Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

+2
LEVANKICH
LeKhacHueDuc
6 posters

Trang 3 trong tổng số 9 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 9:26 am


Cù  lao Phố , sông Đồng Nai
Cùng thầy Hoàng Chi với Võ Hai
******************
Theo dòng lục bình bập bềnh trôi
Buồn vui cũng chỉ thế mà thôi
**********************************
Sáng ngày 3/2/2014 (Mồng 4 Tết)
Hơn 9h, vào Biên Hòa. Thầy Hoàng Chi đón và đưa chúng tôi vào nhà. Thầy Cô hân hoan tiếp chuyện. Thầy nói:” Hơn bốn mươi năm rồi mới có cựu học sinh Quốc Học tìm, đến thăm nơi đất khách quê người và đặc biệt là những ngày đầu xuân”. Hai chúng tôi tặng quà. Nhìn ảnh thấy thầy cô đồng nghiệp trước đây, thầy cảm động nói:” Quý hóa quá, cảm ơn các em. Thật là tình cảm ”. Thầy trò chúng tôi trò chuyện vui vẻ. Chiều đến, thầy hướng dẫn chúng tôi đi thăm quan thành phố Biên Hòa, chụp nhiều tấm ảnh bên bờ Đồng Nai, nước chảy cuồn cuộn, lục bình từng đám,từng đám to và nhỏ bập bềnh trôi theo dòng nước trong nắng chiều vàng làm cho mặt nược như vàng thêm hơn. Tối đến, hai chúng tôi ra quán cà phê nhờ mạng của họ để đưa tư liệu vào mạng. Gần 10h đêm, chúng tôi về , Thầy Cô vẫn đang chờ. Mâm cơm được dọn lên. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ. Gần khuya, chúng tôi xin phép đi nghỉ để mai còn vào Sài Gòn. Thầy Cô mong chúng tôi ở lại chơi nhưng công việc còn phía trước, chúng tôi xin phép từ giã.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty VỀ SÀI GÒN

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 9:31 am

Đã về tới Sài gòn
Nơi phồn hoa đô hội
Được bạn mời miếng ngon
Cùng cất tiếng cười giòn
**********************
Sáng ngày 4/2/2014(Mồng 5 Tết)
Hơn 9h, xe đến, Thầy bịn rịn tiễn chúng tôi trong niềm thương cảm. Trên quốc lộ rộng rãi, xe cộ mườm nượp nối đuôi nhau chạy liên tục. Qua cầu, qua hầm Thủ Thiêm dưới đáy sông Sài Gòn dài hơn 2km, chúng tôi đến số 42 Nguyễn Duy, phường 9, quận 8. Chìa khóa nhà chưa có, chúng tôi ngồi uống cà phê chờ. Một chốc có người đem đến. Xách đồ đạc vào nhà, tôi được một cô ngồi uống bia với bốn chàng trai bên đường mời tôi:” Đầu xuân, anh uống với tôi một chai bia”. Nhìn cô ta, tay cầm chai bia với khuôn mặt tròn tròn dễ mến khách, dưới chân đạp gần 20 chai bia Saigon, tôi mĩm cười nói:”Cám ơn, tôi không uống được” rồi đi vào nhà. Một lát sau, cô đó cùng một cô khác đi thẳng vào nhà nói giọng Sài Gòn mời chúng tôi mua vé số. Tôi nhìn Hải, Hải nhìn tôi thấy ớn ớn trong lòng rồi nói:”Xin lỗi, chúng tôi không mua”. Tiếng sau, hai chúng tôi đi thăm anh bạn ở Bình Tân rồi quyết định dời chỗ ở tới một nhà nghỉ gần bến xe miền Tây. Tại đây có một chuyện buồn cười xảy ra: ông chủ nhà nghỉ 72 tuổi hỏi tôi:”Ông bao nhiêu tuổi rồi?”. Tôi trả lời:”Dạ, 62”. Ông chủ nói tiếp:”62 mà còn ngon thế nhưng nhớ phải dùng thuốc nghen”. Nhìn ông ta, muốn cười bật lên nhưng nén lại. Lên phòng, chúng tôi nghỉ rồi tiếp tục công việc của mình.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty THĂM THẦY ,THĂM BẠN GIỮA SÀI GÒN , VÀ QUẬN CHÍN

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 9:41 am


THĂM CÔ LIÊN

Cô Liên dạy sử địa ngày xưa
Duyên dáng nói năng trí tuệ thừa
Nay gặp lại trò từ xa đến
Hân hoan biết kể mấy cho vừa
        *********
Cô đang ở đường Phan Đăng Lưu
181 trên 61 trên 3
Anh em QUỐC HỌC của chúng ta
Lâu lâu nhớ ghé đến thăm nhà

     *****************

Còn đây là thầy Lê Khắc Cầm
Tư dung phong thái rất văn nhân
Hôm nay gặp lại học trò cũ
Lại càng thêm phấn chấn tinh thần


Thầy Hồng Giữ Lưu _ Cô Diệu Trang
Cặp đôi Quốc Học thật cao sang
Ở chốn Sài thành còn lưu luyến
Trường xưa lớp cũ ở Huế mình

  ******************
Tôi lại về đây giữa Sài Thành
Mười năm cách biệt sao quá nhanh
Thánh đường xưa vẫn còn vương bóng
Bưu điên trung tâm cứ nguyên lành

   ********************

Thăm bạn tu Xá Lợi Phật Đài
Thầy Đồng , cô Vinh đẹp cả hai
Thầy Dương , cô Quế già còn khỏe
Thầy Kiên , cô Cầu vẫn sánh vai

**********************
THĂM CHÙA PHỔ QUANG GẶP HƯNG HIỀN ( LÊ VĂN HẬU)

Ngày đầu xuân lên chùa
Hỏi mình đã tĩnh chưa
Hay tâm còn dao động
Cái nết vẫn không chừa

Người bạn đang tu chùa Phổ Quang
Núp mình dưới bóng Phật huy hoàng
Tiệc chay đãi bạn ngày tao ngộ
Nhắc kỉ niệm xưa với bạn vàng

*********************************
Sáng ngày 5/2/2014
9h sáng, Hải chở tôi phăm phăm trên những con đường có rất nhiều xe cộ qua lại, ngược xuôi, tiếng còi, tiếng máy nổ inh ỏi. Chúng tôi lúc quẹo trái, lúc quẹo phải, lúc lên cầu vượt, lúc đi thẳng trong trạng thái căng thẳng, vừa tránh xe, vừa tìm đường. Đi được một lúc, chiếc xe vùng vùng. Thôi rồi!Lủng lốp. Chúng tôi nhìn nhau ngơ ngác. Bỗng có tiếng gọi bên góc kia đường, nhìn sang có vá lốp bên cạnh ngã ba. Mừng hú vía. Dắt xe qua thay ruột, đâu đó thoang thoảng mùi xăng, người thợ phát hiện ống dây dẫn bị nứt, xăng rỉ ra ngoài. Thế là phải thay luôn. Tôi chợt nghĩ:” Trong rủi có may”.Nếu không phát hiện kịp, xe chạy bỗng bừng bừng cháy thì thật khốn đốn. Tiếng sau, chúng tôi dừng xe trước nhà cô Liên(dạy sử địa). Cô mở cửa, mời vào nhà. Chúng tôi tự giới thiệu rồi cô trò tâm sự. Nhìn ảnh, cô đọc vanh vách họ và tên đồng nghiệp cũ của mình. Hải vừa quay video clip, vừa hỏi, cô trả lời rành mạch với nụ cười duyên dáng nở trên môi và cô còn tặng quyển sách nhỏ cô viết về Quốc Học. Trước khi chào chia tay, chúng tôi kính mời cô về Huế tham dự ngày 23/10 sắp tới. Cô vui vẻ nói:”Để cô xem lại”. Chia tay cô, hai chúng tôi đến nhà thầy Lê Khắc Cầm. Thầy Đỗ Nguyên đón và mời vào nhà. Thầy Cầm dáng người gầy gầy, ngồi trên ghế salon, nghe chúng tôi giới thiệu, thầy mỉm cười chào. Chúng tôi hỏi thăm thầy vài câu chuyện cũ, có lúc thầy nhớ, có lúc không. Vì thầy mới qua cơn hiểm họa tai biến nên bây giờ không tỉnh táo lắm. Vừa trò chuyện, tôi vừa nguyện cầu chư phật gia hộ cho thầy chúng tôi hồi phục bệnh tật, sức khỏe. Chia tay thầy, chúng tôi đến thầy Hồng Giữ Lưu và cô Diệu Trang. Thầy cô vắng nhà. Hai tiếng sau, chúng tôi đến; một lát sau, thầy cô về. Thầy cô về hàn huyên tâm sự vui vẻ. Tuy lớn tuổi, thầy cô vẫn còn minh mẫn nhận diện đúng đồng nghiệp cũ của mình. Dù có dạy hoặc không dạy, thầy cô nói chuyến với chúng tôi thoải mái, tự nhiên, vui vẻ như đã biết ở đâu lâu rồi. Đặc biệt thầy cô nhận lời tham dự ngày 23/10. Chúng tôi rất vui mừng. Xin phép chia tay rồi hướng đến chùa Phổ Quang. Bạn Lê Văn Hậu(10B2 nay có pháp danh: Đạt Ma Hưng Hiền) đón và mời chúng tôi lễ phật. Sau đó, trò chuyện. Hậu giới thiệu về ngôi chùa của mình giữa sân, tôi nhìn vào khuôn mặt của tượng thấy linh động như thật và âm thầm nguyện cầu Bồ Tát dùng thần thông để cứu vớt chúng sanh đang bị trầm luân trong bể khổ mà không biết.Hậu mời chúng tôi dùng cơm chay , rồi Danh một bạn cùng quê đến . Hàn huyên một lúc, chúng tôi chia tay. Danh( người bạn cùng quê với tôi và Hải),trên đường, đổi ý mời vào quán. Chúng tôi vừa lai rai, vừa trò chuyện vui vẻ, thân tình. Danh nói:” Hai bạn làm một việc kì tích”. Sống tiền bạc, vợ con, danh lợi... có giá trị nhất thời nhưng tất cả trở về không. Chỉ có việc làm như các bạn là quý hóa, và tốt lành. Đường đã lên đèn, chúng tôi chia tay và hẹn gặp lại.

Sáng ngày 6/2/2014
Lại thêm một ngày nữa có sự cố xe. Xăng đổ hơi đầy, bình xăng nứt chảy ròng ròng. Khiếp quá, điện người quen đổi xe khác. Xe này có chứng chạy nhanh êm, chạy chậm giựt giựt khó chịu. Hai chúng tôi chạy xe này tìm thăm thầy cô. Đầu tiên nhà thầy Đồng(dạy sử địa, ở Ngô Thời Nhậm). Thầy mở cánh cửa sắt dày nặng, mời vào. Ngôi nhà biệt lập, không ai nhìn vào được, xung quanh gắn camera. Bên trong trang trí lộng lẫy, rất đẹp. Thầy trò chúng tôi trò chuyện. Thầy cô kể:”Do duyên, thầy cô được làm chủ ngôi nhà của vị Đại Sứ Mỹ này”. Vừa nhìn ảnh, vừa nhắc tên đồng nghiệp vui vẻ. Cô nhận xét:”Chỉ có Quốc Học và Đồng Khánh, mới có những học sinh giàu tình cảm, đạo đức như vậy”. Nghe, chúng tôi thấy ấm lòng. Chia tay, lại tiếp tục đến thăm thầy Dương(dạy văn, triết học, ở cư xá Vạn Hạnh). Thầy nói chuyện về những ngày tháng đi dạy của mình. Bỗng tiếng nói trong phòng vọng ra:” Tôi cũng dạy Quốc Học”. Nhanh miệng hỏi thăm, thế là chúng tôi tìm thêm được một cô giáo nữa dạy Quốc Học. Đó là cô Phan Thị Ngọc Quế, vợ thầy Dương. Gần trưa, xin chia tay, chúng tôi đến nhà thầy Tôn Thât Kiên ở Lê Văn Sỹ. Cô mở cửa mời vào. Ba chúng tôi nói chuyện. Cô nhắc chuyện cũ rất nhiều. Thầy đang dùng cơm, lát sau chúng tôi gặp, hỏi thăm thầy vội vã vì thầy có hẹn đi đâu đó. Trò chuyện với cô và anh con trai đầu một lúc nữa rồi xin phép ra về. Trở lại Lê Văn Sỹ, hai cô học sinh cũ của Hải chào đón. Chúng tôi hàn huyên, vui vẻ. Lát sau, chồng cô học sinh cũ cũng học CĐSP Quảng Ngãi về rồi đưa chúng tôi đến thăm Trần Ngọc Bính(12C, nay là sư ở chùa Xá Ngọc Phật Đài ở quận 9). Tiếp chuyện vui vẻ, chân thành. Bính nói:” Sống thường gặp thuận duyên và nghịch duyên”. Người thuận duyên cho là hạnh phúc, nghịch duyên cho là đau khổ. Nhưng thuận hay nghịch đều rơi vào bể khổ. Chỉ có rời thuận và nghich mới thật sự hạnh phúc, mới thật sự thanh thản. Chiều, chúng tôi chia tay, hướng về nhà một nam học sinh cũ của Hải. Gặp nhau, thầy trò tâm sự vui vẻ. Chia tay, chúng tôi đi về  khi đường phố ngập đầy ánh đèn điện.






Được sửa bởi Admin ngày Thu Feb 04, 2016 9:51 am; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty CHƠI MỸ THO

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 9:48 am

Đứng bên dòng Tiền Giang
Sóng nước ngập nắng vàng
Bâng khuâng trong gió mát
Nghe xao xuyến tâm hồn
*********************

Sáng ngày 7/2/2014
Qua hai ngày, tìm thăm quý thầy cô ở Sài Gòn, đi lại trên những con đường có nhiều xe qua lại nhộn nhịp, đông đúc khiến chúng tôi căng thẳng dễ sợ. Mỗi lần qua ngã tư, ngã năm, đều tập trung cao độ, nơm nớp lo đâu, đề phòng. Sáng nay, hai chúng tôi nghỉ, về Mỹ Tho chơi. Đến thành phố, đi lòng vòng, chụp vài kiểu ảnh nghỉ trưa. Chiều, hai chúng tôi quay lại Sài Gòn.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty VỀ THỦ ĐỨC THĂM THẦY CÔ

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 10:04 am


Đến Thủ Đức thăm thầy Bùi Hữu Bính
Được cô Thu cho ăn món tôm chiên
Thầy cô mình rất dịu hiền
Tám mươi tuổi vẫn an nhiên giữa đời
**********************
Ở Thủ Đức uống cà phê
Cảnh quan thoáng mát bốn bề cỏ hoa
Tóc mây gió thổi lòa xòa
Mập mờ nhân ảnh vỡ òa niềm vui
********************
Sáng ngày 8/2/2014
7h , Thế(người học sinh cũ của Hải) lái xe đến nhà nghỉ ở Bình Tân đưa chúng tôi qua Thủ Đức. Vừa uống cà phê, Hải vừa gọi điện thoại mời bạn Đăng Mai đến. Mai từ chối và hẹn 3h chiều gặp tại nhà Thế. Lúc sau, Hải gọi Ngọc Lân hai lần nhưng không nghe máy. Tôi gọi Tạ Hồ Công Mạnh vẫn không nghe máy. Thấy buồn buồn, tôi gọi Sư Bính, Sư Bính trả lời:”Các bạn ấy bận không hẹn được”. Thoáng nghỉ, chắc thời gian của các bạn là vàng là bạc rồi! Gần 10h, Thế đưa chúng tôi đến nhà thầy Bính(dạy công dân). Thầy cô đón chúng tôi niềm nỡ, vui vẻ như người thân trong nhà. Trách nhẹ, sao để thầy cô chờ lâu vậy, hẹn mồng 3 tết bây giờ mời đến. Vào bàn, chúng tôi giới thiệu, tặng quà. Thầy cô nói:” Thật là quý hóa. Rất lâu lắm rồi, hôm nay mới có những học sinh cũ Quốc Học đến thăm ”. Thầy trò chúng tôi trò chuyện, tâm sự vui vẻ. Niềm hân hoan, chân thành của thầy lan dần qua chúng tôi. Ly này đến ly khác, sảng khoái đến mức, thầy cô, trò đều lên tiếng hát. Đã ngoài 80, thầy hát có hồn thật. Hai chai rượu vang hết, thầy lấy tiếp chai thứ ba và nói :”Không còn bạn nào nữa à”. Tôi nói:” Thưa thầy, ở đây có bạn Ngọc Lân, để em gọi thử”. Tôi gọi, Lân nhận máy. Tôi nói:” Mình đang ở nhà thầy Bính, mời bạn đến chơi”. Lân trả lời:”Kẹt rồi có đứa học sinh mới đột quỵ hồi hôm, Lân đang ở bệnh viện chờ đưa về”. Tôi đưa máy để thầy Bính nói, Lân cũng nói vậy. Thầy lắc đầu đành chịu. Thầy trò chúng tôi tiếp tục chai thứ ba. Vừa nói chuyện, vừa hát, thật vui vẻ, ấm cúng, hạnh phúc. 3h chiều, Thế đến xin chia tay thầy cô, hai chúng tôi về nhà Thế. Bàn tiệc dọn sẵn, lát sau vợ chồng Quang Trung, Bảo(bạn của Hải) đến. Nhập tiệc , hết một ly tôi thấy mệt, xin phép đi nghỉ. Hải cùng bạn và bốn học sinh cũ tiếp tục một cách vui vẻ, rộn rã tiếng cười trong tình thân ái thầy trò và bạn bè.



Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty GẶP MẶT ĐẦU NĂM VỚI C.H.S. QUỐC HỌC Ở SÀI GÒN

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 10:10 am

Giao lưu Quốc Học tại Sài Gòn
Đầu năm Giáp Ngọ vó câu giòn
Thầy Hà Thúc Hoan dạy Đồng Khánh
Bạn Hồ Nhất Luân thật đàng hoàng

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 3cce345b-3e9e-4449-805d-1eb735559fd9_zpsd9a347c8
********************************

Gặp đồng môn Quốc Học 12 C
Ở đường Đất Mới , Tỉnh lộ 10
Cạn chén trùng phùng mừng tao ngộ
Bên nhau cùng cất tiếng nói cười
*********************************
Gặp nhạc sĩ "Dư Âm " Nguyễn Văn Tý
Người tạo ra bài ca hoàn mỹ
Về Hà Tĩnh đi mô cũng nhớ
Năm xưa mẹ vá tấm áo người chiến sĩ
****************************
Thầy Bùi Hữu Bính hơn tám mươi
Hát ca vui vẻ hưởng tuổi trời
Ngân nga tình khúc Thu Quyến Rũ
Mắt long lanh môi vẫn cười tươi

******************************

HOÀNG CÔNG HẢO NHỚ NGUYỄN QUANG HUY

Nguyễn  Quang Huy chẳng khác gì
Thân hình có vẻ phát phì ra thôi
Bốn mươi năm thoắt qua rồi
Bay giờ thấy lại ...chao ôi là mừng
Hẹn Sài gòn sẽ tương phùng
Hay về Huế sẽ tưng bừng đón nhau...

Sáng ngày 9/2/2014
Theo lời mời, hai chúng tôi có mặt đúng 9h. Nơi tổ chức buổi gặp gỡ đầu năm của nhóm cựu học sinh Quốc Học ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn thưa thớt người. Lát sau, Hồ Nhất Luân (thất 2)đến. Ba chúng tôi tìm quán uống cà phê và trò chuyện. Gần 10h, ba chúng tôi vào nơi tổ chức và làm thủ tục đầu tiên ở bàn tiếp đón. Vào trong chúng tôi tự giới thiệu với người phụ trách. Anh Cân( trưởng ban liên lạc), anh Đức(phó ban), thầy Tôn Thất Lan cùng một số anh chị em khác. Lần tìm, chúng tôi chào thầy Bính, thầy Đồng, thầy Bửu Nghị, thầy cô Tôn Thất Kiên, thầy cô Hồng Giữ Lưu, thầy Lê Quang Ngạn(anh Lê Quang Vịnh), thầy Nguyễn Quốc Chương cùng một số anh khác. Đi vào buổi gặp mặt, tôi ngồi dãy cuối cùng gần anh Định(học 60-63, đã 70 tuổi). Mới gặp anh Định và tôi như đã quen lâu, chúng tôi hỏi thăm, trò chuyện vui vẻ. Hải loay hoay với chiếc máy ảnh, chụp góc này, góc kia. Anh Cân tuyên bố lí do và đọc lởi khai mạc, anh Đức giới thiệu tặng hoa thầy cô, một anh khác thông qua số tiền vận động giúp con em học giỏi của các cựu học sinh Quốc Học ở Sài Gòn đang khó khăn. Chương trình văn nghệ tiếp theo, tiếng hát của những người ngoài 60, 70 tuy không hay như ca sĩ nhưng lại làm cho buổi gặp mặt thêm rộn rã, âm cúng. Đến 11h30 nghỉ giải lao, chúng tôi lại chào thêm thầy Tôn Thất Ngạc em thầy Tôn Thất Kiên ở Mỹ về, cô Võ Thị Hồng(dạy Quốc Học 73-78),nhạc sĩ Nguyễn vănTý (cựu học sinh Quốc Học Vinh) là nhạc sĩ sáng tác nhiều bài hát như Dư âm... Bàn tiệc đã chuẩn bị, ban tổ chức mời, hai chúng tôi ngồi cùng bàn với anh Định, thầy Lan... Vừa nhập tiệc, vừa văn nghệ. Hải được mời lên phát biểu cho nhóm cựu học sinh Quốc Học ở Huế và hát bài “Mùa xuân gọi”, tuy không hay, nhưng tiếng vỗ tay giòn, do kết nối tình thân ái. Chúng tôi tiếp tục nhập tiệc, thầy Hồng Giữ Lưu qua bàn tôi mời uống bia, mấy vị khác nhấp môi, thầy nói với hai chúng tôi “hết luôn”. Dạ, ba thầy trò uống hết ly bia còn lại. Thật là thân thương, tình cảm và dễ gần gũi. Tiệc tan, hai chúng tôi chào tạm biệt, về nghỉ trưa. Chiều, hai chúng tôi đến nhà bạn Nguyễn Quang Huy(11C,12C học cùng Võ Văn Chính, Châu Văn Bích, Minh, Công, Hảo, Lợi... nay dạy Anh văn ở 116/2E, Đất mới). Tại đây, tôi biết thêm hai người Huế (cùng Đại học sư phạm Anh với Hải). Chúng tôi ngồi trò chuyện cụng ly, chụp ảnh thật vui vẻ. Đến 7h chia tay, chúng tôi về chuẩn bị hành trang đi Cà Mau vào sáng mai.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty CÀ MAU _ PHÚ TÂN

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 10:14 am

Về Cà Mau thăm bạn xưa
Mênh mang sông nước đò đưa chập trùng
Miền nam một cõi bao dung
Người người khắp xứ cũng cùng sánh vai
*********************
Đi thăm thú đất Cà Mau
Ra đồng dạo chốn đất đào nuôi tôm
Ăn cơm sáng bên Vàm Đình
Gặp nhau câu chuyện thân tình xa xưa

*******************************
Uống cà phê ở thành phố Cà Mau
Gặp thằng cháu cũng lạc loài nơi đây
Sao mà mơ mộng thế này
Phiêu du lãng tử lưu đày hả  con ?
***************************

Sáng ngày 10/2/2014
6h30 xe rời Sài Gòn đi Cà Mau qua các thành phố Tiên Giang(Cai Lậy, Cái Bè), Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Xe chạy tiếp tục trên con đường quốc lộ 1 bằng phẳng, không còn lên dốc xuống đèo như các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Con đường thấp xuống dần hai bên, trước và sau đều có sông, kênh rạch đầy nước lợ. Mặt nước lên xuống đều mỗi ngày theo hiện tượng thủy triều. Thành phố Cà Mau chưa phát triển lắm, còn nhỏ. Đến bến xe, chúng tôi đi taxi hơn 40km nữa theo hướng nam để đến nhà Tôn Thất Ngọc(học Thất 1,chín 5 với tôi). Theo hướng dẫn, xe dừng lại trước UBND xã Phú Thuận gần chợ bên bờ sông Vàm Đình, Ngọc chờ sẵn đưa chúng tôi qua đò, đến nhà bạn lúc 5h30 chiều. Giới thiệu về nhau, mới biết vợ con Ngọc đã theo dõi bước chân chúng tôi và đã chuẩn bị đón tiếp. Ngọc nói:”43 năm xa quê, chưa có ai đến tận vùng sông nước, cuối vùng lãnh thổ của đất nước, nơi có nhiều muỗi và đĩa để thăm viếng, hàn huyên, chỉ có duy nhất, hôm nay hai bạn vừa là người cùng quê, đặc biệt là những người đồng môn Quốc Học đã vượt hàng ngàn cây số đến đây”. Sự xuất hiện của các bạn là niềm vinh hạnh cho cả gia đình tôi, là đều giúp cho con cái tôi nhận thức về tình cảm bạn bè. Chúng tôi hàn huyên, tấm sự, hỏi han về con cái một cách vui vẻ, chân thành. Chúc mừng bạn Ngọc, dù ở nơi hẻo lánh, thiếu điều kiện y tế, giáo dục, và đời sống, bạn vẫn quyết tâm làm lụng vất vả nuôi dưỡng các con ăn học thành tài, một người con tiến sĩ đang dạy ở Sài Gòn, một người con học xong đại học làm ở Cần Thơ, người con khác đang học năm 3 đại học, 2 người con là giáo viên. Thật là thành công. Cơm đã dọn lên, chúng tôi vừa ăn cơm với những món ăn đặc sản cua tôm, vừa trò chuyện vui vẻ với những ly bia 33. Chúng tôi cười nói rôm rả quên cả thời gian. Đến 11h30 đêm mới dừng, ba chúng tôi ngủ chung một mùng tiếp tục đùa giỡn đến lúc thiếp đi.

Sáng ngày 11/2/2014
5 h sáng, thức dậy, sóng nước vỗ lao xao, chúng tôi ngồi nhâm nhi những ly trà nóng. 30 phút sau, con Ngọc đưa tôi vào hồ nuôi cua tôm của Ngọc cách nhà khoảng 5km. Đến nơi, con trai Ngọc chống chiếc xuồng nhỏ lướt quanh mặt hồ rộng khoảng 3ha để bắt những con cua, tôm to về thiết đãi hai vị khách thân thương này. Nhìn xung quanh nhà nhà đều có ao hồ nuôi như vậy. Nhưng đất vẫn còn nhiều lắm. Bắt vừa đủ, hai bác cháu trở về nhà. Lát sau, Ngọc chở Hải  vào tham quan ghi hình hồ nuôi tôm cua. Hơn tiếng, Ngọc cùng Hải trở về trên tay cầm thêm một con cua to nữa. Tiếp tục ngồi trò chuyện đến trưa, ăn cơm với những con tôm cua bắt hồi sáng, thật là ngon. Đến 2h chiều, chúng tôi chia tay. Ngọc bịn rịn muốn lưu chúng tôi vài ngày. Hai chúng tôi phải đành chia tay vì chuyến đi quá dài ngày, người thấm mệt. Phải trở về thôi. Cám ơn và chào tạm biệt, hẹn ngày 23/10/2014 gặp mặt. Ngọc vui vẻ chấp nhận  rồi đưa chúng tôi qua đò chờ xe. Uống hết ly cà phê, xe đến, chúng tôi lên xe, Ngọc bịn rịn như muốn..., đôi mắt đo đỏ, vẻ mặt buồn buồn. Xe lăn bánh, chúng tôi nói: Hẹn gặp lại tại Huế. Chiếc xe xa dần, xa dần mang theo tình cảm đồng môn chân thành của chúng tôi đang làng làng, lan tỏa khắp người. Đúng 9h15 tối, xe bus đưa chúng tôi về Sài Gòn, một đêm trải qua với những giấc ngũ chập chờn.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty ĐƯỜNG VỀ

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 10:21 am

Dặm trường vạn lý nẻo xa
Chiếc tàu chầm chậm đưa ta quay về
Hai lăm ngày việc bộn bề
Bây giờ mới thấy ủ ê tâm hồn

************************
Sáng ngày 12/2/2014
5h sáng, xe đến cảng miền Tây, chúng tôi lên taxi hướng nhà ga Sài Gòn. Mua vé, ngồi chờ một lúc, 6h lên tàu, cất hành lý, nằm vật ngữa ra giường nghỉ. 6h 15 tàu chạy. Chiếc tàu lắc lư nhưng chúng tôi ngủ lúc nào. Trưa ăn cơm xong, vừa nằm nghỉ, vừa suy nghĩ về chuyến hành trình đi từ Huế vào miền Trung Nam phần đến miền Nam, xuống miền Tây Nam Bộ. Chuyến đi lần khắp các tỉnh phía nam, để lại trong chúng tôi nhiều niềm vui. Niềm vui nơi này dẫn chúng tôi đến niềm vui nơi khác làm cho bớt nỗi mệt nhọc trên từng chặng đường. Đầu tiên, ở Chư Sê- Gia Lai, Ngôn, Dũng, Đồi đưa chúng tôi đến Ban Mê Thuột để gặp Chính, Quý, Nguyện, Kim Long, Sơn, Châu, Hùng. Qua Đà Lạt, may mắn được gặp thầy Thân Trọng Sơn và bạn Lê Quý Bền(tức Sơn) rồi về Bảo Lộc gặp Tú. Xuống Tánh Linh, Bình Thuận gặp Tuấn, Thôi. Đón xuân đâu năm tại đây, chúng tôi vô Bàu Cát gặp Kích, qua Ngãi Giao có Ngụ, Sơn; xuống nữa tìm thăm thầy Gia Ứng, lui lại gặp Hậu đến Dầu Dây có Vinh(võ sư). Qua Biên Hòa có thầy Hoàng Chi. Vào Sài Gòn được gặp cô Liên, thầy Khắc Cầm, thầy Lưu, cô Diệu Trang, thầy Đức Đồng, thầy Dương, cô Ngọc Quế, thầy Tôn Thất Kiên, thầy Bính, thầy Bửu Nghị, thầy Tôn Thất Lan. Tại đây, chúng tôi còn may mắn gặp bạn Lê Văn Hậu, Trần Ngọc Bính, Hồ Nhất Luân và các bạn đồng môn niên trưởng như anh Cân, anh Đức, anh Định, và rất nhiều anh khác. Cuối cùng gặp được bạn Tôn Thất Ngọc ở Cà Mau. Chuyến đi tuy dài ngày(25 ngày), tuy vất vả mệt nhọc nhưng ý tìm thầy cô, nối kết bạn đông môn Quốc Học của nhóm cựu học sinh Quốc Học 67-74 được kết quả mỹ mãn. Tất cả đều hướng về tinh thần: trò kính trọng thầy cô, thầy cô yêu mến học trò, trò đoàn kết, tương thân, tương ái với nhau. Chúc tình đoàn kết, thương yêu, quý trọng của cựu học sinh Quốc Học khóa 67-74 được mãi mãi dài lâu. Chúc tất cả được sức khỏe bình an.
Chuyến tàu tiếp tục lăn bánh, 3h sáng 13/2/2014 đến Huế. Chấm dứt hành trình tìm thầy, tìm bạn từ 18/1/2014 đến 13/2/2014 nhằm vào những ngày trước và sau tết năm Giáp Ngọ của nhóm cựu học sinh Quốc Học khóa 67-74 mà hai chúng tôi đại diện thực hiện.
Trân trọng kính chào tạm biệt. Hẹn được gặp lại vào ngày 23/10/2014 tại Huế.



Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty LỘ TRÌNH CỦA CHÚNG TÔI

Bài gửi  Admin Thu Feb 04, 2016 10:25 am

Những tỉnh , thành , quận , huyện, thị trấn , thị xã chúng tôi đã đến :
1, Qui Nhơn _ 2, An Khê _ 3, Pleiku _ 4, Chư sê
5, Ban mê _ 6, Đà Lạt _ 7,Bảo Lộc _ 8, Tánh Linh
9, Bàu Cạn _ 10 , Xà Bang _ 11, Ngãi Giao _ 12, Xuyên Mộc
13 , Long Thành _ 14, Trảng Bom  _ 15, Biên Hòa
16, Bình Tân _ 17, Sài gòn _ 18, Tân Bình _ 19, Thủ Đức
20 , Quận 9 _ 21, Phú Nhuận _ 22, Mỹ Tho
23, Cà Mau  _ 24 , Phú Tân

Những con đường đã đi:
1. Huế - Quy Nhơn:
Sáng 18/1/2014, lúc 8h30, chúng tôi lên tàu vào Quy Nhơn. Chiếc tàu SE1 băng qua nhiều nhà cửa, ruộng đồng, rừng núi, đưa chúng tôi xa dần cơn lạnh cuối đông của xứ Huế để đến Quy Nhơn lúc 16h30.
2. Quy Nhơn - An Khê – Pleiku - Chư Sê:
Sáng 19/2/2014, khí trời vẫn còn lạnh và khô, ba chúng tôi lên xe khách Mai Linh rời thành phố Quy Nhơn lúc 8h30. Chiếc xe qua ruộng đồng bằng phẳng một lúc rồi vượt qua nhiều đồi núi quanh co và đến thung lũng An Khê lúc 10h30.
Chiều, lúc 17h, hai nữ học sinh cũ(của Hải và Thu) lái xe đưa chúng tôi rồi An Khê. Chiếc xe cứ lến dốc, xuống dốc liên tục khi màn đêm phủ dần. Hơn 19h, xe dừng lại trước khách sạn Sê San
Sáng 20/1/2014, xe nhà của học sinh Hải chở chúng tôi cùng Dũng vào Chư Sê băng qua những con đường hai bên người ta trồng cao su và hồ tiêu.
3. PleiKu - Ban Mê:
Sáng 21/1/2014, trời lạnh và đầy gió, hai chúng tôi lên xe đi Ban Mê lúc 6h. Chiếc xe cứ lên dốc, xuống dốc, lắc lư, lắc lư mãi do nhiều chặng đường người ta đang tu sửa và mở rộng. Đến 10h30, Ban Mê đón chúng tôi trong khí lạnh đầy mưa và gió.
4. Ban Mê - Đà Lạt
Sáng 26/1/2014, hai chúng tôi lên xe qua Đà Lạt luc 8h. Chiếc xe Hải Âu vượt qua những đoạn đường cong lắm ổ gà, thật đáng sợ. Chiếc xe cứ lên dốc, xuống dốc liên tục làm cho tôi lắc bên này, lư bên kia, khi chồm tới trước, lúc ngã ra sau. Ngồi trên xe, nhìn xuống những ngọn đồi nhỏ toàn là cây cafe. Xe cứ lao vun vút, nắng cứ xói nóng qua cửa kính.12h, xe dừng lại nghỉ, hai chúng tôi lấy mì ra ăn. Sau đó, hai chúng tôi lên xe đi tiếp. Chiếc xe lại lên dốc, xuống đèo đầy thông hai bên đường. Thế là Đà Lạt đón chúng tôi với khí trời lành lạnh và đầy nắng.
5. Đà Lạt - Bảo Lộc - Tánh Linh
Sáng 28/1/2014, 8h, chúng tôi lên xe Phương Trang hướng về Bảo Lộc. Chiếc xe lướt đi nhẹ nhành trên những đoạn đường có chiều hướng thấp dần, hai bên đường đa số được trồng những cây chè thấp lúp xúp, tiết trời lúc này ấm áp hơn. 11h, chúng tôi đến Bảo Lộc.
Sáng 30/1/2014(30 Tết), 7h30, chúng tôi đi taxi về Bảo Lộc. Chiếc xe lao dần về phía thấp, xa dần các thành phố cao nguyên, vượt qua những đoạn đường đèo dài để về hẳn đồng bằng Tánh Linh lúc 11h đầy nắng nóng.
6. Bảo Lộc - Long Thành
Vào lúc 14h ngày 1/2/2014(2 tết), chúng tôi đi taxi về Bàu Cạn, Long Thành. Chiếc xe lao trên con đường rộng rãi, hai bên trồng nhiều cao su. 3 tiếng sau, chúng tôi đến nhà Kích.
7. Long Thành - Bà Rịa-Dầu Dây- Trãng Bom-Biên Hòa:
Sáng ngày 2/2/2014(3 tết), chúng tôi cùng Kích thuê xe đi về Vũng Tàu lúc 6h. Đến Ngãi Giao vào thăm nhà Ngụ(11B1) rồi cùng Ngụ đi Bà Rịa. Con đường đến Bà Rịa, hai bên cũng được trồng cao su. Giữa đường vào thăm nhà bên Sơn rồi tiếp tục đến nhà thầy Gia Ứng vào lúc 10h30. Hơn 11h, chúng tôi quay trở lại nhà Ngụ ăn trưa, 1h xe hướng đến nhà Hậu(10B1) rồi về Dầu Dây lúc 16h, 19h chúng tôi xuống Trãng Bom trên đường Quốc Lộ 1 xe cộ nườm nượp.
Sáng ngày 3/2/2014(4 tết), chúng tôi đi taxi vô Biên Hòa. Trên đường rộng rãi, ôtô, xe máy qua lại tấp nập. Chúng tôi đến nhà thầy Hoàng Chi lúc gần 11h.
8. Biên Hòa - Sài Gòn:
Sáng 4/2/2014(5 tết), hơn 9 h, chúng tôi đi taxi vô Sài Gòn. Càng gần Sài Gòn, xe cộ càng nhiều, người càng đông, nhà cửa san sát. Xe vượt qua nhiều cầu, qua hầm Thủ Thiêm dưới đáy sông Sài Gòn dài hơn 2km và đến nơi ở hơn 11h.
9. Sài Gòn - Mỹ Tho - Cà Mau:
Sáng 7/2/2014, hơn 9h, chúng tôi mua vé xe về Mỹ Tho. Chiếc xe khách chạy hơn một giờ ba mươi phút trên con đường bằng phẳng giữa cánh đồng ruộng bạt ngàn. Chiều, chúng tôi quay trở lại Sài Gòn.
Sáng 10/2/2014, lúc 6h30, xe Phương Trang rời Sài Gòn đi Cà Mau qua các thành phố Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Xe chạy liên tục trên đường Quốc lộ 1 bằng phẳng như thấp xuống dần, hai bên đường đều có sông rạch. Xuống bên xe, hai chúng tôi đi taxi hơn 40 km theo hướng Nam Căn( Mũi Cà Mau) về xã Phú Thuận bên bờ sông Vàm Đình hơn 17h30. Ngọc chờ, đưa qua sông để đến nhà.
10.Cà Mau - Huế:
Tối 11/2/2014, xe Phương Trang rồi bến lúc 9h15 tối về Sài Gòn. Xe chạy cả đêm, chúng tôi ngủ chập chờn, chập chờn. Đến 5h sáng xe về Sài Gòn, chúng tôi lên taxi đến ga Sài Gòn, mua vé đi Huế. Tàu lửa rồi ga lúc 6h20 ngày 12/2/2014. Trên tàu chúng tôi nằm nghỉ cả ngày lẫn đêm. Đến 3 giờ sáng 13/2/2014 chúng tôi đến Huế. Chấm dứt chuyến đi 25 ngày thăm thầy thăm bạn.

Đi đâu trong chuyến vào Nam
Bài gửi haitho on Mon Jun 02, 2014 6:47 am

Vào Đà Nẵng , ghé Tam Kỳ
Qui Nhơn rồi đến An Khê dốc đèo
Plei Ku thành phố cheo leo
Chư Sê huyện lỵ có nhiều bạn thân
Ban mê thuột rất ân cần
Đà Lạt , Bảo Lộc mến thương đón chào
Bình Thuận ăn Tết vui sao
Long Thành , Xuyên Mộc , Xà Bang tìm về
Dầu Dây một bữa vui ghê
Trảng Bom ngủ lại thỏa thuê giấc nồng
Biên Hòa thầy cũ ngóng trông
Sài Gòn cùng bạn thăm thầy , thăm cô
Tân Bình , Quận chín thăm chùa
Ghé Thủ Đức thăm Thầy Cô tuổi già
Bình Tân thăm bạn ở xa
Mỹ Tho một chuyến thăm bà thăm con
Về Cà Mau một ngày tròn
Trên xe ngắm cảnh rạch kênh ruộng đồng
Cần Thơ , Mỹ Thuận qua sông
Cầu treo hùng vĩ nối thông đôi bờ
Phú Thuận bạn cũ ngóng chờ
Quay về Huế ba sáu giờ tàu xe
Hai lăm ngày với bạn bè
Thăm thầy cô thấy sướng ghê trong lòng






Được sửa bởi Admin ngày Sun Feb 07, 2016 6:42 am; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty THƠ CỦA THẦY NGUYỄN HỮU HUYÊN DẠY SỬ ĐỊA

Bài gửi  Admin Fri Feb 05, 2016 10:31 am

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 73022b81-185d-48e4-ae9e-729a06f1842d_zps8a510a4e

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 2412625f-2a7f-4fa2-83f8-e97b89ad1c38_zps59b4fd41

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty TÂM SỰ ĐÔI DÒNG _ LÊ KHẮC HUỆ ĐỨC

Bài gửi  Admin Fri Feb 05, 2016 10:35 am

TÂM SỰ KẺ LY HƯƠNG

Kẻ viết bài này mang nặng một tâm tư
" Ôn cố tri tân" với ý hướng chúng ta hãy
tìm lại những câu chuyện cũ có buồn vui ,
tức giận hay thương yêu không ngoài mục
đích là QUỐC HỌC HUẾ .
Thưa với các bạn lớp trước , cùng hoặc
học sau khóa 67-74, ai mà chẳng đã từng
trải qua thăng trầm , vinh nhục ( cho dù có
người chưa bao giờ đổ mồ hôi hoặc tự
nguyện đi khai phá vùng kinh tế Bình Điền như
C.V . Ngữ ). Chúng ta gặp nhau trên diễn
đàn để nhắc lại những kỉ niệm MI- TAU thời
thơ ấu (nhưng đã có ý thức ?). Trước
là làm vui cho bản thân ( vị kỷ ?) sau thì
vui cùng những bạn học cũ thời QUỐC HỌC .
Vậy xin mời các bạn hãy kể chuyện MI TAU
thời QUỐC HỌC cho chúng ta cùng vui .
Xin thưa các bạn , FORUM này ,không những
chúng ta mà cả các thầy cô giáo của chúng
ta cũng biết được , là do Trương văn Hải ,
tự Hải " nhóc "( vì quá nhỏ con ,ngồi bàn
đầu ở lớp ) đã có công thực hiện theo
ý tưởng của TẬP THỂ ... Thử hỏi làm sao
mà nói tiếng chia tay ?
Xin lỗi các bạn có khác ý với tôi là thế này:
_ Khi tôi gặp được Hải là như rồng gặp mưa .
Tôi nói phải làm , cần thì tau hổ trợ trong
tinh thần đó .
Cùng các bạn khắp năm châu ,
Chúng ta còn đòi hỏi nhau cái gì?
Ai tóc chưa bạc ( nhuộm ?) , răng chưa
long ( răng giả ?).
Thăng trầm , vinh nhục chúng ta đã kinh qua !
Xin gởi đến các bạn bài thơ về vận nước
mà LKHĐ đã học thời tiểu học ở Trần Quốc Toản
(vào cửa Thượng Tứ rẽ phải thấy liền ).

NƯỚC
Ai chẳng thích khi nhìn dòng sông đẹp
Lững lờ buồm trăng trắng vỗ tung tăng
Dòng nước trong ai thường ví với dòng đời
Sâu hay cạn chỉ lòng người mới biết
Nước êm đềm nhưng cũng có hồi chảy xiết
Khi lách mình qua thác đổ cheo leo
Nước là ân nhân của vạn dân nghèo
Đem nhựa sống vào theo khoai ,sắn ,lúa
Đời của nước qua nhiều phen cay đắng
Nỗi thăng trầm vinh nhục nước riêng mang
Ước vọng hiền mà nước quý vô vàn
Là trong mãi chẳng bao giờ vợn đục


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty TẢN MẠN _ LÊ KHẮC HUỆ ĐỨC

Bài gửi  Admin Fri Feb 05, 2016 10:38 am

12,Spring Vale South ,
Victoria ,
Australia

29/5/13
Chào các bạn Quốc học 6774,
Hôm nay tau sẽ kể một kỉ niệm hồi đang học
lớp thất 6. Đó là câu chuyện về con kè kè.
Hồi đó tau cao nên ngồi dãy ghế cuối lớp
cùng với tụi thằng Nguyễn Tấn Đấu , Trần
Lai , Phan Văn Vy (quá cố ), Phạm văn Vĩnh ,
Hoàng Trọng Phú B( Phú cao) và một số đứa rất
to con mà tau không nhớ hết hay ít nhất là vào
lúc tau đang viết đây . Còn Trương văn Hải (choắt),
Hoàng Trọng Phú A(Phú "nhỏ " hoặc Phú "lùn")
và tụi nhỏ con  ngồi hàng đầu .
Tau nhớ hồi đó , điều khó học  nhất là nói tiếng Anh .
Chữ CHAIR tau đọc là " TỜ CHEA " . Nhưng cuối năm
tau cũng được phần thưởng thứ năm ( Đệ nhất cấp
cho 5 đứa , đệ nhị cấp cho 3 đứa ). Tau nhớ thằng
Diệp A Nhi được phần thưởng thứ 2 hay thứ 3 gì đó .
Diệp A Nhi và Hoàng Trọng Phú B là hai thằng bị
ở lại lớp . Nhi ở gần chợ Bến Ngự còn Phú B hình như
ở làng Nguyệt Biều . Diệp A Nhi dòng dõi người Nùng
ở Quảng Đông ,theo Tưởng Giới Thạch ; khi Trung Hoa
rơi vào tay Mao , nhóm này chạy về Việt Nam. Bây giờ
Diệp A Nhi ở đâu , ai biết thì cho lên mạng nhé .
Một lần trong giờ Việt văn , thầy Trần văn Hồng
đang giảng bài , giải thích nghĩa một số từ mới ,
thì thằng Đấu huých tau và biểu tau nhìn ra ngoài cửa sổ .
Lớp thất 6 hồi đó học phòng cuối dãy nhà trệt
gần trường Đồng Khánh cạnh nhà vệ sinh .Hắn
nhìn chăm chăm một con kè kè đang phơi nắng trên
cành một cây chuối mà mấy ông cai trồng sát tường
rào . Lúc đó khoảng chín giờ sáng . Con kè kè cứ nhấc
lên hạ xuống cái đầu đỏ gay của nó rất là hấp dẫn làm
tụi tau nhìn không chớp mắt . Con kè kè vẫn tiếp tục
ngúc ngoắc cái cổ càng lúc càng đỏ lên theo ánh nắng .
Chợt nghe tiếng thầy Hồng , "Đấu , đang nhìn gì ngoài
cửa sổ thế ?'".Đấu ấp úng ,"Dạ , con kè kè phơi nắng ."
" Tôi vừa giảng chữ gì ?", thầy hỏi."Dạ, dạ ...".Đấu không trả
lời được và bị thầy phạt .Rồi thầy xoay qua hỏi tau , may quá
tau có chú ý nghe nên trả lời được " Dạ thầy vừa giảng
chữ DỮNG DƯNG ." " Nghĩa là gì ?" thầy hỏi tiếp . " Dạ , nghĩa
là lơ là , không để ý , quan tâm ." Thế là tau thoát nạn , không
bị phạt .
Xin hẹn sẽ viết tiếp về lớp đệ thất sáu Quốc Học (1967)

Tái bút :Mời các bạn có chuyện vui buồn thời Quốc Học
xin cho vào hộp thư cuả  Đức . Rất hoan nghênh dù là
chê hay khen ." TẤT CẢ RỒI CŨNG ĐI ĐẾN QUỐC HỌC HUẾ "
Nhờ các bạn thêm vào câu chuyện của từng lớp .
(Tau thêm vào là Phan văn May và Nguyễn Đắc Phúc
cũng cao to ,cũng chơi với tau dãy ghế sau .)

Tau nhớ hồi nớ thằng Trần Lai hay chọc tau
là Đức " cống " ,tau gọi hắn lại là Lai " bẹc giê".
Tụi bây hay chọc thằng Đoàn "sirum " , thằng
Ất "ruồi " , thằng Đấu "mực " , thằng Phú "gạo"thằng Thọ "lỗi " .....
Bây giờ mới thấy dễ thương chi lạ !

mấy bữa ni , tau có lên mạng đọc forum
của quốc học 6774 , tau thấy nhiều điều
hay lắm
trong lá thư ngỏ thằng Hải viết trả lời tụi
thằng Tuấn , thằng Lộc ở Mỹ , tau đồng ý
không có cái gọi là chia rẽ ở đây mà đó là phân
nhánh như thằng Hải nói
tau thấy những cái ảnh cũ ngày xưa còn lại
rất quý
tau thấy tụi mình đến với nhau vì những ngày
thân ái dưới mái trường chứ không phải vì cái
gì cả
nếu mà vì một cái gì khác là trật hướng
lúc trước tau có nói đùa với thằng Hải
tau mà viết chi bậy bạ thì mầy đi tù
bây giờ tau cũng cố tham gia diễn đàn
với anh em cho vui

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty Thầy Cô của chúng tôi _ HUỲNH CÔNG TOÀN

Bài gửi  Admin Fri Feb 05, 2016 12:22 pm

Thầy Cô Quốc Học của chúng tôi
Bài gửi huynhcongtoan on Sat Oct 11, 2014 11:49 am

Quốc học , ký ức một thời
CÁC THẦY GIÁO CỦA TÔI
Chúng tôi vào trường Quốc học vào mùa hè năm 1968, sau những ngày biến động lịch sử và sau một kỳ thi tuyển khá gay go. Với những học sinh 11,12 tuổi, vừa rời ghế trường tiểu học như chúng tôi, thì ngôi trường chúng tôi sẽ học trong suốt 7 năm sắp đến thật quá lớn, quá đẹp và quá uy nghi. Vì vậy đứa nào cũng mừng quá mức, có đứa còn nhảy cỡn lên trong ngày nhập học đầu năm lớp 6 .
Khối 6 (hồi ấy gọi là đệ thất ) chúng tôi được chia thành 6 lớp, từ 6/1 ( pháp văn ) đến 6/6. Những ngày đầu vào học - thật lạ - chúng tôi có nhiều thầy cô quá, không như tiểu học , mỗi lớp chỉ một thầy hoặc cô. Thầy cô được gọi là Giáo sư, mỗi lớp có một giáo sư hướng dẫn. Khối lớp 6 học dãy nhà trệt nhìn qua trường Đồng Khánh. Thời gian đã gần 40 năm, ký ức lờ mờ, hồi ấy chúng tôi sợ nhất là thầy Vi, giám thị. Nhưng cũng nhờ thầy mà mỗi lần xếp hàng chúng tôi đỡ ồn ào hơn .
Cô giáo tiếng Anh đầu tiên trong đời tôi là cô Phan Thị Hiền Viên, cô thật hiền và thật đẹp. Có lẽ vì thấy tôi hiền lành, trắng trẻo, áo quần nghiêm túc nên cô gọi tôi là "Học sinh gương mẫu ". Chỉ tiếc là kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt, "Học sinh gương mẫu " của cô làm bài tiếng Anh , câu cú đầy đủ chỉ bỏ quên cái "To be " ở nhà , lẽ ra ăn ngỗng , nhưng thương tình cô cho điểm trung bình, hú hồn .
Năm lớp 6 tôi còn nhớ thầy Khuyến dạy môn vẽ. Thầy Tuấn dạy môn Vạn vật , thằng Hà trong lớp quá quậy, giả tiếng mèo kêu trong lúc thầy giảng bài được thầy mời lên bảng đóng vai mèo, bò qua bò lại và kêu " meo , meo ... ". Thầy Châu Tăng dạy chúng tôi môn Toán, giờ học đầu tiên thầy hỏi ai biết số La Mã, thằng Hạnh " mèo " xung phong, thầy bảo viết con số đến hàng triệu, chịu thôi, thế là thầy bắt đầu giảng về cách viết.
Từ giã lớp 6, chúng tôi lên lớp 7, với những thầy cô mới. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ giọng nói của thầy Dũng, dạy môn Quốc văn.Thầy Huy dạy môn Vạn vật. Thầy Hồng dạy môn Công dân.
Năm học lớp 7, chúng tôi chịu tang Thầy Sang, dáng thầy cao lớn, dạy môn Sử địa . Thầy mất đột ngột do cao huyết áp. Khi thầy mất tôi có làm một bài thơ khóc thầy (...Con còn nhớ những chiều trong lớp học. Thầy ân cần dạy dỗ chúng con ...), bài thơ được đăng trong đặc san của trường, nhưng... không ai đọc được đặc san đó vì nó bị đốt toàn bộ trước khi được phát hành. Đó là đặc san " Bao giờ cho áo mẹ hồng " của học sinh Quốc học năm 1971.( Bao giờ cho áo mẹ hồng . Mẹ ra ngoài ngõ ngóng trông ba về ... ) .
Năm lớp 8 tôi nhớ đựoc nhiều nhất. Thầy Cao Thân dạy môn Toán và môn Lý Hóa . Thầy Bùi Ngọc Liên dạy môn quốc văn và là giáo sư hướng dẫn, thầy thật nghiêm khắc nhưng phương pháp giảng dạy của thầy thật hay. Cho đến giờ tôi vẫn còn đọc thuộc cả đoạn dài trong phần mở đầu của tiểu thuyết " Nửa chừng xuân " .Chúng tôi có giờ trần thuyết rất tuyệt . Mỗi học sinh nộp một quyển truyện, trao đổi. Mỗi tuần đọc một quyển , viết xuất xứ , tiểu sử tác giả , tóm tắt nội dung và ghi cảm nghĩ vào vở trần thuyết ,đến giờ trần thuyết chúng tôi nộp vở để thầy chấm sau. Một bạn lên trình bày bài làm của mình ,cả lớp góp ý kiến, nhờ thế mà kiến thức văn học chúng tôi tiến bộ rõ rệt. Tôi cũng nhớ Cô Tuyết dạy vạn vật, cô thật đẹp và thật hiền .
Những năm học lớp 7,8 thầy giáo già nhất của chúng tôi, và có lẽ của cả trường là thầy Đào, dạy hội họa . Một vài đứa trong chúng tôi vô lễ gọi đùa thầy là "Sư phụ ", sau này thầy Khuyến nhắc mới thôi. Thầy dạy Nhạc chúng tôi là thầy Mẫn và Thầy Phàm. Cho đến năm lớp 10 tôi với thằng Trai vẫn còn đi học đàn Mandolin thầy Mẫn dạy tại phòng khánh tiết của trường.
Lớp 9 tôi nhớ nhất là thầy Đệ nhờ môn "Toán chạy" của thầy: đúng thì 20 điểm, sai thì zero hoặc cho nợ. Thầy bảo chạy nhanh có khi ngã, nhờ đó mà chúng tôi cẩn thận hơn khi làm bài, nhanh nhưng phải đúng. Tôi cũng nhớ cô Toàn dạy Vạn vật. Thầy Minh dạy Anh văn. Năm lớp 9 chỉ học một học kỳ, đó là năm 1972 ,"Mùa hè đỏ lửa " .
Từ giã cấp II,chúng tôi vào cấp III. Lớn lắm rồi đấy ! (Đệ tam cơ mà). Chúng tôi có thêm môn Pháp văn của thầy Minh (Thầy còn rất trẻ ), học Anh văn với thầy Phương, học Toán với thầy Trung. Tôi nhớ nhất là thầy Trung : người gầy, chắc, nước da đen, giọng nói trầm ấm, phong thái luôn từ tốn, nhẹ nhàng nhưng cứng rắn . Môn Toán của thầy thật hấp dẫn, cho đến giờ mỗi khi nhớ về thầy, tôi thấy lòng mình ấm áp lạ kỳ.
Năm lớp 11 có một điều hết sức ấn tượng đối với chúng tôi, đó là lễ kỹ niệm ngày thành lập trường. Trường tổ chức " Đại quảng diễn " . Đây là một lễ hội hóa trang, diễn lại cả quá trình tiến hóa của loài người, các giai đoạn lịch sử của dân tộc, các câu chuyện dân gian . Lớp tôi ( 11B3 ) diễn lại cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng, lớp 11A1 diễn "Người tiền sử ", các lớp khác với: "Các thế hệ học sinh Quốc học ", " Sự tích trầu cau ", " Sự tích bánh chưng bánh dày ", " Nguyễn Huệ - Tây Sơn "...
Hồi ấy lớp tôi diễn lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cái khó là hai con voi cho Hai Bà. Bàn mãi rồi cũng nghĩ ra, chọn nhà thằng Đoan làm "công trường ", chúng tôi bắt tay vào việc. Mới đầu mấy đứa học sinh Đồng Khánh cho là chúng tôi làm hai chiếc trực thăng, có đứa lại cho là chúng tôi làm hai con khủng long. Cho đến ngày lễ, hai con voi trắng thật đẹp, to bằng voi thật, một con vòi cong, một con vòi thẳng. Thằng Khuynh và thằng Nghĩa lớp tôi đóng vai hai bà quá đẹp, khiến bọn con trai chúng tôi mê mẫn. Hồi ấy tôi cũng mê thằng Khuynh, đóng vai bà Trưng Trắc. Phải nói,làm voi,công đầu là của thằng Thông và thằng Đoan, vì thế sau giải phóng thằng Đoan bị công an "bắt" đi một ngày, tưởng chuyện gì ghê gớm, té ra công an nhờ hắn chỉ cách làm voi - Lễ hội quá thành công, chúng tôi hào hứng quá, đến nổi sau lễ nhà trường phải có công văn nhắc nhở học sinh phải tập trung cho việc học tập .
Từ giã năm lớp 11, chúng tôi bước vào năm lớp 12. Lớp chúng tôi có một số đứa phải nhập ngũ, một số đứa làm lại giấy tờ nhảy ra trường tư học để trốn (Có đưa lo xa nhảy từ năm lớp 10 ). Chúng tôi hết hồn nhiên vì viễn cảnh cái lon hạ sỹ hay trung sỹ trên ve áo. Đứa nào cũng trở nên trầm ngâm, ít nói. Chúng tôi cố gắng học tập để hy vọng vào một tương lai sáng sủa hơn. Năm lớp 11 tôi nhớ thầy Duẫn dạy Anh văn, thầy Tri dạy Toán, thầy Hưng dạy Pháp văn, thầy Chi dạy Quốc văn, cô Liên dạy sử địa. Thầy Châu Tăng thường tổ chức nói chuyện chuyên đề, nhờ đó mà kiến thức phổ thông của chúng tôi dần dần được nâng cao .
Năm 12, chiến sự càng lan rộng, chúng tôi vừa học vừa lo theo dõi tình hình, ngày nào lên trường cũng bàn tán. Các thầy cô thì cố gắng dạy dỗ chúng tôi hơn. Chúng tôi thì vừa học vừa run,(năm cuối cấp mà), cố gắng để thi đỗ cao. Lúc này kỳ thi tú tài đã được tổ chức theo kiểu thi trắc nghiệm, quá mới mẻ đối với chúng tôi, người ta gọi đó là tú tài IBM. Các thầy cô tôi vẫn còn nhớ là thầy Quỳnh dạy môn Lý-hóa, thầy Hạo dạy môn Toán, Thầy Tư dạy môn Quốc văn, Thầy Nghĩa dạy chúng tôi môn Vạn vật và cũng là giáo sư hướng dẫn. Thầy An dạy môn Sử địa. Thầy Lân dạy môn Anh văn. Tôi nhớ nhất là thầy Châu dạy môn Triết, ngày nào vào lớp cũng nói chuyện tình hình chiến sự, đặc biệt là khi các trận đánh lớn ở Tây nguyên mở màng, tháng 3 năm 1975 .
Sau ngày giải phóng, chúng tôi lác đác trở về trường, dần dần rồi cũng đủ. Lại lao vào học, rồi lại thi tốt nghiệp phổ thông, thi đại học. Chúng tôi chia tay với thầy cô, và có rất nhiều thầy, cô tôi không có dịp gặp, không biết tin kể từ ngày đó
Ba mươi năm đã trôi qua, chúng tôi đã sắp bước vào tuổi 50*. Thầy cô chúng tôi ít nhất cũng 65, 70, có khi hơn và có lẽ nhiều Vị đã không còn .
Nhưng dù ở đâu, dù thời gian có dài vô kể chúng tôi vẫn nhớ, và biết ơn các thầy các cô dạy dỗ chúng tôi nên người, đã cho chúng tôi kiến thức để trưởng thành.
Huỳnh Công Toàn
(*) Bài này viết hơn gần 10 năm rồi, hồi đó Toàn sắp bước vào tuổi 50. Còn bây giờ đã gần 60 tuổi.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty KỶ NIỆM BUỒN VUI THỜI ĐI HỌC

Bài gửi  Admin Fri Feb 05, 2016 3:59 pm


NGỠ NGÀNG
Võ Đăng Tuấn vào học Quốc Học năm
đệ ngũ , vẫn còn lính mới tò te .
Đang đứng ngơ ngác ở preau ,một thằng ma cũ lân la .
Thằng ma cũ : Ê , Tuấn , mi muốn ăn mì xíu không?
( Hắn chỉ tay về phía phòng Khánh Tiết .Một người
đàn ông thấp , đậm người ,mặt bặm xị đang đứng
sau quầy bánh mì.)
Tuấn (đang đói bụng ) Ơ..Ơ..có.
Thằng ma cũ : Bây chừ mi hét to" mai thậm , mai
thậm "ba lần tau mua bánh cho mi ăn liền.
Tuấn ( tưởng bở , ồ dễ ợt ): MAI THẬM, MAI THẬM ,
MAI THẬM!
( Tức thì người đàn ông mập lùn hét
lên một tiếng như Trương Phi rồi lao nhanh về phía
Tuấn như một con bò tót đang hăng máu .
Tuấn mặt mày tái mét bỏ chạy ,luồn lách qua
đám đông tẩu thoát ,mà vẫn chưa biết điều gì
xãy ra .Thằng ma cũ lặn từ bao giờ .)
Thằng nào xúi dại Võ Đăng Tuấn hãy tự thú !
***************************
Cười ra nước mắt

(Lạy vong linh thầy Lê Thế Tâm dạy Anh Văn
lớp ta hồi đệ thất , sách English
For Today 1)

Thầy gọi Trần văn Châu đọc chữ "cup "
(có nghĩa là cái tách uống trà )
Châu : Dạ thưa thầy cúp , cúp
Thầy : (mặt đỏ gay , vừa nói , vừa tát Châu )
-Cúp , cúp này , ôm vở ra khỏi lớp ngay !
Châu : Dạ , dạ .
( Châu về chỗ lấy sách vở len lén đi ra . Qua
bàn Thầy , hắn nghếch nghếch cái mặt lên )
Thầy : A , thằng ni hổn ,bị đuổi ra mà còn hếch
mặt lên à. ( thầy tát thêm cho hắn mấy cái nữa )
Châu ( mếu máo ) :Thưa thầy con bị chảy máu
cam ạ . ( Hóa ra hắn có cái mũi cao.Thầy
tát nhằm mũi nên hắn bị chảy máu cam ,
phải nghếch đầu lên để máu khỏi chảy
ra ngoài . Thầy thấy hắn bị oan , cho phép
hắn qua phòng y tế cạnh đó cầm máu rồi
vào học lại !)
************************
CÀ RỐT VÀ CHÙM RUỘT

Mình nhớ hồi nớ đi với thằng Ất với thằng Trùng
lên nhà thằng Tuấn ở trên Thành Lồi chơi .
Nhà hằn có cái vườn rộng lắm . Thấy
cái cây có nhiều chùm trái nhỏ tròn
xanh . Tau leo lên cây hái ăn thấy chua
chua cũng hay hay . Ra ngoài vườn sau.
Thấy có một cái giếng . Cạnh đó có những
luống rau trông giống cây ngò mà to hơn.
Tau xúi thắng Ất nhổ thử một cây . Lôi
lên thấy có cái rẹn đỏ đỏ , ăn ngọt ngọt .
Thế là hai thằng nhổ hết bụi này , bụi khác .
Đem ra giếng rửa sạch ăn ngon lành .
Thằng Tuấn không biết chi cả .
Sau này nghe hắn nói đó là vườn cà rốt
mạ hắn cho người ta trồng rẽ ( bên có đất ,
bên có công ). Tụi tau nhổ ăn túa lua
nên họ không chịu chia phần cà rốt
cho nhà hắn . Hắn bị mạ hắn la một
trận quá trời . Còn cái cây có trái
nho nhỏ , tròn tròn ,chua chua , sau nầy
tau mới biết là chùm ruột!

*********************************
TREE OR TRE
Trong giờ Anh văn .
Lê văn Thọ ngồi bàn cuối cùng Dương văn Vẹn ( quá cố).
Hai đứa đang chơi nối chữ tiếng Anh.
Mỗi đứa đưa ra một chữ cái . Đứa nào không
nối được chữ nữa thì thua .
Đang say mê chơi game thì
thầy Nghĩa gọi Vẹn
đứng lên đọc chữ TREE.
Vẹn lúng túng . Thọ
nhắc TRE , TRE . Vẹn ấp úng TRE , TRE .
Thầy NGUYỄN QUANG NGHĨA rất nóng tính.
Vẹn bị ăn cái tát !

*********************

GỞI BÁ BỔN
Bài gửi vodangtuanltbinhthuan on Sun 10 Mar 2013 - 12:01

Đọc câu chuyện của Bá Bổn kể việc lên
chơi nhà mình ở Thành Lồi hồi ấy bỗng
làm mình nhớ da diết ngôi nhà và khu
vườn nhiều cây trái mà một thời mình
đã được sống, lớn lên trong tình thương
yêu của gia đình và bạn bè. Thời đi học
lúc ấy sao mà vui thế. Câu chuyện đã đưa
mình trở về với tuổi thơ ở Huế với bao tình
cảm bạn bè sâu đậm. Ước gì có một dịp khác
để các bạn lại đến phá phách như xưa.Câu
chuyện rất ngắn gọn mà gợi cho mình biết
bao niềm vui, những kỉ niệm của một thời áo
trắng vô tư hồn nhiên ở quê nhà.
Mạ mình la nhưng giúp các bạn biết được
cây chùm ruột, cây cà rốt thì cũng quá tốt rồi.
Bây giờ có muốn la cũng không còn cơ hội.Cây
chùm ruột bên hông nhà sau một cơn bão đã
bị gãy. Mảnh đất trồng cà rốt đã hiến cho hợp
tác xã. Người trồng cà rốt và người la mình để
các bạn nhổ cà rốt giờ đây đã đi xa... Bây giờ,
tất cả chỉ còn là kỉ niệm!
**************************

Một tai nạn nhỏ xảy ra cho bạn LÊ VĂN HẬU

Xin kể câu chuyện này như một lời tạ lỗi đến
bạn Lê văn Hậu , nạn nhân của sự cố gây
ra bởi tính hiếu động trẻ thơ ngày ấy của
người viết bài nầy.

Chuyện xảy ra thời chúng mình đang học đệ thất ở
dãy lớp cạnh trường Đồng Khánh. Còn nhớ hồi đó
đi học bằng xe đạp , đứa nào cũng mang theo dây
cao su,.mỗi đầu dây có cái móc, để buộc cặp sách
vào port baggage ,vô lớp(vì sợ mất!) . Hôm đó ,sau
bốn giờ học buổi sáng căng thẳng ,thầy vừa bước
chân ra khỏi lớp , học sinh thi nhau la hét, chen lấn,
tranh nhau ra về Trong cơn hỗn loạn như thế chẳng
biết tay chân mình vung vẫy thế nào mà một đầu
dây cao su móc dính ngay vào má bên phải của
Hậu .Cả mình và bạn ấy điếng hồn,run sợ vì sự việc
quá bất ngờ và khá kinh hoàng .Tụi mình định kéo
nhau lên phòng Y tế ,nhưng có một bạn nhỏ loắt
choắt như tụi mình ,nhưng trông có vẻ ghê gớm
tên là Hà văn Thức, khăng khăng kéo tụi mình vào
phòng Tổng giám thị ( Nguyễn Phú Phụng). Mình
sợ hết hồn , hết vía_ hồi đó ai mà chẳng sợ thầy
Tổng như sợ cọp! _ tay chân run lẫy bẩy, miệng ấp
úng khai báo diễn biến . May quá , thầy chỉ bắt nằm
xuống, đét một roi mây vào mông ,rồi bảo cả bọn
qua phòng Y tế cạnh đó. Không biết hồi đó bạn Hậu
có đau không ,nhưng trong lòng mình luôn cảm thấy
áy náy ,ân hận . Xin bạn tha lỗi cho mình nhé, dù
chỉ là lời xin lỗi muộn màng sau 45 năm dài đăng đẵng !

**********************************

NGƯỜI BẠN TUỔI THƠ TÔI

Cũng như tôi , bạn ấy đông anh chị em .
Gia đình bạn ấy sống chen chúc trong một phòng
kho ngay trong khuôn viên ga Huế. Thời đó ga Huế
hầu như không hoạt động. Ba bạn , một người đàn
ông bình dân bị ảnh hưởng lề thói xưa , rất dữ đòn
và viêc đánh đập con cái là chuyện cơm bữa .Ba tôi
cũng thế .
Hai đứa tôi cùng đi học trường làng với nhau .
Vào QH ,lại chung lớp . Nhà bạn nằm trên đường
tới trường , nên tôi hay ghé vào rủ đi học . Rồi
trên đường về , lại sánh bước ,ngang qua nhà
bạn mới về . Đường đến trường ngày ấy vẫn còn
thơ mộng. Vệ đường đây đó lác đác những bụi
cây ngũ sắc nở hoa. Cảnh trâu cày ruộng , người
tung lưới cá diễn ra ngay bên đường . Qua bến
nước cạnh cầu ga , dưới tán cây um tùm , chúng
tôi hay rủ nhau xuống rửa mặt ,nghịch nước .
Đêm về , ngang mấy nhà vườn gần cầu Lòn ,
hoa ngọc lan thơm ngát không thể quên được .
Cứ được nghỉ giờ sau , là hai đứa rủ nhau đi khắp
chốn , dọc đường Lê Lợi , qua cầu Trường Tiền ,
về Chi Lăng . Thường là lội bộ , hoặc chở nhau
trên chiếc xe đạp cà tàng . Đôi khi theo bạn bè
đạp tuốt về Thuận An hay lên lăng Tự Đức .
Hai chúng tôi hồi ấy , học trung học , mà bé xíu ,
tính tình trẻ con , ngây dại . Do đó ,chỉ lo học
hành dưới áp lực đòn roi và thi cử .
Ra trường mỗi thằng , một ngả . Tôi theo ngành
sư phạm , nhưng không chịu an phận một chỗ ,
đi làm thầy giáo khắp nơi , từ Nam chí Bắc , lên
rừng xuống biển . Bạn ấy , long đong hơn , hết
làm ngành nầy qua ngành khác kể cả tòng quân
qua Cambodia . Cũng đi du học lấy bằng nọ ,
bằng kia . Thời đại IT lại giỏi về vi tính .
Nhưng bạn ấy cả thèm chóng chán , làm ở Viện nọ ,
Cục kia , bây giở muốn an thân đã về nhà dưỡng sức .
Thế mới biết :
Rong chơi cho biết cuộc đời,
Bạn NGÔ ĐÌNH LỢI giờ đây an nhàn.
Khi thì tỉa mấy nhành lan,
Khi thì cùng với bạn vàng giao bôi .
Như dòng sông lững lờ trôi ,
Sau bao ghềnh thác , tìm nơi ẩn mình .

*****************************

TÂM TÌNH VÕ ĐĂNG TUẤN : XA QUÊ VỌNG CỐ NHÂN

Võ đăng Tuấn nhà ở Thành Lồi ,
đường Huyền Trân công chúa . Bạn rời ngôi
nhà cổ kính vào Sài gòn học hành và sau
đó công tác tại một vùng bán sơn địa thuộc
tỉnh Bình Thuận , cách Phan Thiết mấy chục cây số .
Trong ngót nghét bốn mươi năm sống xa quê
lập nghiệp nơi xứ người , đôi khi bạn cũng có
một thoáng mơ màng về trường cũ bạn xưa
nhưng nợ đời cơm áo cứ cuốn đi bao tâm tình
thơ ngây ngày ấy.
Đến hôm nay ,nhờ cơ duyên dun dũi , bạn liên
lạc được với bọn ta .
Nợ tang bồng trả gần xong , tình thê nhi bớt
phần vướng bận, nỗi hoài hương lại dào dạt trong lòng.
Bạn ấy mong ngày trở lại gặp cố nhân chén tạc
chén thù , nói lời tri âm , tri kỉ.
Bọn mình nghe sao mà tâm đắc thế , ngong ngóng
từng ngày chào đón bạn trở về quê .
Nhớ bài ca , của Hoàng Giác , " Ngày Về "
Tung cánh chim tìm về tổ ấm ,
Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm ...
Lại nhớ câu kiều của Nguyễn Du :
Quê hương nghĩa nặng , tình sâu...
Bao nhiêu lời cũng khôn tả nổi tâm tình chất chứa
Hẹn ngày tao ngộ sẽ nói nhiều hơn ...

******************************

Lớp mình bao kẻ xa quê,
Đứa đi ra bắc , thằng về phương nam
Đến miền cát nắng chang chang ,
Ngược lên tới tận buôn làng xa xăm .

Có người biết mấy mươi năm
Tha hương chiếc bóng làm ăn xứ người .
Thanh xuân tuổi đã qua rồi ,
Đôi khi thổn thức ,bồi hồi nhớ quê.

Nhớ quê thì hãy quay về .
Quê hương còn đó bộn bề tình thân .
Người ngày xưa vẫn ân cần ,
Nhắc câu  chuyện cũ vấn vương  dãi dề.

Chút tình , một chút tình quê ,
Thương về nơi ấy đê mê cõi lòng .
Kiếp người ai chẳng  long đong .
Về đây kể chuyện tang bồng mà nghe !!!

Nghe tiếng ve gọi mùa hè,
Nghe câu thơ cổ nhạt nhòe lối xưa ,
Nghe từng ngày nắng , đêm mưa ,
Nghe ai thỏ thẻ dạ thưa vơi đầy .

Còn đây lối cỏ , đường cây ,
Dấu xưa xe ngựa , bóng mây chập chùng .
Trà mi một đóa não nùng,
Trăng treo đầu ngõ , thẹn thùng tóc mây .

Về đây bè bạn sum vầy ,
Hả hê cho bõ tháng ngày lênh đênh ,
Hát câu thỏa chí bình sanh ,
Mừng người xưa đã công thành vinh quy .


************************
BÀI THƠ CHỮ HÁN
Bài gửi Anhngoc on Sat 1 Sep 2012 - 22:20

Các bạn còn nhớ bài thơ này Cha Thích dạy không :
" Nguyệt đáo ngô đồng thượng.
Phong lai dương liểu biên.
Viện thắm nhơn phục tịnh.
Thử cảnh cọng thùy nghiêng."

( Trên ngô đồng trăng dọi
Bên dương liễu gió lay .
Vắng nhà người lạnh lẽo
Cảnh ấy nói cùng ai . )
...
Bây giờ nhớ lại lúc thi đệ nhất lục cá nguyệt môn Hán văn các bạn xé vở áp dưới giấy thi để đồ lại các bài thơ chữ Hán mà còn cười và thấy nao nao trong dạ....ôi! nhớ ơi là nhớ!!!







Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty ĐẾN VỚI THẦY CÔ

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 8:40 am

Hành động và lời nói
Bài gửi Admin on Tue 3 Dec 2013 - 10:28

ĐẾN VỚI THẦY CÔ
Bài gửi Admin on Mon 8 Jul 2013 - 4:16

Thời gian gần đây , đại diện cho anh em QH6774, chúng
tôi đã đi thăm hỏi một số thầy , cô ở Huế cũng như ở
Đà Nẵng và Sài gòn . Đến nhà thầy cô nào , chúng tôi
cũng được đón chào với tình thương mến dạt dào , hiền
dịu , những ánh mắt trìu mến ; được thầy ,cô nắm tay
thân thiết , dặn dò và bảo ban ân cần . Chúng tôi cảm nhận
được xúc cảm trào dâng của các thầy cô khi bất ngờ gặp
lại lứa học trò tóc bạc . Cả những giọt lệ như sương trên
khóe mắt của NGƯỜI THẦY .
Ôi hạnh phúc thay , sung sướng thay !
Chúng tôi như trở lại tuổi thơ trong vòng tay
vỗ về của MẸ CHA . Chúng tôi càng thấm thía
cái giá trị cao quý của tình nghĩa thầy trò , cao
hơn cả mọi giá trị vật chất có được trên trần gian này !
Xin hãy nhớ cho , ở tuổi chiều tà bóng xế , các thầy cô
của chúng ta có những món quà vô giá để ban tặng cho
lớp đàn em .
Hãy suy ngẫm rồi hành động !

Admin



Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty NIỀM HẠNH PHÚC VÀ LỜI TRI ÂN

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 8:45 am

NIỀM HẠNH PHÚC VÀ LỜI TRI ÂN
Bài gửi LE VAN KICH on Fri 2 Aug 2013 - 15:50

Cuộc sống nặng vai “Cơm cháo gạo tiền” Khiến tôi khó lòng đến với Sinh hoạt của Hội Cựu Học Sinh Quốc Học Huế .May mắn cho tôi rất nhiều khi còn có bạn nhớ đến,nhất là các bạn trong diễn đàn “Quốc học 6774” đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về thăm Thầy Cũ, Bạn Xưa ấm tình đồng môn “Quốc Học”.
Hạnh phúc ngập tràn trong những ngày về thăm Huế ,Được nhìn thấy quý Thầy vẫn còn Khang kiện ,Bạn bè thắm tình đồng môn vẫn vui vẻ thương yêu,đùm bọc .
Có lẽ trong cuộc đời này hạnh phúc và niềm vui này mãi mãi ghi tạc .
Kính chúc quý Thầy Cô an khang ,Các bạn mạnh khỏe yêu đời và yêu người mãi mãi .
Quê hương tôi có dòng Hương thơ mộng,
Có mỗi buổi chiều tha thướt áo dài bay,
Mái trường xưa nhuốm màu Phượng vỹ
Với bạn bè nghe ấm tiếng Thầy Cô
Huế thương ơi ! Ngày mai tôi về lại .
Sống hết tuổi đời một kiếp yêu thương.
Bạn bè ơi ! Xin một lời ghi tạc ,
Ấm áp mái trường ,vang vọng tiếng ngày thơ .
Mùa Thu 2013
Lê Na Lê Văn Kích kính bút .

(Lê Văn Kích Học sinh lớp Thất 2 –Lớp 9/6- 12A3 /1967-1974)

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty ƯỚC MƠ VÀ HIỆN THỰC

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 9:05 am

ĐỐI THOẠI - TÂM TÌNH
Bài gửi Admin on Fri 1 Feb 2013 - 20:12


Một ngày bình thường trong đời







Trương văn Hải ( TVH): A , chào bạn ĐỨC ,bên ni,
lúc này 8 giờ tối , bên nớ mấy giờ rồi? Bạn đang làm chi rứa?

Lê khắc Huệ Đức ( LKHĐ):Ở nước Úc bây giờ 12 giờ khuya rồi , vào mùa này 11 giờ mới tắt mặt trời. Mình đang ngồi trong garage , uống bia đây .

TVH :Rứa à , cả ngày làm việc túi bụi mệt lắm hả , bây giờ mới relax à ?

LKHĐ: Ui chào ơi,vợ mình đi làm suốt ngày , trông coi hai cái shop . Bao công việc nhà một tay tui làm hết . Sáng dậy lo chở năm đứa con đi học ( Đầu lòng hai ả tố nga , Phương Thảo là chị, em là Phùng Xuân , kế đến là chú Trọng Nhân , Diệu Liên kề đó , út là Trường An ) .Về nhà là lo nấu ăn ,giặt giũ , rửa bát , chùi nhà .Cực nhất là nấu ăn . Từ đời ông cố , ông nội , cho đến đời cha tui , không ai đặt chân vô nhà bếp bao giờ .

TVH: Hì , hì , nấu ăn ngon không đó ?

LKHĐ: Xào thì mặn , luộc rau thì mềm quá , bị vợ con chê quá trời !

TVH: Mấy đứa con gái lớn không giúp gì ba à?

LKHĐ: Mình không cho chúng đụng tay đến việc nhà , để chúng tập trung vào việc học . Con mình đứa nào học cũng giỏi. Thế là mình sướng rồi .

TVH : Mấy cháu học lớp mấy rồi ?

LKHĐ: Phương Thảo năm hai ĐH , khoa Toán ,Lý . Phùng Xuân lớp 12, Nhân lớp 10 , Liên lớp 6 còn Trường An đang đi mẫu giáo .

TVH: Thế thì bạn còn phải vất vả lắm .

LKHĐ: Ừ , nhưng được cái , ở bên này , các cháu đi học không tốn kém . Mình chỉ lo chăm sóc ăn uống , đưa đón các cháu thôi .


Tâm nguyện trong đời



Niềm mong ước lớn


TVH: Bạn sống xa quê nhà bao năm rồi?

LKHĐ: Từ năm 1989 . Mình về VN được ba lần -2009 , 2010 ,
và 2012.Mỗi lần về mình đều cố tìm , kết nối bằng hữu QH , nhưng
mãi đến lần vừa rồi , gặp lại bạn , mình mới tìm được một người
cùng ý nguyện với mình - mong gặp bè bạn thuở chung trường .

TVH: Đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu ấy mà .

LKHĐ: Trước đây mình đã gặp các bạn May , Phúc , Thọ , Đấu ,
Dũng, Dương . Rất tiếc các bạn ấy, lúc đó , quá bận chuyện gia
đình làm ăn nên không thể giúp được .

TVH: Phải rồi , chuyện gì cũng phải có cơ duyên mới thành .

LKHĐ: Hai lần trước , về ở lâu trông mẹ , mà quanh đi quẩn lại
chỉ gặp Đấu , Phúc , May , Bổn , Dũng , Dương . Tìm đến nhà
Ngưu bốn lần mà không gặp được hắn , khó hơn Lưu Bị cầu
kiến Khổng Minh !!! sau tình cờ gặp Thọ trong đám tang mẹ
mình . Hắn nhận ra mình trước . Mình ngờ ngợ , lại nữa ,bảng xe
xích lô của hắn đề tên Lê văn Châu .Sau mới rõ , năm 72 , hắn khai
trụt tuổi nên đổi tên.

TVH: Ừ , thì tớ cũng nhờ cơ duyên mới gặp lại nhiều bạn . Hồi tết
vừa rồi đi với thằng Tri xuống phòng khám Đức Lợi của thằng Ngưu .
Không gặp hắn , lấy số đt dán trên cửa gọi hắn . Hắn mới bảo xuống
nhà riêng ở An Cựu city ( khu đô thị mới cao cấp ) . Tri lưỡng lự
định quay về nhà . Nhưng Ngưu gọi đi gọi lại hoài , thế là về gặp hắn .
Hắn mới dẫn tụi mình tới nhà Trai ,rồi May ,chạy về nhà Thăng ở Thủy
Dương , quay lại nhà Dương , ghé TK Thành lên Thủy Biều tìm Dũng .
Mồng tám tết lại gặp một số bạn lớp khác cùng liên lớp nữa .
Đến lúc cậu về mãn tang mẹ , cùng lúc với thằng Ngọc Anh
ra giỗ ba hắn , chúng mình lại tìm thêm Thọ , Vĩnh , Ất ,
HT Phú , Nghĩa , VV Phúc , Đạt ,Khắc Thành , Châu lê dương
Võ văn Chính , Mua ...

LKHĐ: Hôm họp mặt ở nhà bạn thật là vui . Mình cảm động quá , ngồi
uống bia với các bạn , nói chuyện tâm tình mà lòng thấy lâng lâng
thế nào ấy .Khi mình vào Sài gòn , gặp tụi Lân , Mai , Trùng , Vũ ,
đưa ảnh anh em hội ngộ ở Huế mà bạn chụp tại nhà . Tụi nó xem
và rất mừng . Thằng Vũ còn cho tau cái bảng tên Quốc Học .

TVH : Ừ , tụi thằng Lân , Trùng, Mai , trước đó mình có liên lạc qua điện
thoại . Có Võ Ngọc Châu nữa ,hồi trước ở Ban mê , bây giờ về bán thuốc tây .

LKHĐ:Hì hì ... Hôm vô, nhậu với tụi hắn , ngủ lại nhà thằng Lân ,
thằng Mai nằm giữa ,tau với thằng Lân ngáy to quá , hắn không
chịu được , sáng sớm đã chuồn , hì hì .

TVH: Sau khi bạn về Úc , tụi mình ở đây tìm nhà Như Châu , tiếp
Ngọc Châu , Ngọc Lân , Mai ở Sài gòn ra, Lợi , Vinh từ Đà nẵng ,
gặp lại Chính , Đức Hòa , Quỳnh , Đắc Hòa ,Trần văn Hiếu , Trần
Anh Dũng . Đi tìm T T Cường ,Anh , Nguôi , Ngọ , Thành ở Thủy Biều .
Gặp thêm các bạn Thất 5 , thất 4 như Nhân , Tố , A .Tuấn , Sự ,
Phúc , Đàm , Vấn , Đăng Hòa , Đỗ Việt , Sáu , Vui . Lại liên lạc được với
Võ Đăng Tuấn , Nguyễn Thôi ở Bình Thuận , Đoàn , Thừa ở Phú Yên.
Tú ở Bảo Lộc , Nguyện ở Ban mê , Phi ở Hà nội . Qua Lê Xương Đạt , tụi
thằng Hanh , Tuấn , Lộc ,Tam ở Mỹ mới truy cập được forum QH6774 mà
lên mạng gặp bè bạn . Vui thật là vui. Lần nào gặp gỡ bạn mới mình
đều gọi điện cho bạn nói chuyện , nhớ không ?

LKHĐ: Chính xác .Mình rất tâm đắc với bạn , rất hoan nghênh
bạn đã bỏ công đi tìm đồng môn trong thời gian qua . Đó cũng
là một trong những tâm nguyện lớn nhất đời mình .Mình mong
muốn điều này đã lâu , bây giờ nó đang dần dần trở thành hiện
thực . Bạn hãy giúp mình liên lạc với tất cả anh em 6774, không
kể vào năm nào , ra năm nào , miễn là có học cùng chúng ta
trong niên độ đó .

TVH : Bạn yên tâm , vì đó cũng là niềm vui lớn của mình . Trước
đây mình cũng tha phương cầu thực . Mới về Huế được mấy năm
nay . Mở lớp dạy học ở nhà cùng vợ nên chủ động được thời gian .
Không bận bịu lắm . Chúng ta còn những ngày buổi chiều tà thì
cố enjoy ,và những người bạn thời thân ái , vô tư mới thật là
đáng quý để sẻ chia vui buồn , cụng ly thoải mái , phải không bạn ?

LKHĐ: YES !
ĐỐI THOẠI - TÂM TÌNH 2
Bài gửi Admin on Mon 4 Feb 2013 - 19:18



LẬP FORUM QUỐC HỌC 6774
- XÂY NHỊP CẦU THÂN ÁI



Bạn bè và chính trị

TVH: A, chào bạn Đức , vui vẻ chứ?

LKHĐ: Ừ , vừa cho mấy đứa con ăn xong, đang ngồi đợi vợ về .
Mấy đứa con chui vào phòng riêng chơi game hết rồi .Thằng
Trâu ( Trường An ) đi ngủ rồi . Mấy đứa con mình đều nói
giọng Huế . Đôi khi mình phải khó khăn lắm mới giải thích
từ mới . Ví dụ , khi tụi nó hỏi " có duyên " là gì , mình phải
tìm chữ tiếng Anh thích hợp để giảng ,như " good- looking "
chẳng hạn .Tụi nó cũng nói cùng giọng tiếng Huế chay
như mình . Cha nào , con nấy .

TVH : Bạn giỏi thật đấy. Dành tất cả thì giờ dạy dỗ các con tiếng Việt.
Bạn có bao giờ dạy Toán , Lý cho con không ?

LKHĐ: Thỉnh thoảng Thảo và Xuân kẹt quá mới nhờ ba giúp .
Mình cho chúng đi học thêm Toán , Lý , Văn học Anh với
mấy giáo sư nổi tiếng . Còn tiếng Việt , Chủ nhật , có lớp
của cộng đồng .

TVH: Thế bạn có bao giờ lên mạng không?

LKHĐ: Hầu như không bao giờ . Hồi mẹ mình qua đây ở một
năm , bà lấy làm ngao ngán- nói rằng mình quá lạc hậu .
Thật ra mình , sau giờ làm việc , cần ngơi nghỉ thì uống
vài chai bia , đọc sách báo ,chơi với thằng Trâu , chẳng thích thú
gì với net hoặc chat .

TVH: Thế từ hồi tụi mình làm forum bạn chưa đọc lần nào ?

LKHĐ:Chưa , các bạn gọi đ/t hoăc gửi thư qua thì mình
đọc . Mình nói rồi , không thích mạng nét gì cả mà.
Mình mà lên forum viết mấy bài lỡ bạn đi ở tù thì
sao? (cười hì hì ) Nói vậy chứ mặc dù mình thích chính trị ,
nhưng chính trị là chính trị , bạn bè là bạn bè .
Hai cái tách bạch , tuyệt đối không dính dáng gì
cả .

TVH: Cám ơn bạn , mình bây giờ lớn tuổi rồi . Chỉ muốn
an thân . Vui vẻ với bạn cũ , nhắc lại thời niên thiếu cho
vui . Cố sống tốt với mọi người là ổn rồi . Khi mình lập
forum , và sau này ,mình đều khẳng định diễn đàn của
chúng ta thuần chất Quốc học , học trò , trường xưa ,
lớp cũ , thân ái học đường mà thôi . Không dính dáng
tới chính trị . Vả lại , chúng ta phải tuân thủ qui định
khi xin phép mở diễn đàn , ( đây là một diễn đàn miễn phí )
là không có phát ngôn nào chống lại đất nước mình
đang sống .

LKHĐ: Rất đúng , mình ủng hộ quan điểm của bạn .
Làm sao cho bạn bè có được thông tin của nhau ,
tìm lại nhau là môt điều vô cùng quí giá . Mong
mọi người khắc ghi điều đó .


MÂY TRÔI LỜ LỮNG TRÊN TRỜI
KHI TỤ KHI TÁN AI NGƯỜI DẮT ĐƯA


TVH: Mình cũng mong như thế . Đức biết không , từ khi lập forum,
mục đích của nó là "liên lạc giữa các bạn đồng môn trên toàn thế
giới và trong nước " , đến bây giờ , rất nhiều anh em ta đã tìm
được lại nhau , phấn khởi lắm .

LKHĐ: Chúc mừng bạn , thế là bạn đã hoàn thành tâm nguyện chung
của những người thiết tha tình nghĩa QH . Nói thật , trước đây , khi
em mình Huệ Phước còn sống , thấy năm nào liên lớp của nó cũng họp
mặt ở nhà khách Công Đoàn mà mình thèm quá . Ao ước bọn mình
có ngày họp mặt tưng bừng như thế . Hôm nay chúng ta đã làm
được . Sung sướng lắm !

TVH: Lại nữa , một điều quan trọng là anh em chúng ta đến với nhau
trên tinh thần tự nguyện , chứ không phải tham gia hội này , nhóm
kia gì cả . Lúc đầu , khi mới đến với nhau , có một vài đề xuất là nên
lập hội thế này , bầu người làm chức nọ , chức kia hoặc đặt ra qui
định này , nọ vân vân và vân vân . Nhưng đa số không tán thành .
Chúng ta như những đám mây trắng lơ lững trên bầu trời xanh lơ ,
như những cánh lục bình trôi giữa dòng sông cuồn cuộn phù sa .
Khi gặp hội phong vân thì quần tụ lại , không thì lại mỗi người
một ngả . Như chim trời cá nước , thích thì họp đàn , không thì tung
cánh , vẫy vùng tự do ngang dọc . Chẳng nên chui vào lồng son
hay chậu ngọc ,quá gò bó phải không bạn ?

LKHĐ: Đồng ý ! Đến tuổi này rồi , không biết ra đi lúc nào . Ai
muốn thì tới với nhau , không thì thôi . Có việc gì vui vẻ , bạn
nên mời tất cả anh em QH6774 đến , càng đông niềm hân
hoan càng lớn , được nhân lên gấp bội . Ai bận hoặc không thích
thì thôi . Đừng nên lôi kéo , ép buộc làm gì .

TVH: Đúng rồi ! Mình nhận thấy tâm hồn của những gã đầu bạc
chúng ta bây cũng chẳng khác gì với cái thuở học trò thò lò
mũi xanh của ngày xưa còn bé . Vẫn cứ thích rủ nhau đi chơi ,
đi ra khỏi nhà , túm tụm bù khú với bạn bầy . Hồi nhỏ thì muốn
thoát khỏi sự quản thúc của cha mẹ , bây giờ thì muốn trốn
vợ đi chơi . Đàn ông ai mà chẳng thế !

LKHĐ: Hải nè, tau nghe nói có thêm một diễn đàn QH6774 nữa à?

TVH: Đúng vậy . Lúc đầu thì mình cảm thấy kì kì , nhưng sau nghĩ
lại thì cảm thấy nhẹ nhỏm vì mình đã được nhẹ gánh hơn . Mình đã viết thư
chúc mừng việc thành lập nhóm ái hữu 6774 và diễn đàn anh em .
Dù sao cũng cám ơn các bạn ấy chung sức mở rộng mối tình thân
6774 .Mình cảm thấy tự hào là người phát động phong trào . Nếu rảnh
mình sẽ tham gia đóng góp cho diễn đàn ấy .

LKHĐ: Phải đấy , tất cả con đường đều dẫn đến giao điểm QH6774.
Không ngờ hôm nay , anh em ta về đông đến thế . Mình vui lắm .
Cứ tiếp tục đi nhé . Mình luôn ủng hộ các bạn hết khả năng mình
xoay xở được .

TVH : Hoan hô tấm lòng yêu mến Quốc Học tình thâm của bạn .

LKHĐ: Đó là mong ước của đời mình mà !( My greatest desire)

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty CHỈ LÀ SỰ KHÁC BIỆT

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 9:07 am

THƯ NGỎ GỬI CÁC BẠN PHƯƠNG XA
Bài gửi Admin on Wed 23 Jan 2013 - 9:06



Nhận được thư của Lê Anh Tuấn cho biết bạn ấy
được báo tin về việc chia rẽ trong nhóm bạn
Quốc Học ,điều khiến bạn ấy ray rức , tiếc nuối
mối tình thân hữu chưa tụ đã tán . Để giải tỏa
mối cảm hoài của bạn ấy và các bạn ở xa , thay
mặt diễn đàn , mình viết lá thư ngỏ này một
lần nữa bày tỏ quan điểm của Forum QH6774
và mời các bạn đọc lại , soi cẩn thận những bài
viết " Thân gửi nhóm liên lạc..." Diễn đàn của chúng
ta" " Chỉ học trò , chỉ QH mà thôi " để hiểu được
tâm nguyện của chúng mình hơn. Sau đây là nội
dung thư ngỏ , mời chư huynh đệ nhã giám .

Gửi Lê Anh Tuấn , Bùi văn Lộc , Đồng sỹ Hanh và các
bạn ở xa khác ...

Hi , bạn hiền ,
Mình muốn xưng hô với các bạn như là với một người.
Vì một người thể hiện sự đồng tâm - chúng ta tất cả
chỉ là một trên tinh thần QH6774 , phải không bạn .
Đó chính là điểm chung duy nhất giữa chúng ta !
Trước tiên , thay mặt cho anh em đồng môn ở quê
nhà mình xin nói "Chúng mình yêu mến bạn " để đáp lại
câu nói ân tình của Tuấn " Mình yêu mến tất cả các bạn "
trong lá thư của bạn ấy , đã được bạn Lợi gần đây
đăng lên Forum bằng hai thứ tiếng .
" Đoàn kết thì chúng ta đứng vững , chia rẽ chúng ta
sẽ té ngã " đó là nguyên tắc chỉ đạo trên hết cho tinh
thần liên kết QH6774 mà chúng mình kể cả bạn đang
cố vun đắp , dựng xây . Tuy nhiên cũng có câu
" Sự khác biệt muôn năm" nói lên tinh thần phát huy
dân chủ mà chúng mình , nhất là bạn , phải luôn
luôn tôn trọng .
Chúng mình , những người đang sống ở Huế , muốn
nhắn nhủ với bạn và mong bạn hiểu rằng chúng mình
đến với nhau vì tình thân hữu thời cắp sách đến trường ,
vì kỉ niệm thân thương của những ngày xưa thân ái ,
chứ không phải vì bất cứ một ý đồ nào khác .PHI
CHÍNH TRỊ , PHI TÔN GIÁO và trên hết thảy mọi thứ ,
PHI LỢI NHUẬN .
Chắc bạn cũng hiểu , hoàn cảnh bọn mình ở bên này
giờ đã khác với cách đây 10 hoặc 20 năm , cái thời
tụi mình chật vật lắm mới có đủ ăn và ,lúc ấy , bất
cứ sự trợ giúp tài chính nào cũng rất to lớn , thiết
thân cả .Giờ đây , tụi mình, không kể một số rất ít ,
đều sống vô tư không quá lo nghĩ về cơm ăn , áo mặc .
Mà chỉ quan tâm đến đời sống tâm linh , tình cảm
hơn. Theo một cách nhìn ,đôi khi bọn mình có vẻ
thong thả hơn bạn ở bên ấy , còn phải bươn chải
nhiều để vươn lên trong cuộc sống . Ở quê nhà ,
sau những từng trải , thử thách nghiệt ngã , giờ
đây chúng mình đã học được câu "tri túc ", bằng lòng
với cái mình có , "biết đủ là đủ ".
Còn về nhóm QH6774 mới , chúng mình hoan nghênh
và khích lệ họ cố đạt đươc mục tiêu đề ra, vì những
mục tiêu ấy xuất phát từ tinh thần QH mà chúng
mình đang đeo đuổi . Mình muốn bạn hiểu đúng rằng đây không
phải là một cuộc chia ly , đây chỉ là một sự phân
nhánh mà thôi . Chỉ đơn thuần là một hướng phát
triển mới chứ không phải chia rẽ như bạn nghĩ.
Xin minh định như vậy .Mình không có ý thanh minh ,
thanh nga đâu .
Vậy thì , bạn chớ quá xem nó là sự việc trầm trọng nhé!
" Chúng mình luôn yêu mến bạn " người hằng quan tâm
đến các hoạt động gây dựng tình đồng môn ở Huế.
Mình chúc bạn và người thân mọi điều tốt đẹp,
Gửi đến bạn thương yêu từ xứ Huế mộng mơ ,
QH6774

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty ĐẾN VỚI QUỐC HỌC

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 10:37 am

HÃY CỐ GẮNG MANG LẠI NIỀM VUI NHO NHỎ CHO QUÝ THẦY, CÔ QUỐC HỌC CỦA CHÚNG TA LÚC TUỔI XẾ CHIỀU
Bài gửi Admin on Sun 7 Jul 2013 - 11:02

Quý thầy cô từng dạy dỗ chúng ta nay đã qua
tuổi cổ lai hy. Trẻ nhất chỉ có thầy Phan văn Chạy
đang xấp xỉ 70. Còn lại , có thầy Duẫn 93 tuổi ,
thầy Liên 83 tuổi , thầy Đệ , thầy Bính ,thầy Uyển
thầy Mẫn , thầy Tri , thầy Trân, thầy Trang cũng
trên 80.Các thầy khác như thầy Phụng , thầy Trọng
thầy Huy , thầy Ninh , thầy Hưng , thầy Tháp ....
cũng ở độ tuổi 80.
Lớp học sinh Quốc Học 6774 chúng ta , giờ đây,
anh nào mà chẳng răng long ,tóc bạc thì , thử hỏi,
các thầy cô của chúng ta đã già đến mức nào .
Nói đến trường xưa lớp cũ đâu chỉ là nhắc lại những
kỉ niệm êm đềm giữa bạn đồng lớp , đồng khóa .
Thật là thiếu sót trầm trọng nếu như chúng ta
không nghĩ đến những người đã chăn dắt , dạy dỗ
chúng ta thuở thiếu thời . Như vậy ý nghĩa Quốc Học
có bị lu mờ bởi sự thiếu sót lòng tri ân đối với các
bậc ân sư hay không?
Hãy cố gắng mang lại niềm vui nho nhỏ đến các
thầy cô ngày xưa của chúng ta , các bạn nhé !


ĐẾN VỚI THẦY CÔ
Bài gửi Admin on Mon 8 Jul 2013 - 4:16

Thời gian gần đây , đại diện cho anh em QH6774, chúng
tôi đã đi thăm hỏi một số thầy , cô ở Huế cũng như ở
Đà Nẵng và Sài gòn . Đến nhà thầy cô nào , chúng tôi
cũng được đón chào với tình thương mến dạt dào , hiền
dịu , những ánh mắt trìu mến ; được thầy ,cô nắm tay
thân thiết , dặn dò và bảo ban ân cần . Chúng tôi cảm nhận
được xúc cảm trào dâng của các thầy cô khi bất ngờ gặp
lại lứa học trò tóc bạc . Cả những giọt lệ như sương trên
khóe mắt của NGƯỜI THẦY .
Ôi hạnh phúc thay , sung sướng thay !
Chúng tôi như trở lại tuổi thơ trong vòng tay
vỗ về của MẸ CHA . Chúng tôi càng thấm thía
cái giá trị cao quý của tình nghĩa thầy trò , cao
hơn cả mọi giá trị vật chất có được trên trần gian này !
Xin hãy nhớ cho , ở tuổi chiều tà bóng xế , các thầy cô
của chúng ta có những món quà vô giá để ban tặng cho
lớp đàn em .
Hãy suy ngẫm rồi hành động !

BẠN HIỀN CHUNG SỨC
Bài gửi Admin on Mon 8 Jul 2013 - 4:25

Chúng tôi cũng không quên những lời động viên
khích lệ tinh thần và những đóng góp vật chất to
lớn từ các bạn đồng liên lớp ở trong và ngoài nước .
Thiếu những bàn tay chung sức ấy có lẽ chúng tôi vẫn
chưa làm được nhiều điều mang ý nghĩ Quốc Học to
lớn bấy lâu nay.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty BÀY TỎ TÂM TÌNH QUỐC HỌC

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 10:42 am

Đôi lời bày tỏ
Bài gửi  Admin on Tue 7 Aug 2012 - 17:59


Các bạn thân mến,  
Bốn lăm năm trước , tung tăng trong sân trường Quốc Học Huế
Một đàn học sinh tí teo  quần xanh áo trắng ngơ ngác nhìn thầy  nhìn cô nhìn bạn học mới
Đó chính là tuổi thơ của những gã đầu bạc chúng ta hôm nay  
Chúng ta, những  kẻ ra đi từ mái trường ấy , qua bao dặm đường khúc khuỷu , gập ghềnh nổi trôi
Giờ đây mỗi đứa tan tác một nơi, hoặc có kẻ đã yên giấc trong lòng đất mẹ  
Nhưng đến tuổi này rồi đứa nào chắc cũng đã trôi theo dòng chảy êm đềm của vòng quay cuộc sống
Còn chút dư âm thời niên thiếu , có nên gợi lại để  chan hòa mối tình thân hữu  lúc xế chiều  ?
Đó là sự thôi thúc để tớ  , Trương văn Hải( Thất 6, Chín 4,Mười B1, 11B1, 12A3) ,lập forum này,
Mời  các bạn gần xa , có gì vui buồn cứ nói ra cho thỏa  
Một lời trân trọng, dào dạt ý tình,
************************************************




Được sửa bởi Admin ngày Thu Feb 18, 2016 4:33 am; sửa lần 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG HƯỚNG

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 10:45 am

THÂN GỬI NHÓM LIÊN LẠC CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC 1967- 1974
Bài gửi Admin on Sat 12 Jan 2013 - 7:05


Trước tiên xin chúc mừng nhóm liên lạc các bạn Quỳnh , Vinh , Mua
Tri ,Tam , Chính , Đăng Hòa ... vừa tập hợp .Xin gửi đến các bạn lời
chia vui nhân dịp thành lập nhóm.
Thưa các bạn ,
Chúng mình rất lấy làm hân hoan về việc thành lập nhóm của các bạn ,
đó là một sự phát triển đáng khích lệ trong công việc liên kết các bạn
đồng môn , đồng khóa đã được chúng ta nhen nhúm bấy lâu nay .
Đó cũng là nguyện vọng của các bạn sống xa quê , mong mỏi được nối
kết bè bạn để được sống lại những kỉ niệm thời đi học .
Các bạn mến ,
Liên lớp chúng ta thời đó gồm 6 lớp - Thất 1,2,3,4,5 và 6. Từ năm
2011 về trước chỉ có lớp thất 5, do bạn Lê Thảo nối kết , gặp gỡ
sinh hoạt đều đặn với nhau . Ngoài ra, bạn La Nguyện thất 4 , B2,
(khi còn sống ở Huế ) đã cố gắng tập trung một số bạn , phần lớn
học lớp thất 4 , B2 hằng năm gặp nhau một ngày tại khách sạn
Đường sắt , nơi Nguyện từng phụ trách . Những người còn lại chúng ta
chỉ duy trì mối quan hệ đồng môn theo từng nhóm quen biết nhỏ .
Bắt đầu từ năm 2012 ,chúng ta mới có cơ duyên tìm đến nhau
trên phạm vi lớn hơn.
Nhờ nổ lực và nhiệt tình bè bạn , dây thân ái 67-74 đã lan nhanh
thật bất ngờ và ngoạn mục . Những người bạn thân thiết xưa tưởng
không bao giờ còn nhìn thấy nhau nữa đã tái ngộ tương phùng .
Các đồng môn thất 3 , thất 6 không ngờ lại có dịp gặp nhau đầy
đủ thế . Các bạn từ Sài gòn , Đà nẳng , Huế lại được ngồi bên
nhau tâm tình hồn nhiên phấn khích như thuở còn Mi Tau ,chi tớ .
Việc vui buồn , hôn , tang , bây giờ đã có mặt bè bạn
xẻ chia. Cũng là nhờ phương tiện thông tin thời công nghệ,
các bạn ở khắp bốn bể năm châu cùng về tụ hội ,trên diễn đàn.
Giống như là phép biến hóa thần thông trong truyện Tây Du Kí.
Chúng ta rất đỗi vui mừng hát bài ca Nối vòng tay lớn -anh
em ta về gặp nhau mừng như bão táp .
Các bạn mến,
Đến hôm nay biết tin các bạn có sáng kiến
thành lập nhóm để đeo đuổi các mục tiêu liên kết như
trên, chúng mình rất vui và hoan nghênh tinh thần đóng
góp tích cực mở rộng vòng tay thân ái của các bạn .
Riêng chúng mình , vì hoàn cảnh công việc mưu sinh , rất tiếc
không thể tham gia vào nhóm các bạn được . Tuy vậy
chúng mình luôn dõi theo hoạt động của các bạn
để chia xẻ nỗi vui tình bạn ngày càng khăng khít .
Các bạn cứ đăng bài có nội dung đồng môn thân ái lên
diễn đàn này nhé . Xin chào đón .
Một lần nữa xin chúc tình QH6774 trường tồn ,hạnh phúc,
Forum QH6774


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty TÂM TÌNH QUỐC HỌC HẢI NGOẠI

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 2:16 pm

 Ngô Đình Lợi on Wed 9 Jan 2013 - 16:31

Kính gửi đến các bạn.

Ngày 8 tháng 1 năm 2013, bạn Lê Anh Tuấn ở Mỹ có email cho bạn Hải về sức khỏe của Tuấn sau khi phẫu thuật não. Rất mừng Bạn Tuấn đã khỏe mạnh và đi làm lại. Qua Forum Lợi xin báo với các bạn để chia vui cùng với bạn Tuấn. Đồng thời, Lợi gửi lên Forum nội dung thư của Tuấn gửi cho Hải.

Hi Hai,
Good to hear from you. You are a good and thoughtful man, As you know  I had brain surgery about a month ago for my Parkinson disease. The surgery went well and I returned to work full time yesterday. I had a nice  Xmas with my family. My two daughter came home for the holidays .My brother and sister families  came over for Xmas dinner.
Thank you for telling me about the journey that you and our classmates went through after I left VN.  I got some ideas of you and your family went through. I do not think I can survive if I was in VN. Every time I encountered any difficulty that I want to quit Medical school I thought of my family and my classmates in VN that what difficulties I had at the time was nothing compared to what you went through. It gave me motivation to move on.
Now`that we are older and more comfortable  with our life. We also have the Forum which you created.  What is the great and wonderful idea to have a place for all our friends to come together to share our thought and our lives. I am grateful and very appreciate all your hard work for the forum.
Everyday I look at the Forum I am very envy of you. You go around to meet and have fun with other classmates and and our teachers. Next time I am in VN I will follow you around to enjoy "life". Please tell our classmates I love them.
I wish I can express my thought in Vietnamese as well as you in English.
"See you in the Forum,"
Your friend,
Tuan


Chào Hải
Rất vui khi nhận được tin của bạn. Bạn thật tốt và chu đáo. Bạn biết đó, mình đã giải phẫu não cách đây một tháng để chữa bệnh Parkinson. Giải phẫu kết quả tốt và mình đã đi làm bình thường từ hôm qua. Mình đón Giáng sinh vui vẻ với gia đình .Hai con gái cùng về nghỉ lễ. Gia đình anh chị mình cũng đến ăn tiệc Nô en với chúng mình.
Cám ơn bạn đã kể cho mình nghe cuộc hành trình mà bạn và các bạn học khác đã đi qua sau khi mình rời Việt Nam, nhờ đó mình mà mình biết được các bạn và gia đình đã trải qua những gì. Mình không nghĩ mình có thể chịu đựng như thế nếu còn ở quê nhà. Mỗi lần vấp phải khó khăn, gian khổ và muốn bỏ học trường Y, mình lại nghĩ đến gia đình và các bạn đồng môn ở Việt nam và tự nhủ khó khăn của mình lúc này chẳng thấm gì so với điều  các bạn trải qua .Điều đó mang lại động lực cho mình tiến lên.
Giờ đây chúng mình lớn tuổi hơn và cuộc sống đứa nào cũng thoải mái hơn.  Chúng mình cũng có Forum mà các bạn tạo ra. Thât là một ý rất hay tạo ra chỗ để bạn bè đến với nhau chia xẻ ý nghĩ và cuộc sống của nhau. Mình trân trọng và ghi nhận nổ lực các bạn dành cho Forum.
Hằng ngày mình xem Forum và ghen tị với các bạn- các bạn đi chơi vui vẻ với nhau và thăm thầy cô. Lần đến khi về Việt nam, mình sẽ theo các bạn đi chơi để thưởng thức hương vị "cuộc sống " . Nhờ bạn nhắn các bạn khác là mình yêu mến họ lắm.
Ứớc gì mình diễn tả được ý tưởng  ra tiếng Việt như bạn viết tiếng Anh
Hẹn gặp bạn trong Diễn Đàn.

Your friend,
Tuan

gởi người bạn Quốc Học ở hải ngoại
Bài gửi  Admin on Wed 21 Aug 2013 - 18:27


on Sat 10 Nov 2012 - 5:44
A young , strong plant moved into the exotic land
growing up under tender and loving care
how blessed you are !

Bearing rare and precious fruit
you are telling the truth
love is the same to any color
human beings are one and no strangers.


Now , no more distance is there among old acquaintances
if our heart's open wide , we'll always be communicative .
The world of friends is so dear and free .


Cây căng nguồn nhựa sống
Qua đất khách quê người
Được vun trồng chăm bẵm
Thật hạnh phúc tuyệt vời !

Mang hoa thơm trái ngọt ,
Cây muốn nói lên lời
Tình yêu không biên giới
Trắng , đen vẫn tình người .

Không còn xa cách nữa
Bạn xưa cũ ta ơi.
Thân tình ta rộng mở
chẳng xa cách chân trời .

Ôi tình bạn phơi phới,
Thế giới ấm êm rồi.

From the bottom of my heart
I just want to say
to all my old classmates
that deep down in my heart
there is a place of good old days
where I can lie on the green grass
under the cool shades of nice memories
within me they remain
so dear and so sacred
to me
So I want to say
I LOVE YOU
to all my old classmates
the most sincere words
FROM THE BOTTOM OF MY HEART

từ trong sâu thẳm tim tôi
lòng tôi muốn nói với người bạn xưa
rằng tôi nhớ lắm thời xưa
những ngày vui vẻ ,say sưa học đường
bây chừ tim vẫn còn vương
bóng hình bạn cũ thân thương chốn này
Ôi bao kỉ niệm tháng ngày
biếc xanh bãi cỏ gió lay bồi hồi
vẫn còn đọng mãi trong tôi
mối tình thơ dại tinh khôi học trò
nên tôi nói thật đấy mà
TÔI YÊU CÁC BẠN MÃI LÀ THIÊN THU
mốt mai đời có cho dù
bên sông nước chảy lá thu theo dòng
những lời tha thiết vô song
PHÁT RA TỪ TẬN ĐÁY LÒNG CỦA TÔI

Nỗi lòng của một kẻ xa quê MẸ



Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty TỪ TẤM LÒNG QUỐC HỌC

Bài gửi  Admin Sat Feb 06, 2016 2:35 pm

TỪ TẤM LÒNG QUỐC HỌC
Bài gửi Admin on Thu 22 Aug 2013 - 5:27

on Fri 29 Mar 2013 - 10:54

Các bạn thân mến ,
Một năm đã trôi qua kể từ chúng ta gặp lại nhau
trên tình thân Quốc Học . Tất nhiên trước đó
chúng ta cũng đã có quan hệ gần gũi theo từng
tập hợp nhỏ ,như theo lớp , trong phạm vi địa
phương , mối quan hệ họ hàng , làm ăn ,mua bán ,
nghề nghiệp v.v. Nhưng trong vòng một năm ,
nhất là trong mấy tháng gần đây , tinh thần
Quốc Học , tình thân ái Quốc Học đã hiện ra
rõ nét . Bây giờ , mỗi khi anh em ta ngồi lại với
nhau , đi đâu với nhau, ở đâu , nhân dịp gì ,
trong tâm tư mỗi bạn đều chỉ hướng về Bà Mẹ
Hiền Quốc Học , nơi cội nguồn của tình bạn .
Có câu nói " Người đàn ông chỉ là một đứa trẻ
to xác mà thôi " . Ngẫm lại thấy có phần chí lý.
Cậu bé Quốc Học ngày nào vẫn luôn
ngự tri trong trái tim của mỗi gã đàn ông Quốc Học
tóc bạc, mà hóp , lưng còng , tay run , mắt yếu ,
bụng phệ ,chân bước liêu xiêu bây chừ đấy mà .
Cái thời đẹp nhất , trong sáng nhất , sung mãn nhất
ở dưới mái trương xưa suốt mấy năm trời thì
nghìn năm hồ dễ mấy ai quên, phải không bạn ?

******************************************

DUYÊN TÌNH QUỐC HỌC
Bài gửi Admin on Thu 22 Aug 2013 - 5:31



on Fri 29 Mar 2013 - 15:25
Sư Quán Không ( Trần Ngọc Bính 12 C ) nhắc đến chữ " Duyên " trong nhà Phật (- Hẹn em từ muôn kiếp trước .
Ta thấy em trong tiền kiếp . )
Còn cái cơ duyên của " Ngộ Cố Nhân 6774" là ở kiếp này .
Có thể nói cái số của QH6774 là " Tiền vận long đong , hậu vận
thanh nhàn ." " Ba chìm , bảy nổi , chín lênh đênh ."
Nhờ Trời , nhờ thời , nhờ đời ; nghĩa là thiên thời , địa lợi ,nhân hòa
đến năm con rồng Nhâm Thìn , rồng mây gặp hội , tung cánh chim
tìm về tổ ấm . Trời cao lồng lộng , hương khói mịt mùng , cây đa bến
cũ , cảm hoài thuyền viễn xứ , tất cả , đã trở thành kỉ niệm êm đềm .
Xin cám ơn thời đại đã mang lại cho ta những gì đẹp nhất trong đời .
Xin tạ ơn đời đã đưa ta vào thế giới kì ảo khôn lường .
Tạ ơn ai vẫn giữ trọn mối chân tình ngày xưa Quốc Học .
Để hôm nay bạn bè được gặp mặt trùng phùng !

*********************************************
một ngày biết mấy CƠ DUYÊN hỡi người
Bài gửi Admin on Mon 1 Apr 2013 - 10:40

Dự đám cưới con Hồ văn Tam xong , các bạn
kéo lên Bình Điền thăm Châu Văn Ngữ . Trong
lúc trà dư tửu hậu , Lê Bá Bổn nhắc đến Hiệp
" đen " , Nguyễn văn Hiệp ngày xưa ở đường
Phan Chu Trinh , mà hắn hay rủ đi học .
Cả bọn quyết tâm về tìm Hiệp . Đến ngôi nhà
ngày xưa , em trai Hiệp chỉ qua đường Duy Tân .
Đến nhà, Hiệp nhận ra Bổn ngay , tay bắt mặt
mừng , nói chuyện hàn huyên . Hiệp lại làm cùng
con trai Lê Hữu Thành . Thế là liên lạc thêm một
đồng môn nữa . Trong khi đàm đạo , Thọ nhắc đến
Sư Bính và lấy dt ra gọi cho ngài . Dun rủi thế nào ,
Sư đang ở Huế làm phật sự . Anh em kéo qua đường Nguyễn
Du . Sư cung cấp thêm thông tin về Nguyễn Hữu
Hùng , Lê văn Hiệp , Nguyễn văn Chanh ở Huế ,
Tiến Dũng ở Sài Gòn , người bạn quá cố Tôn thất Dinh
ở Ngự Bình .Hôm tổ chức đón tiếp Sư ở nhà Dương
thì Trương Cung vừa ở Sài Gòn ra liền đến tham dự .
Thật là một ngày biết mấy cơ duyên cho QH6774!!!

********************************************





Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty CHÙM THƠ TẾT BÍNH THÂN

Bài gửi  haitho Sun Feb 07, 2016 3:00 pm

CÙNG TẬN
Tháng tận năm cùng thân hữu ơi
Mến thương xin gởi một đôi lời
Hoa thơm cỏ lạ Bình Sơn ngự
Ý biếc tình nồng Hương Thủy ngơi
Quê cũ hân hoan Xuân hội ngộ
Nhà xưa đầm ấm Tết sum vầy
Khói hương ngan ngát đêm trừ tịch
Chan chứa chén tình lệ ướt môi

BÍNH THÂN
Lập thân tối hạ thị văn chương *
Con khỉ năm nay ắt nhún nhường
Tài tử thơ văn tâm hữu hạn
An nhàn công việc trí vô thường
Công danh èo uột ham chi nữa
Phú quý phập phù thôi vấn vương
Cành cụt ra vào rồi cũng thế
Rốt cùng dở dở vẫn ương ương

* nói tới những kẻ đã nhờ vào thơ phú, xu thời nịnh thế mà trở nên giàu có, kiếm được danh tiếng địa vị

XUÂN BÁT NHÃ
“ Thơ NĐT”
Ngựa ruổi về đi đã mấy lần
Ta Người thống khổ giữa trầm luân
Ngày toan tính nhặt - lòng chưa nghỉ
Tối dự trù gom - nghĩa chẳng nằm
Tẩy bịt đường mê ngời ngõ tánh
Lau chùi lối hận rõ nguồn tâm
Nhìn xem vạn pháp lòng không đổi
Bát nhã ngời soi - lộc nẩy mầm...!

Lê Đăng Mành

XUÂN LÀNH
Lòng muốn vô vi cứ hẹn lần
Xe đời chưa thoát vết hồi luân
Tham sân sôi sục không ngơi nghỉ
Ái ố lăng quăng chữa muốn nằm
Diệt dục mau mau tìm chánh pháp
Dứt tình sớm sớm đạt thanh tâm
Mặc đời đa sự nhiều thay đổi
Cây Thiện , cành Chân , Phúc trổ mầm ...

Trương Văn Hải ( họa )

TÂM TÌNH TUỔI BẢY CHÍN
Mới đó mà nay bảy chin rồi
Sắp qua thượng thọ thế nhân ơi
Nhìn lên yếm thế, than thầm số
Ngó xuống lạc quan, cảm tạ trời
Giác ngộ vô thường, tâm ổn định
Vị tha hỷ xả, trí buông lơi
Kiếp người như “bóng câu qua cửa…”
Cố sống làm sao khỏi thẹn đời.

Huế, đón Xuân Bính Thân
02/02/2016
Tâm Trung Nguyễn văn Đắc( Xướng )

TRƯỜNG XUÂN

Bảy chín mùa xuân thắm đậm rồi
Nồng nàn ý biếc thế gian ơi
Công thành vững chải chân đè đất
Danh toại hiên ngang mắt ngước trời
Phúc lộc góp gom không lúc nghỉ
Hạnh duyên tu tập chẳng khi lơi
Phù sinh nhè nhẹ dòng luân chuyển
Nhất đóa mai hoa điểm xuyết đời

Trương Văn Hải ( họa )

XUÂN MƠ!
"NĐT"

Xuân về chẳng sưởi ấm lòng tôi
Bão chụm mùa thu bửa rã rời
Chén bạc tan rồi tay đã mỏi
Toa đời níu lại đãy gần trôi
Lưu đày quạnh quẽ nơi trần thế
Vất vưởng đìu hiu giữa mộng đời
Ước những tàn phai cầm ném lại
Cho ngày hợp phố thỏa tình chơi!

Lê Đăng Mành ( Xướng )

XUÂN VUI

Xuân về sưởi ấm cõi hồn tôi
Giông bão bao phen mệt rụng rời
Qua nẻo đoạn trường thân gió cuốn
Hết đường gian khó phận bèo trôi
Gìn tâm tự tại tươi màu đạo
Giữ trí an nhiên thắm sắc đời
Gom hết tiêu dao ngày tháng cũ
Hát thành điệu nhạc rộn ràng chơi !

Trương Văn Hải ( Họa )

CHỜ XUÂN !

Trời ửng , mây lùa bảng lảng bay
Đài hoa chìa nụ sắp bung đầy
Ngoài hiên tựa cửa đàn con đợi
Trước ngõ đo rào mấy kẻ say
Tủi phận tìm ăn trườn xó hẻm
Buồn thân đứng uống vịn quanh quày
Còn ai lầm lũi chờ năm mới
Cầm chút tình xuân sửa soạn bày !

Lê Đăng Mành ( Xướng )

ĐÓN XUÂN

Chim én ngập trời chao liệng bay
Đồi sim ong bướm lại qua đầy
Chiều mơ hiên nguyệt thi nhân đợi
Sớm mộng vườn đào viễn khách say
Mưa bụi thẩn thờ lê gót chạy
Gió đông ngần ngại bước chân quày
Trẻ thơ quay quắt chờ mong Tết
Mứt , món , tét , chưng đủ thức bày

Trương Văn Hải ( Họa )

Bài xướng:
TUỔI BẢY TÁM

Gần tám mươi rồi muốn nghỉ ngơi
Không còn ham nữa chuyện đua bơi
Cửa nhà êm ấm: tâm an định
Con cháu thành công: trí thảnh thơi
Xã hội bao năm từng cống hiến
Họ hàng lắm lúc góp công rồi
Giờ mong trời vẫn cho luôn khỏe
Với bạn thâm tình thoải mái chơi.

TônThất Viễn Bào

Bài họa:
MỪNG TUỔI BẢY TÁM

Chúc mừng bảy tám, tuổi an ngơi
Luyến tiếc làm chi chuyện sãi bơi
Tổ ấm dựng xây: tâm lạc đạo
Gia phong cố giữ: trí thư thơi
Hội đoàn Hoàng tộc tham gia đủ
Giáo nghiệp Danh sư đóng góp rồi
Buông xả, từ nay vui với bạn
Thơ ca xướng họa, thú rong chơi.

Huế, đón Xuân Bính Thân
31/01/2016
Tâm Trung Nguyễn văn Đắc

BÀI HỌA CỦA TRƯƠNG VĂN HẢI
THẢNH THƠI

Vững vàng xứ Huế một cơ ngơi
Con cháu khắp trời thỏa chí bơi
Sự nghiệp văn chương : chiều bảng lãng
Công danh phù thế : sáng thanh thơi
Điểm tô vườn tục nhiều màu lạ
Thêu dệt tơ duyên lắm mối rồi
Tận hưởng xuân ngời ngày tháng đẹp
Túi thơ bầu rượu cứ vui chơi

TẾT XA

Tết tới xa nhà lòng nhẹ tơng*
Tiêu dao thăm bạn dạ vui mờng*
Chộ người hoan hỷ thì vui vẻ
Thấy tớ bơ vơ chớ hoảng quờng*
Say chốn tha phương không hổ thẹn
Xỉn miền đất lạ chẳng e dường*
Nơi nào cũng có người quen đón
Cứ thấy phê phê ngã xuống chờng*

* phương ngữ Bình Trị Thiên


TẤT NIÊN

Cuối năm ngồi lại mấy chàng
Trung niên đầu bạc ca xang chuyện trò
Mỗi xuân một tuổi trời cho
Vui chơi cho thỏa hẹn hò trước sau
Hương thời gian dẫu nhạt màu
Minh sơn thệ hải kết giao tâm đầu
Trường xưa gặp gỡ năm nao
Đồng môn là nghĩa dạt dào mến thân


haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty BÀI CỦA C.H.S. KHẢI ĐỊNH LÊ BÁ NGỮ

Bài gửi  Admin Mon Feb 08, 2016 4:52 pm

Nhất tự vi sư. Bán tự vi sư
Lên năm tuổi, mẹ gởi tôi theo học vỡ lòng với thầy Xuân. Đây là một lớp học gia đình, với chừng mười lăm em nhỏ, còn thò lò mũi xanh, phần đông là con cháu, họ hàng, láng giểng, lối xóm. Chúng tôi quen gọi thầy bằng chú - chú Xuân. Mấy ngày đầu, phải vất vả lắm, mẹ mới dỗ được tôi vào ngồi trong lớp, nhưng tôi buộc mẹ phải đứng ở cửa ra vào để tôi luôn được thấy mặt. Ngồi trong lớp, vắng bóng mẹ là tôi ôm vở tuôn ra ngoài, tìm mẹ và dậm chân đòi về. Có lần, thừa lúc tôi sơ ý, mẹ bỏ về nhà. Ngoảnh lại, không thấy mẹ, tôi giả bộ xin chú ra ngoài, rồi len lén trốn ra cổng, cắp vở vào nách, lò dò tìm đường thả bộ vế nhà. Rất may là tôi không bị lạc lối. Thấy mặt tôi ràn rụa nước mắt và nhễ nhãi mồ hôi, mẹ tôi hoảng hốt dắt vào nhà dỗ dành. Từ đó, mẹ không dám bỏ về như trước nữa. Phải ngót nghét một tuần lễ, quen thầy quen bạn, tôi mới chịu ở lại theo học với thầy Xuân.
Vừa tròn sáu tuổi, mẹ xin cho tôi vào lớp đổng ấu trường làng. Xóm tôi đông đúc trẻ con, nhưng chỉ có bạn Ngọc con bác Cai, bạn Bính con bác Đội và tôi được cha mẹ xin cho vào học trường nhà nước. Trường sơ học Nguyệt Biều, tường gạch mái ngói, chỉ có hai phòng dành cho lớp dự bị và lớp sơ đẳng; lớp đồng ấu học tạm ở đình làng (cour enfantin, préparatoire và élémentaire, tức lớp 1, 2, 3 ngày nay). Trường toạ lạc trên một khu đất khá rộng, nằm sát hương lộ chính, xuyên suốt từ xóm Long Thọ ở đầu làng, đến xóm Vạn Phước (gọi tắt xóm Vạn) nằm cuối làng, tiếp giáp với bãi cát thôn Lương Quán.
Trước và sau các phòng học là sân chơi. Sân trước rộng, làm nơi tập thể dục, sân sau có một gốc me khá cao, quả xanh khẳng khiu và lá non màu lục tươi, là món ăn khoái khẩu của lũ học trò chúng tôi. Bởi vậy, chẳng bao giờ có lấy một quả me già, chứ đừng hòng tìm ra một quả me chín vì trái vừa lớn bằng ngón tay út, là đã bị chúng tôi vặt trụi cả rồi, ngày cả lá non cũng xác xơ, thưa thớt.
Sân trước, phía bên phải, sát bờ tre, một cái nhà lá ba gian của bác em Bồ, trường phu; các thầy ờ lại tại đây đến cuối tuần mói về. Trước nhà bác Em, một đám ruộng sâu, nước đọng quanh năm thành ao, với rất nhiều ếch nhái và cơ man nào là cá nòng nọc đen xỉn. Về mùa mưa, đường làng lầy lội, nhiều chỗ trơn như thoa mỡ. Mỗi sáng thứ hai, xe đạp của thầy hiệu trưởng, thầy Đinh Đức Hoạt, từ bên đò Cồn ở Gia Hội lên, vừa dừng lại ở cổng trường là anh Hoàng Trọng Điệt, một học sinh to con nhất trường, vội vàng chạy ra, đón dẫn xe thầy xuống ao, quay bàn đạp mấy chục vòng cho tôi hết bùn đất bám đầy dè xe và bánh xe. Chúng tôi thường chạy theo anh Điệt, xin quay pê-đan, nghịch nước bắn tung toé ra đàng sau, làm ướt áo quần của bạn bè và rộ lên những tràng cười hồn nhiên, thích thú. Rửa xe xong, anh Điệt vác lên vai, mang đến đặt ở hàng hiên, cạnh cửa sổ lốp sơ đẳng, đồng thời là văn phòng của thầy hiệu trưởng.
Tôi học lớp đồng ấu với thầy Hồ Đắc Kha, quanh năm thầy mặc áo đen, áo trắng dài, đi guốc mứt. Quê thầy ở làng An Truyền, huyện Phú Vang. Thầy thường đi bộ đến trường. Thời ấy, cả xóm tôi, chỉ có độc nhất một chiếc xe đạp đàn ông của anh Khánh, anh ruột bạn Ngọc. Những buổi chiều có giờ thể dục, chúng tôi phải về muộn, anh Khánh thường vào trường đón ba anh em chúng tôi về nhà. Tôi bé và gầy nhất, được ngồi trên ghi đông, bạn Ngọc ngồi ngay trên giàn xe, còn bạn Bính đô con, nặng cân nhất, đứng phía sau, hai tay vịn vào vai anh Khánh, các bạn khác chạy lúp xúp theo sau.
Nhà tôi ở xóm Long Thọ, sát đường quan, phía dưới, xa hơn là xóm Chợ vì có chợ Long Thọ. Mỗi sáng thứ hai, chúng tôi thường đợi thầy Kha đi ngang qua nhà để tháp tùng thầy, vừa đi vừa chạy lúp xúp. Đứa nào được thầy cho xách cặp là hãnh diện lắm. Qua khỏi cầu Long Thọ (còn gọi là cầu Tây, vì do người Pháp, chủ nhà máy vôi Long Thọ làm) và sở vôi đá Long Thọ, lại có thêm mấy bạn nữa nhập đoàn, bạn Thức con ông Cả, bạn Bính con thầy Đội, bạn Gái con ông Nghè, bạn Búa con ông Ấm... Cả một đoàn dài học sinh lũ lượt, ríu rít sau lưng thầy giáo.
Năm lên lớp dự bị, nhập học chưa được bao lâu, chúng tôi đã hân hạnh được tham dự buổi lễ tiễn đưa thầy Hồ Đắc Nghị. Thầy Nghị là giáo viên mới của trường, nhưng nghe đâu, thầy vừa được tuyển sang ngạch thừa phái, nên sắp sửa rời trường. Sáng hôm ấy, quang cảnh lớp sơ đẳng rộn rịp khác hẳn mọi ngày. Từ đầu giờ, tất cả các bàn học đều được các bạn nam sinh lớn chuyển ra hiên sau, nhường chỗ cho số ghế băng ở lớp khác khiêng vào, đủ chỗ cho học sinh toàn trường ngồi dự lễ. Hôm nay, bàn thầy giáo phủ khăn trắng, nổi bật một bình hoa tươi, màu sắc rực rỡ. Sau bàn thầy, xếp ba ghế dựa. Thầy hiệu trưởng ngồi ở giữa, hai thầy ở ghế hai bên. Không khí trong lớp rất trang nghiêm, học sinh im phăng phắc, chờ đợi. Sau khi nói vài lời tuyên bố lý do và bày tỏ mối tình cảm quý mến đối vói thầy Nghị, thầy hiệu trưởng giới thiệu đại diện nam nữ học sinh toàn trường lên đọc chúc từ, tiễn đưa thầy Nghị. Chị Ngọc Trảng, từ hàng ghế đầu, rón rén đứng dậy, khép nép tiến đến gần bàn thầy giáo, hai tay trịnh trọng, nâng bản chúc từ, lễ phép cúi đầu chào quý thầy. Một giọng nữ trong trẻo và truyền cảm cất lên. Một vài đoạn chị khựng lại vì xúc động. Ở dưới lớp, vài tiếng thút thít của các nữ sinh đa cảm, mau nước mắt, như phụ hoạ theo, khiến tôi cũng mủi lòng rơm rớm nước mắt.
Buổi lễ tiễn đưa thầy và bản chúc từ chứa chan tình cảm sư đệ là bài học đầu tiên, lưu lại trong tâm hồn trẻ thơ của tôi một dấu ấn sâu sắc không bao giờ mờ phai về tình nghĩa thầy trò. Những năm theo học các lớp bậc trung học và cả khi đến tuổi trưởng thành, đã có chút địa vị xã hội, hằng năm, cứ đến ngày Tết, tôi vẫn thường đưa nhà tôi và các cháu đến thăm, chúc Tết các vị thầy cũ: chú Xuân, chú Giao, Frère Jérôme, thầy Hoạt, thầy Kha... Bản thân tôi cũng đã từng nhắc đến mỹ từ: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" với các thầy cũ của mình, cũng như nhiều lần được nghe các học sinh cũ lặp lại mỹ từ chan chứa ý nghĩa cao đẹp về tình nghĩa sư đệ đó. Chỉ mói cách đây chừng một tuần, nhân đến dự đám cưới con trai một người bạn. Trong lúc đang ngồi hầu chuyện các lão huynh trưởng ở một bàn tiệc, bỗng nhiên có đến năm sáu vị khách trung niên, tiến đến. Thật không hẹn mà gặp, các vị ấy đểu là học sinh cũ của tôi ở một trường chuyên nghiệp, cách đây đã trên ba mươi năm. Họ lễ phép chào tôi, ân cần thăm hỏi sức khoẻ và tỏ ý rất vui mừng được gặp lại thầy cũ. Tôi thân mật gợi ý: "Thôi, chuyện cũ đã qua gần ba bốn chục năm rồi, nay anh em mình đều đã có tuổi, chúng ta hãy gọi nhau bằng anh em cho thân mật". Anh bạn lớn tuổi nhất bày tỏ ý kiến: "Thưa thầy, "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" bao giờ thầy cũng là thầy của chúng em". Các bạn ấy đã lập lại đúng câu nói của tôi đối với giáo sư Nguyễn Duy Thu Lương, vị thầy cũ, đồng thòi là huynh trưởng cũ của tôi. Khi thầy giới thiêu tôi với một vị khách của thầy rằng tôi là bạn của thầy và tôi đã vội vàng cải chính: "Dạ, tôi là học sinh cũ, thiếu sinh cũ của thầy". Thái độ của các bạn học sinh cũ này khiến tôi rất cảm động và lại càng quý mến, tôn trọng họ hơn nữa, bởi vì cũng như tôi, chúng tôi vẫn còn giữ được truyền thống "Tôn sư trọng đạo", một điểm son trong đạo lý, văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Cho đến nay, tuy đã xấp xỉ vói tuổi cổ lai hy, trí nhớ đã suy thoái khá nhiều, nhưng tôi không sao quên được bài chúc từ tiễn thầy Nghị mà không hiểu sao, dạo ấy, tôi đã học thuộc lòng và nay vẫn có thể đọc lại nguyên vãn:
"Kính thưa thầy,
Từ ngày thầy bước chân tới trường dạy chúng con, nay cũng đã được tám tuần lễ. Tánh thầy vui vẻ và hiền từ, diện mạo thầy nghiêm chình, thầy thường khen người học giỏi, khích lệ người học kém và nghiêm khắc với những học sinh ngỗ nghịch...
Kính thưa thầy,
"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", dẫu thầy không còn dạy chúng con nữa, chúng con vẫn luôn nhớ đến cái tình sư đệ..."
Kính dâng quý vị ân sư.

Hương Giang Nhất Tiếu, LÊ BÁ NGỮ

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Khanh -  DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH  QUỐC HỌC  KHÓA 1967_1974  - Page 3 Empty Re: DỰ ÁN ĐẶC SAN CỦA NHÓM CỰU HỌC SINH QUỐC HỌC KHÓA 1967_1974

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 9 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết