Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


DỰ ÁN ĐẶC SAN " THUỞ BAN ĐẦU QUỐC HỌC "

3 posters

Trang 3 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty BÀI PHÁT BIỂU CỦA THẦY NGUYỄN PHÚ PHỤNG

Bài gửi  Admin Mon Mar 13, 2017 1:59 pm

BÀI PHÁT BIỂU CỦA THẦY NGUYỄN PHÚ PHỤNG
( Tóm tắt công việc của nhóm cựu học sinh Quốc Học Khóa 67.74 trong những năm vừa qua )
Kính thưa Quý Thầy Cô
Quý Khách Mời
Thân chào các em CHS QH Khóa 67.74 thân mến ,
Trước hết chúng tôi xin đại diện các Thầy Cô Quốc Học
có mặt hôm nay ,xin nhiệt liệt chào mừng Quý Thầy Cô ,
Quý Khách mời và tất cả các em CHS QH Khóa 6774 .
Chúng tôi xin cám ơn các em Lê Khắc Huệ Đức ,
Trương Văn Hải , Lê Bá Tuấn ,Lê Hữu Thành và các
emCHS QH Khóa 67.74 đã tổ chức mời Thầy Cô
họp mặt hôm nay trong không khí vui tươi đoàn kết ,
ấm tình thầy trò .
Trong những năm qua , với tinh thần
Tôn Sư Trọng Đạo , các em đã đến từng nhà một để
thăm viếng các Thầy Cô nhiều lần trong năm .
Đặc biệt nhất là các em đã mời được gần 60 Thầy Cô
đến tham dự các buổi họp mặt vào những ngày 23/10
của các năm 2013 , 2014 , 2015 và năm nay 2016 .
Buổi họp nào cũng đông đủ , vui vẻ , thầy trò gặp nhau ,
bạn bè gặp nhau chuyện trò rất thân mật tràn đầy yêu thương .
Các em đã tổ chức những chuyến đi thăm các Thầy Cô
ở ngoại tỉnh như Danang , Dalat , Sai gon , Biên Hòa ,
Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Nguyên v.v.
Cũng như Quý Thầy , vào những lúc Thầy Cô hay các
bạn đồng khóa đau ốm hay quá vãng các em đều có
đến thăm viếng hay dự tang lễ .
Nhờ có em Trương Văn Hải , chúng tôi biết được tin tức
của các cô Hiền Viên , Thanh Toàn , Phước Định , các
thầy Đặng Ngọc Tuấn , Lê Quang khanh v.v.
Nhờ em Phạm Bá Thịnh , nhiếp ảnh gia đẳng cấp
quốc tế mà chúng tôi được bộ ảnh chân dung
Quý Thầy Cô .
Ngoài các công việc nói trên , các em đã bỏ rất
nhiều thời gian và công sức để xuất bản Đặc San
" Quốc Học mến yêu " , một tác phẩm văn hóa
quốc học đáng ca ngợi , đáng trân trọng . Trong đó
có những trang lưu bút của 48 Thầy Cô mà
các em còn giữ được .
Một lần nữa chúng tôi xin cảm ơn tất cả các em
CHS QH 67.74 và chúc các em mạnh khỏe để dắt
dìu con cháu mình noi gương các bậc cha ông
để làm nhóm QH 67.74 càng ngày càng vững
mạnh và phát triển .
Xin chúc Quý Thầy Cô , Quý Khách mời
an bình và hạnh phúc .
Trân trọng kính chào tất cả

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty HỒI ỨC VỀ VỞ ĐẠI QUẢNG DIỄN HÓA TRANG của học sinh Quốc Học – Huế năm 1973 Thầy Phan Khắc Tuân Hiệu trưởng Quốc Học 1973 - 1975

Bài gửi  Admin Sat Mar 18, 2017 1:51 pm

HỒI ỨC VỀ VỞ
ĐẠI QUẢNG DIỄN HÓA TRANG
của học sinh Quốc Học – Huế năm 1973
Thầy Phan Khắc Tuân
Hiệu trưởng Quốc Học 1973 - 1975
Trong ngày lễ kỷ niệm 77 năm thành lập 26/12/1973, trường Quốc Học đã “trình làng” một vở Đại quảng diễn hóa trang giữa thành phố Huế, mang đến nhiều cảm xúc cho dân chúng và để lại trong lòng thầy trò Quốc Học những kỷ niệm khó quên.
Tôi có cơ duyên làm người trong cuộc nên các anh trong ban Liên lạc Cựu học sinh Quốc Học Huế ở Sài Gòn đề nghị tôi viết lại những ký ức về vở Đại quảng diễn này cho Tuyển Tập kỷ niệm 120 năm thành lập trường sắp tới.
Sự kiện ấy trôi qua đã 43 năm, tôi nay đã 80 tuổi, cái tuổi nhớ nhớ quên quên, hỏi các bạn của tôi thì ai cũng quên quên nhớ nhớ, trong khi tôi không còn giữ một tài liệu nào, một phim ảnh nào ngoài cuốn Tưởng thưởng lục niên khóa 1973 –1974 của trường Quốc Học. Tuy vậy, tôi cũng cố gắng bình tâm tịnh ý viết lại những ký ức này để hoài vọng về một ngôi trường mà tôi đã được làm học trò, được làm thầy giáo trong 22 năm.
I. Hoàn cảnh hình thành vở Đại quảng diễn
Trong giai đoạn lịch sử từ 1968 – 1975, ở miền Nam chính trường thì bất ổn, chiến cuộc thì leo thang. Sống giữa thành phố Huế, tuy gần “địa đầu hỏa tuyến” nhưng cũng tạm được bình yên, trường Quốc Học cũng như các trường bạn vẫn cố gắng duy trì hoạt động giáo dục bình thường.
Tháng 9 năm 1973, tôi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Quốc Học. Tôi đón nhận trọng trách với ước mong thầm kín lâu nay là gìn giữ, phát huy truyền thống học tập và vun đắp niềm tự hào của học sinh trường mình.
Nhân một lần thân mật bàn chuyện về “ngày lễ trường” sắp đến, anh Châu Văn Tăng nói với tôi: “Tớ có ý định bày cho cậu một trò chơi lớn, một cuộc Đại quảng diễn để cho thiên hạ thấy học sinh Quốc Học mình học như thế nào và cũng biết chơi như thế nào.”
II. Tổ chức thực hiện
Như được mở cờ trong bụng, tôi liền thành lập một ban tổ chức gồm các anh Châu Văn Tăng, Võ Văn Đệ, Trần Văn Hồng làm nòng cốt (các anh từng là trưởng Hướng đạo sinh và huynh trưởng Gia đình Phật tử) cùng với một số anh trong Hội đồng giáo sư hướng dẫn nhà trường.
Ý tưởng khởi xướng của anh Châu Văn Tăng là tổ chức cho 64 lớp học sinh toàn trường, mỗi lớp thực hiện một tiết mục hoạt cảnh hóa trang rồi kéo nhau trình diễn ngoài phố thành một cuộc Đại quảng diễn của học sinh Quốc Học.
Ban tổ chức bàn bạc sôi nổi để khai triển kịch bản của anh Châu Văn Tăng và sau cùng đi đến một kế hoạch như thế này: Trường có bảy liên lớp, mỗi liên lớp được giao một chủ đề, mỗi lớp đảm trách một tiết mục phù hợp với chủ đề của liên lớp.
Cụ thể là:
- Liên lớp 12 gồm 7 lớp, có 7 tiết mục theo chủ đề Văn hóa, phong tục Việt Nam như Tam giáo, Ông Nghè vinh quy, Đám cưới Việt Nam,…
- Liên lớp 11 gồm 7 lớp, có 7 tiết mục theo chủ đề Lịch sử như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Hai bà Trưng đuổi quân Tô Định, Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi,…
- Liên lớp 10 gồm 8 lớp, có 8 tiết mục theo chủ đề Văn học dân gian như Sự tích bánh Chưng bánh Dầy, Sự tích Trầu cau, Hôm qua tát nước đầu đình, Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ,…
- Liên lớp 9 gồm 8 lớp, có 8 tiết mục theo chủ đề Bá nghệ dân gian như thợ cưa, thợ cúp, thợ mã, xe thồ,…
- Liên lớp 8 gồm 11 lớp, có 11 tiết mục theo chủ đề Ca múa dân tộc như múa lân, hát bộ, hò giã gạo, nhạc cụ dân tộc,…
- Liên lớp 7 gồm 11 lớp, với các tiết mục theo chủ đề Các dân tộc thiểu số Việt Nam và một số nước Châu Á, châu Phi
- Liên lớp 6 gồm mười một lớp, học sinh còn nhỏ phải phối hợp với các lớp đàn anh trong các tiết mục Lịch sử như Trăm trứng trăm con, Cờ lau tập trận,…
Vì vậy, toàn trường có 64 lớp nhưng chốt lại thì được 60 màn hoạt cảnh hóa trang.
Sau đó, chúng tôi mời các giáo sư hướng dẫn, các trưởng lớp họp với Ban tổ chức để phổ biến nội dung và đóng góp thêm ý kiến, rồi các trưởng lớp bốc thăm tiết mục cho lớp mình thực hiện.
III. Diễn tiến sự việc trong ngày 26/12/1973
Ngày 26 tháng 12 hằng năm được đánh dấu từ lễ Kỷ niệm Đệ Lục Thập Chu Niên trường Quốc Học 26/12/1956. Ngày 26 tháng 12 nhằm tiết Đông chí nên trời thường mưa gió. Nhưng may mắn thay, ngày 26/12/1973 là một ngày mùa đông có nắng đẹp.
Buổi sáng, các quan khách cùng giáo sư, nhân viên và đại diện học sinh 64 lớp tham dự lễ Tưởng niệm trọng thể trong nhà chơi rộng lớn của trường. Sau đó, mọi người được mời tham dự buổi tiếp tân tại phòng Khánh tiết. Tôi nhớ buổi tiếp tân này do chị Lê Thị Liên (giáo sư Sử địa) đảm trách cùng với sự giúp sức của các nữ giáo sư và nữ nhân viên trong trường. Chỉ là một buổi tiệc trà đạm bạc nhưng không kém phần trọng thể đã để lại trong lòng mọi người nhiều ấn tượng tốt đẹp về tình thân ái, về nét thanh lịch lâu nay mới thấy trong Lễ kỷ niệm của trường Quốc Học.
Buổi chiều, toàn thể học sinh tập trung ở sân vận động phía sau trường để chuẩn bị cho cuộc Đại quảng diễn. Đúng 2 giờ chiều, đoàn quảng diễn khởi hành ra cổng bên, đi vòng vào đường Lê Lợi ngang trước cổng trường đã sắp sẵn khán đài cho quan khách. Dẫn đầu là biểu ngữ “ĐẠI QUẢNG DIỄN HÓA TRANG QUỐC HỌC”, theo sau là một đoàn múa lân rộn ràng, có cả lân cha, lân mẹ, và năm sáu lân con, phụ họa bởi bảy tám ông địa lớn nhỏ (lâu nay ở Huế chưa hề có một màn múa lân nào vui nhộn như thế). Tiếp theo là hoạt cảnh Huyền sử Trăm trứng trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, rồi tiếp bước là các tiết mục hóa trang của các liên lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12. Đoàn đi ngang qua trường Đồng Khánh, về Đại học Văn Khoa (ở Morin cũ). Đầu đoàn đã đến cầu Trường Tiền mà cuối đoàn đang còn trong sân sau trường Quốc Học. Đoàn qua cầu Trường Tiền, về chợ Đông Ba, rẽ vô Ngã giữa (đường Phan Đăng Lưu bây giờ), vào cửa Đông Ba rồi theo đường Mai Thúc Loan, Đinh Bộ Lĩnh, ra cửa Thượng Tứ, qua cầu Mới (cầu Phú Xuân) rồi về lại trường. Từ lúc đoàn ra cửa Thượng Tứ thì gió đã đổi chiều đông bắc và trời cũng đã lấm tấm mưa, nhiều phụ huynh đi theo đoàn Trăm trứng trăm con đưa áo ấm cho các con nhỏ, nhưng các em không chịu mặc (có thể do đi lâu nóng người?), cứ hân hoan tiếp bước về trường như một đoàn quân chiến thắng.
IV. Những dấu ấn tôi mãi khắc ghi về vở Đại quảng diễn
Được may mắn làm người tổ chức sự kiện, có vai trò như giám đốc sản xuất một bộ phim, lại được cầm máy đi quay phim theo đoàn quảng diễn nên tôi có được những ghi nhận sâu sắc và thú vị sau đây.
1. Trò chơi lớn này có thể gọi là một trận đánh tổng lực. Khơi dậy lòng tự hào Quốc Học, anh em chúng tôi đã huy động được sự tham gia hăng hái của 3000 học sinh toàn trường cùng với toàn thể giáo sư trong ban giảng huấn, các nhân viên trong các ban, phòng của trường, cả đến các bác, các anh lao công tùy phái, với sự hỗ trợ của Hội phụ huynh, Hội ái hữu cựu học sinh Quốc Học, thậm chí một số phụ huynh của các học sinh lớp nhỏ cũng sốt sắng giúp đỡ con em mình (có thể do niềm vui sướng vì các con mới thi đỗ vào lớp 6 Quốc Học).
2. Ngân quỹ của Hiệu đoàn, của Hội phụ huynh thường hạn hẹp, nên không đủ cấp kinh phí cho 60 tiết mục hóa trang. Học sinh các lớp phải lo tự biên tự diễn, đến khi hoàn thành công việc nhà trường mới bù đắp kinh phí cho các em bằng giải thưởng. Tôi nhớ tiết mục giải Nhất được thưởng3000 đồng (theo thời giá), giải Nhì 2000 đồng và giải Khuyến khích 1000 đồng cho tất cả các tiết mục còn lại.
Do đó, học sinh các lớp phải tự làm sân khấu hoạt cảnh, tự chế tác đạo cụ, tự may sắm hay thuê mượn các trang phục biểu diễn. Tôi chứng kiến học sinh một lớp đã ra tận Phò Trạch, cách Huế 30km, thay nhau đẩy một xe ba gác chở đầy tre nứa về làm vật liệu cho hoạt cảnh. Các em dùng tre nứa làm thành một sân khấu nhỏ, đặt trên một giàn nhiều chiếc xe đạp liên kết với nhau rồi thay nhau kéo trước, đẩy sau, thành một hoạt cảnh di động dọc đường, không như các xe hoa thường thấy.
Quả thực đây là một cuộc diễu hành hoành tráng mà không dùng đến một phương tiện cơ giới nào, không hao tốn cho công quỹ một giọt xăng.
3. Ban tổ chức chỉ ra đề tài tiết mục cho các lớp tự biên tự diễn, lúc đó chúng tôi mới thấy được đầu óc sáng tạo phong phú của các em học sinh.
Chỉ với một đề tài hoạt cảnh tầm thường đơn giản như “thợ cúp”, “thợ cưa”, hay “đi xe thồ”, nhưng các em học sinh lớp 9 đã tìm kiếm những trang phục gần gũi, chế tác những đạo cụ độc đáo, diễn xuất ngộ nghĩnh làm ai cũng thấy các em hồn nhiên trong sáng, không có chút biểu hiện nào bất kính đối với các nghề nghiệp tầm thường của dân gian.
Đến những hoạt cảnh hoành tráng như Hai bà Trưng đuổi quân Tô Định của lớp 11B3, các em để Hai Bà ngồi trên hai con voi trắng rất to, nét độc đáo ở chỗ con voi đi trước co chân bước lên, cái vòi thì cuộn chặt một tên lính Tàu nhấc bổng lên cao (từ trước đến nay tôi chưa thấy hình tượng một con voi nào ra trận như thế). Về sau, cô Hiệu trưởng trường Đồng Khánh có nhờ tôi bảo các em giữ hai con voi ấy lại cho trường Đồng Khánh mượn trong dịp lễ Hai Bà Trưng (mùng 6 tháng 2 Âm lịch năm sau). Tất nhiên, các em học sinh lớp này quá “hoan hỉ nhận lời”, vì dễ gì có cơ hội cho học sinh Quốc Học hiên ngang đi vào cổng trường Đồng Khánh làm “công đức” và tha hồ “nghễ” mấy “chị”, mấy “em”.
4. Sau niên khóa 1962 – 1963, nữ sinh Đồng Khánh không còn qua học nhờ ở các lớp đệ nhị cấp nữa, nên sinh hoạt văn nghệ Quốc Học có phần trầm lắng (có phải vì thiếu chất men xúc tác chăng?) Có em học sinh Quốc Học nói rằng, “Chỉ cần mấy “em” Đồng Khánh đi lui đi tới trên sân khấu là đã thấy văn nghệ rồi, Quốc Học mình làm răng mà bì được.”
Cho nên, trong cuộc Đại quảng diễn hóa trang này, các nam sinh Quốc Học tự sắm vai “đàn bà con gái” (để cho các em Đồng Khánh biết mặt chăng?). Từ vai Âu Cơ, Trưng Trắc, Trưng Nhị, đến vai cô dâu trong đám cưới Việt Nam, bà Nghè theo chồng vinh quy bái tổ, đến các thôn nữ “tát nước đầu đình” hay nàng vợ hiền “quay tơ bên chàng đọc sách”, các em nam sinh hóa trang rất đẹp, diễn xuất rất tài tình. Có em bảo rằng “Khi đi ngang qua trường Đồng Khánh, thấy các “em” Đồng Khánh trầm trồ khen ngợi mà lòng thấy mê tơi.”
Có một chuyện thú vị này nữa, khi đi quay phim theo đoàn quảng diễn, tôi thấy trong tiết mục đám cưới ở một lớp 12 có một cô dâu rất đẹp, dáng đi e ấp dịu dàng, khi thì chớp chớp đôi mắt, khi thì mỉm cười ngậm kim, khán giả bên đường khen đáo để, có nhiều em học sinh đi theo ngắm nghía rồi cá với nhau lớp này đã nhờ một em Đồng Khánh đóng thế vai cô dâu. Các em theo cô dâu về tận cổng trường và thấy cô dâu chạy vội qua phía nhà xe của giáo sư trước phòng Hiệu trưởng, vén áo cưới đứng “tè” vào chân tường, thế là nổ ra một trận cười vui vẻ vì các em đã “bé cái lầm” (sau này tôi được biết cô dâu ấy là em Võ Văn Hòe ở lớp 12A2, phần thưởng Danh dự cuối năm).
5. Hồi đó tôi say mê phim ảnh nên tôi giao việc chụp ảnh đen trắng cho các em trong khóa học nhiếp ảnh của tôi, như Lê Khắc Huệ Đức (lớp 12B1, phần thưởng Danh dự cuối năm), Phan Hưng Tài (lớp 12B2, phần thưởng Danh dự toàn trường); còn tôi thì dùng một máy quay phim tài tử 8mm đi thu hình đoàn quảng diễn với 10 cuốn phim màu Kodachrome, mỗi cuốn dài 3 phút, quay xong gửi qua cho một đại lý phim Kodak bên Pháp tráng rửa. Tiếc thay, cuộn phim màu và các phim âm bản đen trắng của tôi đã bị thất lạc trong đợt di tản 1975, đến nay chắc đã thành tro bụi đâu đó trong phi trường Đà Nẵng.
May thay, em Trương Văn Hải (lớp 12A3, phần thưởng danh dự cuối năm) gửi cho tôi hai tấm ảnh về tiết mục hóa trang “Tam giáo” của lớp 12B1.
Anh Phan Thuận An, giáo sư Sử địa, cũng gửi cho tôi một tấm hình anh đứng chụp chung với các em học sinh lớp 12B (anh không nhớ B nào) mà anh làm giáo sư hướng dẫn với tiết mục hóa trang (anh cũng không nhớ đề tài gì).
Thì ra, anh em chúng tôi đã ở vào “cái tuổi quên quên nhớ nhớ” thật rồi!
V. Thay lời kết
Những hồi ức tôi đã viết lại trên đây có thể có nhiều thiếu sót, đúng sai về sự việc và con người, có thể đã đề cập nhiều đến “cái tôi đáng ghét”. Tôi chỉ mong những dòng hồi ức này là những lời tự tình hoài cảm để tưởng nhớ đến trường Quốc Học, đến các đồng nghiệp, đồng sự của tôi, đến các vị trong Hội ái hữu cựu học sinh, trong Hội phụ huynh học sinh Quốc Học, cả đến các vị phụ huynh mà tôi không biết mặt biết tên đã hỗ trợ cho 3000 học sinh của tôi thuở ấy làm nên một cuộc chơi lớn, một màn Đại quảng diễn hóa trang tưng bừng, hoành tráng đầy tính giáo dục và đậm tính nhân văn cho một thời Quốc Học.
Tôi cũng muốn viết thêm ít dòng tưởng niệm đến các trò, các bạn của tôi nay đã không còn nữa, như em Trần Thông trưởng lớp 11B3, tác giả hoạt cảnh Hai Bà Trưng đuổi quân Tô Định, cuối năm em được phần thưởng toàn trường về Sinh hoạt Học đường; anh Nguyễn Thành Hưng, giáo sư Pháp văn mà anh em thường gọi là ông Tây Hưng hào hoa phong nhã, là một thành viên tích cực trong hội đồng giáo sư hướng dẫn; sau cùng là anh Châu Văn Tăng, giáo sư Sử địa tài hoa nhưng phận bạc, mà trong bài Ai điếu tôi đã đọc trước linh cữu của anh ngày 18/03/2001 có mấy dòng: “…anh đâu phải là kịch tác gia hay đạo diễn, nhưng kịch bản của anh thuở nào đã cho học sinh Quốc Học chúng mình làm nên một vở “Đại quảng diễn” để thành phố Huế nhớ mãi không quên.”
Huế, mùa hạ 2016
Phan Khắc Tuân

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHÁT BIỂU CỦA THẦY GIÁO PHAN KHẮC TUÂN, NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG QUỐC HỌC, TRONG LỄ KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 23/10/2016 .

Bài gửi  Admin Sat Mar 18, 2017 1:53 pm

PHÁT BIỂU CỦA THẦY GIÁO PHAN KHẮC TUÂN, NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG QUỐC HỌC, TRONG LỄ KỶ NIỆM 120 NĂM
NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 23/10/2016 .
( Lời của B. B . S . : Đây là nguyên văn bài phát biểu do Thầy Tuân gởi E- mail cho Hải , tất cả từ ngữ trong bài - từ tựa đề cho đến chính tả là của Thầy soạn ra hết . )
Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý,
Kính thưa các thầy cô giáo cũ và các thầy cô giáo đương nhiệm của trường Quốc học,
Kính thưa quý vị cựu học sinh Quốc học qua nhiều thế hệ,
Thân mến cùng các em học sinh Quốc học hôm nay.
Trong giai đoạn lịch sử từ 1945 đến 1975, tôi may mắn có 7 năm làm học trò và 15 năm làm thầy giáo ở trường Quốc học, hôm nay lại được vinh hạnh bày tỏ cảm nghĩ trong lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập trường mình.
Kính thưa quý vị,
Trường Quốc học đến nay đã tròn 120 tuổi, đã hai lần đổi họ thay tên, đã trải qua 3 giai đoạn lịch sử trong thời kỳ hiện đại. Nền giáo dục nước nhà trong các giai đoạn này đều có mục tiêu, tôn chỉ và triết lý giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, tôi thiển nghĩ, có một mục tiêu tiên khởi, chung nhất và xuyên suốt là mục tiêu dạy làm người.
Trên nền tảng được học làm người, sau khi hoàn tất việc học tập ở trường, người học trò đứng trước ngả rẽ cuộc đời, sẽ phải tìm con đường nào để lập thân, chọn công việc gì để lập nghiệp, thành công hay thất bại, hạnh phúc hay đắng cay, họ sẽ hành xử việc đời với cốt cách của một con người có học, một con người tử tế.
Bởi vì việc dạy làm người ở trường học đặt cơ sở trên tính thiện vốn có của con người nên trường học tự thân đã có tính thiện và môi trường giáo dục suy ra cũng tự thân là một môi trường thân thiện; ở đó sẽ nảy nở tình thầy, tình bạn, tình lớp, tình trường rồi ươm mầm cho tình yêu quê hương, đất nước.
Kính thưa quý vị,
Hôm nay tôi được trở về trường Quốc học với cương vị một thầy giáo cũ, một hiệu trưởng cũ nhưng chung quy tôi vẫn là một cựu học sinh Quốc học, một thành viên Quốc học, như một người con Quốc học trở về mái nhà xưa.
Tôi về đây để gặp gỡ các đồng nghiệp, đồng môn, lớp trước, người sau, kết nối với nhau bằng một chút tình Quốc học với niềm tự hào Quốc học ẩn náu lâu nay trong tâm khảm mỗi người.
Trong giờ phút hạnh ngộ đầy xúc cảm này, tôi xin được cùng quý vị dành một khoảnh khắc tịnh tâm để tưởng nhớ các thế hệ Thầy giáo và Học sinh Quốc học giờ đã khuất xa, đã từng trực tiếp hay gián tiếp dạy dỗ, dìu dắt chúng ta thành những người tử tế, thành những công dân lương thiện có ích cho đất nước và cho đời.
Xin trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.
Phan Khắc Tuân

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty NHỮNG CUỐN SÁCH TUỔI THƠ - Huỳnh Công Toàn

Bài gửi  Admin Sun Mar 19, 2017 9:01 pm

NHỮNG CUỐN SÁCH TUỔI THƠ
Huỳnh Công Toàn
Hồi xưa, xưa lắm, tôi là đứa bé mê đọc sách, sách gì tôi cũng đọc, kể cả sách …dạy nấu ăn, nhưng tôi mê nhất là đọc truyện. Tôi không bao giờ để mình được rảnh rang, hết chơi thả diều, đánh nhau, câu cá hay học bài là tôi cắm đầu vào truyện. Những cuốn truyện đến với tôi lúc còn rất nhỏ là… truyện Tàu.
Những năm học tiểu học tôi ở với ông bà Ngoại. Ông Ngoại tôi có một rương truyện tàu, ông ít đọc, có lẽ vì lúc đó ông Ngoại cũng đã già, ông chỉ thích đọc thơ và uống rượu một mình. Kho truyện nghiễm nhiên thuộc về tôi.
Kho truyện của tôi có hơn trăm cuốn, chữ rất mờ, in trên giấy rất xấu, nhiều cuốn đã quăn góc, bong gáy chắc là vì được đọc đi đọc lại nhiều lần. Hơn một trăm cuốn sách xếp thành chồng theo từng bộ truyện, có đánh số thứ tự đầy đủ. Xưa nhất có lẽ là truyện "Phong Thần". nhờ đọc truyện Phong Thần tôi mới biết câu “Phản Trụ đầu Châu” là bỏ "Nhà Trụ" để theo "Nhà Châu", trước kia tôi cứ tưởng người ta “chửi” nhau là “Phản chủ đầu trâu” tức là phản (ông) chủ, (đồ cái) đầu (giống như con) trâu.
Truyện thời nhà Tống chiếm nhiều nhất, có đến ba bộ, mà bộ nào cũng hơn 20 cuốn cả: “Dương Gia Tướng” “Ngũ Hổ Bình Tây” "Ngũ Hổ Bình Nam”. Ngũ Hổ Bình Tây kể chuyện nhà Tống mang quân đi xâm lược nước Liêu, đọc xong không thương Tống mà thương Liêu. Ngũ Hổ Bình Nam kể chuyện Nhà Tống đánh Nùng Trí Cao, sau này học lịch sử thời Nhà Lý cũng có nhắc đến sự việc này. Đọc gần hết rương sách, hay thật nhưng nó sặc mùi binh-đao-khói-lửa, đánh nhau hoài cũng chán. Tìm đến cuối rương sách mới thấy một bộ truyện nhẹ nhàng tình cảm một chút, đó là bộ “Tái Sanh Duyên”. Bà Ngoại tôi rất thích bộ truyện này, dù đã biết hết cốt truyện nhưng thỉnh thoảng bà vẫn bảo tôi lấy ra đọc cho bà nghe. Những buổi trưa hè, bà ngoại nằm trên chiếc sập, phe phẩy quạt, tôi ngồi cạnh, đọc “Tái Sanh Duyên” để bà nghe, những hình ảnh êm đềm đó cứ hiện trong tôi mỗi khi tôi về Huế vào bàn thờ thắp nhang cho ngoại.
Cậu út tôi là người nghiêm khắc, hồi nhỏ tôi rất sợ cậu. Nhưng cậu là người tốt nhất trên đời, mỗi tháng được lĩnh lương cậu đều cho tôi một ít tiền, cậu bảo để ăn sáng. Nhưng tôi chẳng dại dùng tiền đó để mua quà ăn sáng, tôi ăn ké thức ăn của bà Ngoại, khi không ké được thì tôi lục cơm nguội, ăn với nước cá kho hoặc xì dầu, tiền cậu cho tôi để dành mua truyện.
Tôi là khách hàng thường xuyên của nhà sách nhỏ xíu nằm trên đường Lê Lợi, gần chân cầu Tràng Tiền, nhìn sang hông trái khách sạn Morin, Huế. Đặc biệt của nhà sách này là khách đứng mua qua …cửa sổ. Nhà sách nằm bên trong hàng rào, chỉ mở cái cửa số khá lớn để khách đứng ngoài nhìn vào, chỉ cuốn sách nào thì ông chủ hoặc cô con gái khá xinh trạc tuổi tôi lấy cuốn đó ra, khách xem và nếu thích thì mua, không thích thì trả lại. Tháng nào nhận "lương" xong là tôi ra đó, khi thì “Bán nguyệt san Tuổi Hoa”, khi thì "Truyện Tuổi Hoa" hoặc các truyện khác. Hồi đó có cả Bán Nguyệt san Tuổi Hoa đóng thành bộ nữa, tháng nào mua không kịp thì cuối năm tìm lại để đọc.
Ngoài Bán nguyệt san Tuổi Hoa hàng tháng còn có Truyện Tuổi Hoa. Đó là những cuốn truyện vừa, nhỏ nhắn, chỉ nửa trang vở, bìa do họa sỹ Vi Vi vẻ thật đẹp: Truyện có ba loại: Hoa Đỏ như “Phiêu Bạc” của Nguyễn Trường Sơn, “Ngục Thất Giữa Rừng Già” của Minh Quân, “Bí Mật Dầu Lửa” của Nguyễn Hiến Lê..., Truyện Hoa Xanh như “Chú Thỏ Tinh Khôn” của Bửu Kế, “Chiếc Xe Thổ Mộ” của Bích Thủy, “Hoa Tầm Gởi”, “Chiếc Lá Thuộc Bài” (tôi đã khóc khi đọc truyện này) của Nguyễn Thái Hải. Truyện Hoa Tím như “Khúc Nam Ai”, “ Sắc Lá Xanh” của Kim Hài, “Hoa Cườm Thảo” của Thụy Ý…
Những truyện Tuổi Hoa ngày ấy đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều, tôi thích được phiêu lưu mạo hiểm như các nhân vật trong truyện Hoa Đỏ, tôi thích tình bạn nhẹ nhàng như trong truyện Hoa Xanh và tôi có những cảm xúc lạ lùng - giống như tình yêu - khi đọc truyện Hoa Tím.
Rồi những truyện của Nhật Tiến cũng đã thấm đẫm tâm hồn tôi, tôi cũng đã khóc khi đọc ‘Chim Hót Trong Lồng”, những câu văn như: "Phút đầu tiên ấn ngón tay trên phím đàn, con rưng rưng nghĩ rằng má không còn ở trên đời, không còn ngồi ở trên giường có ánh trăng chiếu vào sàn đá, để nghe con đánh đàn và hát cho má nghe như má hằng ao ước..." tôi thuộc đến bây giờ. Truyện "Chuyện Bé Phượng" hồi đó tôi đọc đến thuộc lòng.
Lớn hơn một chút tôi bắt đầu tiếp xúc với các tác phẩm văn học nước ngoài: Truyện “Con Nai Tơ” đưa tôi về những vùng quê hoang dã của nước Mỹ hơn một trăm năm về trước. Truyện “Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã”, “Tình Yêu Cuộc Sống” đưa tôi đi xa hơn, lên vùng Cực Bắc lạnh giá.
Những tác phẩm kinh điển, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần: “Những Người Khốn Khổ”; "Thằng Gù Nhà thờ Đức Bà Paris" ...của Victor Hugo; "Bá Tước Monte Cristo", tiểu thuyết phiêu lưu của Alexandre Dumas cha; hay "Anna Karenina" của Lev Tolstoy, tôi thích truyện này đến mức dùng tên một nhân vật hạnh phúc trong truyện để đặt tên thường gọi cho con gái đầu lòng.
Tôi cũng rất thích đọc truyện ngắn, những truyện ngắn của nhà văn Mỹ hay đến tuyệt vời: “Chiếc Lá Cuối Cùng”; “Quà Tặng Của Những Nhà Thông Thái”; “Viên Cảnh Sát Và Bài Thánh Ca” …của O' Henry. Các truyện ngắn của Puskin, nhà văn Nga, tôi cũng đọc đi đọc lại nhiều lần: “Con Đầm Pích”; “Phát Súng”; “Bão Tuyết”; “Ông Chủ Hiệu Đám Ma”; “Người Coi Trạm”; “Cô Tiểu Thư Nông Dân”. Tiểu thuyết “Người Con Gái Viên Đại Úy” cũng rất hay, để lại cho tôi nhiều ấn tượng.
Và còn nhiều nhiều nữa: Aimatop với “Cây Phong Non Trùm Khăn Đỏ”; “Mắt Lạc Đà”; "Người Thầy Đầu Tiên". Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne như "Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển”; “Vòng Quanh Thế Giới Trong 80 ngày”. Tiểu thuyết “Không Gia Đình” của Hector Malot nhà văn Pháp cũng thật hay và gần gũi với tuổi thơ tôi hồi ấy.
Còn nhiều nhiều nữa không thể kể hết được.
Có một điều rất vui là gần đây một số lớn các tác phẩm trên đều đã được tái bản, chất lượng in khá tốt, giá cũng khá “mềm”. Chúng ta có thể ngồi nhà đặt mua trên trang Web “Tiki”. Ngoài ra bạn cũng có thể đọc các truyện này ở trên các trang Web, nhưng như thế thì nhức mắt lắm.
Tiếc là cuộc đời ngắn quá, nhiều công việc quá, cơm - áo - gạo - tiền nên khó có thể đọc kỹ, đọc lại hết những tác phẩm mà mình yêu thích.
Ngày nay, số người thích đọc các tác phẩm văn học ít dần. Trẻ em thích đọc truyện tranh như Doreamon và những truyện tranh Nhật Bản khác. Người mới lớn thì thích chơi game và người lớn thì có các thú vui khác thực tế hơn nhiều như...nhậu chẳng hạn.
Tôi mơ một ngày nào đó mọi người đều thích đọc truyện, để ít ra tôi cũng được có bạn để đàm đạo về những suy nghĩ, những cảm xúc của mình về một tiểu thuyết, một truyện dài hay một truyện ngắn nào đó chứ.
Ôi! Tìm tri kỷ khó lắm thay./.
HCT

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty VỀ ĐẮC SAN ' QUỐC HỌC MẾN YÊU "

Bài gửi  Admin Mon Mar 20, 2017 6:59 am

VỀ ĐẶC SAN " QUỐC HỌC MẾN YÊU "
Hao Hoang - Hao Hoang :
Chào mừng "Quốc Học Mến Yêu "
Đặc san chứa đựng rất nhiều tình thân
Thầy Cô xa bỗng hoá gần
Ảnh hình , bút tích ân cần gửi trao
Bao nhiêu tâm sự dạt dào
Sẽ thành kỷ vật ghi vào nghìn năm...
Bạn bè cũ ngỡ biệt tăm
Qua trang sách vẫn đăm đăm nhớ về
Đường đời muôn dặm sơn khê
Nghĩa bằng hữu mãi tràn trề trong tim
Mọi âm thanh sẽ lắng chìm
Sau ồn ã sẽ lặng im sớm chiều
Còn đây "Quốc Học Mến Yêu " !
THẦY PHAN THUẬN AN NHẬN XÉT :
Vài cảm nhận sau khi đọc
" Quốc Học mến yêu "
Những người thực hiện " Quốc Học mến yêu " chỉ là
một nhóm rất ít những cựu học sinh Quốc Học ,
nhưng các em đã làm ra được một tập sách có giá
trị . Cũng có thể xem đây là một tập san hay là
một đặc san rất đáng đọc đối với mọi thế hệ thầy
trò của trường chúng ta .
Về hình thức , đây là một tập sách tương đối dày
dặn và bề thế hơn 360 trang giấy tốt và 4 trang
bìa màu . Cầm lên đọc cũng khá nặng tay . Sách được
trình bày trang nhã và bắt mắt , như nhóm thực hiện
không phải là nghiệp dư .
Về nội dung , tập sách phong phú đến bất ngờ . Nó
chứa đựng nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật : văn
chương , thơ phú , hội họa , nhiếp ảnh , âm nhạc ,
thể thao... Nhưng, cái mà tập sách chứa đựng nhiều nhất
là đầy ắp tình bạn bè và tình thầy trò . Tình thầy , nghĩa
bạn không những của bao năm ở dưới mái trường , mà
quí báu hơn nữa , vẫn gìn giữ cho đến hôm nay và
chắc hẳn sẽ đến mai sau . Tập sách này thể hiện sự
hằng tâm hằng sản của cả nhóm các em , nhưng không thể
không ghi nhận tài lực và tâm huyết của hai con chim đầu
đàn là Lê Khắc Huệ Đức và Trương Văn Hải .
Đọc " Quốc Học mến yêu ", chúng ta càng " yêu mến
Quốc Học " nhiều hơn nữa .
Huế , ngày 02 - 10 - 2016 .
PHAN THUẬN AN
Giới thiệu Đặc san Quốc Học Mến Yêu
Tran Cong Tin
Sau hơn 6 tháng biên tập ,thu thập tài liệu,đưa lên mạng xin ý kiến,hôm nay Đặc san Quốc Học Mến Yêu hình thành để kỉ niệm 120 năm thành lập trường.
Sách dày 360 trang,khổ lớn,giấy trắng ,in ấn công phu ,rất nhiều hình ảnh .Sách chỉ in 200 cuốn để tặng không bán.
Sách gồm 2 phần :
-Phần đầu gồm các bài viết của quí thầy cô từ các bậc Tiền bối như linh mục Nguyễn Văn Thích,thầy Châu Trọng Ngô,thầy Nguyên Phú Phụng ,cô Tôn Nữ Diệu Trang,thầy Phan Khắc Tuân …đến những vị lớp sau như Phan Văn Chạy ,Thân Trọng Sơn,….kèm theo nhiều ảnh nhiều bút tích của quí vị
-Phần hai gồm các bài viết của các học trò và các thân hữu.
Đặc san không phải là một tác phẩm nghiên cứu,cũng không phải là một tác phẩm văn chương mà đơn giản chỉ là một nơi để thầy trò quây quần bên nhau thân mật thủ thỉ những kỉ niệm từ nửa thế kỷ trước , để thấy mình hồn nhiên trẻ lại như hồi thanh xuân . Điểm đặc sắc của tập sách là ở đó.
Bởi thế đối với những ai nặng tình thầy trò,quí mến bằng hữu thì sẽ vô cùng thích thú,nâng niu trân trọng những trang giấy chất chứa nghĩa tình.Còn những kẻ mục hạ vô nhân ,quên nghĩa sư đệ,xua đuổi cố nhân(nay bị sa cơ lỡ vận ) vênh váo dương dương tự đắc thì cảm thấy hết sức nhàm chán vô vị khi cầm tác phẩm. Đặc san này không giành cho họ .
Đây là công trình của nhóm QH 67-74 khởi xướng từ năm 2012 nhờ tấm lòng hào hiệp trọng nghĩa khinh tài của anh Lê Khắc Huệ Đúc ,việt kiều Úc và nhóm anh Trương Văn Hải ở Huế. Nhóm đã thực hiện nhiều công việc vô cùng ý nghĩa,thân thương và cũng mất nhiều công sức.Nhóm đã liên hệ,trực tiếp thăm viếng tất cả giáo sư khắp nước và quay phim ,xin lưu bút, ,bên cạnh đó còn kết nối với các bạn đông khóa .Nhóm lập ra 1 forum với nhiều hình ảnh,bài viết rất dồi dào phong phú.
Ngoài ra nhóm cũng đã thực hiện nhiều việc nặng nghĩa tình: thăm viếng thầy cô ,bằng hữu ốm đau ,tiễn đưa phúng điều các vị qua đời, giúp đỡ những bằng hữu gặp khó khăn …Thật đáng ngưỡng mộ và khâm phục nhất là ở thời buổi hôm nay .
Xin thành thật biểu dương
Tran Cong Tin
QH 60-63

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty ĐIẾU VĂN Trương Văn Hải Đọc trước linh sàng của các bạn đồng môn Nguyễn Đức Hòa và Lê Bình

Bài gửi  Admin Tue Mar 21, 2017 2:08 pm

ĐIẾU VĂN
Trương Văn Hải
Đọc trước linh sàng của các bạn
đồng môn Nguyễn Đức Hòa và Lê Bình
TỬ QUY
( Điếu văn cho người bạn vừa nằm xuống sáng nay )
Lê Bình hỡi , đồng môn thân thiết
Trước linh sàng , vĩnh biệt nhau đây
Anh em tề tựu đủ đầy
Đưa người về chốn chân mây cuối trời
Nhớ Quốc Học ngày xưa phơi phới
Thời học sinh tuổi mới mười hai
Dáng hình tươi tốt đẹp trai
Kính thầy , mến bạn miệt mài sử kinh
Gặp phải lúc chiến chinh lửa đạn
Đành chia tay bè bạn nửa đường
Xa rời lớp học thân thương
Lạnh lùng giữa chốn sa trường xông pha
Tàn cuộc chiến quê nhà trở lại
May mắn thay chẳng phải thương vong
Mẹ cha ngày ngóng đêm trông
Con về mạnh khỏe đẹp lòng song thân
Bỏ súng đạn góp phần xây dựng
Sức nam nhi chân cứng đá mềm
Gặp vợ hiền trọn mối duyên
Sinh con đẻ cái chung thuyền lo toan
Bốn mươi năm vẹn toàn tình nghĩa
Đến hôm nay dâu rể đàng hoàng
Cháu nội ngoại sắp cả hàng
Ôông ôông , mệ mệ gọi vang suốt ngày
Dẫu còn phải chân tay vất vả
Cũng có khi nhàn hạ ung dung
Đồng môn một cuộc trùng phùng
Thăm thầy , viếng bạn việc chung chẳng nề
Đón Huệ Đức quay về từ Úc
Trước hiên này chen chúc kề vai
Gần xa câu chuyện ngắn dài
Bạn hiền trọng nghĩa khinh tài giúp cho
Khi đổ bệnh chăm lo nhiều lượt
Góp thêm phần thang thuốc , uống ăn
Vừa rồi bữa tiệc cuối năm
Không quên bạn ốm ân cần quà trao
Tình Quốc Học dạt dào như thế
Nghĩa đồng môn đâu kể thân sơ
Rất thủy chung chẳng phai mờ
Bạn đi xin gởi vần thơ biệt hành
Chúc anh linh vãng sang cực lạc
Hồn tiêu diêu bát ngát trùng khơi
Chúng tôi cùng niệm một lời
Đưa anh về chốn thảnh thơi vĩnh hằng
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
21/ 01 / 2017
KHÓC BẠN
NGUYỄN ĐỨC HOÀ ! NGUYỄN ĐỨC HOÀ !
Sáu mươi hai tuổi không qua được rồi
Ô hô ! Bỏ dỡ cuộc chơi
Mấy năm bè bạn không rời tay nhau
Tình Quốc Học chẳng phai màu
Nắng mưa hội ngộ trắng phau mái đầu
Đời tuy ngắn nghĩa còn sâu
Sao mà vội vã nói câu chia lìa
Nhớ khi câu hát sẻ chia
Nào là " Hạ trắng " đầm đìa " Diễm xưa "
Bao nhiêu kỷ niệm sớm trưa
Sân trường thơ ấu bóng dừa quê hương
Càng nhắc lại càng cảm thương
Mấy mươi năm ấy đoạn trường xót xa
Duyên tình còn đó thiết tha
Con thơ , vợ dại sao mà nỡ đi
Đã đành sanh ký tử quy
Hôm nay vĩnh biệt chia ly ngỡ ngàng
Thôi thì mây trắng hạc vàng
Đưa người về cõi niết bàn xa xôi
Bạn bè xin tiễn mấy lời
Chứa chan dòng lệ tuôn rơi đôi dòng
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
29/6/2016

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty MẮM RUỐC

Bài gửi  Admin Tue Mar 21, 2017 2:11 pm

YÊU EM THÌ YÊU MẮM RUỐC NGHE ANH
By Trần Hồng Tâm
Anh nì ,thương em đừng chê mắm ruốc
Vì em là con gái Huế mà anh
Ruốc Mạ Cha nêm nếm vị hương lành
Nuôi khôn lớn đời em từ thuở nhỏ

Một đọi canh ngon mà không có nó
Người Huế em nuốt mãi chẳng trôi mô
Nồi cá ,thịt kho cái chi cũng đổ
Chút ruốc vào mới đậm vị đó anh

Lỡ yêu em thì anh phải chân thành
Yêu cả ruốc như tình em đó hỉ
Đừng đắn đo cũng đừng chi suy nghĩ
Chê em là dân mắm ruốc nghe anh

Không có ruốc mắt em mô lóng lánh
Để anh nhìn yêu gái Huế mê say
Tiếng dạ thưa mô có ngọt từng ngày
Cho anh nhớ ngẫn ngơ lần gặp gỡ

Thôi yêu em thì xin anh hãy nhớ
Yêu thêm mùi của mắm ruốc nghe anh
Vì ruốc em hòa quyện vị hương tình
Cho hai đứa suốt đời thêm ngon ngọt,anh hí...
Trần Hồng Tâm,14-03-2017

HUẾ và MẮM RUỐC
HOÀNG UY DI
Cảm đề bài thơ "Yêu Em thì Yêu mắm ruốc nghe Anh "
cuả Thi Sĩ Trần Hồng Tâm ,VN

Tui người Huế mà không ăn mắm ruốc ,
Bởi vì Tui bị dị ứng nặng Em nờ .
Hể ruốc vô là Tui gãi phát khờ .
Tui không biết mần răng ăn mắm ruốc .

Không phải ruốc thôi mà là con nuốc .
Tui rất ưa nhưng không dám dụng vào .
Hể ăn vô thì bụng cứ cồn cào ,
Da thịt nổi mề đay coi ớn rứa .

Không chỉ ruốc thôi còn nhiều mắm nữa ,
Nào mắm nêm , mắm tôm chua , mắm cà .
Tất cả mắm nói chung cũng chỉ là .
Không dám đụng nhưng Tui rất thích chúng .

Tui thích nhứt kẹp vả tươi , rau húng ,
Quẹt vô thêm một chút ruốc cay cay ,
Và với cơm là ăn hết ý ngay ,
Chừ nói tới Tui nghe thèm chi lạ .

Thực sự ra mắm làm từ Tôm , Cá ,
Tại răng tôm không chịu cá chẵng dùng .
Suy nghĩ đi , nghĩ lại thấy muốn khùng ,
Khôn hiểu nỗi con người Tui răng nớ .

Những món Huế Tui ăn không được nữa .
Như Bún Bò cay xé ,ruốc thơm ngon .
Hến xào lên xúc bánh tráng nướng dòn ,
Hương vị ấy suốt đời Tui không có .

Thấy chưa Em ! Tui là dân Huế đó ,
Không phải vì mất gốc Huế răng mô .
Mà vì Tui bị dị ứng quá trời ,
Tui muốn chết mà khôn răng chết được .

Tứ khoái ở đời thì Tui đây mất tuốt ,
Mà ĂN nằm trong tứ khoái đứng đầu .
Bởi thế cho nên Tui mới thấy rầu ,
Ăn với uống đã chìm vào dĩ-vãng .

Sống như ri Tui thật là ngao-ngán ,
Cái nợ đời sao Tui trả cho xong .
Để kiếp sau Tui trở lại quyết lòng ,
Ăn đầy đủ các món ăn xứ Huế .
Hoàng-Uy-Di
Dallas 15032017

Mắm ruốc Huế.
ĐẶNG VĂN TRAI

Thật tình tui cũng thích ăn mắm ruốc.
Ngày mới về phải cuốc đất trồng khoai.
Không có nó cũng cảm thấy lạc loài.
Nêm một chút canh khoai lang rất tuyệt.
******
Bún bò Huế không ruốc như khiếm khuyết.
Dù ở Nam vẫn quyết tìm cho ra.
Ngửi thấy mùi khi chỉ đi ngang qua.
Vì như thế trong nhà luôn phải có.
*****
Các con bảo mùi nầy nghe rất khó.
Khi mà mẹ xào nó với thịt xay.
Phải hít thở trong suốt cả một ngày.
Ôi! Chẳng biết sao đây hởi các bác.
*****
Riêng mình tôi dân gốc Huế có khác.
Mắm ruốc,tôm chua , chuối chát với vả tươi.
Ăn liên tục quanh năm chẳng thấy lười.
Và vì thế tôi rất yêu xứ Huế..
SG 16/3/17 TRAI ĐẶNG

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty VỀ HUẾ ĐI EM - THANH NGUYỄN

Bài gửi  Admin Tue Mar 21, 2017 2:15 pm

Về Huế Đi Em
Thanh Nguyễn

Về Huế đi em
Hỏi em Huế có tội tình chi
Mà em giận em hờn dữ rứa
Vẫn mưa Trường Tiền, vẫn trăng Vỹ Dạ
Chơ răng em bỏ Huế không về
Về Huế đi em
Cơn mưa ngày qua tan rồi
Nắng lại hồng Bến Ngự
Con đò tròng trành
Bến Tòa Khâm
Về Huế đi em
Sóng vỗ mái chèo Đập Đá
Em vội qua Đông Ba cho kịp bữa chợ chiều
Gia Hội hoàng hôn vừa bủa
Về Bãi Dâu qua mấy nhịp cầu
Về Huế đi em
Bến Kim Long mô xa
Linh Mụ tiếng chuông còn vọng
Em qua Nguyệt Biều đò ngang còn đợi
Vị ngọt thanh trà thơm môi ai
Về Huế đi em
Có khi mô em hỏi
Anh răng rồi còn đợi người thương
Về Huế đi em lần từng cung bậc cổ
Hoàng Thành lặng thinh phủ trắng sương
Về Huế đi em
Dốc Nam Giao mô cao
Để em chới với hài sen gót ngọc
Cho ta dìu em lên Thiên An nghe thông khóc
Núi Ngự Bình có còn méo còn tròn
Về Huế đi em
Tiếng còi tàu còn đó
Ta chạy theo bàn tay khuất trong đêm
Nỗi niềm chi cho mưa buồn giăng đổ
Cho sông An Cựu trong đục một dòng
Về Huế đi em
Em không về ta nhớ
Tiếng ru ầu ơ trên con nước sông Hương
Về Huế đi em
Câu Nam Ai da diết gọi
Cho người thương về với người thương
Cho bõ khát khao ngày tao ngộ
Về Huế đi em
Câu Nam Bằng còn đợi gót chân em.

Thanh Nguyễn

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty Hai bài thơ được giải của ban báo chí ( năm học 1972 - 1973 ) Hai tác giả Lê Thạch Hãn và Nguyễn Cửu Chí đều học lớp 11C ( Quốc Học , Khóa 67 - 74 )

Bài gửi  Admin Tue Mar 21, 2017 2:17 pm

Hai bài thơ được giải của ban báo chí ( năm học 1972 - 1973 ) Hai tác giả Lê Thạch Hãn và Nguyễn Cửu Chí đều học lớp 11C ( Quốc Học , Khóa 67 - 74 )
BÀI MÙA THU
Lê Thạch Hãn

Có còn gì trơ vơ từng dáng bước
Xám cả lòng tôi những mưa sương
Chiều nay về thấy mình xa lạ
Tiếng thở dài loài di điểu kêu thương

Ôi tất cả như lên màu xưa cũ
Bạn bè dăm ba đứa phương trời
Có nhớ nhau qua từng đốm lửa
Cũng xin từng điếu thuốc tàn hơi

Nghe cây lá gục đầu rung tiếng gió
Tháng ngày buồn hơn tất cả chia ly
Con đường đó tôi còn qua muôn thuở
Mà lá vàng tan tác rụng dày kia

Xin nhớ em như một lần quay mặt
Như một lần tôi đổ vỡ ngày xưa
Để bây giờ gót màn lê hiu hắt
Chợt nhìn mình trong một thoáng bơ vơ

Tôi còn lại một hồn sâu đã rã
Chiều nay về đứng lạc giữa mưa thu
Có lẽ suốt đời thành xa lạ
Nên một mình đốt khói thở hư vô ...
LÊ THẠCH HÃN
11C

TÌM XƯA
Nguyễn Cửu Chí

ta tìm lại nẻo đường con
lối xưa kỷ niệm héo hon buồn buồn
ta tìm lại sáng mù sương
thời thơ ấu đó đến trường chừ xa
âm thầm tìm dấu cỏ hoa
gót chim non đã hóa ra mù mờ
thôi rồi đánh mất tuổi khờ
ta tìm chốn cũ ngẩn ngơ nỗi tình ...

NGUYỄN CỬU CHÍ
11C

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty Quốc Học - Đồng Khánh - ĐINH XUÂN DŨNG

Bài gửi  Admin Tue Mar 21, 2017 2:19 pm

Quốc Học Đồng Khánh .
ĐINH XUÂN DŨNG

Họp mặt hai trường những lúc ni,
Trong ngoài bát thập tiếu hi hi.
Mừng vui gặp lại thấy còn khoẻ,
Mi nói tau cười nhắc nhớ chi ?
Tám bó trong ngoài tuổi chuyển mau,
Năm qua nhớ lại buổi xuân thì.
Cháu con trải khắp năm châu lục,
Vang bóng trường xưa , tổ quốc ghi .
Quãng Thuận
ĐXD ( Quốc Học 1950-1958)
San Jose 3/15/2017.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty MẠ TUI - Nguyễn Viết Kế

Bài gửi  Admin Tue Mar 21, 2017 2:22 pm

MẠ TUI
Bài viết của anh Nguyễn Viết Kế ( Nguyễn Viết An Hòa )
Xin lỗi làng Facebook, viết về Mạ nhiều cũng chướng, có khi gợi buồn thương xa xót cho những thân hữu có mẹ hiền đã vắng bóng .Nhưng tui có biết bao nỗi niềm chất chứa trong lòng về người Mạ già trên 100 tuổi hơn 70 năm gánh gồng chợ búa, chân lấm tay bùn nuôi con cháu chắt trưởng thành, nên không viết ra chia sẻ không được. Mong chư vị hoan hỷ thứ tha.
Mới đây có người bạn hỏi đùa tôi đã ôm mạ được mấy lần trong suốt ngần ấy năm? Tôi cười, ngày xưa thì nhiều lắm, lớn lên thì ít dần. Khi thành ôn nội, ôn ngoại thì rất ít. Phần thì "kỳ dị", ốt dột, phần thì không nên giành các con cháu để ôm Mạ. Song mỗi lần Mạ làm nũng thì tui phải ôm và hay sờ " bụ" lép kep trêu Mạ. Mạ nói, nhờ cái bụ ni mà đã nuôi lớn 9 đứa bây, 8 con gái với 1 thằng " hũ mắm treo đầu giàng" là mi đó.
Tui là đứa con cầu tự hiếm muộn. Chú Mạ tui đẻ một lèo 6 chị gái, nghỉ 4 năm lấy sức và đẻ đứa thứ 7 thì được con trai. Tui lọt lòng trong niềm vui khôn tả của gia đình. Để cho chắc ăn, sau 3 tháng bú mớm, Chú Mạ đem "bán", gởi tui cho một bà già hàng xóm làm nghề ăn xin nuôi. Rứa là từ đó bà già ấy hằng ngày đã bồng tôi ra chợ An Hòa, Tây Lộc, Cầu Kho v.v.. để xin ăn. Mạ tui bán hàng rong ngồi gần đó, trông cậu quý tử "lăn lê bò toài" bên cái nón mà gạt nước mắt.( Sau này một phần các em học sinh Pleiku tưởng tui là người dân tộc chắc cũng vì nước da dang nắng "đậm đà" của tui )..
Lại xin lỗi làng Phây. Chiều nay đang cảm hứng tự sướng viết MẠ TUI, nhưng phải ngưng vì nhà trên Mạ gọi Kế ơi, mô rồi, lên cho mạ nhờ một chút. Tui phải bỏ dở trang viết chạy lên. Mạ nhờ chi? Mạ nói: Buồn quá, Con ngồi đây, nói chuyện với mạ cho vui. Mạ vỗ vỗ tay trên giường chỉ chỗ. Tôi đành ngồi cạnh mép giường "tiếp chuyện" mà lòng không yên vì "MT". Tui hỏi răng mà Mạ buồn? - Buồn vì sinh 8,9 đứa con mà chừ hắn bỏ đi mô hết. Có ai ngồi với tau đây. Buồn quá! -Thì con đang ngồi đây nì. Còn mấy chị, mấy O lấy chồng ở riêng hết rồi, ban ngày phải chạy quanh kiếm gạo chớ, đến tối mới ra nằm với Mạ thôi.- Buồn quá, răng mà khổ ri trời! - A, mạ nói lạ chưa tề. Mấy chị mấy O còn lo nuôi con, nuôi cháu nữa, có ai rảnh mà ra ngồi với mạ được. Mạ mà còn kêu buồn, kêu khổ là con đi luôn a. Nói xong tui dợm đứng dậy như định đi.. Mạ liền kêu: Thì mạ nói rứa thôi chớ có nói chi mô mà bỏ đi. Tôi ngồi xuống dỗ dành: Mạ nì, mạ có mong cho con cháu sướng khôn? Con cũng phải chạy ngược xuôi cả ngày để kiếm thêm năm đồng ba trự nuôi mạ, nuôi vợ đau ốm. Vợ chồng thằng Bi cũng rứa, mấy chị mấy O cũng rứa. Có ai ngồi được cả ngày, cả đêm với mạ mô. Với lại, ngày xưa mạ khôn "bán" con cho bà ăn xin thì biết mô bây chừ không có con trai, không có cháu nội, chắt nội nỗi dõi tông đường, lấy ai mà cận kề chăm sóc cho mạ.. Mạ hết kêu buồn, kêu khổ chưa?
Mạ nghe tui thuyết một hồi, mắt lim dim chập chờn ngủ...
... Trở lại chuyện cũ. Sau 6 tháng "bán" tui cho bà hàng xóm ăn xin (năm 1952), dù cả ngày phơi nắng phơi sương "dọc đường gió bụi" như rứa, nhưng chắc cơ địa tốt nên tui không có bị đau ốm gì nặng. Tuy rứa nhưng chắc Mạ tui không thể chịu nỗi cảnh vừa buôn bán vừa canh chừng tôi lê la, lê lết bốc đất, bốc cứt gà bỏ miệng. Chú Mạ tui đã quyết định chuộc tui về và đem lên chùa cúng 6 tháng với tên gọi móc nôi là cu KẾ ĐEN.(chắc thầy đặt tên theo nước da - Cái tên ni vận vào tên HS đặt cho tui trên Pleiku là Ksor Kế oldman).
Năm đó Mạ tui dù mới 40 tuổi nhưng khá ít sữa. Tui rất háu bú. Mạ kể rằng bú không đủ, không đã là tui khóc thét ỏm tỏi, không dỗ được phải đét vô mông thật đau mới nín. Có lúc bí quá Mạ phải mem cơm nhét vô miệng mới hết khóc.Tui là "hũ mắm treo..." nên được cả nhà cưng chìu. Ngoài Mạ tui, các chị lúc ấy chưa lấy chồng đều trở thành bảo mẫu của tui. Khi mô trái nắng trở trời, cả Mạ tui và các chị đều lo cuống cuồng, mất ngủ chăm sóc cậu quý tử. Lớn lên trong tình yêu thương chìu chuộng như rứa cho nên tui có lúc đã bị hư, làm khổ Mạ tui lắm..
Đêm trăng rằm Vu Lan không được sáng lắm, có lẽ bầu trời Huế đang chịu ảnh hưởng cơn bão số 3. Nhìn ánh trăng qua cửa sổ lóa lóa trong mây mà tui nghĩ xa xôi về Mạ.. Là đứa con trai độc nhất trong gia đình 8 chị em được mọi người cưng chìu, tui có lúc sinh hư dù không "hỏng".
Thuở sơ học, tiểu học, tui ham chơi đánh bi đánh đáo, đánh căn cù, đánh nắp ken và thỉnh thoảng đánh bậy sứt đầu mẻ trán, cùng lũ trẻ trong xóm ăn trộm ổi, trôm mía..làm khổ Mạ. Dạy sơ học trường làng là Thầy Bộ Thi có tiếng rất nghiêm và dữ lắm. Mỗi lần tui lười học không thuộc bài hay phạm lỗi, thầy cứ bắt tui nằm dài, quất một số roi vô mông rồi bôi, xoa nước mắm rát không chịu nỗi. Mạ vừa sụt sịt vừa nói: Đáng kiếp, người ta 5,10 (con trai) mà tốt, mình 1 mà đui! Tui nghe mà thẹn, uất, tức cả mẹ và thầy. Hờn lẫy mấy ngày không chịu ăn cơm (công khai). Mạ rất buồn và xuống giọng dỗ dành thật tội nghiệp. Sau nầy nghĩ lại lỗi là do mình cả. Thương cho roi cho vọt mà. Nhờ rứa mà cố gắng học, nên thân.
Thời học trường trung học Hàm Nghi Huế (1963-1970), tui không ham chơi nữa mà lại hoang nghịch. Mạ hay khuyên con phải cố gắng học để thi vô sư phạm day tiểu học cũng được. Miễn răng thoát khỏi nghề làm ruộng cực khổ, hè nghỉ dạy mà vẫn có lương là tốt rồi. Thương Chú Mạ tảo tần nuôi con ăn học nhưng lời khuyên tui vẫn để ngoài tai. Có một lần "cúp cua" bỏ giờ học đi chơi bị thầy Tổng giám thị bắt được. Ba đứa đứng hàng ngang trình diện trước mặt thầy. Thầy nhìn đứa thứ nhất và hỏi: Tại sao con bỏ học? Đứa thứ hai trả lời: Thưa thầy con...đau bụng ạ. Thầy quát: Tôi chưa hỏi anh! Tui ( đứa thứ 3) nhanh nhẩu đáp: Thưa, dạ con chưa nói chi cả ạ. Thầy đang ngớ người thì ba đứa chúng tôi ù chạy lẹt mất. Sau đó Mạ tui bị mời vô trường để nghe thầy quở trách, răn đe. Một lần khác, tui bị mấy đứa xúi dại, bỏ con chuột vô hộc bàn cô giáo. Kết quả sau tiếng hét của cô là tui bị đuổi học 3 ngày.. Mạ lại khổ vì tui. Nhìn nét buồn sầu não hoặc cặp mắt ngấn lệ của Mạ, tui vô cùng ân hận, dằn vặt, trách mình và tự hứa sẽ không làm Mạ đau khổ thêm nữa.
Cuộc đời mỗi người đều có những khúc quanh số phận. Thời sinh viên là thời đẹp đẽ, đau khổ của tui và làm khổ Mạ tui nhiều nhất. Tốt nghiệp Tú Tài phần II ban B (Toán) năm 1970, nhưng tui lại thi trượt ĐHSP năm đầu và ghi danh học ĐH Văn khoa. Năm sau tui đậu vô ban Việt Hán ĐHSP. Tui vốn có "máu" sinh hoạt, hoạt động xã hội nên ra tranh cử và đắc cử vào Ban Đại Diện SVSP Huế hai khóa năm 1972,1974. Năm 72 lúc "Mùa hè đỏ lửa" có đêm họp Ban Đại Diện SVSP về sau giờ giới nghiêm, bị Cảnh sát đồn Đông Ba bắt nhốt 1 ngày đêm, báo hại Mạ nghe bị Cảnh sát bắt là mất hồn mất vía. Năm 1974 khi ra tranh cử BĐD tui phải mượn tiền của mẹ người yêu ( Nàng tên là NTB, nữ sinh Đồng Khánh) để làm chi phí và tổ chức Đêm Sư Phạm hằng năm vào dịp Tết. Hứa là khi nhận được tiền học bổng của SV sẽ hoàn trả. Ai ngờ, sau ngày 26.3.1975, Huế được GP và trường ĐHSP, học bổng của SVSP cũng được GP luôn! Thế là BĐD và cá nhân tôi (đương chức chủ tich BĐD) trở thành con nợ của Người yêu tui và của chị Giang (ký sổ cà phê Tổng Hội gần nửa năm). Tui ở lại Huế chịu trận, còn 4 anh chị em trong BĐD.SVSP lưu lạc mỗi người mỗi nơi.( Mấy eng chị BĐD ơi, có hiểu cho lòng tui).
Tui lấy hết can đảm về thưa chuyện với Mạ, còn bao nhiêu lúa trên tra (nơi đựng lúa của nhà quê) Mạ cho con bán để trả nợ, Người ta chưa đòi nhưng trước sau mình cũng phải trả thôi. Tui kể luôn chuyện nợ tình, nợ tiền của tui với cô nữ sinh ấy cho Mạ nghe. Có chỗ Mạ hiểu, có chỗ chưa, nhưng biết bao đêm lúc thì nhìn lên tra, lúc thì mắt nhắm, mắt mở thở dài thườn thượt. Nước mắt Mạ, người đàn bà 63 tuổi, có thằng quý tử, ràn rụa. Làm cái Ban Đại Diện chi cho khổ cả nhà rứa con ơi...Trời ơi là trời, trời không có mắt.
Bán gần hết tra lúa, còn một ít để ăn, tui nhớ được chừng gần một cây vàng, đủ trả 5 chỉ cho em và thanh toán tiền cho chị Giang (vong hồn chị chứng giám). Em và tôi cũng chia tay từ độ ấy ( nghe mô em đã cùng chồng sang Mỹ diện HO).
Thưa Mạ kính yêu. Con đã làm Mạ đau khổ, làm Chú đi xa sớm, ắt một phần lớn cũng vì chuyện ấy. Đêm nay rằm Vu Lan, con xin "báo hiếu" bằng việc chuyện 41 năm bây giờ mới kể...

MẠ CŨNG DU XUÂN

Trưa mồng một Tết, lần lượt trước sau có chừng 40 con cháu chắt chiu đến mừng tuổi Mạ. Dù trí nhớ suy giảm khả nhiều nhưng Mạ vẫn không thể nào quên tủm tỉm móm mém cười ngả tay đón nhận những bì lì xì của con cháu mừng Mạ thêm một tuổi trời...
Một tuần Tết đã qua. Người đến chúc Tết thưa dần. Mạ bỗng nhớ nhà ngoại, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đầy ắp kỷ niệm thời con gái. Mạ như nói trong mơ màng với tui: "Con cho Mạ vô nhà thăm ngoại. Con dắt Mạ đi xuống xóm đường đất, tới cống trâu mẹp, rồi rẹ qua cái hói, qua cầu leo là tới thôi...Mau, dắt cho Mạ đi con...
Trí nhớ của Mạ về nhà ngoại hoàn toàn đúng nhưng mấy chị em tui không thể chiều theo ý Mạ được. Ban đầu thì Mạ năn nỉ nhưng càng về sau thì càng quyết liệt. Mạ bảo không dắt thì Mạ tự đi. Nói là làm, bình thường có khi phải đỡ Mạ ngồi dậy nhưng hôm nay Mạ tự trụt xuống giường rồi chập chững bước ra viên, ra sân. Chúng tôi không dám ngăn cản vả nhân đây cũng muốn "kiểm tra" sức khỏe Mạ thế nào nên chỉ đi theo sau lưng sẵn sàng đỡ Mạ khi cần thiết.
Ra khỏi cửa ngõ, hai chân Mạ đã mỏi, đau. Không thể bước nỗi nữa, muốn khuỵu xuống. Tui bảo con trai vô lấy xe gắn máy để chở Mạ đi. Tui đã tính cho Mạ ngồi trước, tay và chân kẹp Mạ lại, chạy thật chậm chở Mạ đi quanh xóm thăm bà con thôi. Con trai đi sau giữ xe cho thăng bằng là được.
Mạ tỏ ra khá vui khi ngồi trên xe Honda đến thăm nhà láng giềng và vài nhà con cháu trong xóm. Sau đó chở Mạ về. Nhưng Mạ không chịu và nói: " Mi đi chi chi mô. Chưa vô nhà ngoại nơi". Tui hơi hoảng vì không nghĩ trí nhớ của Mạ còn mẫn tiệp thế nên đành phải gọi nhờ xe của đứa cháu ngoại đến chở cho Mạ du xuân...
Không đi theo những con đường làng mà đi trên mấy con đường phố, nhìn cảnh sắc, nhà cửa đổi thay mới lạ sau nhiều năm không biết, Mạ luôn miệng chắc lưỡi tỏ vẻ ngạc nhiên đến tội nghiệp.Mạ không thể biết rằng đang "đô thị hóa", "xây dựng nông thôn mới" thì còn mô "cống trâu mẹp". "lũy tre làng". con hói, ao làng nữa..
Xe vô tới nhà ngoại. Con cháu ùa ra, đứa dắt tay,đứa xốc nách dẫn bà cố vô nhà. Mạ đứng khựng lại nhìn lẩm bẩm: " Chao, nhà cửa mô mà to, nhà ai làm nhiều ri?". Trong đầu Mạ đã qua hơn thế kỷ, chắc mảnh vườn xưa của ông bà tổ tiên với những vồng cải giồng, cây cau, dây trầu, cây khế, cây ổi, giếng nước.. đang hiện về

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty KHUNG TRỜI TUỔI DẠI - Trần Khiêm ( quá cố ) 11 A 2 ( 1972- 1973 )

Bài gửi  Admin Fri Mar 24, 2017 9:59 am

KHUNG TRỜI TUỔI DẠI
by Trần Khiêm ( quá cố ) 11 A 2 ( 1972- 1973 )
Source : Đặc San Xuân Quý Sửu 1973
Bước qua khỏi tảng đá, tôi nhìn xuống chân đồi, những dãy nhà định cư san sát nhau, xa kia là cánh đồng ruộng mênh mông, tôi quay sang bảo Hạnh:
-Kìa! Hạnh nhìn xem xứ Huế mình phong cảnh nên thơ và hùng vĩ quá nhỉ, Hạnh hướng mắt theo cánh tay chỉ của tôi rồi gật đầu:
-Tuyệt nhất rồi, Huế có tiếng là đẹp và thơ mộng kia mà. Lan em gái Hạnh và cô bạn tên Liên đang tranh nhau tìm những bông hoa nào đẹp nhất, tôi nhìn sang thấy lan nhắt những nhánh bông trang vàng thật xinh còn Liên thì tìm những bông hoa sim tím. Thấy hai em đang mãi mê tìm hoa mà quên cả tôi và Hạnh, tôi gọi sang :
-Liên, Lan ơi ! nhanh lên, làm gì mà lâu thế.
Hai cô em nghe tiếng gọi, vội chạy sang chúng tôi, Hạnh thấy vậy khẻ bảo.
-Đã bảo , con gái ra khác, tụi nó yêu hoa lắm.
Tôi mỉm cười, lên tới đỉnh tôi cùng Hạnh dựng lều lên còn Lan, Liên đứng chiêm ngưỡng những phong cảnh dưới chân đồi, gió thổi mạnh làm rung chuyển căn lều, chúng tôi phải buột chặt những dây rút xung quanh, căn liều mới chịu đứng vững.
Mặt trời đã lên cao hắt những tia nắng gay gắt đầu mùa hạ, nhưng gió mát đã làm chúng tôi quên cả cơn nắng, Lan và Liên đã đem những món ăn được mang theo trang trải trên tấm tăng, chúng tôi ngồi vòng quanh mâm cơm, bỗng Liên cất tiếng hát:
“Giờ ăn đến rồi
Giờ ăn đến rồi
Mời anh xơi
Mời anh xơi ...
Lan chen vào:
-Ở đây chỉ có anh chứ không có chị nghe bé Liên chau mày:
-Ừ nhỉ, giá mà anh Hạnh mời chị Phương Mai cùng tham dự thì còn gì thích thú cho bằng.
Hạnh giả vờ hỏi lại:
-Ờ,em Liên vừa nói đến chị Phương Mai nào đấy nhỉ, mà anh chưa hân hạnh gặp mặt nơi tề.
-Chị Phương Mai học nơi trường em đó, sao mà anh mau quên thế. Lan cũng không vừa xen vào.
-Ối ! giời ơi anh làm bộ quên đó Liên à, chứ chị Phương Mai thì cứ ngày nào mà chẳng đến hỏi toán anh. Thấy tôi cười, Hạnh nhì hai em rồi nói:
-Thôi thôi, tôi chịu thua hai cô tiểu thư Đồng Khánh cái gì chứ cái đó thì giỏi lắm.
Buổi cơm xong, tôi và cùng Hạnh đi dạo chung quanh đồi, hàng thông xanh cao ngút rì rào trong cơn gió nam đầu mùa hạ. Tôi đến ngồi bên gốc cây đưa mắt nhìn ra xa, dãy Trường sơn nối tiếp nhau chạy dài, núi đồi bao phủ toàn một màu xanh thẩm. Hạnh đến ngồi cạnh tôi, chàng tâm sự những nỗi buồn miên man trong những tháng ngày còn lại – Hạnh sắp sửa trả chiếc áo học trò để khoác lên mình một màu áo chiến binh, Hạnh giã từ quê hương Cố đô yêu dấu và nhất là Hạnh xa gia đình trong một hoàn cảnh thảm thương, Hạnh móc trong túi lấy ra tờ giấy hoãn dịch, vỏn vẹn chỉ còn một tuần lễ nữa là hết hạn, Hạnh kể cho tôi nghe niềm đau xót cho những kẻ bất hạnh vốn sinh ra nằm trong một gia đình giàu có hay có bằng c. ô . c . c . thì phè phởn trong lối sống trưởng giả.Hạnh nhìn lại hai đứa em ngày mai đây Hạnh phải giã từ hai em ,Hạnh thương đứa em gái bất hạnh suốt ngày ngồi trên chiếc xe lăn tay, để rồi cô em gái thứ hai phải gánh bớt một phần cho gia đình. Hạnh kể, mỗi buổi chiều tan học là Lan nhanh chân để về nhà cho thật sớm mặc cho tụi bạn kêu gọi, đùa cợt bằng những câu như:
-Trời ơi ! Con Lan đói bụng răng mà về hấp tấp rứa hoặc:
-Ê, tụi bây có biết con Lan về sớm để làm chi không?
Gạo bài đó mà.
Một cô bạn khác chen vào:
-Hèn chi mà nó không đứng nhất.
Liên đã kể cho Hạnh nghe như vậy, Liên bảo là chỉ có một mình Liên hiểu Lan và thương Lan là được.
Cũng vì hoàn cảnh túng quẩn, nợ nần mà ba mẹ Hạnh phải làm lụng vất vả để kiếm tiền chi tiêu và trả nợ nần cho vơi dần. Những lời cuối cùng mà Hạnh muốn nhờ tôi, tha thiết nhờ tôi chấp nhận, đó là việc thay Hạnh để hướng dẫn hai em đối phó với đường đời học vấn, nhất là Hạnh muốn nhờ tôi an ủi nhiều, thật nhiều cô bé tật nguyền, nhiều mặc cảm, đó là cô bé Phượng. Phượng ngoài những lúc ca hát, đánh đàn, xem truyện thì cô bé không muốn tiếp xúc với một cô bạn nào cả, cho dù cô bạn đó là thân nhất của Phượng, hồi Phượng chưa bị bệnh tê liệt này.
Tôi nhìn ánh mắt Hạnh long lanh những làn nước nóng chực trào ra, tôi nắm lấy bàn tay Hạnh thổn thức, tình bạn hồi mới quen nhau, thân nhau rồi bây giờ lại xa nhau, bàn tay đan lấy bàn tay, tôi nghe nhịp tim mình thổn thức, muốn trấn an bạn một câu nhưng lời nói như nghẹn ngào vì tôi không muốn lại thêm một con chim bỏ xứ Quốc học vỗ cánh bay đi để lại sau lưng một vùng kỷ niệm ngập tràn thương nhớ. Bạn bè tôi những thằng con trai bỏ xứ Huế để đi giang hồ đây đó, đứa thì nhập cuộc làm người hùng mũ đỏ, mũ nâu,... có đứa lại lênh đênh theo con tàu vượt ngàn hải lý, đang tâm sự cùng Hạnh thì bổng có tiếng Lan gọi.
-Anh Hạnh ơi !
Hạnh kéo tay tôi đứng dậy chạy về hướng em, gọi vọng lại.
-Ơi ! có anh đây.
Ở đằng xa hai bóng nhỏ tiếng đến, Lan và Liên mang một giỏ bông đựng nhiều màu sắc rực rỡ, Lan khoe.
-Em đố hai anh bông này mang tên gì không nào?
Tôi nhìn cánh hoa trên tay Lan, một loài hoa chưa bao giờ tôi gặp trong những lần leo núi trước đây, một lát sau Hạnh khẻ bảo tôi.
-Cậu có biết loài hoa này không, riêng tớ thì tớ chịu,
Tôi lắc đầu tỏ không biết.
Hạnh nói:
-Lạ nhỉ, loài hoa đẹp như thế này mà mình lại không biết, cuối cùng Hạnh nhận ra.
-Thôi anh nhớ ra rồi, hình như hai em có tổ chức sưu tầm hoa thì phải, nếu thế anh chắc là hai em thế nào cũng biết, chứ riêng hai anh thì xin chịu.
Lan cầm bông hoa mân mê rồi nói.
-Loài hoa này trông hiếm có thật, chúng em mới thấy lần đầu.
-Vậy mà cũng đòi đố, Hạnh nói.
Lan và Liên cười khúc khích. Trời đã về chiều, cơn nắng dìu dịu hơn, một vài con chim đang bay lơ đảng trên nền trời xanh biếc.
Hạnh nhìn đồng hồ, bảo:
-Đã hơn bốn giờ rồi, chúng ta nên đi về thôi.
Liên nắm tay Lan tung tăng nhảy, hát ca, mái tóc theo chiều gió phủ kín gần nữa khuôn mặt, tôi thu xếp căn liều bỏ vào ba lô rồi mang lên vai bước xuống đồi.
Ngày vui cuối cùng qua mau, nhường lại cho những ngày buồn tiếp đến. Tôi nắm lấy bàn tay Hạnh hẹn ngày mai đến trường tâm sự nhiều hơn. Tiếng ve sầu râm rĩ trỗi lên khúc nhạc về chiều của mùa hạ.
*
Buổi chiều cuối tuần, sân trường vắng lặng vài chú chim sẻ bay nhảy trên mái ngói, tôi khoác tay qua vai Hạnh đứng lên giã từ mái trường trở về nhà. Con đường Lê Lợi rập rìu người qua lại, công viên Đồng Khánh thấp thoáng bóng dáng vài cô nữ sinh rảo bước, ghế đá công viên trơ trọi không một bóng người, chiều xuống thật thấp thành phố khoác một màu vàng nhạt. Hạnh ngước mắt nhìn cổng trường một lần cuối, để rồi ngày mai chàng sẽ ra đi, giã từ tuổi học trò còn chồng chất bụi đường trang sách vở, để bước vào ngưỡng cửa quân đội. Tôi nhớ rõ đã một lần Hạnh nói:
“Ước gì cho mình sống trọn bảy năm dưới mái gia đình ấm cúng này”. Nhưng niềm ao ước đó đã biến tan thành mây khói bay ngút vào cõi hư vô, để lại sau lưng một sự thật phủ phàng đầy nước mắt nuối tiếc, niềm hy vọng đã vuột ra khỏi tầm tay bay xa và cứ tiếp tục bay mãi mãi không bao giờ trở lại, cho đến những thằng con trai tiếp nối cuộc đời như Hạnh, khi Hạnh đã đến ngày trình diện. Một thoáng buồn hiện rõ trong tâm trí tôi, rồi đây những bước chân Quốc học trên đường đời, thời gian sẽ thay đổi như thế nào khi mà Hạnh không còn được cái vinh hạnh chiêm ngưỡng đại gia đình ấm cúng này.
Thành phố đã lên đèn, dòng Hương Giang lững lờ trôi êm đềm, đôi bạn sóng bước trên vỉa hè Lê Lợi. Về đến nhà, Hạnh khẻ bảo tôi:
-Cậu có nghe nàng công chúa Sơn ca hót không?
Tôi gật đầu.
-Ừ nhỉ, bé Phượng hát hay tuyệt, thảo nào mà Hạnh không gọi là sơn ca hót, tiếng hát ngân vang, trong thoản tôi nghe âm vang của bài hát thật quen quen “... tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào...”. Bản nhạc “Lòng mẹ” của nhạc sĩ Y Vân nghe não nùng thương nhớ mới làm sao, dạo nào đến chơi tôi thấy bé Phượng đều ca hát, dường như đó là thú tiêu khiển cho khuây khỏa tâm hồn, tránh mặc cảm với những đứa bạn cùng trang lứa.Hạnh bước vào nhà, ngọn đèn dầu hỏa tỏa ánh sáng yếu ớt, Hạnh để cặp xuống đến hôn em.
-Hay quá, sao lúc nào anh cũng thấy em hát bài này nhiều hơn là những bài khác?
-Tại em thích bài này nhiều hơn.
-À, lại có anh Khiêm đến chơi à.
Hạnh nói:
-Nhân có anh Khiêm đến chơi, anh đề nghị em hát một bản khác để tặng anh và cũng là để ... Hạnh ngập ngừng muốn nói ra nhưng chàng sợ cô em buồn nên nói sang chuyện khác, khi cô em thắc mắc.
-Để làm chi hả anh.
-À, thì gọi là trổ tài cho anh ấy xem, kẻo anh ấy cứ than van với anh là chưa lần nào anh thấy em hát một bài nào khác là bài “Lòng mẹ”.
Bé Phượng:
-Bây giờ em xin hát bài “Giọt mưa trên lá”
-Của ai ?
-Của bác Phạm Duy mà anh
-Anh đồng ý không ?
-Hay tuyệt rồi, bây giờ em hát còn anh đàn được không nào.
-Dạ được.
Hạnh đi vào phòng mang cây đàn ra, chàng đánh dạo, bé Phượng cất tiếng hát.
“Giọt mưa trên lá. Nước mắt mẹ già lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá ... Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà. Thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về ...”
Lời ca nhẹ nhàng, êm ái, Phượng có một giọng hát thật điêu luyện chả trách người ta bảo “có tật thì có tài”... Tiếng hát vừa dứt, tôi vỗ tay khen bé.
-Bé hát hay quá chừng, thảo nào mà anh Hạnh của bé chả đặt cho bé một biệt hiệu nên thơ và cao sang lắm.
-Biệt hiệu gì đấy anh ?
-Anh Hạnh bảo em là. “Nang Công chúa chim sơn ca” em bằng lòng không ?
-Nhưng mà chim sơn ca là loài chim gì ?
-Này nhé ! Chim sơn ca là loài chim nhỏ nhắn nè, xinh đẹp và hót hay lắm cơ.
-Nhưng mà chim sơn ca có biết bay nhảy, chuyền cành này sang cành kia chứ bé suốt ngày cứ cấm cung ở đây hoài à.
Hạnh thấy vậy đánh lãng sang chuyện khác.
-Ba mẹ đi đâu rồi em ?
-Mẹ với chị Lan đang làm cơm dưới nhà, còn ba đi làm chưa về. Có tiếng dép lẹp kẹp rõ dần,mẹ Hạnh lên tôi chào bác. Hạnh nhìn mẹ âu yếm, lần đầu tiên trong cuộc đời Hạnh xúc động như thế, dẫu rằng những ngày thường Hạnh siêng năng hùng biện. Mẹ Hạnh không phải là bà chưa biết nguyên do, nhưng dù sao bà biết cũng không giữ con mình được, bà trấn an.
-Thôi con à, buồn làm gì cho hao mòn thể xác. Con có thương ba mẹ và các em con thì con nên nghe lời mẹ, cố gắng thuyết phục lương tâm để đạt đến một kết quả ngày sau. Dẫu sao ba mẹ cũng không còn cách nào giữ con mãi mãi được, phận làm trai đến tuổi mình phải đi chứ, vả lại nước nhà lúc này họ cần những bàn tay như các con lắm. Con đi mẹ, bà con và các em con đợi ngày con về phép.
Ngoài hiên có tiếng chuông xe xích lô vang lên, ba Hạnh đã về, tiếng chuông được báo hiệu là thói quen vui thích của ba Hạnh, với giọng nói khàn khàn của tuổi già về chiều, tóc đã điểm màu muối tiêu, ông gọi vọng vào.
-Con Lan đi đâu rồi hè.
Tiếng Lan từ trong nhà vọng lại
-Gì thế ba ?
-Liên nó qua hỏi gì con đó kìa,
Lan từ trong nhà chạy ra.
-A ! Liên vào đây,làm gì mà Liên hỏi có với không, bộ Liên đến đây lần đầu hả.
-Đâu có, Liên đang đi vào bỗng gặp ba Lan,Liên chào bác, xong bác nói đó chứ.
-Thế hả, sao hôm nay Liên đến chơi tối thế, chắc là có chuyện gì rồi đấy nghe.
-Lẻ dĩ nhiên, cho Liên mượn cuốn sách Quốc văn về soạn đi, chán cái môn này quá.
-Con gái mà Liên lại không thích văn chương à, thế nhỡ sau này lên đệ tam, Liên đi ban gì?
-Chắc là Liên phải đi ban B mới được.
-Ố ! Giời ơi suya quá, gộc toán mà. Ý ! Chết để Lan vào lấy sách cho Liên chớ.
Lan chạy vào nhà lấy sách trao Liên
-Thôi Liên về nhé, sáng mai Lan đến rủ Liên đi học nghe.
-Vâng.
-Tụi bây thật lắm chuyện, ba Hạnh nói rồi ông bước vào nhà.
Thấy chồng về, mẹ Hạnh vội xuống nhà sửa soạn buổi cơm tối, vừa đi bà nói với theo.
-Đừng buồn nữa nghe con.
Tôi hiểu tâm trạng những người mẹ thương con, lòng cao quý thương con hết lòng nhưng không muốn con mình phải buồn khổ trong lúc này, bà biết rằng lúc này bà có khóc lóc cũng chỉ làm cho con buồn mà thôi. Không đem lại một kết quả gì .
Tôi chào ba Hạnh, ông mỉn cười như bao lần tôi đến chơi với Hạnh. Bên ngoài màn đêm đã phủ xuống từ lâu, tôi nhìn đồng hồ đã tám giờ, vội giã từ ba mẹ Hạnh trở về, Hạnh đưa tôi ra tận cổng còn dặn dò:
-Ngày mai cậu nhớ đến sớm nhé.
-Vâng.
Giòng Hương Giang lấp lánh muôn vàn vì sao sáng, vài con đò tách bến xuôi dòng về Vĩ Dạ.
*
Trời sáng sớm vài hạt sương mai còn đọng lại trên các kẻ lá, cành cây lấp lánh dưới ánh mặt trời vừa ló dạng sau lũy tre già nua, tôi đưa mắt nhìn ra khu vườn bé nhỏ vài liếp rau khoai trải dài bên cạnh những tàn cây ổi xá lị sây trái, một góc vườn ngoại tôi để dành trồng hoa, như những cành bông huệ nở xinh đẹp, thơm ngát, vài chú bướm sắc màu rực rỡ bay lượn quanh những đóa hoa hồng vừa chớm nở.
Chiếc đồng hồ treo tường gõ bảy tiếng tôi xuống nhà dùng bữa cơm sáng, sửa soạn đến nhà Hạnh.
Buổi sáng trời mùa hạ gió thổi thật êm mát, hai bên đường các chú ve sầu đã thức giấc trình tấu nhạc, vài chị bán hàng sáng cất tiếng rao lanh lãnh. Xe chạy hết quảng đường Duy Tân rẽ trái rồi tiếp tục tiến về Vĩ Dạ.
Đến nhà Hạnh tôi ngừng xe lại, dắt vào nhà, thấy tôi đến Lan reo vui.
-A ! anh Khiêm đến, sao hôm nay anh đến chơi sớm thế, chắc thế nào hai anh cũng có một cuộc đi chơi nào đây.
Tôi ngạc nhiên đến lúc này mà Hạnh cũng chưa tin cho hai em biết.
Tôi hỏi Lan:
-Có anh Hạnh và ba mẹ của Lan trong không?
-Dạ có.
Bước vào nhà, tôi chào ba mẹ Hạnh, căn nhà hôm nay chứa bầu không khí buồn bã , kẻ ra đi người ở lại hỏi sao lại không buồn, khuôn mặt bà mẹ Hạnh hiện rõ một nét buồn thảm đầy luyến thương, bên cạnh chiếc xe lăn tay Hạnh đang thì thầm chuyện trò cùng bé Phượng. Bỗng nhiên:
-Không, em không chịu đâu, anh phải ở lại với em, bộ anh không thương em sao, em như thế này mà anh nỡ bỏ em, em không chịu đâu.
Phương gào khóc, khóc thật nhiều để tất cả những giọt nước mắt của đôi mắt buồn không còn u uẩn trong tâm hồn bé. Bên ngoài Lan nghe tiếng khóc vội chạy vào, tôi đỡ bé kể cho Lan nghe nỗi niềm hôm nay, bây giờ lại đến lượt Lan, cô bé cũng không thua gì Phượng, Lan vụt khỏi vòng tay của tôi chạy lại Hạnh , níu áo Hạnh nhất quyết không cho Hạnh đi. Ba mẹ Hạnh thấy vậy đến giữ hai con lại mặc cho sự gào thét.
-Không ! Anh ở lại với hai em.
Hạnh đến xin phép ba mẹ rồi nói với hai em:
-Các em lau nước mắt đi, anh không thể nào ở lại với hai em được, anh sẽ phải lên đường để phục vụ cho Tổ quốc cho quê hương được mãi mãi yên vui. Anh biết các em sẽ thiếu sót rất nhiều trong những ngày tháng anh xa vắng hai em. Nhưng anh tin rằng các em sẽ không mất hẳn những ngày vui như hôm nào,bởi bên cạnh ba mẹ, hai em còn được sự hướng dẫn chỉ vẽ cho hai em những điều hai em cần biết, người đó đang ở bên cạnh các em và là người bạn rất thân của anh, tôi cảm động đến bên các em.
-Các em hãy ở lại với anh, anh em mình hẹn ngày anh Hạnh về nghe các em.
*
Chuyến xe đưa bạn tôi rời thị xã cổ kính, bon bon trên quốc lộ hướng vào Đà Nẵng,hai hàng cây xanh um bên vệ đường chen lẫn vài cây phượng trổ màu đỏ thắm, trước mắt Hạnh ngôi trường sừng sững với nền vôi xưa cũ và đối diện với ngôi trường đó là ngôi Trường Đồng Khánh nơi mà Phương Mai người con gái dễ thương, đã một lần chàng tâm sự cùng tôi. Hạnh xa Huế xa tuổi học trò mãi mãi.
Tôi vẫy tay chào Hạnh. Trong chiếc xe Hạnh ngoái cổ nhìn lại ước vọng cho một khung trời tuổi trẻ trên đường đời.
TRẦN KHIÊM
1973

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ - CHAPTER I : KON TUM ( 24/3- 27/3 )

Bài gửi  Admin Sun Apr 30, 2017 6:11 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER I : KON TUM ( 24/3- 27/3 )
Sau 31 ngày trên đường thiên lý , qua 17 tỉnh , thành , quận huyện , thị xã , thị trấn , tôi đã về lại mái nhà xưa và bắt đầu ghi chép lại những kỷ niệm phiêu du để các bạn đọc cho vui .
Từ Huế vào Kontum mất một đêm - xuất phát từ bến xe phía Nam , An Cựu - từ 5 :00 pm đến 5 : am sáng hôm sau . Trên xe , những ý tưởng về chuyến đi cứ lăn tăn trong đầu :
- Thách thức và tự do
- Mạo hiểm và thăng hoa
- Thực hiện vài nhiệm vụ nối kết Quốc Học
- Tìm hiểu cuộc sống đồng môn Quốc Học xa quê . v . v .
Đến Kontum , Cô Tốt Trần , học trò cũ C. Đ. S. P. Nghĩa Bình
cùng với anh xã , Vĩnh Lê nhiệt tình đưa đón chăm sóc người thầy ( 36 năm mới gặp lại ) rất nhiệt tình chu đáo .
Nhiều điểm du lịch lý thú : Nhà thờ Gỗ , Khu du lịch Măng Đen , Chủng Viện , bờ sông Dak Bla , cầu treo ...
Học trò thân quý : Tốt , Đặng Thị Hồng Nhung , Sương , Thuần , Ngọc , Lệ Hằng ( Moon Moon )
Những tình cảm với cảnh và người được gởi gắm qua những vần thơ :
KON TUM
Kon tum tôi đến góc trời im
Rừng núi ngẩn ngơ ngước mắt nhìn
Uốn lượn đường đèo mờ mịt khuất
Xuống lên triền dốc lững lơ chìm
Êm đềm dòng sống trôi trăm nẻo
Lặng lẽ bờ không đứng một mình
Uẩn khúc chi đây miền viễn xứ
Mà nghe lã chã giọt ưu tình
TRÒ XƯA
Ba mấy năm xưa vẫn học trò
Bây giờ hưu trí sổ dành cho
Thầy - em gặp lại già nua cả
Sư - đệ trùng phùng hết đắn đo
Mái tóc xanh kia vừa chớm bạc
Làn da căng ấy đã hơi khô
Thời gian vần chuyển xoay nhanh quá
Nửa kiếp ba sinh trót hẹn hò
MÁT TRỜI
(Tặng vợ chồng Tốt Trần - Đặng Thị Hồng Nhung
- Moon Moon )
Dòng Dak Bla - nước rập rờn
Đôi bờ mát rượi - gió tuôn đại ngàn
Thân lãng tử nhẹ mơn man
Thả hồn nương náu cung đàn bồng phiêu
Ngất ngây lả lướt cánh diều
Cầu treo nghiêng bóng liêu xiêu núi đồi
Mắt đắm nhìn áng mây trôi
Kontum ơi , gởi đôi lời nhớ nhung !

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ - CHAPTER II : PLEIKU ( 27/3 - 30 /3 )

Bài gửi  Admin Tue May 02, 2017 6:25 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER II : PLEIKU ( 27/3 - 30 /3 )
Sau hai ngày thăm thú cảnh đẹp với quý học trò cũ ở Kontum , sáng ngày 27/3 , thầy trò chúng tôi , cùng với hai anh Vĩnh Lê và Phan Đức Luận , gặp mặt ăn sáng ( Mỳ Quảng - Quảng Ngãi ) và uống cà phê ( quán
Adam & Eva ) có thêm hai học trò tới chào - Lệ Hằng và Ngô Hạnh .
Sau đó , ông xã của Hằng là Hoàng Đức , người Huế , có nhã ý đánh xe đưa thầy qua Pleiku ( cách đó 40 km ) . Thật là suôn sẻ .
Đường qua Plei ku êm như ru , lên xuống dốc nhịp nhàng .
Xe dừng trước nhà Lê Ngọc Dũng ( Trà Bá ) , nơi tôi sẽ lưu trú trong vài ngày tới rồi tiếp tục đến tiệm ăn " Ba Miền " ở đường Hai Bà Trưng . Lệ và các bạn Thanh Hải , Lê Hạnh , học trò cũ K 7 , cùng Bs Mỹ ( ông xã Lệ ) mời chúng tôi dùng cơm trưa . Bữa ăn rất ngon , thân mật và cảm động .
Ngay chiều hôm đó , Dũng đã tạo cơ hội cho tôi tiếp xúc với những thân hữu ở Plei ku - Bs Toan Huynh Cong , Quang Bach ( bạn quen thời đi học ở Huế ) và Nguyễn Thanh Tra , Cựu sinh viên Nga Văn , C .Đ. S. P. Nghĩa Bình .
- Như hẹn sẵn , sáng 28/ 3 , Bạch Quảng đánh xe đến đón tôi - Dũng không đi được vì bận soạn bài lên lớp - và Toàn đi chơi Biển Hồ ( Hồ Tơ Nưng ) .
Sau khi ăn sáng ( quán Nữ , đường Nguyễn Du ) , uống cà phê ( quán Huế xưa ) chúng tôi viếng cảnh chùa Bửu Minh , ngắm đồi chè , dạo đường thông vi vu và cuối cùng đến Biển Hồ danh tiếng .
BIỂN HỒ
Tơ Nưng * lấp lánh rừng bát ngát
Thông vi vu ngào ngạt hương say
Xôn xao điệp khúc vui vầy
Nâng hồn viễn khách ngất ngây tơ lòng
Nơi vọng lâu nghinh phong ngắm cảnh
Phía nẻo xa rạng ánh triêu dương
Làn mát rượi tưới môi trường
Pleiku đẹp , mãi vấn vương ân tình
* Tên của Biển Hồ theo tiếng dân tộc địa phương
Sau đó được Toàn mời ăn cơm trưa thịnh soạn ở quán Ngọc Lâm.
- Chiều 28/3 , Toàn nhiệt tình làm guide đưa tôi đến thăm cảnh chùa Minh Thành và công viên hồ Đức An .
DỐC VÕNG
Xuống rồi lên mượt mà êm
Triền dốc thẳng xe bập bềnh ngược xuôi
Pleiku tọa lạc trên đồi
Biển Hồ thơ mộng mát tươi gió ngàn
Bửu Minh bảo tháp kim quang
Minh Thành linh tự , Đức An chiều tà
Vườn tiêu Chư Á đàn ca
Trò xưa , bạn cũ sa đà chuyện vui
Phong lan ngọc thốt hoa cười
Đẹp lòng lữ khách thảnh thơi viễn hành
Bên đường vi vút thông xanh
Thênh thang lối rộng chòng chành về xuôi
Sáng sớm 29/3 , bạn đồng môn Đoàn Văn Ngôn từ Chư Sê ra nhập hội với Hải và Dũng đi uống cà phê cùng hai cô học trò K 4 là Bùi Thị Thu Dung và Phát với phu quân là anh Tiếng ở quán cà phê Lâm Viên . Thầy trò gặp nhau khá xúc động . Kế đến , chúng tôi , ba chàng đồng môn , đồng khóa Quốc Học tiếp tục ghé chơi trang trại của Lê Hạnh ( K7 ) và chồng , Tam Lang ( cũng học C Đ S P Nghĩa Bình , khoa văn ) ở Chư Á . Sau có thêm Toàn và Thanh Trà . Bữa trưa thật đậm đà tình cảm với những tâm hồn yêu thi ca , âm nhạc . Thanh Trà đàn guitar ; Tam Lang biểu diễn Violin ; chúng tôi cùng hát lại những bài ca yêu thích đến tận xế chiều .

TỨ TRAI
Plei ku hội ngộ bốn chàng
Chung trường Quốc Học giỏi giang một thời
Đều là nhiều học , ít chơi
Cũng lận đận , đã một thời khó khăn
Đất cao nguyên , dấu chân hằn
Thân như phận đá lóc lăn núi rừng
Hôm nay gặp bữa tao phùng
Toàn - Ngôn - Dũng - Hải còn sung thế này
Nghĩ đời có lắm điều hay
Rượu mừng uống mãi chẳng say chút nào
Cung đàn , khúc hát nghêu ngao
Cổ kim hòa điệu , dạt dào ý thơ

Thế là kết thúc những hẹn hò nơi phố núi Pleiku .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ - CHAPTER III : PHÚ PHONG ( 30- 31 /3 )

Bài gửi  Admin Thu May 04, 2017 4:12 pm

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER III : PHÚ PHONG ( 30- 31 /3 )
Mấy ngày cùng anh bạn đồng khóa Quốc học cô đơn ( góa vợ )  Lê Ngọc  Dũng ( 12 C ) với hai bạn cún Đam Sa và Mi Lu thật là ấm cúng nhưng tôi cũng phải nói lời chia tay vì đường còn xa , hành trình còn dài . Xe buýt đưa tôi xuống Phú Phong , bỏ qua An Khê nơi có một số học trò cũ sinh sống làm việc . Đất Tây Sơn , Bình Định , đón tôi bằng một trận mưa lớn . Vợ chồng Tiến - Huong và anh Đỗ Như Hòa , đồng môn ĐHSP Anh Văn Huế tiếp đãi tôi một bữa ăn gia đình trong quán cà phê nhỏ của Tiến - Hường ở đường Bùi Thị Xuân , thị trấn Phú Phong .
Chiều hôm đó ( 30 / 3 ) Tôi và Tiến , sau khi ghé vào khu tưởng niệm vua Quang Trung , đến chơi nhà anh Hòa , bây giờ là một lão nông tri điền có vườn lá gai và nhiều cây ăn trái , chuồng bồ câu gần trăm con , gà vịt đủ loại ... Chúng tôi cùng nhau ra đập Văn Phong hóng gió ( thêm anh Ba đang dạy trường trung học , đồng nghiệp của Tiến ) . Kết thúc cuộc đi chơi , anh Hòa chiêu đãi một bữa hải sản thật tươi ở một quán quen bên đường quốc lộ .
Cám ơn những người bạn ở Phú Phong đã rất tận tình đón tiếp tôi .
Hẹn tái ngộ ở Huế .

PHÚ PHONG
Cơn mưa lớn đón tôi về Phú Phong
Mặt nước sông Kôn sóng cuộn từng dòng
Linh địa Tây Sơn bóng me cổ thụ
Bạn bè thân mến vòng tay đợi mong
Thăm nhà bằng hữu vườn xanh lá gai *
Hóng gió Văn Phong đập thủy lợi dài
Bát ngát mây trời hữu tình sơn thủy
Thênh thang một cõi nhẹ nhàng khoan thai
* Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi

LÁ GAI
Về Phú Phong đất Tây Sơn
Một vườn bát ngát xanh rờn lá gai
Gặp chàng Nguyễn Tiến* anh tài
Rong chơi sơn thủy , sánh vai bạn hiền
Về hưu , sung sướng như tiên
Vợ yêu , con quý , xóm giềng mến thương
Chúc eng nhậu khỏe phi thường
Say sưa Lý Bạch tơ vương Bàn Đào
* Lớp 12 C cùng với Lê Ngọc Dũng , dạy Văn , trưởng ban văn nghệ
của trường THPT Nguyễn Huệ , Tây Sơn .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER IV : AN NHƠN - QUY NHƠN - TUY PHƯỚC ( 31/3 - 03/ 4 )

Bài gửi  Admin Sun May 07, 2017 8:26 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER IV :
AN NHƠN - QUY NHƠN - TUY PHƯỚC ( 31/3 - 03/ 4 )
Ngày 31/3 :
Thức dậy sớm , tôi rủ Tiến đi dạo một vòng quanh thị trấn Phú Phong , dọc theo những con phố yên tĩnh . Tình cờ , tôi gặp lại một học trò cũ ,tên Khê , khóa 7 Av , CĐSP Nghĩa Bình , bây giờ làm chủ một đại lý gas lớn .
Sau bữa ăn sáng , tôi chào vợ chồng Tiến , đón xe về cầu Bà Di và được học trò Diệp Văn Mẫn đón đưa về nhà ở thị xã An Nhơn . Mấy thầy trò , có cả Thơm , đi uống cà phê . Xong , Mẫn chở thầy đến ngôi chùa Thiên Hưng để vãn cảnh . Vợ chồng Thơm mời ăn trưa ở một quán đồng quê có cả Trúc từ Tuy Phước và Hoa từ Phú Tài đến chào . Hoa cảm động vì thầy Hải còn nhớ rõ họ tên mình sau ba mấy năm cách biệt .

AN NHƠN
Từ Phú Phong Xuống An Nhơn
Hết vùng đồi núi chập chờn khói sương
Về đây bằng phẳng cung đường
Lúa đồng trĩu hạt dâng hương rì rào

Hai trò Thơm - Mẫn vui sao
Ân cần chăm sóc , dạt dào tình thân
Trúc - Hoa , Tuy Phước , ở gần
Cùng nhau ôn cố tri tân một thời

Chùa Thiên Hưng đến dạo chơi
Tháp cao , vườn đẹp ngợp trời khói hương
Thiện nam , tín nữ cúng dường
Nguyện cầu linh ứng , thập phương tụ tề

Rời An Nhơn , tôi đi xe buýt về nhà khách Thắng Lợi , đường Trần Phú ,Quy Nhơn , nơi mà Huỳnh Xuân Mai , người học trò cũ rất tận tình với thầy cô , đã đặt trước . Tối đó Mai ( Kim Cương - vợ mai - đang đi nghỉ mát Sầm Sơn ) , Thạnh , và vợ chồng Bạch Tuyết - Mr Thuận ( nhà thơ Lê Xuân phong ) đến uống bia vui vẻ cùng thầy .
Ngày 01/4 :
Vì Mr Thuận bân dạy học ( English For Children ) , chỉ mình Bạch Tuyết đến mời thầy đi ăn sáng ở quán cà phê Eden , đường bờ biển Xuân Diệu và chụp cho thầy nhiều ảnh rất đẹp . Lúc sau , Huỳnh Đăng Duy , từ Tây Sơn về , đưa thầy đi chơi Ghềnh Ráng - có mộ Hàn mạc Tử - ngang qua trường Sư Phạm Quy Nhơn ( bây giờ là ĐHSP ) và eo " Nín Thở " . Chơi gần hết buổi sáng , tôi đề nghị Duy cùng Mai về Tuy Phước thăm nhà vợ chồng Trúc - Hưng . Thế là có thêm một cuộc tao ngộ ở miền ngoại ô của Quy Nhơn , gặp thêm cô học trò K 6 , cũng tên là Sáu , giáo viên sắp về hưu , ở gần nhà Trúc .
Sau khi ăn trưa ở Diêu Trì , thầy trò chúng tôi đi uống cà phê ở quán Xóm Núi thơ mộng và thưởng thức hải sản tươi sống quán Huệ Loan bên đầm Thị Nại vang danh sử sách . Quán Hải Hồ , qua cầu Hà Thanh 2 , là nơi giao lưu tối hôm đó với sự hiện diện của Thạnh , Mai , vợ chồng Tuyết - Thuận và đặc biệt Bin và Kim Thu , đôi uyên ương Khóa 4 , lần đầu tiên ra mắt thầy , bạn .

QUY NHƠN

Quy Nhơn mới mẽ đẹp xinh hơn
Bờ cát thỏa thuê sóng lượn vờn
Kè đá trải dài màu tím biếc
Chân trời mở rộng sắc xanh mơn
Văn nhân thả bước hồn thư thái
Thi sĩ trải lòng trí nhẹ tơng *
Cố quận ai về lòng quyến luyến
Nghìn năm thương nhớ biển Quy Nhơn **

* rất nhẹ ( phương ngữ )
** theo giọng thơ của Tướng Huỳnh Văn Nghệ
( Ai về Bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.)

Ngày 02 /4
Như đã hứa , H.X.Mai sáng sớm mua tôm tươi còn nhảy tanh tách để đãi thầy và các bạn món bánh xèo tôm nhảy ở quán Gia Vĩ 1 , đường Nguyễn Tư . Các bạn Thạnh , Tuyết , Hưng , Sáu , Bin , Thu và Hùng ( bạn Mai ) tập trung ăn sáng và chuẩn bị đi du ngoạn khu sân gôn , safari , resort FLC ở Nhơn Lý bên kia cầu Thị Nại . Trời mưa lâm thâm và nổi gió khi chúng tôi đến khu vực Eo Gió , một thắng cảnh kỳ vĩ nhìn ra biển từ trên vách đá dựng đứng với sóng vỗ trắng xóa vào bãi đá bên dưới .

EO GIÓ
Cầu Thị Nại mây trời lồng lộng
Đầm nước sâu con sóng rã rời
Bên đường đồi cát vàng tươi
Mưa quần quật hắt mặt người tái tê

Đoàn lãng khách xuôi về Nhơn Lý
Qua công trình thế kỷ hoàng kim *
Xinh tươi cỏ biếc khoe mình
Phẳng phiu uốn lượn bồng bềnh lối đi

Leo Eo Gió sợ chi mỏi gối
Tiếng ầm ầm vang dội bên tai
Tường đá cao : Vọng hải đài
Thiên nhiên khắc tạc hình hài Phượng Long

Nơi góc bể chờ mong cánh nhạn
Cánh buồm xa lãng đãng mù khơi
Thả hồn bay , mắt trông vời
Tơ lòng thoáng chốc chơi vơi thiên đường
* FLC

Bữa trưa , chúng tôi dùng cơm thân mật tại quán Hải Hồ . Thật đông vui - vợ chồng Thơm - Mẫn đến từ An Nhơn , vợ chồng Bin - Thu cũng tới , thêm chú Sáu của Mai từ quê lên và Nguyễn Minh Hà , lớp trưởng K11 nghe tin vội tạc vào trên đường công tác .
Buổi tối , nhóm cựu sinh viên K 11 gồm Hà , Nghi , Thu , Thúy , Sen mời thầy và các anh chị khóa trên ( có cả Huỳnh Văn Nhân K 9 ) liên hoan hội ngộ tại quán Tứ Hải gần chung cư Hoàng Anh Gia Lai . Ai nấy đều bày tỏ cảm xúc chân thành , tha thiết tự đáy lòng mình .

QUÂY QUẦN

Đến Quy Nhơn gặp trò thân
Ba ngày hội ngộ quây quần bên nhau
Đệ huynh , tỷ muội tâm đầu
Đồng môn quyến luyến trao câu chân tình

Cùng xem biển đẹp đồi xinh
Quy Hòa , Ghềnh Ráng , bập bềnh Hà Thanh
Phước Sơn , Nhơn Lý vi hành
Qua cầu Thị Nại mong manh giữa trời

Hải Hồ , Gia Vỹ ăn chơi
Huệ Loan hải sản ngon tươi cua , hàu
Rượu tỏi đen ngâm quả nhàu
Thơ Xuân Phong gởi cho nhau tấm lòng

Biệt ly Tứ Hải tâm đồng
Nói lời trân trọng chờ mong tháng ngày
Tình sư đệ đậm đà thay
Rượu chưa uống đã ngất ngây nồng nàn

Trên đây là những kỷ niệm đẹp về chặng dừng chân Quy Nhơn của tôi .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER V : TUY HÒA ( 03 - 04 /4 )

Bài gửi  Admin Sun May 07, 2017 8:29 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER V : TUY HÒA ( 03 - 04 /4 )
Ngày 03 / 4 :
Sáng sớm chia tay với H.X .Mai ở nhà khách Thắng Lợi sau ba ngày đêm lưu trú . Cám ơn Mai đã lo lắng mọi việc -ăn , ở , đi lại - trong thời gian thầy ở Quy Nhơn . Tối hôm trước , Mai bận sinh nhật cháu ngoại nên không tham dự buổi liên hoan chung các khóa được. Cùng lúc đó Nguyen Minh Hà đến , như đã hẹn trước , mời thầy đi ăn sáng , có Nghi nữa , và đưa thầy ra bến xe đi Tuy Hòa .
Đến Tuy Hòa gần trưa, tôi đến khách sạn Quỳnh Hoa ( 18 Trần Bình Trọng ) theo lời giới thiệu của đồng môn Quốc Học Trần Công Tín  từng là giáo sư Việt Văn ở trường Nguyễn Huệ , Tuy Hòa . Khoảng bốn giờ chiều , C.H.S. Quốc Học cao niên ( Lớp đệ nhất , 1958 - 1959 ) Nguyễn Đình Chúc , một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian , đến đưa tôi đi tìm hiểu thành phố này . Tuổi đã tám mươi , nhưng đồng môn vong niên nầy vẫn lả lướt xe máy trên đường , vừa lái xe vừa trao đổi , chuyện trò thoải mái .
Trước tiên , anh đưa tôi lên Núi Nhạn với ngôi Tháp Chàm cổ kình . Đứng trên đỉnh núi , chúng tôi phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đà Rằng và chiếc cấu bắc ngang phía xa xa . Kế đến , chúng tôi đi men theo bờ biển trong cơn mưa bui lâm thâm . Chặp sau , mưa quá lớn , chúng tôi ghé vào trú mưa ở ngôi trường truyền thống Lương Văn Chánh , nơi anh Chúc từng dạy học trước khi nghỉ hưu . Cuối buổi , anh đãi tôi món thịt vịt ở một nhà hàng địa phương rất đông khách .
Xin viết tặng anh một thơ bài thất ngôn bát cú Đường Luật :
ANH CHÚC
Nhã giám đôi hàng gởi đại huynh
Sông Đà núi Nhạn vẫn bình yên ?
Bát tuần bền bỉ thân khang kiện
Tám chục lưu tồn trí mẫn minh
Xứ Huế tình thâm còn tạc dạ
Tuy Hòa nghĩa nặng mãi ghi tim
Tấm lòng thơm thảo xin đa tạ
Chu đáo đủ đầy với hậu sinh
Và về Phú Yên :
PHÚ YÊN
Tuy Hòa tôi đến buổi đầu tiên
Một góc êm đềm cõi Phú Yên
Tháp Nhạn đền xưa hồn quyến luyến
Ô Loan đầm rộng cảnh triền miên
Ghềnh xinh Đá Đĩa khung trời mộng
Cầu cũ Đà Rằng nhịp phách duyên
Sóng vỗ rì rào bờ cát trắng
Mưa trên biển vắng nhớ trăng huyền
(Anh Chúc họa lại bài thơ như sau :
Tạ lòng tri kỷ đồng môn vong niên Quốc học Huế đến Tuy Hoà - Phú Yên đã có thơ ngợi ca vùng đất mới hơn 400 năm ... Nguyên Đình hoà vận "Phú Yên" của Trương Văn Hải:
Hoà nguyên vận luật bằng:
Thành hoàng bổn xứ đến đầu tiên
Văn Chánh Lương Công Phủ Phú Yên!
Khai khẩn hoang điền dân lập ấp
Mở mang tân thổ nước gần Miên.
"Thạch Bi huyền thoại" trời cao dáng
"Đại Lãnh linh sơn" biển đẹp duyên.(1)
Đèo Cả, Cù Mông ranh giới tỉnh...
Đường hầm thông suốt giấc mơ huyền.
(1)Đá Bia ranh giới xa xưa, Núi Đại Lãnh khắc vào cửu đỉnh. )

Ngày 04 / 4
Sau một giấc ngủ ngon , anh Chúc đến rủ tôi đi tập thể dục ở công viên gần núi Nhạn , gặp các thân hữu của anh như Mr Tăng (hiệu trưởng mới về hưu ) , Dr Hậu ( người Huế ) , Mr Hùng , H.T. trường Nguyễn Bĩnh Khêm . Sau khi ăn sáng với món bánh hỏi đặc sản , tôi cám ơn anh và đón xe đi Nha Trang .
Tuy Hòa đã để lại trong tôi mối cảm tình chan chứa . Hẹn gặp anh ở Huế , quê vợ của anh , nơi anh có nhiều gắn bó tuổi học trò và một thời sinh viên .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER VI : NHA TRANG ( 04 -05 / 4 )

Bài gửi  Admin Mon May 08, 2017 10:35 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER VI : NHA TRANG ( 04 -05 / 4 )
Ngày 04 / 4
Chia tay anh Chúc , tôi ra bến xe Phúc Thuận Thảo mua vé đi Nha Trang , ngang qua sông Đà Rằng , Đèo Cả , Đại Lãnh , Van Giã , Ninh Hòa , thành Diên Khánh rồi vào phố biển xinh đẹp như bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng .
Nơi tôi lưu trú là một nhà khách , cách biển không xa , mà cô học trò cũ Xuân Mai đã ưu ái mời thầy ghé chân . Sau khi được trò Mai mời ăn cơm trưa rất ngon , buổi chiều , tôi và hai bạn đồng môn Quốc Học thân thiết là Trần Văn Phúc và Châu Văn Ngữ , đang sống và làm việc ở Nha Trang , đi uống cà phê , ngắm biển và chụp ảnh .

NHA TRANG

Đi qua đèo Cả -Vạn Giã –Ninh Hòa
Đồng lúa rập rờn , rừng dừa xa xa
Đến Ngã ba Thành phố phường sầm uất
Trên đường tấp nập , xe cộ sa đà

Dinh thự thênh thang Nha Trang đây rồi
Biển tràn gió mát đê mê hồn tôi
Bờ dài, vịnh mở dang tay mời gọi
Đảo ngọc , hòn vàng nhấp nhô ngàn khơi

Âm vang triều dâng lời ca sóng vỗ
Nắng dịu , chiều êm mây trắng mượt mà
Lặng ngắm cánh chim lãng du viễn xứ
Xót lòng phiêu bạc nhói lòng lệ sa

Chúng tôi đi tham quan Viện Pasteur , nhà thờ đá , Ga đường sắt rồi về Diên Sơn thăm người em rể của tôi .

THẠCH ĐƯỜNG *

Nằm bên bờ đẹp Nha Trang
Gió ru , sóng hát miên man bãi dài
Hồi chuông ngân vọng thiên thai
Hải âu dừng cánh , chương đài liễu buông
*Nhà thờ đá

Ngày 05 /4 :
Tình cờ biết được trò Lành đang đi ăn cưới ở Nha Trang ( qua thông tin của Hoài ) , tôi thông báo cho Mai - thế là có cuộc tao ngộ Huế - Ban mê - Nha Trang ( nhưng từng ở Quảng Ngãi ) . Thầy trò đi ăn bún cá điểm tâm , uống cà phê ở resort Story với Văn - chồng Mai rồi ăn trưa ở một quán rất lịch sự . Thầy trò vui vẻ kể nhau nghe những câu chuyện thời Cao Đẳng .
Buổi chiều vì Ngữ bận đi Cam Lâm thăm con , Phúc đưa tôi đi thăm Hải Học Viện , chùa Từ Tôn , ngắm các hòn đảo gần xa và tối hôm đó ra ga tiễn tôi đi Sài Gòn .
Ôi , Nha Trang , ngày về đẹp tình thầy - trò , bè bạn !


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty DẪU MAI MÀU ÁO BẠC PHAI Tác giả : Lương Thúy Anh

Bài gửi  Admin Wed May 10, 2017 6:02 am

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 MhaAQM

DẪU MAI MÀU ÁO BẠC PHAI
Tác giả : Lương Thúy Anh
Có những ngày, tôi bỗng thấy lòng mình như thanh thản lạ lùng.
Vậy là...
Một mình, một bóng, cứ thế mà lang thang trên vài con đường bóng râm của Huế.
Những con đường mà một thời còn mang màu áo trắng nữ sinh, tôi đã đi qua bao sáng bao chiều, mòn không biết bao nhiêu đôi guốc gỗ.
*****
Từ trong ký ức xa xăm …
Nếu có một hôm nào đó, bất chợt được nghỉ một tiết học cuối, thay vì lên xe búyt về nhà, thì tôi và người bạn thân, chung một đường về, cứ thế mà lững thững đi bộ, không vội vả, không hấp tấp, đi chậm trên hè phố, cho tóc bay nhẹ hơn, áo dài cũng bớt chờn vờn trong gió Huế, và cũng cho ...lãng mạn hơn, duyên hơn một chút xíu, thiếu nữ Huế mà, ai chẳng một thời vẫn rất điệu đàng.
Có khi xen trong bước chân nhè nhẹ nhịp trên lề phố, nghe như có tiếng xe máy của ai rề rề phía sau, lòng cũng ngập ngừng lắm, cũng muốn biết có phải là xe của ai đang muốn theo chân ...Ngọ về, cũng muốn len lén nhìn coi thử, ai rứa hè? và có đẹp trai không?(!!!).
Nhưng biết đâu được, có khi lại là tiếng xe máy của ông anh cả, giờ tan tầm thóang thấy bóng cô em gái, nên cũng muốn theo dò dò, coi thử tan trường rồi, mà cái con em ni, hắn đã chịu về nhà hay chưa?
Nhưng đa phần những bước chân hay tiếng xe máy hay rà rà sau những chiếc nón bài thơ của nữ sinh ngày ấy, thường là của mấy anh trai trường Quốc học, quen cũng có mà lạ hoắc lạ huơ cũng thiệt là nhiều.
Cũng dễ hiểu thôi mà, hai ngôi trường nằm sát bên nhau, các tiết học chênh nhau mươi phút, cho nên sau giờ tan học dù là giữa các các tiết học hay cuối buổi, chúng tôi vẫn luôn đụng độ với các anh là lẽ thường tình. Gặp nhau trên lối đi bộ về nhà, gặp nhau trên các chuyến xe buýt, có khi lại song song trên mấy chiếc xe đạp.
Ngày ấy, chuyện đi bộ đến trường rồi trở về nhà cũng là chuyện rất bình thường, tuổi trẻ, ham vui , thích trò chuyện linh tinh nên con đường dường như ngắn lại. Nam thanh nữ tú đùa giỡn, theo nhau trên lối đi đường về là những hình ảnh rất quen thuộc của phố Huế một thời.
Chỉ là học sinh của hai mái trường thủy chung với Huế, mỗi buổi tan trường, theo nhau trên con đường Lê Lợi, mà ngày trước các bậc anh chị hay nói rằng là “anh Quốc học đi cua mấy Cô Đồng Khánh”.
Thế thôi, nhưng đã trở thành đề tài cho những bài thơ, khúc nhạc, “Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi…”
Hay đôi khi:
“Bước em nhẹ trên thành phố Huế,
âm hướng nào dịu mát lòng anh
Nón nghiêng nghiêng nụ cười gợi nắng,
áo trắng về đâu cho anh được về cùng.”
Có lúc lại là câu thơ dành cho những cặp Quốc học, Đồng Khánh đã thành đôi nhưng hãy còn nhiều e ngại :
“Tội tui lắm! Cách cho vài bước
Đừng đi gần hai đứa song đôi
Xa xa cho kẻo bạn tui cười
Mai vô lớp cả trường dị nghị!”
Và có những ngày, tôi đi như thế, tìm lại những con đường trải đầy ăm ắp những kỉ niệm năm xưa, những con đường nằm yên bình trong lòng phố Huế.
Tôi đã già theo cùng năm tháng mà sao những con đường ấy như vẫn thách thức mãi với thời gian.
Những con đường của Huế như ngày một rộng hơn, bằng phẳng hơn, và xanh hơn biết mấy.
Huế của tôi đấy, vẫn nhuốm màu thời gian khắc nghiệt đến thế, nhưng sao vẫn như trẻ mãi không già.
Những con đường của Huế, những con đường xưa mang đậm dấu chân một thời son trẻ của tuổi thanh xuân, một thời thiếu nữ của tôi, của những người bạn cùng trang lứa, ai cũng... xinh xinh trong nắng xuân thì, áo trắng tinh khôi bay trong chiều gió…
Dáng ai len lách …
vào ngõ ngách tim ai.
Dẫu mai màu áo bạc phai
Vẫn xin gìn giữ
không phai tấm lòng.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER VII :SÀI GÒN ( 06 /4 - 10 /4 )

Bài gửi  Admin Thu May 11, 2017 2:07 pm

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER VII :SÀI GÒN ( 06 /4 - 10 /4 )
Ngày 06 /4 :
Chuyến tàu SE 21 rời Nha Trang lúc 8:30 pm và đến ga Hòa Hưng lúc 6 : 00 am . May mắn cho tôi , Lưu Danh , người bạn cùng xóm ở Huế rất thân thiết , đến đón tôi , đãi tôi ăn một tô phở thật to và ngon ( Phở Anh ) trước khi đưa tôi đến tận trạm dừng xe buýt gần nhất về Era Town ( Quận 7 ) , nơi tôi sẽ ở lại với anh chị họ Huề , Liên . ( Cám ơn bạn Danh rất chu đáo , vì lần gần nhất tôi ở Sài Gòn là năm 2005 , cách đây hơn chục năm rồi , nên tôi rất cần sự giúp đỡ của bạn , thổ địa của thành phố này !) .
Tuy ở khá xa trung tâm , khu chung cư Era Town thật lý tưởng cho những người yêu thích cảnh quan thoáng mát , rộng rãi .
Kỷ Nguyên *
Đất lành chim đậu Era Town
Sừng sửng khối nhà chót vót cao
Cân đối công trình người sáng tạo
Hài hoà phong cảnh đất trời trao
Hiền nhân tứ xứ về nương náu
Bằng hữu khắp nơi đến gởi trao
Tao ngộ nơi này vui sướng quá
Trời trong gió mát tựa non Đào
* Era Town
Trưa và chiều hôm ấy , anh chị Huề , Liên và các cháu Trâm , Thịnh tiếp đãi cậu ăn uống thật no say . Cám ơn lòng hiếu khách của gia đình mà tôi đã gần gũi trong nhiều năm qua .
Ngày 07 / 4 :
Hôm nay là một ngày tao ngộ , đoàn viên giữa thầy trò , đồng môn , bạn bè rất trọn vẹn đến bất ngờ . Điểm hẹn đầu tiên là quán cà phê trong Dinh Thống Nhất ( đường Huyền Trân Công Chúa ). Đồng môn Quốc Học chúng tôi tụ tề chuyện trò rôm rả . Phạm Trí đến từ chung cư Phú Mỹ Hưng , Hồ Nhất Luân - Nguyễn Trọng Tuyển , Lê Văn Kích - Đồng Nai , Huỳnh Tâm và bạn Danh ( I.B.M. Hưng Đạo ) từ Tân Phú .
Khoảng 10 :00 am , chúng tôi lên xe máy trực chỉ quán Vườn Cau , 380 Phan Văn Trị , Gò Vấp để dự buổi liên hoan giữa thầy trò trường C.Đ.S.P. Nghĩa Bình năm xưa , chủ yếu là thành viên hai lớp K 5 . Có hai thầy : Trương Văn Hải ( Huế ) và Nguyễn Văn Bảo ( Lê Quang Định , Bình Thạnh ) . Các trò Trần Quốc Nguyệt , Khánh , Hồng , Thu Vân , Thế , Lê Thị Phương , Phượng ( vợ Thế ) và Bè . Thân hữu có thêm Kiên Minh Trí , đồng nghiệp của tôi hồi ở Bàu Cát , Tân Bình . Phạm Trí bận việc không tham gia được . Cuộc vui kéo dài đến chiều trong niềm hân hoan kỳ ngộ , trong tiếng cười sảng khoái , lời ca tiếng hát thân tình , mộc mạc . Xin cám ơn mọi người đã chung sức tạo nên cuộc giao lưu này .

Sài Gòn
Vườn " Thống Nhất " hân hoan tao ngộ
Tay nắm tay bạn cũ đón chào
Đôi lời thân ái gởi trao
Dưới hàng cây gió rì rào bên tai

Lại xuôi ngược dặm dài phố rộng
Giữa Sài Thành lộng lộng trời mây
Quán Vườn Cau - cuộc sum vầy
Ba lăm năm giấc mơ bay ngang đời

Khung trời cũ chơi vơi tái hiện
Kỷ niệm về câu chuyện râm rang
Tình xưa nghĩa cũ rộn ràng
Thầy trò, bằng hữu chứa chan cảm hoài

Hoà câu hát nguôi ngoai niềm nhớ
Bỏ đằng sau một thuở đắng cay
Phong sương ngày tháng dạn dầy
Mỗi đời người một rừng cây bạt ngàn

ĐOÀN VIÊN
Quán Vườn Cau cuộc đoàn viên
Thầy trò hội ngộ trăm miền về đây
Ba lăm năm mới sum vầy
Mừng mừng tủi tủi ngất ngây ân tình

Ngày 08 /4
Sau khi về Biên Hòa , chiều hôm đó bạn Kích ( Na Lê ) đưa tôi trở lại quán bia Tiệp ở quán 16 Phổ Quang , Tân Bình , để gặp gỡ một số học trò cũ trường Trưng Vương , Ban mê thuột , đang sống ở Sài gòn . Các em Lê Chí Sơn , Huỳnh Duy Khương , Trần Hán Bé , Cao Cường , Phi và vợ đón tiếp thầy rất thân mật chu đáo .
Tối hôm đó Danh đón tôi về nhà của bạn ấy ở Vườn Lài , cũng gần đó .
Sài gòn chỉ đẹp khi dạt dào tình cảm thầy trò , bè bạn ,
phải không mọi người ?
Ngày 09 /4
Chúng tôi đi thăm thú Bình Dương
Và sáng 10 / 4 chia tay Sài gòn để đi chơi miền Tây Nam bộ .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER VIII : BIÊN HÒA ( 08/ 4 )

Bài gửi  Admin Fri May 12, 2017 8:56 pm

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER VIII : BIÊN HÒA ( 08/ 4 )
Sáng hôm đó , bạn Na Lê ( Lê Văn Kích ) trên chiếc mô tô Rebel ( trông như một con tuấn mã ) đến tận khu chung cư Era Town đón tôi về Biên Hòa để thăm các đồng môn Quốc Học ở đó . Xe bon bon trên xa lộ qua Thủ Đức , Dĩ An , cầu bắc ngang sông Đồng Nai rồi rẽ vào đường Huỳnh Văn Nghệ .
Thầy Hoàng Trọng Dinh , C.H.S . Quốc Học ( 1955 - 1961 ) , người làng Nguyệt Biều , niềm nở chào đón chúng tôi . Sau khi ngồi uống nước trà , hàn huyên tâm sự chuyện quê nhà , thầy cô hẹn chúng tôi chiều ghé vào trang trại ở Tân Triều cách đó chừng 10 km . Chúng tôi nhận lời , cám ơn tấm thịnh tình và xin phép đi gặp nhóm Quốc Học 65-72 , đang đợi chúng tôi ở quán Những Người Bạn , gần Đài Truyền Hình .
Quý anh Trần Duy Tế , Tôn Thất Khiêm , Hồ Vĩnh , Đoàn Ngọc Minh , trong nhóm Biên Hòa Lục Tử , đón tiếp chúng tôi rất thân mật trong căn phòng được trang trí như một hầm rượu mát lạnh . Sau đó , chị Trang Cam Vo , một C.N . S . Đồng Khánh cũng đến chia vui với anh em Quốc Học chúng tôi . Chủ đề buổi nói chuyện xoay quanh vấn đề kết nối đồng môn , các hoạt động C.H.S. Quốc Học , thăm thầy cô ... Xong tiệc , Anh Tế mời mọi người về ngôi nhà rất đẹp , tiện nghi của anh chị ở đường Trần Quốc Toản và chúng tôi bên nhau hát những bài ca ưa thích .
Giã từ các sư huynh Q. H . Biên Hòa , chúng tôi tìm đến Văn Miếu Trấn Biên , nơi các bậc hiền nhân miền Nam như Nguyễn Đình Chiểu , Bùi Hữu Nghĩa , ... được thờ cúng .
Sau đó , chúng tôi về thăm ngôi vườn của thầy cô Hoàng Trọng Dĩnh và được thết đãi các món cây nhà lá vườn rất đặc sắc , được nấu theo phong cách Huế quen thuộc .
Cuối ngày , Kích đèo tôi về lại Sài Gòn gặp bạn Danh và một số học trò cũ từ Ban mê thuột đang sinh sống tại thành phố . Bạn bè thầy trò nâng những cốc bia tươi vàng óng thắm tình thân của những kẻ tha hương ngộ cố nhân !
Cám ơn bạn Kích đã hết lòng đưa đón tôi trong chuyến đi về Biên Hòa này !
BIÊN HÒA
Mô tô thẳng lối Biên Hoà
Đi đường Thủ Đức băng qua mấy cầu
Hai giờ xuôi ngược hồi lâu
Đến nhà Thầy Dĩnh tâm đầu hả hê
Quán " hầm rượu" rủ nhau về
Giao lưu Quốc Học thoả thuê mấy chàng
Bà chị Đồng Khánh - Cẩm Trang
Tâm tình người Huế dịu dàng xẻ chia
Tiêu dao vườn bưởi Tân Triều
Nhâm nhi chén rượu liêu xiêu nói cười
Gặp trò cũ uống bia tươi
Một ngày thú vị vui đời lãng du

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER IX : BÌNH DƯƠNG ( 09 /4 )

Bài gửi  Admin Mon May 15, 2017 6:18 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER IX : BÌNH DƯƠNG ( 09 /4 )
Sáng hôm đó bạn Danh lại nhiệt tình đưa tôi về bến xe Miền Đông sau khi đãi tôi hủ tiếu cà phê ở Bàu Cát . Trò Võ Ngọc Thế đón tôi , anh Hue Phan , hai cô học trò Trần Quốc Nguyệt và Khánh Trần , trước hết , ghé nhà Thế ở Thủ Đức chơi , rồi đưa chúng tôi đi tham quan công ty gốm sứ và xưởng sản xuất bao bì của em ấy ở Bình Dương .
Điểm dừng chân tiếp theo là khu du lịch nổi tiếng Đại Nam Văn Hiến , nơi bạn Tâm Huỳnh , một đồng môn Quốc học của tôi , biểu diễn vẽ tranh thư pháp . Buổi trưa chúng tôi dùng bữa ở quán Hoàng Cung , một quán Huế khá đẹp . Cuối cùng chúng tôi ngồi thư giản trong quán cà phê " Gió và Nước " được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa theo phong cách thân thiện với môi trường .
Thế là kết thúc một chuyến đi chơi Bình Dương thật thú vị ấm tình thầy trò , anh em .
Trở lại Era Town , tôi và anh Huề chuẩn bị hành trang cho chuyến du khảo đồng bằng sông Cửu Long và đảo Phú Quốc ngày hôm sau .
Bình Dương
Học trò mời ghé đất Bình Dương
Rong ruổi ô tô mấy quãng đường
Gốm sứ dăm lò vào khảo sát
Quán xinh vài chốn đến khai trương
Lái Thiêu vườn trái nhiều kênh rạch
Văn Hiến thành cao lắm đoạn trường
Dưới luỹ tre xanh ngồi hóng mát
Ngắm làn hơi nước mịt mờ sương

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER X : RẠCH GIÁ - GIỒNG RIỀNG - KIÊN GIANG ( 10 / 4 - 11 /4 )

Bài gửi  Admin Tue May 16, 2017 4:59 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER X : RẠCH GIÁ - GIỒNG RIỀNG - KIÊN GIANG
( 10 / 4 - 11 /4 )
Ngày 10/4 :
Chia tay Era Town , tôi và anh Phan văn Huề , người bạn đường trong chuyến du khảo châu thổ và hải đảo này , bắt xe buýt số 139 và mất gần một giờ ra Bến xe Miền Tây , qua những tuyến đường chính của thành phố .
Chuyến xe Phương Trang khởi hành lúc 7 : 15 am lướt như êm qua những cung đường bằng phằng , qua hai chiếc cầu treo thế kỷ : Mỹ Thuận và Cần Thơ , qua các địa danh Tiền Giang , Hậu Giang , Lai vung , Lấp vò , Sa Đéc rồi phà Vàm Cống là tới địa phận tỉnh Kiên Giang . Đến bến xe Rạch Sỏi , chúng tôi chuyển qua xe buýt về Giồng Riềng để ghé thăm người bạn đồng môn Quốc Học Bùi Minh Trung , một thầy giáo Huế đã gắn bó với miền quê Nam Bộ hơn mấy chục năm , vừa mới về hưu .
Bạn Trung đón chúng tôi ở bến xe , sắp đặt nhà nghỉ , và mời chúng tôi về nhà , tiếp đón rất nồng hậu . Cám ơn lòng hiếu khách của vợ chồng bạn . Qua câu chuyện tâm tình trong buổi cơm chiều , tôi thấu hiểu được những vất vả , khó khăn bạn Trung từng trải qua trong những ngày đầu đặt chân đến đây và nổ lực vươn lên của bạn . Tôi cũng cảm nhận được phần nào nếp sống hiền hòa , khoáng đạt của người dân đất Phương Nam này . Bạn Trung đã nhiệt tình book vé tàu cao tốc , nhờ hai anh xe ôm đưa chúng tôi ra tận bến tàu và cung cấp thông tin cần thiết trong chuyến đi chơi đảo Phú Quốc của chúng tôi .
Giồng Riềng
Giồng Riềng xứ lạ đất Kiên Giang
Ai đến nơi đây chẳng ngỡ ngàng
Kênh rạch sánh đôi cùng lối thẳng
Cầu treo nghiêng bóng với đường quang
Bạn bè tứ xứ về sum họp
Hiền hữu muôn nơi đến tụ đàn
Đàn hát hả hê bầu rượu quý
Chan hoà huynh đệ nghĩa kim lan
Ngày 11 /4
Chúng tôi thức dậy sớm lúc 5:00 am . Bạn Trung đến tiễn chúng tôi ở nhà nghỉ thật cảm động . Xe ôm đưa chúng tôi ra bến tàu cao tốc Super Dong , láy vé , lên tàu và bắt đầu chuyến hành trình ra Phú Quốc .
Hải thuyền
Hải thuyền lừng lững tiến ra khơi
Rẽ nước lung linh sóng bạc ngời
Chim biển lượn vòng hình ẩn hiện
Mây trời tán tụ ảnh chơi vơi
Không gian lộng gió hồn ngây ngất
Núi biếc xa mờ trí thảnh thơi
Phú Quốc rì rào bờ phẳng lặng
Tôi về bỡ ngỡ nắng vàng phơi

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER XI : PHÚ QUỐC ( 11 /4 - 13 /4 )

Bài gửi  Admin Thu May 18, 2017 1:55 pm

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER XI : PHÚ QUỐC ( 11 /4 - 13 /4 )
Ngày 11 /4 :
Chuyến tàu cao tốc Super Dong II băng băng rẽ sóng , sau ba giờ , đưa chúng tôi đến hòn đảo ở vùng biển phía Nam của Tổ Quốc , cho chúng tôi một trải nghiệm tuyệt vời khi đứng hóng gió trên boong tàu ,ngắm nhìn mây ,trời , non , nước thật mãn nhãn . Anh Phan Huề đã chộp được những hình ảnh khá độc đáo .
Xuống tàu , chúng tôi lên xe buýt về thị trấn Dương Đông , thủ phủ của hòn đảo , được một người đồng hương , đồng tộc với anh Huề đón tiếp thật niềm nở , bởi vì mấy khi có người anh cùng làng ra tận nơi đảo xa nhận mặt họ hàng như thế này . Phần tôi , thật quý hóa khi được một bạn facebook quan tâm đến thăm hỏi tại khách sạn - đó là bạn Phan Văn Tỷ , một người đã định cư gần 30 chục năm trên đảo .
Bạn Face
Về Phú Quốc gặp bạn Face
Rong chơi một buổi sum vầy bên nhau
Rượu sim ngọt ý tâm đầu
Một vòng quanh đảo khắc sâu ảnh hình
Trại ong , xưởng ngọc , biển xinh
Vườn đầy hoa trái linh đình lẩu ngon
Nâng ly nở nụ cười giòn
Tình người facebook sắt son rứa tề
Chiều hôm đó chúng tôi tham quan bãi biển gần đó , thăm Dinh Cậu , một điểm du lịch đặc biệt của thị trấn Dương Đông .
DINH CẬU
Chót vót đầu ghềnh Dinh Cậu thiêng
Thì thào sóng biếc vỗ bên triền
Xế chiều nhè nhẹ làn tươi mát
Đêm tối cheo leo ánh dịu hiền
Phú Quốc xa vời vùng đảo ngọc
Dương Đông * rực rỡ xứ thần tiên
Bốn phương du khách về chiêm ngưỡng
Đền nhỏ đơn sơ tỏa ánh thiền
* Tên thị trấn của đảo Phú Quốc
Ngày 12 /4
Theo kế hoạch , sáng hôm đó chúng tôi qua đón Tỷ ở bãi Tràm cùng đi chơi một vòng đảo với chúng tôi . Lộ trình như sau :
1 , Hãng rượu sim Phú Quốc ( Sim Sơn ) . 2 , Trại Ngọc Trai ở ấp Đường Bào - Dương Tơ . 3 , Cửa Hàng ngọc trai Quốc An . 4 , Trại ong . 5 , Nước mắm Phụng Hưng . 6 , Trại giam Phú Quốc ( trước 1975 ) và 7 , Bãi Sao
Sau chuyến tham quan , chúng tôi về một nhà khách gần nhà Tỷ . Tỷ đưa chúng tôi đi chơi khu Đá Bàn gần đó và khoản đãi bữa tối thật thịnh soạn . Chúng tôi hàn huyên vui vẻ cho mải tận khuya mới chia tay .
VÀNG HOA
Tôi thấy hoa vàng bên biển xanh
Trời cao lơ lững trắng mây lành
Cỏ hiền biêng biếc màu bàng bạc
Nắng đẹp huy hoàng gió quẩn quanh
THÉP & HOA
Hoa vẫn nở bên hàng thép gai
Trắng tinh màu diễm ảo trang đài
Hương thơm ngan ngát mùi sâu lắng
Sắc rạng tinh khôi ánh viễn hoài
Tù ngục luyện rèn lòng dũng khí
Buộc ràng trau chuốt chí anh tài
Thép- hoa mềm cứng làm sao tỏ
Phân biệt thắng thua khó giải bày
ĐẢO DU
Thôi thì cỡi ngựa xem hoa
Một vòng Quốc đảo chan hòa thiên nhiên
Xem san hô ngắm ong hiền
Hoa vàng mấy độ làm duyên giữa trời
Bãi Sao mây trắng lả lơi
Dương Đông : Dinh Cậu tuyệt vời cảnh quan
Biển thẳm xanh nước mơ màng
Đồi sim chín mọng hương lan ngạt ngào
Mực tươi cá ngọt thanh tao
Vườn thênh thang ổi khế đào ngọt ngon
Đồi cao đường lớn dập dồn
Hài hòa phố thị trang thôn đất trời
Một ngày vui Phú Quốc ơi
Nâng ly thân ái nói lời chia tay
Ngày 13 /4 :
Chúng tôi ra đường chờ xe buýt ra bến tàu đi Hà Tiên ( đã mua vé tàu trước ) . Chúng tôi ăn sáng và uống cà phê quán bên đường .
BÊN ĐƯỜNG
Ngồi chờ xe quán bên đường
Cà phê Phú Quốc đưa hương ngạt ngào
Sớm mai này nắng đẹp sao
Hẹn ngày tái ngộ dạt dào mến thân
Trên chuyến tàu cao tốc Super Dong VI qua Hà tiên , tôi đã ngẫm nghĩ và làm bài thơ này :
TÌNH THƠ
Chuyện tình nay đã hóa vần thơ
Lãng đãng làn mây gió phập phờ
Theo cánh hải âu vờn ngọn sóng
Nương dòng sóng bạc chảy cơn mơ
Hoa cười ngọc thốt hồn xao xuyến
Bướm lả ong lơi dạ ngẩn ngơ
Nếm trải phong trần thân mệt mỏi
Chiều vàng nhẹ nhỏm hết bơ vơ

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER XII : HÀ TIÊN ( 13 /4 )

Bài gửi  Admin Fri May 19, 2017 2:40 pm

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER XII : HÀ TIÊN ( 13 /4 )
Từ Phú Quốc vào Hà Tiên gần hơn vào Rạch Giá , nên
tàu chạy nhanh hơn một giờ . Anh Phan Huề và tôi lại có
dịp thỏa sức hưởng làn gió mát rười rượi trên biển êm .
Tầu cập bến , chúng tôi thuê taxi đi dạo một vòng thành phố
Hà Tiên với nhiều cái tên rất thi ca như Tô Châu , Chiêu Anh
Các , Đông Hồ và trên hết Mạc Cửu , người có công khai
phái vùng đất này . Chúng tôi viếng đền thờ vị Tổng Trấn này
trước khi đi dọc bờ sông Giang Thành đẹp xinh , rồi qua bên kia
cầu Tô Châu chiêm quan tượng đài của Ngài .

MẠC CỬU
Mạc Cửu ơi , kính phục ngài
Hà Tiên trấn thủ dựng xây cơ đồ
Tui từ ngoài Huế mới dzô
Lần đầu chiêm ngưỡng bến bờ phương Nam
Dòng suy nghĩ chảy miên man
Tâm tư cảm khái mấy hàng viếng Ông

Sau đó chúng tôi ra bến xe , bắt xe về Cần Thơ .
Chuyến xe quả là tốc hành với người tài xế lão
thành , phóng vun vút trên đường , qua mặt tất cả
các loại xe , đưa chúng về bến Cần Thơ mà chỉ
mất có năm giờ ( lẽ ra phải 7 giờ ) .
Xuống xe chúng tôi thở phào và đi tiếp xe buýt về
chợ Trà Quýt , Sóc Trăng , để thăm người cậu của
anh Huề đang sống ở đó .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 3 Empty Re: DỰ ÁN ĐẶC SAN " THUỞ BAN ĐẦU QUỐC HỌC "

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết