì những sở thích có tính chất riêng tư ngoài việc học. Trước hết là Minh , dù thế gian này đã vắng bóng bạn , với nụ cười luôn nở trên môi , với dáng đi chúi về phía trước , mắt thường để ý nhìn say đắm bao bóng hồng lướt qua trên đường...Vốn dĩ hắn là thằng mê gái theo kiểu bông lông lãng mạn vì đọc quá nhiều truyện viết về lứa tuổi mới lớn của Duyên Anh , Từ Kế Tường ,Đinh Tiến Luyện , Hoàng Ngọc Tuấn , Mường Mán... Hắn với tôi thường thích làm đặc san cho năm học trước khi nghỉ hè.Và những gì hắn viết cũng ưa xoay quanh những chuyện về tình yêu học trò , nhẹ nhàng mà bâng khuâng , lửng lơ mà xao xuyến như thế...Tôi thường qua nhà Minh chơi , lang thang dọc phố ,ghé những hiệu sách dọc đường Trần Hưng Đạo , ưa lật dở những trang giấy mới của những tác phẩm vừa ra đời . Hắn thích văn học hiện đại với những tác giả quen thuộc , còn tôi thích triết học đông tây kim cổ dù hết sức lơ mơ..., chính vì vậy sau này vào đại học Văn Khoa , Minh ghi danh học Văn còn tôi thì học Triết...Với Bích và Bính , chúng tôi thường rủ nhau đạp xe lên du ngoạn cảnh chùa chiền , lăng tẩm.Những cuộc đi chơi như thế thường kéo dài cả ngày ,mang theo bánh mì thịt hộp ...Chúng tôi đắm mình với thiên nhiên trầm hùng và yên tĩnh ,cổ kính và hoang sơ ,lắng nghe câu kinh tiếng mỏ ở chùa Từ Hiếu , Trúc Lâm hoặc lên tận nhà thờ Thiên An nằm dài giữa ngàn thông nghe rì rào gió biếc...Bích có thói quen ngửa mặt nhìn trời đọc những câu thơ chợt hiện của ai đó mà hắn thích , ra vẻ khoái trá vì ý nghĩa phù hợp với tâm trạng hiện hữu , có khi của Appolinaire , của Bùi Giáng ,của Tuệ Sỹ ,...Và hình như hai câu Thơ của Tuệ Sỹ đã trở thành định mệnh của hắn : ...Phút vội vả bổng thấy mình du thủ , thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn...Còn Bính thường đăm chiêu lắng nghe nhiều hơn nói , và chính sự im lặng đó là một tri âm để mãi mãi còn khắc cốt ghi tâm cho những lần tái ngộ giữa cõi đời miên viễn về sau...

Một người bạn rất mực chí thân với tôi vì những đam mê sáng tạo nghệ thuật , đó là Văn , nhà ở sau bến xe Nguyễn Hoàng . Nhưng Văn chỉ học hết năm lớp 10 rồi bỏ đi lính , vào đóng quân tận Quảng Ngãi , rồi nằm lại vĩnh viễn ở đó khi tuổi đời còn rất trẻ . Văn thường đến ngủ lại nhà tôi , thì thào tâm sự về gia đình , về người cha hung dữ , thường uống rượu say và đánh chửi con cái khiến Văn rất đau khổ , muốn thoát ly cái địa ngục ấy , và kết cục đáng buồn như vậy. Văn có năng khiếu làm thơ ,vẽ tranh mực tàu , thể hiện những uất ức chán chường của lòng mình bằng những ý tình tối tăm , chua chát qua chữ nghĩa lẫn sắc màu...Mỗi lần nhớ đến Văn tôi vẫn cảm thấy xót xa , thương tiếc...

Còn những người bạn thường rủ nhau cà phê để nghe nhạc hoặc ngắm nhìn mỹ nhân dưới ngọn đèn mờ trong quán thì hầu như lúc nào cũng có. Hồi đó chúng tôi đều là đực rựa , không như bây giờ nam nữ học chung , nhìn con gái bằng đôi mắt âm thầm , lặng lẽ , ngại ngần khi làm quen,nên chi chẳng thằng nào có bạn gái.Những quán chúng tôi hay có mặt là Sương Lan bên đường Chi Lăng , Góp Gió ở góc đường Lê Lợi , hoặc mấy quán ở Bến Ngự , Đinh Bộ Lĩnh trong Thành Nội ,...Tôi nhớ Việt là người nhiệt tình nhất trong những lần gặp mặt như vậy ...Bây giờ không biết Việt xuôi dạt về đâu , lâu lắm rồi tôi không gặp lại...

Ôi còn bao nhiêu bạn tôi không kể ra đây được , chỉ lướt qua vài ấn tượng khó quên với những tương phùng bất chợt vì cơ duyên run rủi trong đời . Như Sính với cây khế ngọt mỗi lần đến nhà chơi cùng nhau hái trái ; như Mua mỗi lần lên thăm chùa Linh Mụ thường dừng chân uống nước rồi nhìn sông Hương thấp thoáng bên nhà ; như chú Tâm mỗi lần lên chùa Hàm Long ăn cơm chay theo lời mời của chú những khi có giỗ ;...

Bạn bè tôi thuở ấy ai cũng hiền nên chi sau này phần đông đều đi theo con đường dạy học. Có thể đó là do hoàn cảnh bắt buộc , hoặc do ban C ít có chọn lựa nào khác trong nghề nghiệp , nhưng cũng là nét đẹp của tâm hồn ...luôn luôn muốn sống vì người khác để được sẻ chia , hiến tặng , dù hết sức nhỏ nhoi , thầm lặng ...

Năm nay nếu tính tuổi bạn tôi ai cũng tròn sáu mươi vì đều sinh vào 1956 . Tuổi đó ai cũng đang thời điểm về hưu , không biết có thể hội ngộ trong dịp kỷ niệm lần thứ 120 năm kỷ niệm trường hay không nhỉ !


Dạ thưa thầy dạ thưa cô
Chúng em những đứa học trò ngày xưa
Vượt qua gió bão nắng mưa
Giờ gặp lại vẫn dạ thưa cô thầy
Bốn mươi năm có một ngày
Niềm vui hạnh ngộ đong đầy trong tim
Biết bao số phận nổi chìm
Chúng em vẫn nhớ để tìm đến nhau
Dù hoan lạc dù khổ đau
Cùng chia sẻ mới dài lâu nghĩa tình
Thầy cô trong đại gia đình
Tôn sư trọng đạo thấy mình đẹp hơn..

******

Những thằng bạn trước Bảy lăm
Lâu không gặp đã biệt tăm phương  nào
Thời trung học thích nghêu ngao
Nhìn trăng dưới nước ngắm sao trên trời
Dân Văn Triết máu ham chơi
Thằng nào cũng sống cái đời vẩn vơ
Ưa viết truyện khoái làm thơ
bây giờ nghĩ thấy dại khờ mà thương
Có thằng vô chốn thiền đường
Có thằng biệt tích chiến trường xa xăm
Từ sau biến cố bảy lăm
Giờ đếm lại chỉ còn dăm bảy  thằng .



Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty THÚ ĐI CÂU CỦA TÔI _ THẦY NGUYỄN HỮU HUYÊN ( Dạy Quốc Học từ 1963 _ 1997)

Bài gửi  Admin Wed Apr 20, 2016 2:39 pm

Tôi đi câu , cho đến nay , cũng đã trên bảy chục năm .Từ lúc lên mười tuổi , tôi đã theo bạn bè đi câu bên dòng An Cựu gần nhà .
Suốt những năm học tiểu học ở trường Trần Cao Vân , rồi trung học ở trường Quốc Học , cứ rảnh là tôi xách cần đi câu như là một thú vui giả trí . Xong buổi câu , có được bao nhiêu cá ,tôi đều đem cho hết , chẳng đêm về nhà con nào . Sông An Cựu đầy cá rô phi , cá chẽn ( một loại như cá giếc ,to bằng bàn tay ,màu trắng ).Mỗi lần tôi câu được mười lăm ,hai chục con là chuyện thường . Sau này tôi thường về cầu Ca Cút câu cá ong và cá bống , các loại cá nước lợ rất ngon . Mồi câu thường là tép chuẩn bị ở nhà mang theo .Chọn bóng mát để ngồi hoặc chống dù khi nắng lên . Tôi thường đi câu với mấy người láng giềng . Có cái vui , đôi khi tôi ngồi câu , người ta tới xem và móc mồi câu dùm cho nữa . Ngoài ra , thỉnh thoảng nhâm nhi lon bia lạnh được ướp sẵn trong xô nước đá .Nói chung ,tôi thích đi câu cá để hưởng được những giây phút thoải mái vui vẻ . Tôi cũng làm một số bài thơ về thú câu cá .
Mời đọc cho vui .
Câu cá
Mấy chục năm câu cá
Vẫn còn đam mê
Trên nắng dưới nước
Có ngày mưa ướt
Lạnh lùng tái tê
Đứng chờ say mê
Con cá cắn câu

Đi câu

Ra ngõ gặp người
Đàn ông đàn bà
Con nít người già
Chào hỏi vui vẻ
Có người nói khẽ
Lưỡi thẳng hay cong
Cá to lưỡi nào ?
Biết đáp làm sao !
Lưỡi nào cá nấy
Câu rồi sẽ thấy
Cá to hay nhỏ
Mời bạn hãy xem
Nhìn rồi chớ thèm

Câu cá Đầm Sam

Chợ Mai ai đến Đầm Sam
Xa hơn lên Huế còn ham chạy về
Rô Phi ,cá Dầy nhiều ghê !
Tha hồ mà giật không chê xấu mồi
Câu đứng rồi lại câu ngồi
Cá to ,cá nhỏ được lôi lên bờ
Đâu còn phải đợi phải chờ
Giật cá ,bắt cá bất ngờ say mê
*****
Đầm Sam rộng lớn nước trong
Xa bờ câu cá mới mong được nhiều
Trên nắng dưới nước cũng liều
Ra xa câu cá được nhiều cá to .

Văn hóa câu cá

Câu cá cũng lấn chen nhau
Trợn mắt cãi cọ mi tau ồn ào
Nhìn phao sóng vỗ lao xao
Nhìn người tự hỏi vì sao thế này ?
To con sáng sủa mặt mày
Mở miệng văng tục còn hay ho gì
Chướng tai gai mắt thôi thì
Cuốn cần từ giã mà đi về nhà ./.


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty THƯƠNG TIẾC THẦY LÊ GIA PHÀM

Bài gửi  Admin Sat Apr 23, 2016 2:11 pm

Thương tiếc !
Tưởng niệm hương linh ban Lê Gia Phàm
*******************
Thôi thế từ nay cách biệt rồi !
Còn đâu hình bóng nữa Phàm ơi !!
Vợ con đau xót lòng tê tái !
Đồng khóa tiếc thương dạ ngậm ngùi !
Tưởng sống trăm năm tròn tuổi thọ
Mới hơn tám chục đã qua đời ?
Nguyện cầu Phật độ hồn siêu thoát
Về cõi Niết bàn sống thảnh thơi !

Huế , ngày 8/4/2016
Thân hữu Nguyễn Đình Vui
Khóa 5 Sư Phạm Huế


Bài họa của thầy Tôn Thất Viễn Bào

Hết còn gặp lại được nhau rồi
Thương tiếc vô vàn hỡi bạn ơi
Nhớ tiếng hát xưa lòng quặn thắt
Nhìn di ảnh đó dạ bùi ngùi
Sao chẳng sống thêm mà hưởng lộc
Lại sớm ra đi bỏ cuộc đời
Thắp nén hương thơm cầu Phật độ
Niết bàn anh mãi được nhàn thơi .

VĨNH BIỆT
Tám hai năm ở cõi trần
Thầy tôi dời gót thanh vân nhẹ nhàng
Thôi thì bỏ hết vương mang
Rời xa khúc hát cung đàn nợ duyên
Nước non đã vẹn ước nguyền
Trăng mờ bên suối ,ngọc tuyền Thiên Thai
Đời vui đâu kể ngắn dài
Thầy ơi , kỷ niệm chẳng phai bao giờ !

C.H.S. Quốc Học khóa 1967_1974
( Trương Văn Hải )
Kính viếng Thầy

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty NHỮNG MẢNH GHÉP " ĐẠI QUẢNG DIỄN "

Bài gửi  Admin Thu Apr 28, 2016 12:05 pm


Tưởng Thưởng Lục Niên Khóa 1973_1974 :
LỄ KỶ NIỆM 77 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG QUỐC HỌC
Ngày Quốc Học năm thứ 77 ( 26/12/1973 ) đã được tổ chức trọng thể trong một ngày đông nắng ráo gồm :
* Một lễ tưởng niệm vào buổi sáng
*Một cuộc Đại Quảng Diễn Hóa trang vào buổi chiều với 60 đề tài về Văn Hóa ,Lịch Sử , Xã Hội do các lớp tự túc đóng góp đã được đồng bào Cố Đô hoan nghênh nhiệt liệt . Trường Quốc Học rất lấy làm hãnh diện về cuộc Quảng Diễn này vì đây là một công tác rất ít tốn hao công quỹ mà đạt rất nhiều công ích .

Phạm Trí :  Nhớ Võ Văn Hoè với vai Trưng Trắc .

Võ Văn Hòe : Không  phải Trưng Trắc . Đó là cô dâu  trong "Đám cưới  VN "mà nhiều người cứ nghĩ là Huyền Trân Công Chúa .

Huỳnh Công Toàn :
Tiết mục hóa trang Hai Bà Trưng do lớp 11B3 trình diễn. Bạn Trần Văn Khuynh vai Bà Trưng Trắc, Bạn Hồ Công Hướng  vai bà Trưng Nhị. Hai bạn đóng vai nài là Bùi Ái Vũ và Trương Minh Trai. Toàn đóng vai lính của hai bà.

Lớp làm cả con voi. Mượn chiếc xe ba gác, đặt 4 cây tre từ sàn xe, trên 4 cây tre đặt cái ghế nhựa, buộc chắc chắn rồi phủ vải đỏ, Chung quanh xe đang bằng những thanh tre dài làm mình voi, cũng như vậy làm đầu voi, làm vòi voi. Ngà làm bằng cây thiên tuế. Sau khi có bộ sườn bằng tre rồi thi dán giấy xi măng lên rồi dán bông gòn trắng ở ngoài. Sáu đứa làm lính đứng chung quanh để đẩy. Công lao làm voi là của bạn Lê Văn Đoan (giờ ở ĐN), và bạn Trần Thông (đã mất). Công trường làm voi đặt ở nhà Đoan trên đường Huyền Trân Công Chúa(Bây giờ là Bùi Thị Xuân ) . Giờ bọn Toàn cũng có thế làm lại con voi ngày xưa. Sau 75 Đoan được CA mời đi chỉ cho họ làm voi.
Huỳnh Công Toàn :
Năm lớp 11 có một điều hết sức ấn tượng đối với chúng tôi, đó là lễ kỷ niệm ngày thành lập trường. Trường tổ chức " Đại quảng diễn " . Đây là một lễ hội hóa trang, diễn lại cả quá trình tiến hóa của loài người, các giai đoạn lịch sử của dân tộc, các câu chuyện dân gian . Lớp tôi ( 11B3 ) diễn lại cuộc khởi nghĩa của HaiBà Trưng, lớp 11A1 diễn "Người tiền sử ", các lớp khác với: "Các thế hệ học sinh Quốc học ", " Sự tích trầu cau ", " Sự tích bánh chưng bánh dày ", " Nguyễn Huệ - Tây Sơn "...
Hồi ấy lớp tôi diễn lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cái khó là hai con voi cho Hai Bà. Bàn mãi rồi cũng nghĩ ra, chọn nhà thằng Đoan làm "công trường ", chúng tôi bắt tay vào việc. Mới đầu mấy đứa học sinh Đồng Khánh cho là chúng tôi làm hai chiếc trực thăng, có đứa lại cho là chúng tôi làm hai con khủng long. Cho đến ngày lễ, hai con voi trắng thật đẹp, to bằng voi thật, một con vòi cong, một con vòi thẳng. Thằng Khuynh và thằng Nghĩa lớp tôi đóng vai hai bà quá đẹp, khiến bọn con trai chúng tôi mê mẫn. Hồi ấy tôi cũng mê thằng Khuynh, đóng vai bà Trưng Trắc. Phải nói,làm voi,công đầu là của thằng Thông và thằng Đoan, vì thế sau giải phóng thằng Đoan bị công an "bắt" đi một ngày, tưởng chuyện gì ghê gớm, té ra công an nhờ hắn chỉ cách làm voi - Lễ hội quá thành công, chúng tôi hào hứng quá, đến nổi sau lễ nhà trường phải có công văn nhắc nhở học sinh phải tập trung cho việc học tập .

*Cô Tôn Nữ Hồng Vân nhớ lại năm đó Cô làm Giáo Sư Hướng Dẫn lớp Chín 3 , Lê Viết Dũng làm lớp trưởng , được giao đề tài Ông Nghè Tháng Tám .

*Thầy Chạy nhớ lại Thầy phụ trách chủ đề Lạc Long Quân và Âu Cơ  của lớp 11 .

*Thầy Bửu Trân phụ trách liên lớp Bảy thực hiện . chủ đề các dân tộc Việt Nam . Tiết mục này được mọi người chú ý vì trang phục khác lạ .

*Thầy Trương Công Qui lúc ấy hướng dẫn lớp 6/7 hoặc 6/11 hóa trang tầng lớp quý tộc Ấn độ .

Lê Đình Trực:
 Em cũng rất vinh dự được học Quốc Học của chúng ta khi diễn ra sự kiện có một không hai này! Năm đó, em học 6/3, niên khóa 1973-1974 (ThâyTrường Sỹ Sằng là giáo sư hướng dẫn), lớp em được hóa trang thành thổ dân Zou lou! Trời mưa, lạnh mà thổ dân Châu Phi thì không được mặc áo ấm, phải ở trần, bôi đen toàn thân! Tuy vậy, bạn nào cũng rất vui!

Bảo Nhơn :
Hôm Đại Quảng Diễn , lớp em có đề tài " Bá nghệ"  . Thầy Tôn thất Dinh  là GVHD. Năm đó trời lạnh. Trường ĐK ra xem quá trời.Ngập tràn niềm vui, lòng đầy tự hào.

Lê Bính :
Ký ức về Đại quãng diễn Quốc học năm 1973.
Nhân clip của Truong Van Hai (Quốc học 1967-1974) và Thầy Nguyễn Phú Phụng khi nhớ về "Đại quãng diễn" (ĐQD) của trường Quốc học Huế được tổ chức vào ngày 26-12-1973, mình ghi lại một ít kỷ niệm của mình về Đại quãng diễn này.
Trong ký ức của một học sinh Quốc học vào thời đó, mình nghĩ chắc không ai có thể quên được sinh hoạt này của trường.
Ý tưởng về việc tổ chức ĐQD, theo mình nhớ là do Thầy Phan khắc Tuân (Hiệu trưởng), thầy Châu văn Tăng (Thầy dạy Sử-Địa - mất năm 2001), cùng tập thể giáo viên của trường và được manh nha từ đầu hè.
Nên vào đầu năm học 1973-1974, các Thầy đã giao đề tài cho từng lớp chuẩn bị từ tháng 10, dự kiến cho đến cuối tháng 12-1973, chính thức thực hiện cuộc ĐQD này.
Đề tài được giao cho từng lớp chuẩn bị với phương châm là tự túc hoàn toàn, tự suy nghĩ, tự sắp xếp từ dụng cụ cho đến việc tổ chức hình thức phù hợp.
Đề tài mà các thầy đã chọn để giao cho lớp rất phong phú và đa dạng, từ sự phát triển của nòi giống (Lạc Long quân-Âu Cơ, 1 trứng nở trăm con, vua Hùng, sự tích bánh dầy-bánh chưng, hai Bà Trưng, Bà Triệu...,cho đến các đề tài ngoài nước như quý tộc Ấn độ, Tôn ngộ không thỉnh kinh, ban nhạc nước ngoài kỳ quái ...khó nhất là mấy đề tài trong thơ văn, thật mơ hồ, khó mà diễn tả bằng hình tượng như câu ca dao "Hỡi cô tát nước bên đường, sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi, Vinh quy bái tổ.....
Đề tài của lớp mình lúc đó là Lạc Long quân-Âu Cơ và một trứng nở trăm con.
Quả thật là một đề tài khá hóc búa, lớp mình chỉ có gần 40 anh em, làm sao có đủ 100 con đây ? Mình nhớ lúc đó Nguyễn Thông là lớp trưởng xông xáo hỏi thầy Trần văn Hồng (Giáo viên hướng dẫn lớp) ...và được thầy Hồng "điều động" cho 2 lớp đệ Thất làm 100 con cho vua Lạc và bà Âu cơ. Nên đã có có được "100 con", giải quyết được một "cái búa hóc".
Cái hóc búa tiếp theo là áo quần trang phục ! Làm sao phải ăn mặc giống như người thời đó...hơn nữa không chỉ lo áo quần cho lớp...đàn anh tụi mình phải lo luôn trang phục cho 2 lớp Thất làm con nữa.
Cả lớp túm tụm, bàn ra tính vào về cái chuyện áo quần...cuối cùng bật ra được ý tưởng là lấy bao bố đựng gạo (loại 100kg) cắt may theo kích cở từng người và dùng sơn để "vẽ rồng vẽ rắn" lên đó cho giống da thú. Quần thì chỉ đến nữa gối, còn 2 ống quyển để trần...! (cho đẹp mà !)
Nhưng than ôi, áo quần thì được rồi nhưng ĐQD lại tổ chức vào mùa Đông, mưa phùn, gió rét ở xứ Huế lạnh căm người, với cái áo phong phanh quấn quanh người như rứa thì chỉ đi nữa đường đã thâm tím người vì lạnh....Rứa thì làm răng đây ? Áo quần không thể thay đổi, thời tiết thì phải chịu, ĐQD phải tham gia,,...Ồ mà... "thân trai ngại gì giá rét" nên có lòi tay, lòi chân một chút, chịu lạnh mấy chút cũng không sao....tuy vậy phải nhờ tổ hậu cần của lớp nấu trà gừng tiếp tế để uống trên đường chống lại phần nào cái lạnh xứ Huế.
Cả lớp tập trung tại nhà Ngô Thiện Nhân (đầu đường lên dốc Nam Giao cạnh cầu Bến Ngự) để làm dụng cụ cho đề tài này, lớp mình làm 01 cái trứng lớn bằng tre và dán giấy bên ngoài trông như trứng thật; 2 cái kiệu ...một cho vua Lạc Long Quân và một cho bà Âu cơ. Làm mệt thì chạy lên quán không tên cạnh cầu Bến Ngự của Mỹ Lưu (nữ Đồng Khánh) vừa uống cafe vừa "ngắm" cô chủ cho bớt mệt.
Lúc chọn ai để vào vai 2 nhân vật này, lớp cũng đã "ì xèo" tranh cải, một nhóm chọn Nguyễn Thông là lớp trưởng đóng vai Lạc Long quân vì Thông to con, mặt mũi "ngầu", có vẽ "chinh chiến" lắm, nếu so với vua Lạc chắc giống đến tám, chín phần (võ sư đai đen mà..!). Nhưng cũng vì to tê quá nên đứng trên cái kiệu làm vua để cho mấy thằng còm trong lớp gánh "vua Lạc Thông" quanh Huế một vòng chắc về thằng nào thằng nấy cũng xệ vai, lõng cốt hết.
Nên chi lớp đã chọn Lương Kim Bình, tướng tá nho sinh, trắng trẻo, nhìn bề ngoài chắc nhẹ hơn Nguyễn Thông nhiều, để cam tâm gánh vua này mà đi. Hơn nữa cũng có lý do là Lương Kim Bình đẹp trai chắc cũng dòng dõi con Hồng cháu Lạc mà.
Bà Âu Cơ, lúc đầu lớp chọn Trần Kiêm Duy Tân vì cái mặt trái xoan, trắng hồng mà giả gái thì quả là đẹp gái. Có điều ốm quá, nhong nhỏng như cây tre, tướng tá đó làm sao mà đẻ 100 con được...tính tới tính lui lớp đã chọn Phạm Bá Hùng vào vai bà Âu Cơ...và "Âu Cơ" Hùng cũng làm cho nhiều người "ngẩn ngơ"....
Đại quảng diễn chính thức diễn ra vào ngày 26 tháng 12 năm 1973, trong không khí lành lạnh của mùa đông Huế (sau lễ Giáng sinh 01 ngày), may mà trời không mưa. Trên đường đi thỉnh thoảng chỉ có mưa phùn lất phất nhè nhẹ.
Phần đầu của ĐQD qua cầu Mới (cầu Phú xuân) đến cửa Thượng Tứ mà đuôi của đoàn chưa ra khỏi cổng trường, học sinh các trường như Đồng Khánh, Kiểu Mẫu, Hàm Nghi, Nữ Thành Nội...và người dân Huế đứng hai bên đường để xem đoàn đi qua.
Lớp tôi, thay phiên nhau gánh vua Lạc-bà Âu theo đoàn. Lương Kim Bình (trong vai vua Lạc Long quân) đứng trên kiệu tay cầm cây giáo với vẽ uy nghi, hùng tráng, mạnh mẽ...tuy vậy có lúc cũng run người vì lạnh.
Mấy thằng còm còn lại trong lớp cứ thay phiên nhau gánh kiệu đi chầm chậm theo đoàn, hễ thấy mệt hay đau vai lại thay nhau để gánh 2 cái kiệu.
Cứ thế trong cái lạnh run người của tháng Chạp Huế, đoàn đi qua các đường phố, hai bên đường là ánh mắt chiêm ngưỡng của nhiều người, chúng tôi chẳng thấy lạnh chút nào....mà lại thấy trào dâng lòng tự hào vì mình là một thành viên, là một học sinh và may mắn được tham gia vào Đại quãng diễn này của trường.
Đoàn về đến trường không xảy ra sự cố nào. Lớp chúng tôi tê người vì lạnh, nhưng rất vui vì hòan thành được đề tài mà mấy thầy đã giao.
Vào cuối năm học 1973, tôi được nghe mấy thầy bàn kế hoạch cho năm sau sẽ không làm ĐQD nữa mà sẽ tổ chức một khoa thi (thi hương, thi hội, thi đình) để sĩ tử lều chõng lên kinh (kinh thành Huế) dự thi theo một khoa thi của triều Nguyễn, dự kiến sẽ làm ở công viên dọc theo bia Quốc học và trước trường Đồng Khánh. Nhưng vì nhiều lý do, tâm nguyện này không thực hiện được mãi cho đến sau này.
Năm sau, trường Đồng Khánh cũng theo mô hình ĐQD của trường Quốc học để tổ chức một mô hình như thế trong dịp Kỷ niệm của Trường.
Đại quảng diễn năm đó chắc hẳn gây được tiếng vang lớn trong lòng người dân Huế, ghi dấu ấn của trường Quốc học so với các trường khác trong khu vực vì những kỳ tích mà nó đạt được.
Là người con xa Huế, khi đắm chìm trong ký ức, nhớ về Huế một thời, tôi lại nhớ đến Thầy Cô, bạn bè Quốc học thân yêu và liên tưởng đến Đại quãng diễn này. Một đời học sinh đã qua, đã từng tham gia vào ĐQD 1973, tôi chưa từng thấy trường nào tổ chức một sinh hoạt "để đời" như trường Quốc học của tôi.
Cảm ơn Thầy Phan Khắc Tuân, Thầy Châu Văn Tăng và tập thể giáo sư của trường Quốc Học Huế (thời kỳ 1973) đã cho tôi được đóng góp vào một kỷ niệm của trường cũng như khắc ghi vào tâm khảm tôi qua Đại quảng diễn này, làm tôi không bao giờ quên được mái trường thân yêu một thời.
Đã hơn 40 năm, trí nhớ cũng phai nhạt theo dòng thời gian, chắc hẳn có nhiều chi tiết chỉ còn nhớ mập mờ, mong các bạn trong lớp, trường bổ sung thêm cho kỷ niệm này của lớp mình.
Lê Bính.
26-04-2016
P/S : Về lộ trình của Đại quảng diễn lúc đó, mình nhớ là từ trường đi dọc theo đường Lê Lợi, trường Đồng khánh, rẽ qua cầu Mới (cầu Phú xuân), Trần Hưng Đạo, vào cửa Thượng Tứ, theo đường ThượngTứ (Đinh Bộ Lĩnh nay đổi lại Đinh tiên Hoàng), Mai Thúc Loan, ra cửa Đông ba, Phan Đăng Lưu, Trần Hưng Đạo, qua cầu Trường tiền, Lê Lợi và về lại trường. Lộ trình này mình nhớ không rõ lắm nên không dám đưa vào bài viết, bạn nào còn nhớ bổ sung thêm cho mình. Cám ơn các bạn. Thân ái.

Huỳnh Công Toàn :
Trong Đại Quãng Diễn có một con ngựa thật do anh Hoằng (QH 67-74) cưỡi. Anh Hoằng sau này học Y, lớp với Toàn. Anh là một tay kèn saxo và clarinet khá hay.

Lê Bính :
Nếu Toàn nói vậy chắc lớp Anh Hoằng được giao đề tài "Vinh quy bái tổ, ngựa anh đi trước võng nàng theo sau" trong ĐQD...phải không Toàn..?

Huỳnh Công Toàn :
Đúng vậy! Lúc đó anh Hoằng học 12. Mình nhớ lớp 12 có đề tài Sự tích Trầu Cau. Mấy anh lấy trái dừa làm quả cau và hình như là lá mít làm lá trầu. (Lá Vả thì đúng hơn )

Bạch Văn Thắng :
Ông nhớ thật kĩ về đại quảng diễn Quốc Học ... Hồi nớ tui học 11C làm đề tài Quang Trung đại phá quân Thanh , vai diễn của tui là người lính mà thấy sướng chi lạ . Chả là hồi đó ông Duyên Anh có cái truyện Mơ làm lính dưới cờ Quang Trung nên thích vô cùng.

Tôn Thất Hộ :
Năm nớ 1973, lớp 11B 2 với sự tích bánh Dày bánh Chưng: Cả lớp tập trung nhà Thân Trọng Thiện ( Có vườn,sân rộng-sát chợ Bến Ngự). Bánh Chưng là 16 thùng thuốc Tây 40x40 kết nối lại, bọc poncho trùm lại ,bên ngoài là lá chuối nguyên tàu. (Lúc ra quảng diễn,nấu nước sôi dội lên lá chuối). Bánh Dày bằng ruột xe GMC bơm căng lên, gói lại cũng bằng tấm poncho, ngoài quét vôi trắng. 8 người khiêng Bánh, 8 người khiêng kiệu Vua Hùng .

Đậu Khuôn :
Tụi em học ĐK nhưng thấy QH làm bọn em cũng tự hào lắm , mấy người nam giả nữ đẹp tuyệt vời luôn đó

Kham Nguyễn Viết :
Kỷ niệm khó quên, năm ấy lớp 7. 5 mình hóa trang dân tộc Thái trắng

Mai Văn Cừ: Mình lớp  6/11 được làm quý tộc Ấn Độ , được mặc áo dài và quấn khăn đầu nên cũng đỡ lạnh . Nhớ lắm .

Kham Nguyễn Viết : Mình hóa trang dân tộc Thái Trắng, đi chân đất một vòng quanh TP Huế về đến trường phỏng cả hai bàn chân thế mà vui lắm.

Thầy Trương Công Qui rất ấn tượng với tiết mục các O ( con trai ) chèo đò hệt như con gái




Được sửa bởi Admin ngày Tue May 03, 2016 11:00 am; sửa lần 4.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty ÂN SƯ _ THẦY TRẦN VĂN HỒNG

Bài gửi  Admin Mon May 02, 2016 2:55 pm

Thế hệ chúng tôi được may mắn thụ giáo Quý Ân Sư : có nghĩa là Quý Thầy đã dạy chúng tôi Làm Người  trước khi dạy chúng tôi Kiếm Sống .
Thầy Phạm Văn Nhu , dạy Pháp Văn , cả niên khóa chỉ dạy một đoạn văn ngắn : " Le corridor de la Tentation ".Tôi đã học toán với thầy Bùi Tấn . Sau này , trong thập niên 1960 , thầy trò gặp nhau trong một hội đồng chấm thi tại TP Quy Nhơn . Đêm lại , hai thầy trò kéo bàn học ghép lại làm giường ngủ . Suốt đêm tâm sự .
Thầy Bùi Tấn :
_ Anh có học với tôi ở những năm trung học , hay không ?
_ Thưa Thầy , dạ có .
_ Anh có kỷ niệm gì về tôi không?
_ Dạ thưa Thầy . Thầy là vị Thầy dạy toán nóng tính nhất trường Khải Định .
_ Anh có giận tôi chi không ?
_ Thưa Thầy , thật tình em không hề giận thầy chút mô cả . Em còn mãi mang ơn Thầy suốt đời . Vì Thầy đã dạy em tính ngăn nắp , khẳng khái ! Sau này , em được vào nghề dạy học . Em đã học theo phong cách của Thầy .
Thầy Bùi Tấn :
_ Tôi dạy toán ;anh dạy văn. Làm sao áp dụng phương pháp dạy toán  vào dạy văn được ?
_Thưa Thầy , em bị Thầy xé vở mấy lần chỉ vì những dấu bằng ( = ) giữa hai vế của một lời giải phương trình không thẳng hàng !!!
_ Thế anh áp dụng  vào cách dạy văn của anh như thế nào ?
_ Dạ thưa , bài làm của trò nào mà đầu giòng không thụt lùi vào 02 ô là bị em gạch chéo , cho hai con số không , quẳng vào giữa mặt , nạt lớn :" Về làm lại ."
Thầy ơi! Viết đến giòng này , em không cầm được nước mắt . Em nhớ Thầy quá ! Thầy cùng bao nhiêu vị thầy khác của em , nay đã ra người thiên cổ ! Nay còn tìm đâu ra !

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty NHỚ _ THẦY BỬU TRÂN

Bài gửi  Admin Fri May 06, 2016 10:01 am

NHỚ
KỶ NIỆM THỜI GIAN HỌC QUỐC HỌC (1955_1957)
50 năm gặp lại vào 2007

Nửa thế kỷ trôi qua
Năm mươi năm xa cách
Nửa thế kỷ buồn vui
Năm mươi năm gặp lại
Ôi biết bao nhiêu kỷ niện thân thương
Biết bao nhiêu lời ăn tiếng nói
Biết bao nhiêu cử chỉ ngôn ngữ
Của thời còn nhỏ
Thời cắp sách đến trường  

Chúng ta dong buồm chở kỉ niệm ấy
vào lòng , vào tim để nhớ thương
để vui trong tuổi già

Nửa thế kỷ trôi qua
50 năm xa cách
Nửa thế kỷ buồn vui trong cuộc sống
50 năm gặp lại nhau
Nhưng chúng ta đã già
Bảy mươi tuổi rồi
Còn gì nữa đây

Vui hưởng cùng con cháu
Ha Hả Ha Ha
Ta đã già
Nhưng tâm hồn còn trẻ khỏe !




Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty THƠ CỦA THẦY TÔN THẤT DINH

Bài gửi  Admin Fri May 06, 2016 3:25 pm

THƠ TÔN THẤT DINH CHI
Thầy Tôn Thất Dinh ( Minh) , 80 tuổi ,
độc thân ,sống trơ trọi ở một ngôi nhà
hoang phế trong một khu vườn
rộng đầy cây trái sum xuê ở làng
Công Lương , Thủy Vân.
Thời trai trẻ , ngoài môn Anh Văn ,
thầy còn lấy thêm
cử nhân Triết và Việt Văn.
Thầy hoài niệm về những mối tình
học trò ( Thầy dạy
thêm giờ ở Nguyễn Du , Bồ Đề ...)
Đọc những bài thơ của thầy , chúng
ta mới thấy được
những mảnh tình dang dở đó
XA XÔI
Chiều nay thấy em ngồi bên trang sách
Má hồng phai qua năm tháng khó nghèo
Anh hỏi nhỏ em ngồi lâu chưa thế
Khẽ thì thầm em dạ dễ thương ghê

Trang sách mở đợi chờ nhau nói trước
Tháng năm trôi yêu tới quá bất ngờ
Anh thấy vậy thương nhiều buồn ray rứt
Em làm thinh không nói biết răng chừ

Qua ánh mắt ngước nhìn thôi đủ hiểu
Nhưng ngại ngùng chưa nói được cùng em
Tình thế đó ,nhịp lòng ai nối hộ
Cách đôi bờ xa quá đến vô duyên

Rồi những buổi lặng nhìn mà tơ rối
Biết mối nào để gỡ được cho ra
Qua gang tấc chỉ rộng bằng tơ tóc
Mà mông mênh như đôi giải thiên hà

Nếu lãng tử chắc đời thu hẹp lại
Có đâu xa như đại hải thế này
Trang sách mở biết có gì trong ấy
Thấy những tờ giấy mỏng lật qua tay .

HƯƠNG THU
Đầu thu gió thổi sang mùa
Ta nghe lạnh thấm qua tà áo em
Mười hai bến nước nổi chìm
Thế tình trong đục đừng quên kiếp người

Tuổi về mười tám đôi mươi
Nụ hôn vừa chín mộng đời vừa căng
Đầu thu đẹp ánh trăng rằm
Đã nghe xa vắng âm thầm tiễn đưa

Trời cao mây trắng lững lờ
Áo màu phơ phất duyên qua tháng ngày
Mấy lần thoáng động hồn say
Nghiêng mình em thả tơ bay giữa đời

Đôi mươi mười tám qua rồi
Hững hờ lo sợ tuổi đời bay mau
Nhìn em đã thấy gợn sầu
Thoáng buồn lạnh lẽo qua bầu mắt trong

Thu sang mưa nhớ khơi dòng
Tháng buồn ô thước mắt đong tuổi chờ
Tơ trời ai thả vu vơ
Dang tay ta bắt dệt thơ tặng người

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty MỤC LỤC " ĐẶC SAN QUỐC HỌC MẾN YÊU "

Bài gửi  Admin Sun May 08, 2016 9:57 am

LỜI NGỎ
_THAY LỜI TỰA : ĐÔI NÉT VỀ NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974
BÀI VIẾT CỦA QUÝ THẦY CÔ QUỐC HỌC :
_PHÁT BIỂU  CỦA THẦY NGUYỄN PHÚ PHỤNG
_HỒI ỨC VỀ THẦY CHÂU VĂN TĂNG _ BÀI CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN

_NHỚ VỀ ĐỘI BÓNG QUỐC HỌC _ THẦY CHÂU TRỌNG NGÔ
_LẠNH THỜI GIAN _ CAO THANH TÂM
_MỘT BÀI PHÚ CỦA THẦY CHÂU TĂNG
_NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN BỤC GIẢNG, CÔ TÔN NỮ DIỆU TRANG
_BÀI VIẾT CỦA CÔ LÊ THỊ LIÊN _ĐỜI DẠY HỌC CỦA TÔI
_CÔ HỒNG VÂN _ MẤY LỜI TRÂN TRỌNG
_THẦY VÕ VĂN ĐỆ KỂ CHUYỆN HỌC TRÒ
_DẪN NHẬP : CON ĐƯỜNG TƠ HỒNG _ THẦY TRƯƠNG NGỌC PHÚ
_BÀI VIẾT ĐẬM TÌNH QUỐC HỌC _ ĐỒNG KHÁNH CỦA THẦY CHÂU VĂN TĂNG
_MỘT ĐỜI VÌ BẠN _ TRUYỆN NGẮN CỦA THẦY CAO HUY CHƯƠNG
_CHUYỆN MA QUỐC HỌC _ THẦY PHÙNG HỮU HUY KỂ
_VÀI KỶ NIỆM VỀ TRƯỜNG QUỐC HỌC _ THẦY NGUYỄN VĂN TRỌNG
_THẦY BỬU VĂN KỂ CHUYỆN CHÁY TRƯỜNG QUỐC HỌC
_CÂU CHUYỆN CÁI CỔNG TRƯỜNG QUỐC HỌC , THẦY TRẦN ĐÌNH KHUÔN
_QUỐC HỌC - KÝ ỨC RỜI ( Trích )_THẦY THÂN TRỌNG SƠN
_CƠ CHI TÔI ĐƯỢC VỀ VỚI HUẾ  ( Trích ) THẦY THÂN TRỌNG SƠN
_ ÂN SƯ- THẦY TRẦN VĂN HỒNG
_ MỘT THỜI ĐI NGHỄ _ THẦY TÔN THẤT VIỄN BÀO
_ THÚ ĐI CÂU CÁ CỦA TÔI _ THẦY NGUYỄN HỮU HUYÊN

_THƠ CỦA CHA THÍCH , DẠY HÁN VĂN
_ THƠ THẦY TRẦN VĂN HỒNG _ TRẦN ĐÔNG GIANG

_CHÙM THƠ HUẾ CỦA NHÀ THƠ RẤT HUẾ _THẦY  TÔN THẤT VIỄN BÀO
_THƠ THẦY PHAN VĂN CHẠY _ PHAN NHƯ
_THƠ :HUẾ ĐẸP ĐÔI _ THẦY HOÀNG VĂN NGŨ
_ THƠ :GỞI BẠN _ THẦY PHAN VĂN DẬT
_ THƠ  CỦA THẦY TÔN THẤT DINH
_MỘT BÀI THƠ CỦA THẦY CHÂU VĂN TĂNG
_LỜI NGUYỆN CẦU ĐẦU NĂM_ THẦY TRẦN VĂN PHƯƠNG
_THƠ CỦA THẦY TRƯƠNG CÔNG QUY _ BÚT DANH : TÂM NGUYỆT CHIẾU
_TÌNH CÂM _ THƠ : CÔ NGÔ THỊ VINH
_ NHỚ _ THƠ : THẦY BỬU TRÂN
_ SÁNG TÁC CỦA THẦY PHAN THUẬN AN
ĐIẾU VĂN TIỄN ĐƯA THẦY CHÂU VĂN TĂNG_ THẦY PHAN KHẮC TUÂN VIẾT VÀ ĐỌC
_DI BÚT CỦA THẦY DƯƠNG VĂN XUÂN , DẠY NHẠC
_TƯỞNG NHỚ THẦY TRƯƠNG HUỆ MẪN , DẠY NHẠC
_ THƯƠNG TIẾC THẦY LÊ GIA PHÀM , DẠY NHẠC
_ LƯU BÚT QUÝ THẦY CÔ CHÚNG TA  
BÀI VIẾT CỦA CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC :
_ TẢN MẠN HÀ CẢNH NGHĨA, THẤT 6
_BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN ĐỨC HÒA ,THẤT 6
_BÀI VIẾT CỦA TRẦN NGỌC BÍNH , 12C
_BÀI VIẾT CỦA DƯƠNG THANH THANH , C.N.S. ĐỒNG KHÁNH
_TẢN MẠN _ LÊ KHẮC HUỆ ĐỨC , THẤT 6
_BẠN BÈ THUỞ ẤY_ HOÀNG CÔNG HẢO 12C
_TẢN MẠN ĐẦU NĂM _ VÕ ĐĂNG TUẤN , CHÍN 4
_NHỚ _ TRẦN DUY TẾ .C.H.S. QUỐC HỌC KHÓA 6572
_NHỮNG MẢNH ÂN TÌNH _ TRẦN CÔNG TÍN ( QUỐC HỌC 60_63 )
_93 NĂM QUỐC HỌC _ LỄ KỶ NIÊM ĐÁNG NHỚ - TRẦN DƯ SINH , C.G.V. QUỐC HỌC
_NHỮNG LẦN ĐI THĂM THẦY CÔ Ở MIỀN NAM _ LÊ VĂN KÍCH, THẤT 2
_DANH SÁCH CÁC LỚP NHẬP HỌC NĂM 1967
_NHẬT KÝ HÀNH PHƯƠNG NAM BY VÕ HAI, THẤT 1 & TRƯƠNG VĂN HẢI, THẤT 6
_Thầy Cô của chúng tôi _ HUỲNH CÔNG TOÀN, QUỐC HỌC 6875
_KỶ NIỆM BUỒN VUI THỜI ĐI HỌC _Cựu Học Sinh Thất 6, Chín 4 , K6774
_MỘT NGÀY VỀ THĂM THẦY CŨ _ THƠ PHẠM BÁ THỊNH, 12A2
_MÀU TÍM BẰNG LĂNG _THƠ ĐẶNG THỊ NGA , C.N.S. THÁNH NỘI 6875
_VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC ( ĐIẾU VĂN CÁC ĐỒNG MÔN VỪA MẤT )
_SỚ TÁO QUÂN QUỐC HỌC 6774
_ NHỮNG MẢNH GHÉP ĐẠI QUẢNG DIỄN
_TRƯỜNG ĐÃ CHO TÔI HỒN THƠ _ HOÀNG CÔNG HẢO 12 C
_ THƠ TRƯƠNG VIÊN
_ THƠ NGUYỄN ĐỨC KIM LONG
_TRƯỜNG MẾN YÊU ƠI_ THƠ TRƯƠNG VĂN HẢI
_ NHỚ BẠCH VĂN MINH(12C) VÀ TRẦN KHIÊM(12A2)
_TƯỞNG THƯỞNG LỤC NIÊN KHÓA 1973_1974 VÀ NHỮNG NĂM TRƯỚC






Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty THƠ TÌNH CỦA THẦY TRƯƠNG CÔNG QUY _ BÚT DANH : TÂM NGUYỆT CHIẾU

Bài gửi  Admin Tue May 10, 2016 5:49 am


THƠ TÌNH CỦA THẦY TRƯƠNG CÔNG QUY
_ BÚT DANH : TÂM NGUYỆT CHIẾU

HƯƠNG YÊU
Từ độ yêu em mãi đến giờ ,
Hương nồng sắc thắm vẫn trong mơ ,
Êm đềm giấc điệp mơ màng ấy ,
Mộng đẹp làm nên những ý thơ .
Trăm năm là mấy một đời xuân ,
Hồn đã phiêu diêu mấy dặm trần ,
Êm ấm có chăng là ảo mộng,
Một đời hương sắc mấy gian truân.
Tình nghĩa nào phai nhạt tháng ngày ,
Hương xưa còn động bờ môi say ,
Êm êm hơi thở dìu trong mộng,
Một thoáng yêu thương lịm ngọt đầy .
Thắm mãi duyên em giữa cuộc đời ,
Hồng hào đôi má mọng bờ môi ,
Ê chề một kiếp tình dang dỡ ,
Một kiếp thương đau sóng dập vùi.
Em vẫn xinh như một đóa hồng ,
Ê hề ong bướm lượn vòng quanh ,
Hương xuân ngào ngạt mà chi để
Tình đã phôi pha nghĩa vợ chồng.
Tình đã bao đêm luống thẩn thờ ,
Hồn phiêu diêu mộng với nàng thơ,
Êm như gió thoảng ru niềm nhớ,
Man mác hương yêu ngập bến bờ .
Thờ thẩn bao đêm bởi nhớ em ,
Êm đềm hoa nắng rụng bên thềm ,
Yêu sao gót nhỏ khua niềm nhớ ,
Mộng đã xa rồi thêm nhớ thêm .
BÀI THƠ CHO ANH
Tình yêu đó , đầu tiên hay đoạn cuối ,
Mà tim này vẫn thổn thức xót đau
Một cuộc đời , một mối tình đã cách nhau ,
Đừng lưu luyến tim ơi tình đã hết .
Nhưng ai biết tình yêu trong ngăn cách
Một mối tình mà đã mấy lần đau !
Muốn yêu nhau mà vẫn muốn xa nhau ,
Đi tìm quên trong nỗi niềm nhức nhối .
Em trách anh hay trách em quá vội ,
Sao không chờ cho trọn những ngày xuân !
Để mãi được làm người tình cô độc ,
Đi tìm quên để nỗi nhớ tăng thêm ,
Đi tìm quên để càng thấy yêu hơn .
Ôi tất cả kỷ niệm mười ba năm
Không xóa nhòa trong ký ức .
Mỗi lần gặp , mỗi lần tim thổn thức ,
Người yêu ơi anh có biết hay không ?
Quên đi anh ,cho em được nhẹ nhàng hơn ,
Để vui sống bên ngôi nhà mới .
Anh hãy thay đi cuộc đời hiện tại ,
Thấy anh vui , em cũng thỏa đôi phần ,
Để tim em thầm nhủ với riêng mình ,
Thế là hết anh đã tròn hạnh phúc .
Em sẽ vui vì tim mình không ray rức ,
Những chuỗi ngày anh sống cô đơn .
"Mai hoa khai thạch thượng ,
Lan khách hội đình trung "
Giáp Tý _1984

NGHĨA TÌNH

Nhà giáo năm nào chẳng tả tơi ,
Gió mưa vần vũ khắp nơi nơi .
Thương trò nặng nghĩa quên vất vả,
Lặn lội thăm thầy quá lạnh thôi.

   Thân tặng các học sinh yêu quý
       20_11_1987

      TÌNH THẦY
Đường đời đi chưa trọn ,
Nửa kiếp sống lang thang ,
Bốn phương trời gió lộng ,
Tình thắm dệt từng trang .

Tóc vương màu bụi phấn ,
Tóc mòn mỏi thời gian ,
Hai mươi năm sự nghiệp ,
Tuổi thơ kết mộng vàng.

Từ buổi đầu lên lớp ,
Chân từng bước ngỡ ngàng ,
Mắt từng đôi vương vấn ,
Lòng xao xuyến miên man.

Buồn vui trên bục giảng ,
Thao thức giữa đêm trường ,
Một mình ai chiếc bóng ,
Lòng tha thiết yêu thương .

Có những chiều rực nắng ,
Có những sáng mờ sương ,
Có bờ mi lơ đãng ,
Nhìn lá rụng sân trường .

Đôi tay gầy nâng bước ,
Cho tuổi ngọc lên đường ,
Cho tình đầu mở ngỏ ,
Ôi thương sao là thương .

Từng nụ cười chợt hé ,
Từng tiếng hát ngọt ngào ,
Từng đàn về mở hội ,
Lòng sung sướng dạt dào .

       Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam
            20_11_1988

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty ĐÊM THƠ THẦY TRƯƠNG CÔNG QUI

Bài gửi  Admin Tue May 10, 2016 7:11 am


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty ĐÊM THƠ THẦY TRƯƠNG CÔNG QUI I

Bài gửi  Admin Tue May 10, 2016 7:12 am


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty ĐÊM THƠ THẦY TRƯƠNG CÔNG QUI II

Bài gửi  Admin Tue May 10, 2016 7:14 am


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty THƠ TIỄN BIỆT THẦY LÊ GIA PHÀM

Bài gửi  Admin Tue May 24, 2016 6:59 am

Thương  tiếc !
Tưởng niệm hương linh bạn Lê Gia Phàm
                *******************
Thôi thế từ nay cách biệt rồi !
Còn đâu hình bóng nữa Phàm ơi !!
Vợ con đau xót lòng tê tái !
Đồng khóa tiếc thương dạ ngậm ngùi !
Tưởng sống trăm năm tròn tuổi thọ
Mới hơn tám chục đã qua đời ?
Nguyện cầu Phật độ hồn siêu thoát
Về cõi Niết bàn sống thảnh thơi !

Huế , ngày 8/4/2016
Thân hữu Nguyễn Đình Vui
Khóa 5 Sư Phạm Huế


Bài họa của thầy Tôn Thất Viễn Bào

Hết còn gặp lại được nhau rồi
Thương tiếc vô vàn hỡi bạn ơi
Nhớ tiếng hát xưa lòng quặn thắt
Nhìn di ảnh đó dạ bùi ngùi
Sao chẳng sống thêm mà hưởng lộc
Lại sớm ra đi bỏ cuộc đời
Thắp nén hương thơm cầu Phật độ
Niết bàn anh mãi được nhàn thơi .

VĨNH BIỆT
Tám hai năm ở cõi trần
Thầy tôi dời gót thanh vân nhẹ nhàng
Thôi thì bỏ hết vương mang
Rời xa khúc hát cung đàn nợ duyên
Nước non đã vẹn ước nguyền
Trăng mờ bên suối ,ngọc tuyền Thiên Thai
Đời vui đâu kể ngắn dài
Thầy ơi , kỷ niệm chẳng phai bao giờ !

C.H.S. Quốc Học  khóa 1967_1974
( Trương Văn Hải )
Kính viếng  Thầy

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty SÁCH ON LINE

Bài gửi  Admin Sun Jun 19, 2016 6:19 am


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 6 Empty Re: DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 6 trong tổng số 9 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết