Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974


Join the forum, it's quick and easy

Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Liên lớp Quốc Học Khóa 1967-1974
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

Latest topics
» TƯỞNG NHỚ TẠ VĂN HÙNG - BY VÕ VĂN TRINH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 8:31 am by Admin

» GẶP MẶT THÂN MẬT QUÝ THẦY CÔ NGÀY 23 / 10 / 2018
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeFri Oct 26, 2018 9:58 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON TRAI ÚT CỦA LÊ BÌNH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeMon Jun 18, 2018 7:15 am by Admin

» BẢN TIN KẾT NỐI
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeSun May 13, 2018 5:55 am by Admin

» CHÚC MỪNG ĐÁM CƯỚI CON GÁI LÊ BÁ TUẤN
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeThu May 10, 2018 6:05 am by Admin

» CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG TẤM LÒNG QUỐC HỌC CHÂN CHÍNH
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeThu Apr 26, 2018 6:36 pm by Admin

» NHẬT KÝ THƠ : MỘT CHUYẾN XUÔI NAM VÀ NGƯỢC BẮC
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeSun Apr 15, 2018 5:32 am by Admin

» THƯƠNG TIẾC BẠN TẠ VĂN HÙNG - CHÍN 2 - 12 B2
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeMon Mar 05, 2018 5:47 am by Admin

» GẶP MẶT CHÀO 2018
DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 I_icon_minitimeThu Mar 01, 2018 3:20 pm by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


DỰ ÁN ĐẶC SAN " THUỞ BAN ĐẦU QUỐC HỌC "

3 posters

Trang 4 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4

Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER XIII : SÓC TRĂNG ( 13/4 - 16 /4 )

Bài gửi  Admin Sat May 20, 2017 10:05 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER XIII : SÓC TRĂNG ( 13/4 - 16 /4 )
Ngày 13 /4 :
Xe buýt đưa chúng tôi về chợ Trà Quýt lúc 6 :00 pm và gia đình người cậu anh Phan Huề tiếp đón chúng tôi rất chu đáo .
Ngồi trong khu vườn rộng , thoáng mát , lộng gió miền Nam , tôi cảm
thấy người khỏe khoắn ra sau một ngày dài vượt qua biển khơi và
dặm dài thiên lý .
Ngày 14 /4 :
Sau khi đi uống cà phê ở một quán gần nhà , giao lưu với những cư dân gốc Huế vào lập nghiệp trong này ( phần lớn làm trong nghành giáo dục ) , chúng tôi ra chợ Trà Quýt ăn sáng , rồi đi tham quan thành phố Sóc Trăng bằng xe máy .
Trước tiên , chúng tôi tìm đường vào chùa Dơi , phải băng qua một cây cầu nhỏ ở giữa thành phố .
BÊN CẦU
Sóc Trăng - Rạch Sỏi - Dương Đông
Nhịp cầu nho nhỏ bềnh bồng tóc mây
Đôi làn gió mát hây hây
Dạn dày cát bụi đong đầy tuyết sương
Dấu chân để lại ven đường
Tiểu kiều soi bóng tơ vương ráng chiều
Đến chùa , lại vào dịp ngày Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer , chúng tôi chứng kiến cảnh người dân lễ bái và hội hè trong ngôi chùa nổi tiếng này .
Khi quay về chúng tôi lại ghé vào chùa Trà Quýt , nằm bên con kênh , cũng nhộn nhịp người đi cúng kiến .
SÓC TRĂNG
Đất miền Tây rạch kênh hiền
Người dân chất phác đẹp duyên lúa vàng
Thanh bình cõi rộng phương Nam
Tình thân ái khắp xóm làng Việt , Miên
Dạo chơi xem cảnh chùa chiền
Rêu phong bảo tháp uy nghiêm điện thờ
Hàng thốt nốt gió phất phơ
Dơi treo lủng lẳng vật vờ vườn sau
Hoàng y rực rỡ nhuốm màu
Xả buông tục lụy , thương đau kiếp đời
Ngày 15 /4
Chúng tôi dành trọn ngày để giao lưu với bà con , láng giềng
nhân dịp một ngày giỗ lớn của gia đình . Tôi cảm nhận được không khí vui vẻ , thật chan hòa của tình người Nam bộ . Ăn nói , cười đùa sảng khoái , vô tư . Xin cám ơn mọi người trong gia đình cậu Lạc đã để lại cho tôi những ấn tượng tốt đẹp trong chuyến đi này .
Ngày 16 / 4
Từ giã Sóc Trăng , chúng tôi lên xe khách về Sài gòn . Ở bến xe Miền Tây , tôi chia tay anh Huề , người bạn đồng hành ăn ý trong suốt cuộc hành trình phương Nam , để bắt xe tiếp lên Đà Lạt , thành phố mai anh đào mà tôi hằng yêu mến .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER XIV : ĐÀ LẠT ( 16 /4 - 21 /4 )

Bài gửi  Admin Mon May 22, 2017 12:02 pm

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER XIV : ĐÀ LẠT ( 16 /4 - 21 /4 )

Ngày 16 /4
Rời bến xe miền Tây vào lúc 12:15 pm , tôi lại lên cao nguyên lần nữa . Xe bon bon trên đường cao tốc , rồi qua các huyện ở Đồng Nai với những cái tên quen quen như Thống Nhất , Định Quán - La Ngà - Tân phú - Ngọc Lâm - Phương Lâm - Cát tiên . Dừng chân uống nước ở Madaguil , qua đèo Chuối , là đến Bảo Lộc - Di Linh - Đức Trọng - cuối cùng là đèo Prenn trước khi vào thành phố Đà Lạt .
Tôi được hai ông anh đón từ bến xe về nhà , xong đi nhậu lẩu dê cùng với chai rượu tỏi đen mà tôi đem theo từ Quy Nhơn - thật ấm lòng .

Ngày 17 /4
Từ sáng sớm , tôi đã náo nức ,muốn đi bộ một vòng hồ Xuân Hương . Sau khi thơ thẩn ngắm cảnh ven hồ , tôi điện thoại cho bạn đồng môn Quốc Học Lê Văn Thành ( khi tôi viết bài này , bạn đang nằm điều trị ở bện viện Chợ Rẫy , Sài gòn vì đau gan . Chúc bạn sớm bình phục . ) và sau đó thầy Thân Trọng Sơn , C.G.S. Quốc Học và anh Võ Thanh Lâm , học trên chúng tôi mấy lớp . Mầy thầy trò cùng nhâm nhi cà phê ở quán Bích Câu , chuyện trò , hàn huyên cho đến tận 10 :00 giờ . Chúng tôi được thầy Sơn mời ăn trưa và tiếp tục những câu chuyện thời Quốc Học , cũng như thời đi dạy của mấy thầy trò .

BÊN HỒ
Thầy trò tao ngộ bên hồ
Vườn Bích Câu nắng vàng phô rạng ngời
Chuyện trò tâm sự khôn ngơi
Xiết bao kỉ niệm cõi đời mênh mông

ĐÀ LẠT
Tôi về Đà Lạt sáng mai đây
Hoa lá trời mây đến đủ đầy
Hội ngộ bên hồ thầy với bạn
Ân tình chan chứa buổi sum vầy

Tạm biệt thầy Sơn và anh Lâm , Thành đưa tôi về nhà , chào bà xã , thăm cháu ngoại của bạn ấy . Sau khi nghỉ ngơi , Thành đưa tôi vào trường C.Đ.S.P . Đà Lạt ( trước 75 là collège Yersin ) tham quan và thăm gia đình người đồng nghiệp của tôi thời C.Đ.S.P. Nghĩa Bình . Kế đến , Thành chở tôi đi lòng vòng - nhà Ga xe lửa , hồ Than Thở ... Cám ơn bạn Thành đã dành cho tôi sự ưu ái rất lớn trong chuyến thăm Đà Lạt này .

PHƯỢNG TÍM
Mai Anh Đào giã biệt rồi
Hoa ban trắng cũng rã rời tàn phai
Luyến lưu phượng tím trang đài
Ảo huyền phô nét liêu trai tự tình

YERSIN
Trường cũ uy nghiêm tháp vút cao
Tường cong yểu điệu mái thanh tao
Hành lang dẫn lối vào thơ mộng
Nhà cổ điêu tàn nuối tiếc sao

THAN THỞ
Than thở u hoài Than Thở ơi
Trại hoa che khuất bóng em rồi
Hàng thông dáng liễu tìm đâu thấy
" Hai mộ " tình nhân đứng nghẹn lời

18 / 4 - 19 / 4
Hai ngaỳ này tôi đi thăm các bạn đồng môn Hồ Ngọc Tú  và Trần Như Châu ở Bảo Lộc và Di Linh , rồi ghé nhà một ông chú ở Bảo Lộc

20 /4
Quay về Đà Lạt thăm bà con và chuẩn bị đi Buôn ma thuột vào ngày hôm sau 21 /4 .

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty PHIÊU DU KÝ CHAPTER XV : BẢO LỘC - DI LINH - ĐỨC TRỌNG ( 18 /4 - 19 /4 )

Bài gửi  Admin Thu May 25, 2017 5:56 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER XV : BẢO LỘC - DI LINH - ĐỨC TRỌNG
( 18 /4 - 19 /4 )
Ngày 18 /4 :
Sáng sớm hôm ấy , tôi bắt xe buýt Phương Trang về Bảo Lộc . Xe đi chậm , dừng nhiều chỗ nên tôi có cơ hội ngắm cảnh cỏ hoa cây lá xinh tươi hai bên đường . Vợ chồng TÚ - HUỆ đón chào tôi cùng với bạn Trần Như Châu từ Di Linh qua tao ngộ , một dịp trùng phùng thật hy hữu . Chúng tôi ăn trưa thật ngon miệng . Chiều hôm đó , cơn mưa rào tạo thêm không khí ấm cúng cho ba người bạn già bên nhau tâm sự về trường lớp ngày xưa .
BẢO LỘC
Chiều Bảo Lộc gió mưa bay
Hạt rơi rào rạt đong đầy nhớ thương
Ba chàng cao lão chung trường
Ngày xưa thân ái vấn vương mãi hoài
Bạn Châu kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời rất thú vị của bạn sau khi phải xếp bút nghiên đi vào binh nghiệp .
BẠN CHÂU
Ở Hương Cần , họ Trần Như
Ngày xưa phong nhã , bây chừ cũng tơ
Đường đời suôn sẻ bất ngờ
Trời cho vợ đẹp , con thơ ngoan hiền
Được người , được nết , rất siêng
Sánh vai đi khắp mọi miền nước non
Chúc ông bà được vuông tròn
Bách niên giai lão sắt son mối tình
Chiều đến chúng tôi đi tham quan thành phố Bảo Lộc . Tú chỉ cho chúng tôi xem nơi trước đây Trịnh Công Sơn dạy học , ngôi nhà thờ cổ , và chúng tôi vào một quán cà phê gần trung tâm ngắm nhìn người qua kẻ lại .
Ngày 19 /4
Sau khi Tú đưa chúng tôi đi bộ thể dục , ăn phở đặc biệt , Châu và tôi tạm biệt vợ chồng Tú , bon bon trên chiếc xe máy quay về Di Linh ( 40 km ) và rẽ vào thủy điện Đồng Nai 2 , nơi vợ chồng Châu đang làm việc ( thêm 20 km nữa ) . Tôi được tham quan nhà máy , khu nhà ở công nhân ( đến từ mọi miền của tổ quốc ) , rẫy đồi cà phê , trang trại hồ tiêu và tận hưởng khung cảnh sông , suối , núi , hồ thật hùng vỹ ở chốn hoang vu này . Vợ chồng Châu đãi tôi một bữa gà đồi luộc , xé , bóp muối tiêu , hành tây , rau răm thật no nê rồi Châu lại đưa tôi trở lại Di Linh đón xe về Đức Trọng .Cơn mưa rào theo tôi về Đức Trọng , nơi tôi ghé thăm một người chú ( kêu mệ nội tôi bằng dì ruột ) .
DI LINH
Bạn đèo xe máy quãng đường dài
Bảo Lộc - Di Linh nhẹ lướt bay
Thủy điện Đồng Nai nơi hẻo lánh
Đồn điền thảo dã chốn mê say
Gập ghềnh đồi dốc lưng bủn rủn
Phằng lặng sông hồ bụng ngất ngây
Thăm thú đất trời hồn sảng khoái
Trưa về chén rượu má hây hây

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty PHIÊU DU KÝ - CHAPTER XVI : BUÔN MA THUỘT - HUẾ ( 21 /4 - 25 /4 )

Bài gửi  Admin Sun May 28, 2017 7:02 am

PHIÊU DU KÝ
CHAPTER XVI : BUÔN MA THUỘT - HUẾ ( 21 /4 - 25 /4 )

Ngày 21 /4
Xe khách đến đón chúng tôi ( tôi đi cùng với vài anh chị con ông bác ở Đà Lạt qua Bmt ăn cưới thằng cháu kêu bằng cậu họ ) ở làng hoa Thái Phiên lúc 5 :00 am lên bến xe liên tỉnh ở đầu dốc đèo Prenn và chuyến xe bắt đầu cuộc hành trình xuyên qua núi rừng , thả dốc đèo qua DakLak .

ĐƯỜNG RỪNG
Lên dốc xuống đèo qua núi sông
Cỏ cây hoa lá ngát hương nồng
Làn hơi trong vắt miền hoang dã
Âm điệu bổng trầm chốn sắc không
Lau lách trúc tre bên quãng vắng
Bướm ong chim chóc giữa đồi thông
Ngất ngây tình cảnh hồn say đắm
Lồng lộng đất trời dạ viễn vông

Xe đi qua đèo Chuối thì vào địa phận DakLak - Krong Nô , Lak ... và đến bến xe liên tỉnh , cây số ba , lúc 11 : 30 am . Chúng tôi về nhà bà chị dự lễ cưới trong ngày hôm đó và ngày tiếp theo ( 22 /4 )

Ngày 23 / 4
Tôi tổ chức đưa các anh chị họ vào vãn cảnh chùa Phổ Quang ở huyện C'Mgar , cách thành phố Bmt chừng 20 Km . Tôi được các học trò Hoài Trần và Nguyễn Thị Lành đến tháp tùng ; hai em dù đã gần 50 tuổi nhưng bên thầy vẫn cười nói nhí nhảnh , ngây thơ lắm . Đến Phổ Quang chúng tôi được Tỳ Kheo Tâm Định và quý thân hữu Dạ Lữ Kiều , Tôn Nữ Ngọc Hoa , Tất Sỹ , Cát Khuê , Nguyen An Son , Phạm Thi Thu Thảo đón tiếp ân cần , chu đáo . Chúng tôi đã tạo được một cuộc vui rất văn nghệ rất sôi nổi . Xin đa tạ công đức của chư tăng và phật tử nhà chùa . Sau đó chúng tôi về nhà Dr Hồng Sơn ,bạn của anh họ Manh Phangia và lại được tao ngộ với Nguyễn Đức Kim Long và Trần Dũng , hai người bạn đồng môn thân thiết .

Phổ Quang
Cư mờ nga ( cưmgar) đất xưa hoang dã
Lửa tuôn trào núi ngả non nghiêng
Phổ Quang chùa toả ánh thiền
Chuông ngân trầm bổng hoá duyên tục trần

Phong Nguyệt Hữu bạn gần xa tới
Lời thi ca trìu mến gởi trao
Dẫu chưa kết nghĩa vườn đào
Lòng mai ý cúc tâm giao ước nguyền

Suối rì rào ngọc tuyền tươi mát
Thạch Vân Kiều gió hát trên cây
Vườn thanh thảo buổi sum vầy
Hiền nhân tao ngộ thơ ngây tuổi đời

Rừng Trúc Lâm trông vời cố quận
Cõi Huyền Không vương vấn xa mờ
Thuyền Bát Nhã thuận dòng thơ
Nương làn khói biếc qua bờ trầm luân

Trời Cao Nguyên mùa xuân viên mãn
Kiếp luân hồi lãng đãng rong chơi
Xả buông tình luỵ nghiệp đời
Liên hoa một đoá tinh khôi đạo vàng

TỌA THIỀN
Tĩnh tại vài giây bất chợt thiền
Tâm hồn lắng đọng xả ưu phiền
Lâng lâng đầu óc tình lai láng
Đằm thắm con tim ý viễn miên
Bỏ lối phong trần về Cõi Mộng
Rời bờ tục lụy đến Non Tiên
Hạc vàng ai cỡi xa biền biệt
Vẳng vọng bên tai tiếng ngọc tuyền

Chộ
( Thân tặng anh Hải )
Ngồi lại nhìn Tâm
Ngộ thấy thiền
Ừ thì
Phiền muộn
Vẫn triền miên
Một chút
Tĩnh lặng
Tang mây gió
Để thấy
Vô Thường
Đạo như nhiên.
Sáng bên Thạch Vân Kiều
Phong Nguyệt Hữu

Ngày 24 /4
Nhóm học trò cũ thân thiết K 5 gồm Nguyễn Đốc , Mai Bmt , Liệu , Lê Minh , Lê Thị Hợi , những cô giáo Anh Văn đã gắn bó với núi rừng Tây Nguyên hơn 30 năm , kể từ khi ra trường , lại quây quần bên thầy , uống cà phê , kể chuyện xưa , nay , gia đình , bè bạn .v.v. . . Sau đó , Đốc và ông xã đưa thầy đi ăn trưa ở một quán Huế nổi tiếng . Cám ơn tấm thịnh tình của các trò , nay cũng đã là các bà nội , ngoại rồi .
Chiều hôm đó , hai trò Hoài - Lành đến tiễn thầy ra bến xe và không quên gởi quà cho cô .

Ngày 25 /4
Tôi về đến nhà lúc 4 : 00 am , kết thúc chuyến hành trình thăm thầy , đồng môn , bà con , học trò cũ và bạn facbook kéo dài 31 ngày . Thật vui và phong phú . Tôi còn được đón tiếp , làm một bữa tẩy trần tại nhà tôi có sự hiện diện của thầy Phùng Hữu Huy , anh Hồ Xuân Đài , bác Hoàng Trọng Dĩnh đến từ Biên Hòa , bạn Lê Văn Thành đến từ Đà Lạt , các bạn trong nhóm : Lê Hữu Thành , Lê Bá Tuấn , Lê Bá Bổn , Phạm Văn Anh
Thật là mỹ mãn ./.

QUÁ VUI
Ngày trở về thầy trò sum họp
Quanh bàn tròn gom góp niềm vui
Sẻ chia thơm thảo ngọt bùi
Nói cười hết cỡ phỉ phui chuyện đời
Mắt sáng rực , môi tươi , má thắm
Nếm rượu đào , đồ nhắm lành ngon
Bảy mươi nhiệt huyết hãy còn
Chung tay lấp biển , dời non xá gì

CHUYẾN ĐI
Trở về sau chuyến đi dài
Ba mốt ngày đủ nguôi ngoai sự đời
Ghé lắm chỗ gặp nhiều người
Nghe , nhìn , cảm nhận , rong chơi , tiệc tùng
Lên rừng xuống biển ung dung
Đồng quê , thành phố chẳng dừng được lâu
Sông dài , hồ rộng , bến cầu
Tâm hồn sảng khoái lắng sâu ý tình
Mỗi lần cất bước viễn trình
Hình hài nhẹ nhỏm phiêu linh thỏa lòng

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty HÌNH ẢNH HÀNH PHƯƠNG NAM II

Bài gửi  Admin Sun Jun 11, 2017 7:05 am


DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 JbHw99

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 V2gcxB

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 HCjdum

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 FpOQ4E


DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 T0FYND

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty HÌNH ẢNH HÀNH PHƯƠNG NAM II

Bài gửi  Admin Sun Jun 11, 2017 3:01 pm

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 BSogZ2

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 D9leXl

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 HrFUFk

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Vx573l

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty HÌNH ẢNH HÀNH PHƯƠNG NAM II

Bài gửi  Admin Sun Jun 11, 2017 3:05 pm

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 QJ7WHY

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 CzqGGK

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 J5WPnK

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 8BTjMC

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 EZFn6l

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 JW43BP

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty TÌNH QUỐC HỌC : MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ - Thầy Lê Công Mầu

Bài gửi  Admin Tue Aug 08, 2017 6:42 am

CHUYỆN KỂ  THỜI  ĐI HỌC  
CỦA THẦY LÊ  CÔNG MẦU ( HS.QH : 1956 - 1959  ; GV. QH 1972 - 1976 )
TÌNH QUỐC HỌC  : MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ  
Hồi đó , vào năm học 1957 - 58 , tôi học lớp đệ nhị ( lớp 11 bây giờ ). Một buổi chiều hoàng hôn , trời tháng 10 còn nóng nhẹ ; ba tiếng chuông dõng dạc báo hiệu vào giờ thứ 6 .
Cùng các bạn đang nhanh chân tiến lên cầu thang tầng lầu phía trái thì bỗng nghe tiếng kêu hối hả từ phía dưới một cách khẩn thiết " Mầu ơi ! ở cầu thang đầu nớ có thằng ... người làng mi bị bổ đang nằm run rẩy . Mi tới mau ... " . Linh tính báo cho tôi biết có gì nguy cập lắm . Lập tức tôi nói với người bạn ngồi cùng bàn " nhờ mi lấy sách vở ... bỏ cặp mang về và sáng mai mang đến cho tau . Có lẽ tau phải đưa hắn qua bệnh viện , ở lại chăm sóc cho nó . " . Nói nhanh rồi quay lại chạy đến ngang cạnh chân cầu thang giữa lối đi ra phía dãy nhà nhà trệt , nơi dành cho học sinh các lớp đệ I cấp ( học sinh trung học cơ sở bây giờ ) . Mọi người xúm xít quanh một bạn đang quằn quại nằm , miệng sủi bọt mép ... nhìn vào , chính là bạn Lê Đình Kế , người cùng làng đang học lớp đệ tứ ( lớp 9 ) . Tôi la lớn : " Mấy đứa bay dang rộng ra ... vì răng mà hắn bị như rứa ? - " Tụi nó vật nhau chơi , hắn đứng coi bị trúng chân vào người bổ xuống , chắc nặng lắm " - Tôi nói : " Bay cởi lưng quần cho hắn chưa ? "
- " Rồi " - " Thôi quá nguy hiểm , bay cùng tau đưa hắn ra nhà Y Tế ". Các bạn khẩn trương chuyển Kế ngay . Đến nơi , ông y tá đang sửa soạn ra về . Tôi vội vàng trình bày sự việc . Ông y tá hỏi , khám rồi chích cho Kế một ống thuốc đồng thời cho ngửi thuốc gì đó . Lo lắng quá , tôi đề nghị ông y tá điện về Bệnh viện xin xe lên chở xuống cứu chữa . Ông ta ừ . Sau chừng 6 , 7 phút , nghe tiếng còi xe inh ỏi từ phía trường Đồng Khánh ( Hai Bà Trưng bây giờ ) . Biết xe Bệnh viện Huế lên , tôi liền chạy nhanh ra lấy chiếc xe đạp vào . Lúc đó , xe Hồng Thập Tự Bệnh viện cũng vừa tời . Người y công và tôi đưa anh Kế vào " băng ca " và nhắc lên xe . Tôi xuống lấy xe đạp bỏ theo qua bệnh viện.
Hết giờ hành chính , giờ này các phòng ban tại bệnh viện phần nhiều chỉ còn y tá trực , bác sỹ có mặt rất ít . Xe chở Kế tới phòng đầu họ không nhận , rồi đến phòng thứ hai họ thấy bệnh nặng cũng từ chối . Tôi quá sức lo lắng nên hét to lên : " Một học sinh Quốc Học bị té ngã gần chết mà bệnh viện không nhận thì biết mầng răng ! Trời ơi là trời !!!... " . Có lẽ họ áy náy nên có một phòng nhận cho vào . Phòng này chỉ có một ông y tá trực . Anh Kế được đưa vào nằm một giường gần đối diện phòng trực . Lúc ấy anh bạn Kế của tôi bệnh tình vẫn y như lúc ban đầu ở chân cầu thang Quốc Học . Ông y tá khám thấy mạch quá yếu . Ông nói bệnh trạng nguy cấp . Ông cho chích một ống thuốc rồi gọi bác sỹ . Sau ít phút có bác sỹ đến . Ông khám và bảo mạch yếu quá , khi có khi không . Ông cho thuốc , y tá chích một ống . Bác sỹ dặn cách 15 phút chích một ống , đủ 3 lần . Có gì gọi ông . Đến lần chích thuốc thứ hai rồi thứ ba thì cơn bệnh có thuyên giảm . Mạch tương đối ổn định . Ông y tá bảo " Bây giờ qua cơn nguy hiểm nhưng người còn yếu và chưa được tỉnh . Tôi bắt đầu bớt căng thẳng , nhẹ nhỏm thở phào ...
Thời điểm nầy trời đã chập choạng tối . Giờ học thứ sáu cũng vừa xong , nghe hồi chuông bãi học , tôi lập tức lấy xe đạp đi nhanh lên trước cổng trường Quốc Học , đợi gặp anh Lê Phú Tín ( người học cùng lớp với Kế và ở gần nhà ) nhờ anh về nhà báo cho ba mẹ Kế về gấp . Về lại bệnh viên , chờ mãi nhưng suốt đêm không thấy người nhà về . Sau này mới biết vì lí do đặc biệt nên không thể về được . Tuy bệnh có thuyên giảm nhưng toàn thân anh Kế vẫn còn run rẩy , miệng còn lặp bặp sủi bọt mép . Mắt còn trợn trợn , chớp chớp ... Đến khoảng 7 giờ tối có anh Hà Thúc Bằng vào thăm . Tôi hỏi : " Kế có biết ai không ? " . Thấy anh vẫn rướn mắt và còn run run , chưa có dấu hiệu hiểu biết . Sau đến gần 10 giờ đêm anh mới tỉnh và nói được . Tôi hỏi thì anh nói có thấy người trước mặt chứ không biết ai đến thăm . Tương đối yên ổn . Tôi chạy ra cổng bệnh viện mua một ổ mì để ăn và một trái cam vào vắt cho Kế uống . Trong thời gian vào bệnh viện , tôi tranh thủ tìm kiếm chăn màn , gối nhưng các kho đều đóng cửa . Ông y tá tốt bụng tìm giúp được một cái gối , tôi đưa cho anh Kế gối . Chạy quanh tìm được một cái quạt tay , tôi dùng quạt cho Kế và tôi suốt đêm . Hồi nầy muỗi bệnh viện quá nhiều , nhờ cái quạt mà đỡ khổ phần nào . Chốc lát tôi qua phòng y tá trực để báo cáo bệnh tình của Kế và chuyện trò cho đỡ buồn . Thỉnh thoảng anh y tá rủ tôi đi thăm các bệnh nặng quanh phòng . Có một bệnh nhân qua đời , đưa lên xe đẩy ra nhà xác . Người tân đi theo với tiếng khóc nghẹn ngào , não ruột . Càng khuya , không khí dịu dần , cảnh vật bệnh viện Trung ương Huế có phần yên ắng . Dưới ánh sáng điện vàng hòa quyện sương rơi lờ mờ xuyên qua các dãy nhà con đường và những cành cây kẻ lá đang trầm lặng đìu hiu , đôi lúc cũng thấy rờn rợn trong người .
Ngồi thức , quạt muỗi rồi đi thăm bệnh ... , nhờ vậy mà đỡ buồn và thời gian chóng qua đi . Chẳng bao lâu , trời bắt đầu rạng sáng , rồi sáng hẳn . Tôi trông ngóng vẫn chưa thấy người nhà của Kế về . Mình nghĩ thầm chắc họ sắp đến . Ít phút sau , mặt trời ló dạng , tai nghe tiếng chuông tựu trường từ Quốc Học vang lên . Tôi nói với Kế : nằm đợi chút nữa , chắc ôn , mụ sắp về . Mình qua học nhé .
Vào bàn học , nhờ bạn mang sách vở tới đầy đủ nhưng đầu óc mình gần như trống rỗng . Người bơ phờ , " ngổn ngang trăm mối bên lòng "... May thay , hôm đó không có vị giáo sư nào gọi mình lên trả bài . Đến trưa bãi học , tôi trở lại bệnh viện thì được biết người thân về đưa anh Kế lên làng rồi . Tôi yên chí và đạp xe về nhà .
Từ đó đến nay , thời gian thắm thoát đã 60 năm qua , một số chi tiết của sự kiện bất thường này không thể phai mờ trong tâm trí mình được . Bây giờ nghĩ lại tôi cảm nhận việc làm đầy ý nghĩa đó gần như vượt quá khả năng của mình hồi còn nhỏ ; và nghĩ rằng " chỉ có tình yêu người đồng hương , bạn đồng môn đã xuất phát từ tình yêu Quốc Học thúc đẩy mình làm được một " kỳ công " qua một đêm không ngủ tại Bệnh Viện Trung Ương Huế vậy .
Thân thương Quốc Học thời son trẻ
Biết bao kỷ niệm chứa chan tình .
La Chử  ngày  25 / 5/ 2017
Lê Công Mầu

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty MIẾNG TRẦU NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG TÌNH CẢM LỨA ĐÔI Bài viết của thầy Qui Trương Công

Bài gửi  haitho Tue Sep 05, 2017 2:02 pm

MIẾNG TRẦU
NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG TÌNH CẢM LỨA ĐÔI
Bài viết của thầy Qui Trương Công
Trong đời sống hằng ngày ở Việt nam, người ta có tục ăn cau trầu, một tục lệ đã lưu truyền từ xa xưa. Theo các nhà nhân chủng học và khảo cổ học thì tục ăn trầu đã phổ biến trong toàn thể miền nam châu Á từ Trung Ấn đến Đông Nam Á như các nước Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Mã Lai, Philippine,,,, bao gồm các dân tộc Thái, Nùng, Mường, Dao … trên bán đảo Đông Dương.
Đến thế kỷ XV trong Lĩnh Nam Chích Quái tương truyền là của Trần Thế Pháp, một danh sỹ đời Trần, ta mới thấy ghi lại rõ ràng sự tích trầu cau mang tính huyền thoại nhưng đã thể hiện được một cách sâu xa cái giá trị nhân bản trong đời sống tâm linh, tình cảm của người Việt.
Ăn trầu là một sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta, đây là một mỹ tục thuần phong mà người Việt đã lưu truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Miếng trầu được dùng trong việc cúng tế, cưới hỏi và giao tiếp hằng ngày. Miếng trầu là đàu dây mối dợ của những cuộc tình duyên, tình bè bạn:
“ Miếng trầu làm đầu câu chuyện”
Miếng trầu đã trở nên có tầm quan trọng trong việc trao đổi tâm tư tình cảm. Gặp nhau, người ta mời nhau một miếng trầu để tỏ lòng quý mến, thân thiện và cũng là để bắt đầu cho một nỗi lòng mà mình muốn sẻ chia. Bởi thế, dù trải qua hằng nghìn năm, đến nay tục ăn trầu vẫn còn tồn tại nhưng bây giờ trầu cau chỉ mang tính hình thức trong các lễ nghi và nặng về kinh tế. Ngày xưa, người Việt Nam nhai trầu còn mang cả một triết lý, một ý nghĩa cao cả, một tình cảm nồng thắm chan chứa yêu thương. Đó là tình yêu lứa đôi, tình chồng vợ khắng khít keo sơn nơi lũy tre làng, bên đồng lúa mượt mà xanh thắm.
Gái trai nơi thôn dã rộn rã tiếng cười, câu nói. Họ tình cờ gặp nhau bên giếng nước đầu làng hay dưới gốc đa sau những giờ làm nông vất vả, ở đâu họ cũng mượn miếng trầu để gá nghĩa trao duyên, những phút giây tình cờ gặp gỡ là cơ hội để gần gũi, chuyện trò:
“Đêm qua trăng sáng mờ mờ,
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh.”
Cái tình cờ thật dễ thương của cô gái làng hồn nhiên, chơn chất khiến cho chàng trai phải xao xuyến tâm hồn. Thế rồi cô gái mạnh dạn mở lời để tỏ bày tâm sự:
“Vào vườn trẩy quả cau xanh,
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trâu.”
Quả cau xinh xắn, xanh tươi như tấm lòng trong trắng của em mà em mời anh một cách trịnh trọng thân thiết. Bởi mới gặp nhau nên cô gái cũng phải giữ gìn ý tứ chưa dám thổ lộ cái tình thương ghét của mình quá lộ liễu, sỗ sàng qua miếng cau vì:
“Thương nhau cau sáu bổ ba,
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.”
Cách bổ cau, têm trầu cũng đã thể hiện mức độ tình cảm của con người.
Nên cô gái không ngần ngại nói rõ cái ý định, cái nỗi lòng của mình đối với chàng trai:
“Mời anh xơi miếng trầu này,
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng,
Dù chẳng nên đạo vợ chồng,
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương.”
Người con gái xem như việc mời trầu là một chuyện, còn thành vợ thành chồng lại là một chuyện khác. Nhưng ở đây cô gái mời trầu một cách khéo léo, tinh tế, nhẹ nhàng ta cũng thấy được cái ràng buột, gắn bó, cái nhớ thương sâu sắc của cô khiến chàng trai cũng phải xiêu lòng. Chàng trai thấy lòng người bạn gái đã tỏ bày nên cũng không ngần ngại nói lên cái ước nguyện của mình để người bạn tình tin tưởng.
“Ước gì anh hóa ra vôi,
Em hóa trầu lộc tốt tươi lại nồng.”
Cái ước nguyện đơn thuần nhưng đã thể hiện được nỗi lòng sâu kín của chàng trai. Trầu cau thắm quyện tươi nồng với nhau cũng là cái nồng nàn say đắm yêu thương của anh và em. Khéo léo hơn, chàng trai đã gởi tiếp một thông điệp của tình yêu buộc người con gái phải lựa chon:
` “Có trầu mà chẳng có cau,
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.”
“Làm sao” đã đặt người bạn tình vào một thế phải quyết đinh dứt khoát mà không thể chối từ. Nhưng để thoát ra khỏi cái ràng buộc ấy người con gái khá thông minh nhắc lại lời mẹ dặn:
“Mẹ em hằng vẫn khuyên răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.”
Vì đã ăn trầu người tức là đã chấp nhận mối tình đôi lứa và nguyện sẽ thành chồng vợ chung thủy sắt son. Lễ giáo và nền luân lý cổ truyền không cho phép người con gái tự do tư tình, mà phải có sự đồng thuận của cha mẹ họ hàng, bà con lối xóm vì trong hôn nhân xưa thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Chính vì thế mà cũng có biết bao mối tình oan trái dang dở đắng cay:
“Miếng trầu là miếng trầu cay,
Làm cho bể ái khi đầy khi vơi.”
Tình yêu là một thực tại sinh động trong đời sống tình cảm lứa đôi của con người, không một ai không bước qua chặng đường êm ái dễ thương ấy mà không lắm gian nan thử thách, đau khổ trăm chiều. Đôi khi người ta mượn trầu cau để nói lên sự lẻ loi đơn chiếc của hoàn cảnh:
“Có trầu mà chẳng có vôi,
Có chăn có chiếu chẳng ai nằm cùng.”
Nỗi lòng đã phơi bày vừa như một lời than thân trách phận, vừa như một tiếng mời gọi chân tình. Cái ước ao sâu thẳm trong nội tâm là có được một người như em thì dù ăn một miếng trầu mà trả bao nhiêu đi nữa cũng vẫn vui lòng:
“Miếng trầu ăn một trả mười,
Ăn sao cho được một ngưởi như em.”
Biết được cái tình ý thắm thiết của chàng trai, người con gái ngần ngại không biết mình có đáp ứng được yêu cầu ấy hay không nên đành bỏ lửng một câu mà nàng thừa biết mình phải trả ơn như thế nào:
“Miếng trầu coi nặng như chì,
Ăn thì ăn vậy lấy gì trả ơn.”
Và dù có kết nghĩa vợ chồng hay không để trả ơn, người ta vẫn mời nhau ăn một miếng trầu là để nhớ mãi về sau:
“Yêu nhau ăn một miếng trầu,
Gọi là nghĩa cũ về sau mà nhìn.”
Miếng trầu trao qua là tình yêu đáp lại, nên cô gái cũng khó chối từ trước sự mời mọc ân cần tha thiết và nhờ đó mà chàng đã bày tỏ nỗi lòng bấy lâu thương nhớ, muốn gắn bó lâu dài cho đến lúc đầu bạc răng long:
“Trầu nầy trầu ái trầu ân,
Trầu nhân trầu nghĩa, trầu mình trầu ta,
Trầu nầy nhuộm thắm duyên ta,
Đầu xanh cho tới tuổi già không phai.”
Miếng trầu là một nhân tố quan trọng trong đời sống lứa đôi hằng ngày, miếng trầu là chiếc cầu nối cho những con người xa lạ trở nên gần gũi nhau hơn:
“Khi xưa ai biết ai đâu,
Chỉ vì miếng thuốc miếng trầu nên quen”
Quen nhau rồi, thương nhau rồi nên không thể không tính chuyện hôn nhân. Đó là chặng đường thăng hoa của tình yêu, là mong ước của những đôi trai tài gái sắc:
“ Có thương thì nói cho mau,
Để anh dựng lễ trầu cau bỏ giềng.”
Có trầu cau thi mới thành vợ thành chồng. Miếng trầu đã dự phần không biết bao nhiêu là hoàn cảnh trong thế giới tình yêu. Người ta yêu thương nhau qua miếng trầu, người ta muốn kết nghĩa trăm năm cũng nhờ miếng trầu đưa đường dẫn lối. Gái trai nơi đồng lúa, bên lũy tre làng nhờ miếng trầu giao duyên mà sắt cầm hảo hợp, lan quế đằng phương:
“Miếng trầu của chẳng là bao,
Chỉ mong đông liễu tây đào gần nhau.”
Cái ước nguyện được gắn bó keo sơn, thủy chung son sắt để sống mãi bên nhau:
“Miếng trầu anh têm vừa rồi,
Miếng cau anh bửa vừa đôi vợ chồng.”
Ăn trầu là để kết thắm duyên tình, nồng nàn chồng vợ. Trong tình yêu, người ta tôn trọng tính chân thực, nghĩa là đã yêu thương, đã ăn miếng trầu với nhau thì dứt khoát phải tính chuyện trăm năm, không thể là một sự bông đùa làm cho đau lòng người khác:
“Thương em cau tới trầu đưa,
Trăm năm còn nỡ bông đùa mãi sao?’
Đã không bông đùa thì phải biết tính chuyện dài lâu, tìm hiểu nhau để biết dòng họ, gốc gác :
“Tiện đây ăn một miếng trầu,
Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là.”
Nhưng nếu không được đáp lại tiếng lòng yêu thương thì đó là nỗi xót xa cho người bạn tình đã bỏ công trang điểm, uổng công mời trầu:
“Tiếc công em trang điểm mấy thu,
Bưng trầu ra ngoài bãi, bạn chối từ không ăn.”
Chối từ miếng trầu trao qua cũng cô nghĩa là không chấp nhận tình yêu đôi lứa vì một lý do nào đó, có thể họ ngần ngại khi hoàn cảnh không tương xứng như tuổi tác, danh phận, hay hộ đối môn đăng:
“ Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng,
Cau xanh ăn với trầu vàng được chăng?”
Đứng trước hoàn cảnh éo le như vậy chàng vẫn khẳng định tình yêu của mình thật tuyệt vời và có thể tác thành tình chồng nghĩa vợ:
“Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.”
Nhờ cái chân tình ấy mà họ đã vượt qua tất cả những trở ngại của hoàn cảnh để đến với nhau.. Sự gắn bó của hai tâm hồn trai gái cũng là sự gắn bó của trầu cau trong miếng trầu huyền thoại. Bởi vậy, miếng trầu không chỉ là một tập tục thuần phong mà còn là một biểu tượng của tình yêu đôi lứa trong sáng nơi bờ ruộng nương dâu. Chúng ta phải duy trì và bảo vệ cái giá trị văn hóa nhân bản ấy, một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
TRƯƠNG CÔNG QUI

haitho

Tổng số bài gửi : 2222
Join date : 12/01/2014

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty CHUYỆN TÌNH QUỐC HỌC – ĐỒNG KHÁNH , Võ Văn Trinh - Thất 6

Bài gửi  Admin Wed Feb 07, 2018 8:13 am

CHUYỆN TÌNH QUỐC HỌC – ĐỒNG KHÁNH
Nhân đọc bài viết của người bạn cũ học cùng lớp ở Quốc Học, thầy thuốc Lê Quý Ngưu về: “ Chuyện tinh Huế theo cùng răng rứa” đã làm tôi hồi tưởng lại những kỉ niệm đầu đời về câu chuyện tình của mình với một nàng nữ sinh Đồng Khánh.
Nay xin chia sẻ cùng các bạn Quốc Học xưa, mong rằng được xem như là câu chuyện làm quà góp vui cùng các bạn trong những ngày đầu Xuân này.
Ngày ấy, tôi đã theo đuổi cô nàng nữ sinh Đồng Khánh. Nàng năm ấy tuổi chừng mười lăm, tôi mười sáu…. Mượn những vần thơ của thi sĩ Lưu Trần Nguyễn trong bài thơ “ Đồng Khánh ngày xưa” để dẫn chuyện về việc làm quen nàng:
Răng mà cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni mới dị chưa tề
Sớm trưa chiều ba bữa đi về
Đưa với đón làm chi không biết
Ôi đôi mắt chi mà tha thiết
Đừng có nhìn làm loạn bước tui đi
Lá thư tình ông gửi làm chi
Cha mạ biết rầy la tôi chết
Ông tán tỉnh làm chi không biết
Tui như ma như quỷ dưới âm ty
Nói hoài lời hoa mỹ làm chi
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết đươc.
Người con gái xứ Huế ấy vẫn luôn e ấp, kín đáo…và mình vẫn phải kiên trì theo đuổi. Thuở ấy cứ mỗi buổi tan trường, như bao chàng trai Quốc Học tôi thường lang thang trước cổng trường để rảo bộ theo sau nàng về tới tận nhà… Hồi ấy, học sinh mình đi học thường đi bộ hoặc xe đạp, cũng ít bạn có được xe gắn máy, và:
Tội tui lắm, cách cho vài bước
Đừng đi gần hai bước song đôi
Xa xa cho kẻo bạn tui cười
Mai vô lớp cả trường dị nghị.
Mặc cho thế giới xung quanh, dù cho quả đất có ngừng quay? Tôi vẫn ngày ngày rảo bước theo nàng, cho tới một ngày:
Theo chi rứa răng mà không biết dị
Thôi được rồi đưa lá thư đây
Mai tan trường đợi dưới gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết.
Rồi từ ấy, bắt đầu một chuyện tình, một trang sử tình! Với nhiều kỷ niệm khó quên trong đời tôi. Lòng tôi sung sướng biết bao! Cảm xúc dâng trào khó kềm tỏa, làm sao diễn tả được đây một tình yêu của thuở đầu đời! Của một người đang yêu cuồng nhiệt và được yêu! Biết làm sao đây? Phải nỗ lực hết mình để chinh phục trọn vẹn trái tim nàng…. Cả một hành trình cam go mà thích thú! Yêu nhau là phải hẹn hò, trao nhau tất cả những gì mình có được cho người mình yêu? Nhưng lúc ấy còn là học sinh ngoài đi học, mình có gì để làm phương tiện hẹn hò trao nhau? Các bạn có biết chăng? Cứ mỗi lần muốn hẹn hò cùng nàng, tôi phải nhịn quà sáng mẹ cho hàng ngày, để có thể đưa nàng rong chơi.
Nhớ lần hẹn du Xuân, đưa nàng lên chơi đồi thông Chùa Từ Hiếu, không xe gắn máy mà cũng không xe đạp! Chúng tôi bắt xe đò An Cựu – Đông Ba rồi Đông Ba – Từ Đàm.Rồi từ Đàn Nam Giao rảo bộ lên đồi thông Từ Hiếu, dạo quanh chùa, qua đồi Quảng Tế, thăm tượng Phật Nằm, Phật Đứng…hòa mình trong cảnh thiên nhiên, chụp hình lưu niệm rồi những nụ hôn vội vã đầu đời… Sau cuộc rong chơi đó, thật quá hạnh phúc! Nhưng hôm sau đôi gót chân của nàng phồng rộp lên vì lội bộ quá nhiều với đôi giày mới, mẹ nàng vừa sắm Tết! Tình nghèo mà ,biết làm sao! Giá mà đưa nàng bằng xe gắn máy thì đâu đến nỗi vậy! Và cứ mỗi lần có phim tình cảm, là chúng tôi lại đi xem, nhớ nhất là lần xem phim “ Love Story” ở rạp Tân Tân.. Đưa nàng vào quán cà phê Sương Lan (trước rạp Li Do) rồi rảo bộ theo đường Chi Lăng lên Trần Hưng Đạo chờ tới giờ mở cửa; trong khi đứa bạn tôi mang bánh Pa-tê-sô mua từ lò bánh mì bên cạnh Trung tâm Xa-vi-ê .cho chúng tôi ngồi nhâm nhi lúc xem phim. Cám ơn các bạn đó nhiều lắm! đã luôn ủng hộ cho chuyện tình chúng tôi... Lời đối thoại của nhân vật nữ trong phim đáp lại khi người yêu nói lời hối tiếc: “ Tình yêu nghĩa là không bao giờ nói câu hối tiếc” lại được lập lại bởi nhân vật nam khi người yêu nữ sắp lìa trần…cũng là cảm xúc của chúng tôi hồi ấy, là đề tài trao đổi lẫn nhau, làm sâu đậm thêm tình cảm của nhau – Chúng tôi đang yêu và yêu nhau mãnh liệt!
Nhớ lần dẫn nhau đi ăn chè bên Cồn Hến, đèo nhau trên xe, nàng e ấp không dám quàng tay ôm ngang hông tôi, tôi phải thúc giục mãi nàng mới dám khi vắng người trên đường phố. Nhưng đột nhiên thấy một bóng dáng ai quen quen lại buông tay ra rồi đấm lưng tôi thùm thụp với lời trách móc!!!
Chao ơi! Thời tụi mình ngày ấy ở xứ Huế sao người ta không được rộng rãi cho lắm với tuổi đang còn đi học mà vướng chuyện yêu đương hẹn hò? Tập quán phong tục Huế hay sao? Hay các bậc phụ huynh ngại rằng ảnh hưởng đến việc học hành tương lai? Nên chúng tôi ngại ngùng đủ thứ! Sợ gia đình hai bên khiển trách và cấm đoán?!!! Ra đường khi nào cũng ngó trước, ngó sau!!!
Một kỷ niệm nữa cũng cần ghi lại, là lúc nàng đi thi Đại học (tôi còn nhớ là trung tâm thi ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ bây giờ) tôi và các bạn tôi đưa đón nàng đi thi những ngày đó – tất nhiên là bằng xe đạp – Chiều hôm đó, thi xong trời mua như thác đổ, bởi trời nắng cả ngày nên không ai đem theo áo mưa! Chúng tôi trú mưa dưới mái nhà bên đường, mưa mãi không dứt! Đúng là tuổi trẻ hay ngông, thay vì đợi cơn mưa dứt, chúng tôi quyết định đi cà phê dưới cơn mưa tầm tã. Cứ thế giữa đường mưa vắng bóng xe, đoàn chúng tôi gồm khoảng 5 xe, đạp hết sức bình sinh.Lại rủi thay, xe đạp tôi đèo nàng cứ hay trật dây “xích”, cứ bỏ lại xích thì lại trật “cóc”, đoàn người phải dừng lại giúp tôi! mà không phải một lần! Ướt như chuột lột, nhất là khi qua cầu Mới mưa càng lớn, gió càng lạnh. Đến khi vào quán Da Vàng bên bờ hồ Sông Hương, vừa uống cà phê vừa run lập cập, vừa nói chuyện mà răng lại va vào nhau liên hồi, cho tới khi quần áo khô luôn, cũng may không ai bị cảm lạnh hôm sau…Thật là tuổi trẻ!
Những tháng ngày xưa ấy, thật hạnh phúc xiết bao! Yêu nàng tôi tập làm thơ, viết xong muốn đưa tặng, lại thấy không hay nên lại thôi, vì không có thiên khiếu hồn thơ cho lắm! Tôi lại học vẽ tranh tặng nàng để khoe – \Cũng nhắc lại là tôi hơi có khiếu về hội họa một chút, hồi học lớp Đệ Lục 6 trường Quốc Học, khi học môn vẽ với thầy Đoàn Văn Khuyến, Thầy có đưa bức tranh “Đi học” của tôi tham dự kỳ thi Thành phố, tôi được châm giải nhì, cuối năm đó được lãnh thưởng ở phòng Khánh Tiết, bức tranh đó được treo ở Thư Viện trường, không biết bây giờ có còn đó không? – Tôi chăm chút vẽ những bức tranh nghệ thuật,chỉ bằng bút chì,đôi khi bằng bột than – làm gì có tiền để mua sơn dầu – tặng nàng đẻ làm kỷ vật mà cũng để khoe.
Tôi còn học đàn, học nhạc để hát cho nàng nghe, đệm đàn cùng nàng ca hát. Tôi tham gia văn nghệ trường, tham gia mọi sinh hoạt vì tôi thích để nàng biết tài tôi – Tôi tham gia kỳ thi Hùng biện ở trường và được giải top Ten. Tất cả như những chiến tích, nỗ lực chiến đấu để chinh phục trái tim nàng trước bao đối thủ mà tôi nghĩ đang có ý theo đuổi nàng? (Tôi cũng nhớ để ghi lại kỳ thi hùng biện hồi đó với đề tài “ Học sinh có nên mưu sinh khi còn đi học ở nhà trường” với các vị giám khảo là thầy Ngô Kha, thầy Nguyễn Thành Hưng và thầy Nguyễn Châu… Số thí sinh trúng giải trong 10 người, tôi chỉ nhớ được vài người cùng tôi là: Trần Văn Diệp, Trần Văn Trai, Hoàng Công Thương…Bạn nào còn nhớ được hết xin bổ sung!). Cứ thế tôi ngày ca hát với ước mơ trở thành nghệ sĩ yêu nàng! Thú thật là hồi ấy tôi cũng xao nhãng việc học hành, lại phải lúc đó chương trình thi cử thay đổi bỏ kỳ thi Tú Tài I, nên tôi thỏa sức rong chơi, không màng gì đến việc học hành, cho tới khi bắt đầu nhập học lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi Tú Tài II. Hồi ấy tôi có người bạn thân là Hà Cảnh Nghĩa, một nghệ sỉ rất là lãng tử, thích làm thơ, bạn thường hay ngâm câu:
“ Học không chơi uổng đời tuổi trẻ
Chơi không học , vỡ mẻ tương lai”.
Và tôi cũng như bạn ấy, lo cho cái mẻ tương lai nên trở lại công việc học hành chăm chỉ tốt hơn.Suốt năm đó tôi mới tạm dừng cuộc chơi,giảm những lần hẹn hò ,và nàng cũng muốn thế.
Trên cuộc đời này, khi người ta được điều này, ắt sẽ phải mất đi điều khác, hoặc ít ra nếu không mất thì cũng không được thêm điều khác?!!! Người nghệ sĩ là thi sĩ, nhạc sĩ hay họa sĩ …thường là sau những cuộc tình đổ vỡ! đau khổ vì thất tình làm nguồn hứng, nên sáng tác hay, nên mới có những tác phẩm nỗi tiếng để đời...
Vậy mà tôi không được vậy! suốt đời tôi không một tác phẩm nào ra trò! Bởi vì tôi đã không làm được như những nghệ sỉ đó..., Là vì tôi đã được nàng, tôi chấp nhận mất những cái đó.Tôi không cần nỗi tiếng , tôi không cần những tác phẩm để đời. Tôi chỉ cần có nàng.Nàng là tất cả trong tôi.
Chúng tôi kết hôn sau hơn 7 năm yêu nhau hạnh phúc. Đám cưới chúng tôi không rềnh ràng gì lắm! Một đám cưới nghèo nhưng giàu bạn bè tham dự, ủng hộ là nhân chứng cho chuyện tình chúng tôi – Cám ơn đời, cám ơn các bạn!
Cuộc đời cứ thế trôi qua bao ghềnh thác đổ, bão táp mưa sa của hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, quá khó khăn. Nàng nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa ấy, đã bỏ nghề sư phạm yêu thích để làm thân con cò như bao phụ nữ khác thời ấy bởi phận tôi kiếp thư sinh dài lưng tốn vải!!!’ Em ơi! 60 năm cuộc đời, 20 năm đầu sung sướng biết bao lâu? 20 năm sau sầu cao vời vợi và 20 năm cuối là bao!”
Nàng đã cho tôi 3 đứa con – 2 gái, 1 trai và 2 cháu ngoại. Các con tôi cũng một thời là cựu học sinh Quốc Học – nay đã lớn khôn, thành đạt.
Chúng tôi hạnh phúc với những người con hiếu thảo ở xứ người. Ước mơ một ngày về lại quê nhà, cùng đi lại trên những con đường ngày xưa từng dệt mộng, cùng nhũng bạn bè thân thương ngày ấy, mà nay người còn, người mất những ai?
Câu chuyện tình Quốc Học – Đồng Khánh của chúng tôi xin tạm dừng nơi đây, hẹn dịp khác sẽ hầu chuyện tiếp với các bạn đồng môn. Xin cám ơn các bạn đã cùng chia sẻ những kỉ niệm vui buồn trong câu chuyện tình đời tôi. Chúc các bạn một mùa Xuân tươi vui và hạnh phúc.
Võ Văn Trinh
CHS. Quốc Học
K 67-74

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty TUỲ BÚT Võ văn Trinh , Thất 6

Bài gửi  Admin Wed Feb 07, 2018 8:17 am

TUỲ BÚT
Võ văn Trinh
Vài cảm nghĩ về các bạn đồng môn QUỐC HỌC HUẾ :
Đến tuổi này (lục thập hoặc hơn nữa) ,con người ta sống bằng hồi ức nhiều hơn, những kỷ niệm tuổi thơ học trò đã nuôi dưỡng tâm hồn , là nguồn hứng khởi cả những lúc chiều về lẫn hoàng hôn cuộc đời !!! Có lẽ ý nghĩa cuộc đời còn lại của ai trong chúng ta cũng đều như thế cả ? Không còn gì để bon chen ,hết hướng ngoại thì ta lại hướng nội ! Đó là tình yêu cuộc sống , là “QUỐC HỌC TÌNH YÊU”như cái tên của đặc san Xuân 2018.
Qua thông tin FB mà biết được công việc của các bạn đang làm ở quê nhà.
Cám ơn các bạn đồng môn Quốc Học Huế đã đem lại cho tôi , giúp tôi nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ Quộc Học với trường cũ tình xưa, là tình thầy trò , tình bằng hữu cố tri...
Những nghĩa cử của các ban : Tìm thăm thầy cũ , kết nối họp bạn xưa hội ngộ về ngôi trường cũ thật là nồng ấm mà trang trọng.Nhìn những bạn xưa với hình tượng trong ký ức là những chàng trai trẻ, bây giờ là những lão ông ! Có người nhận ra được dễ dàng bởi không thay đổi mấy! nhưng cũng có bạn thoạt đầu nhận không ra, bởi thời gian, cuộc sống ? mỗi người mỗi cảnh ...Nhưng đều giống nhau nghĩa cử lúc tìm thăm Thầy Cô .
Hình ảnh lúc thăm các thầy : Thầy Phụng , Thầy Tuân , Thầy Huy , Thầy Nghị , Thầy Huyên , Thầy Phú , ...và nhiều thầy nữa đang sống tại Huế .
Những thầy đang ốm đau , các bạn cũng đến thăm hỏi như các thầy Cao Xuân Duẫn , thầy Phan Thuận An và thầy Uyển...Có bạn còn đến viếng những Thầy đã mất như Thầy Tôn Thất Đào , Thầy Nguyễn văn Hạo , Thầy Trương Huệ Mẫn ,và cả Thầy Nguyễn Tâm Tháp mất ở Đà Nẵng .
Ở tận Sài Gòn , có các bạn tìm thăm nhà Cô Lê Thị Liên ,Thầy Hồng Dũ Lưu và Cô Trang...và còn nhiều nữa mà lúc này đang viết tôi không kể ra hết được.
Những bạn đồng môn đó những Trương Văn Hải , Hà Cảnh Nghĩa , Lê Hữu Thành ,Lê Bá Bổn , Lê Ba Tuấn , Nguyễn Văn Dũng ,...Ở xa về có bạn Lê Khắc Huệ Đức (Úc) ,Tống Giàu (Mỹ) và nhiều bạn nữa ... thứ lỗi cho là tôi không nêu lên hết được nơi đây !
Công việc của các bạn đáng quý và đáng trân trọng biết bao! Góp phần xây dựng lại truyền thống đạo đức , trước nhất là tinh thần “tôn sư trọng đạo”; Trong khi xã hội đương thời mỗi ngày một truyền thống băng hoại , đạo đức suy đồi !!!?
Thử nhìn xem sự kiện bóng đá U23 vừa rồi , đồng ý sự chiến thắng cũng làm ai nô nức vui mừng , thì cứ việc đổ ra đường hò reo , không nhất thiết phải cởi truồng chạy rông ngoài đường mới thể hiện được...
Tuổi trẻ thời nay không có một định hướng đạo đức? Hoặc là định hướng đạo đức không có truyền thống ???
Theo tôi được biết bên xứ Mỹ này , có những khu bãi biển , người ta vào tắm đều phải trần truồng , nhưng ngoài đường phố thì không thể như thế được ! Mà quê mình thì cần phải có “thuần phong mỹ tục “ hơn!
Chỉ nói qua sự kiện đó thôi để mình họa cho công việc của các bạn, đã góp phần làm sạch xã hội , chấn hưng lại đạo đức , ít ra cũng tạo một truyền thống tốt , một cử chỉ đẹp cho thế hệ đàn em ,theo đó mà phát huy - Cũng thấy bây giờ một số bạn trường khác cũng làm như chúng ta vậy , tạo ra một phong trào , cần mỗi ngày một phát triển nhân rộng tinh thần “tôn sư trọng đạo “ một truyền thống cần phải lưu giữ mãi và mãi mãi.
Làm những công việc bình thường mà đem đến hạnh phúc cho người khác , mà lưu danh tốt về sau ; Hơn là làm những việc phi thường mà chẳng thiết thực hữu ích gì cho ai , cho đời cả , thậm chí làm tổn thương đến người khác thì không nên làm!
Tất cả những tình yêu thương và ngưỡng mộ dành cho các bạn đồng môn Quốc Học Huế .
Võ Văn Trinh
CHS Quốc Học Huế
Khoá 67-74

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty KỶ NIỆM THUỞ BAN ĐẦU QUỐC HỌC - VÕ VĂN TRINH - THẤT 6 - CHÍN 4 - 12 B 2

Bài gửi  Admin Thu Feb 22, 2018 3:45 pm

KỶ NIỆM THUỞ BAN ĐẦU QUỐC HỌC
By Võ Văn Trinh , thất sáu - chín 4 - 12 B 2
Mùa Xuân này là lần thứ 50 , tính từ năm đầu tiên tôi được vào học trường Quốc Học - Xuân Mậu Thân 1968 - Một cái Xuân phấn khởi vì được nhập học một ngôi trường danh tiếng ; cũng là một cái Xuân ấn tượng nhất trong đời tôi cả hai nghĩa : Bởi năm đó , ba tôi mất ! Cuộc sống gia đình tôi xáo trộn tất cả . Ngôi nhà đã mất đi trụ cột ! Bao nhiêu gánh nặng cuộc đời đè lên đôi vai người mẹ tôi ! Một mình tảo tần buôn bán nuôi 8 anh em chúng tôi . Một thân chống chọi với đời , trong hoàn cảnh cửa nhà tiêu tan cháy rụi vì chiến tranh .
Thân phận anh em tôi cũng xác xơ tiêu điều như cái thành phố Huế đã hoang tàn đổ nát sau chiến cuộc . Nghĩa là cuộc đời chúng tôi đã thay đổi hẳn so với trước ! Làm cho tôi , một đứa trẻ mới 12 tuổi yêu đời lạc quan , trở thành một đứa bé mang nhiều mặc cảm tự ti ...
Nhớ hàng đêm phải di tản đi ngủ nhờ ở nhà một người bà con , cách đấy một con đường , vì phía bên nhà tôi thường hay có chiến sự ban đêm . Ở đó là một lò bánh mì , thợ thầy và người mua kẻ bán ra vào nên luôn đông đúc ồn ào náo nhiệt suốt đêm. Vì thế , không đêm nào tôi ngủ được, và dĩ nhiên không thể nào học bài và làm bài vở được ! Khiến tôi thường hay dậy trễ và muộn giờ học , rồi ngại ngùng không đến lớp , mà có đến lớp thì cũng luôn trạng thái uể oải chán chường ! ... Làm cho tôi càng thêm mặc cảm tự ti , nhút nhát trước mọi người , bạn bè , thầy cô , và mặc cảm tội lỗi với nỗi lo sợ mẹ tôi biết được !!!
Cho đến một ngày , - khoảng 2 tuần như vậy -nhà trường đã gửi giấy mời Phụ huynh . Thế là không còn giấu diếm được với mẹ tôi ! Sau một trận đòn nát đít , mẹ tôi đã nhờ người Cậu của tôi dẫn đến Trường . .. Lòng tôi lo sợ phập phồng , tôi đứng khép nép bên người Cậu , nghĩ phen này chắc phải bị đuổi học ? ... Cậu tôi đang trình bày với Thầy Giám Thị liên lớp đệ Thất - Thầy Dương Văn Xuân - về hoàn cảnh gia đình tôi , cùng lúc đó Thầy Tổng Giám Thị Nguyễn Phú Phụng đi ngang qua , dừng lại lắng nghe . Làm tôi đã lo sợ lại càng khiếp sợ hơn ! Tôi run quá ! ...
Nhưng , mọi việc không xảy ra giống như tôi đã nghĩ . Thay vì la mắng khiển trách nặng nề , Thầy Xuân đưa tay xoa đầu tôi , khuyên nhủ nhẹ nhàng , và Thầy Phụng cũng nhìn tôi với ánh mắt thông cảm trìu mến chứ không nghiêm khắc như mọi ngày ! ... Và tôi đã được phép vào học trở lại . Tôi vừa kinh ngạc vừa sung sướng!
Ôi ! Bàn tay ấm áp xoa lấy đầu tôi , ánh mắt trìu mến tha thứ nhìn tôi ngày ấy, cho đến nay đã 50 năm, tôi vẫn còn nhớ , vẫn còn cảm giác được , đã cảm hoá được nhận thức trong tôi - một đứa bé mang đầy mặc cảm tự ti , cứ nghĩ không ai thương ,thông cảm tha thứ cho mình, - đã hồi sinh phần nào sức sống lạc quan bị đánh mất trước đó . Nghe tin Thầy Dương Văn Xuân đã qua đời.! Xin đốt nén hương lòng dâng lên Thầy, Chúc Thầy được vãng sanh miền cực lạc !
Cám ơn quý Thầy Cô ! Kỷ niệm này cũng là một bài học , một tấm gương , cho đến sau này lớn lên ra đời đi dạy học : Mỗi lần thấy trong đám học sinh của mình có những biểu hiện gì thay đổi , nhớ đến tấm gương quý Thầy Cô , thì phải tìm hiểu nguyên nhân hoàn cảnh , tâm sinh lý của các em học sinh ; không hồ đồ gán ép là thành phần cá biệt hư hỏng , không đẩy ném các em từ trong cổng trường ra ngoài vĩa hè xã hội đầy cám dỗ . Mà cần phải đưa tay ra đón lấy các em lên những chuyến đò trên giòng sông tri thức . Một quan niệm tiến bộ về một triết lý giáo dục nhân văn : "Không có học sinh hư hỏng , mà chỉ có những học sinh chưa được giáo dục đúng."
Có thể ngày xưa ấy , chưa có quan niệm tiến bộ ấy . Nhưng quý Thầy Cô đã thể hiện đúng Nhân Cách và Đạo Đức làm Thầy . Một điều đáng quý vô cùng !...
Kỷ niệm Quốc Học , khởi đầu như thế ! Cuộc sống thì cứ dần trôi và kỷ niệm lại chồng chất lên theo giòng đời qua nhiều năm tháng làm phận học trò , loại thứ 3 sau ma và quỷ ! Ma quỷ phá phách gì chưa thấy rõ . Chỉ thấy học trò phá phách hay nghịch ngợm . Tôi sẽ cố nhớ lại để ghi dần theo từng thời kỳ ở Quốc Học .
Tôi nhớ năm đệ Thất 6 , tôi nhỏ người , bé choắt nên hay ngồi ở bàn đầu, . Hồi đó dạy Kim văn là Thầy Trần Văn Hồng , dạy Cổ Văn là Thầy Nguyễn Thiếu Dũng .
Đang giờ học về Nhị Thập Tứ Hiếu , học đến bài hiếu của Thầy Tử Lộ :
Thầy Tử Lộ cũng người nước Lỗ
Thờ hai thân từng bữa canh lê
Hà Cảnh Nghĩa đưa tay hỏi : " Thưa Thầy , canh lê nấu với chi?" Thầy trả lời là một loại rau mọc dại bên Tàu ,(Cho đến nay , tôi cũng chưa biết cụ thể là rau gì nữa . ) Lúc đó chắc ai cũng thắc mắc nhưng ngại hỏi. Hà Cảnh Nghĩa mạnh dạn hỏi ,là một việc làm tốt , học thì hỏi ! Nhưng cái tính nghịch ngợm của Tô Hữu Lụt , phải nói là không ai nghịch bằng! Lụt thích chọc người này , người khác , lấy đó làm niềm vui cho mình , nên cứ thích trêu chọc Nghĩa , mà cứ chọc lần khân , gặp mặt Nghĩa là cứ lặp lại câu hỏi của Nghĩa , đến độ phát cáu luôn !
Lại có một bạn Ngô Phát tính tình hiền lành chất phác , cứ bị trêu thành Ngô Phốt , làm Phát ngại ngùng mỗi lần gặp Lụt !
Bên cạnh đó cũng có vài bạn trêu choc lẫn nhau để vui đùa như : Nguyễn Tấn Đấu có những vết bớt đen lấm tấm ở tên môi , cũng bị chọc theo câu ca dao là " ngậm mực phun người". Phạm Văn Vĩnh mỗi lần đến lớp hay mang kiếng đen , xách cặp đen to tướng , bị gọi là "Vĩnh Thầy Bói " . Phan Văn May làm lớp trưởng thì bị gọi là Xã trưởng...
Những kỷ niệm này nhắc lại để nhớ đến nhau , mà hôm nay một số bạn đã qua đời như:Tô Hữu Lụt , Nguyễn Tấn Đấu và Phạm Văn Vĩnh .Cầu cho các bạn ấy được vãng sanh miền Cực lạc ...
Lên lớp đệ Lục 6 , nhớ Thầy Ngô Kha dạy môn Quốc Văn . Bữa đó Thầy gọi tôi lên trả bài đầu giờ, tôi còn nhút nhát , đọc lí nhí trong miệng,Thầy bảo nam nhi là phải ăn nói dõng dạc ! Nên Thầy khiến tôi đọc lớn tiếng lên ,chừng nào mọi người trong lớp đều nghe được ! Mỗi lần Thầy hỏi "Vĩnh Thầy Bói" ngồi bàn cuối có nghe rõ hết không . Lần nào Vĩnh cũng nói "không " . Đến lúc tôi hét lớn mới thôi !... Và cũng từ đó tôi không còn nói lí nhí trong miệng nữa . Cám ơn Thầy đã kiên trì chữa tật xấu cho tôi . Cầu mong Thầy được an lạc nơi chốn vĩnh hằng !
Trong năm này tôi cũng tham gia sinh hoạt Hướng Đạo để tự luyện bản thân cho được tháo vát , tự tin hơn...
Thêm một kỷ niệm năm này nữa . Hồi ấy tôi thường hay cùng đi học với bạn Nguyễn Hữu Dương , vì nhà ở cùng đường .
Sáng nào tôi cũng đi sớm đến nhà rũ Dương đi học. Vậy mà 50 năm sau , khi gặp lại bạn Dương , sau khi vui mừng chào hỏi , Dương nhắc lại : " Hồi đó , mỗi buổi sáng bạn đến nhà rủ tôi đi học, đứng trước sân gọi Dương ơi ! làm cả nhà tôi ai cũng sốt ruột , bởi vì bên cạnh nhà có ông già hàng xóm tên Tư Dương!" Tôi tức cười quá !mới trả lời : " Bây giờ bạn nói tôi mới biết . Ủa ! Sao hồi đó bạn không nói , làm sáng nào tôi cũng ráng hết gân cổ mà hét lớn Dương ơi" ....Bây giờ ông già hàng xóm Tư Dương đâu còn nữa để mà xin lỗi !
Sang năm đệ Ngũ 6 , có một kỷ niệm này nhắc lại ai cũng bật cười !!!
Năm đó , Thầy Bùi Ngọc Liên dạy Quốc Văn , Thầy dạy về văn học Tự Lực Văn Đoàn , tác phẩm Nửa Chừng Xuân , trích đoạn Cụ Tú Lãm lúc lâm chung , cảnh rất buồn , làm cả lớp buồn ngủ . Thấy vậy . Thầy hỏi : " Trong lớp ai có văn nghệ hát hò gì lên giúp vui cho lớp ?. "
Tôi năm đó đã mạnh dạn lắm rồi !,tình nguyện lên.( Hồi đó , xóm tôi ở , ngày nào người ta cũng mở dĩa hát : " Văn Hường đi Suzuki"nên tôi thuộc làu luôn . )
Và tôi hát bài Vọng Cổ hài đó . Với đoạn tân nhạc mở đầu:
Ka wa sa ki Hon Da Súp Pe Sì Po
Ya ma ha Su zu ki ta cùng đua
Cùng vượt đường xa ta cùng rú ga bay vù vù
Kìa đẹp làm sao , mấy cô xăm mình mà cười .
Tôi vừa nhún nhảy vừa hát trên bục , thấy dưới lớp đã cười vang lên rồi ! Đến đoạn cất câu Vọng cổ , tôi nhái giọng Văn Hường rồi xuống câu ứ ư ứ ừ ....Cả lớp học lẫn Thầy giáo cười bò lăn . Ai ai cũng đỏ mặt tía tai !Lớp học nhộn cả lên!
Hôm đó Thầy cho tôi 20 /20 vì đã làm cho lớp hết buồn ngủ !
Kỷ niệm này , mấy mươi năm sau , khoảng 1984 , lúc đưa vợ tôi đến châm cứu ở phòng khám Lê Quý Ngưu , bạn Ngưu nhắc lại , kể cho vợ tôi nghe, mọi người được một trận cười nữa!
Và gần đây nhất , lúc gặp lại Phùng Hữu Trùng , sau gần 50 năm , Trùng cũng nhắc lại để cười và nhớ lại thời tuổi thơ . Đúng là những ngày xưa thân ái , bạn bè chúng ta chưa quên nhau !
Lên lớp đệ Tứ 4 . Học môn Toán với Thầy Võ Văn Đệ , khi nào lên lớp Thầy cũng mang thước kẻ lớn , compa và Ê ke lớn , dạy hay ,dễ hiểu , rất nghiêm khắc , kỷ luật như quân đội , nhiều bạn trong lớp thường gọi Thầy là " hung thần " nhưng thưc chất Thầy cũng hiền ...
Môn Quốc Văn học với Thầy Dương Quang Trung , Thầy thường cho lớp thuyết trình các tác phẩm Văn học , Thầy khen bạn Giá ( tôi quên họ ) xuất sắc trong môn thuyết trình , nhất là khi thuyết trình tác phẩm Văn học nước ngoài " Một vòng hoa cho người Cách Mạng" .
Thầy Trung tiếp tục dạy Văn lên lớp 10B2 và 11B2. Thích nhất là nghe Thầy kể chuyện Tam Quốc Chí , phân tích đoạn Tào Tháo thả Quan Công với Tiểu lộ và Đại lộ , cả lớp nghe say mê luôn .
Lớp 10B2 học Toán với Thầy Châu Tăng , Thầy nguyên là giáo sư Sử Địa , nhưng cũng dạy Toán , Thầy có nhiều tài năng,như Thầy Hiệu Trưởng Phan Khắc Tuân từng nói : Thầy Tăng là một tài hoa của Quốc Học , là tác giả , đạo diễn của kịch bản Đại Quảng Diễn năm 1973 đã đi vào lịch sử của Trường Quốc Học .
Thầy Châu Tăng cũng là một Trưởng Hướng Đạo như Thầy Trần Văn Hồng , Thầy Võ Văn Đệ , mà trước đây tôi thường gặp mỗi Chủ Nhật khi các đoàn Hướng Đạo về nghe thuyết pháp ở Chùa Pháp Hải bên Cồn Hến . Vỹ Dạ .
Thầy Châu Tăng thoạt trông thấy nghiêm , nhưng Thầy rất thân thiện với học sinh . Ngay cả lối xưng hô của Thầy với học sinh giống như cha con trong nhà , Thầy xưng là " Ta " và gọi học sinh là " mấy đứa " . Mỗi lần Thầy giảng xong một ý hoặc xong một bài , Thầy thường hỏi : " Ai hiểu , giong tay ? " , chứ không bao giờ Thầy hỏi : " Ai không hiểu , giong tay ? " ngược lai với tất cả Thầy Cô giáo khác . Vì Thầy biết tâm lý của người không hiểu bài thường ngại giong tay ! Nên đứng trên bục giảng Thầy thấy một ai đó không giong tay khi Thầy hỏi là Thầy biết và giảng lại!
Đôi khi đang giảng Toán căng thẳng, Thầy cho cả lớp nghỉ tay , bỏ bút xuống , rồi hỏi: " Mấy đứa có gì thắc mắc, bất cứ điều gì , lĩnh vực gì , cứ hỏi , ta sẽ trả lời giải đáp. " vậy là nhiều câu hỏi , đủ mọi lĩnh vực , đua nhau hỏi , Thầy đều giải đáp được hết !!!
Thật là uyên bác ! Thầy đã từng nói :" Cái biết của ta như là Đại Dương mới dám cho mấy đứa múc ; nếu chỉ là cái thùng thì mấy đứa múc cho vài gáo là kêu rột rột " Nói xong Thầy cười sảng khoái , vừa đưa chai dầu Nhị Thiên Đường lên mũi hít hít , một thói quen của Thầy khi nào cũng thấy .
Có lần cao hứng Thầy kể chuyện đời Hướng Đạo, về cái lần Thầy đi dự Họp bạn Đai Hội Hướng Đạo Thế Giới tổ chức tại Nhật . Sau khi qua các cuộc thi trò chơi khác, đến lượt thi dọn tiệc mỗi ngày một nước làm tiệc chiêu đãi các nước về món đặc sản của nước mình . Cả Đoàn Hướng Đạo Viêt Nam đều lo lắng , vì điều kiện nước mình không sánh kịp với nước ngoài! Thầy bảo đừng lo , để Thầy lo , cứ việc thưởng thức món ngon của các nước bạn đi ! . Đến cận ngày ,lượt của nước mình , vẫn không thấy Thầy đả động gì việc bếp núc . Chỉ thấy Thầy cùng một vài người đi chợ mua một it thứ ...
Khi tiệc được dọn ra , mọi người đều kinh ngạc và không hiểu . Chỉ có Gừng lát và muối trên mỗi dĩa nhỏ cho mỗi thực khách. Thầy mới tuyên bố và giải thích ý nghĩa của món ăn tình nghĩa Việt Nam qua câu ca dao tục ngữ :
" Tay bưng dĩa muối chấm gừng ,
Gừng cay muối mặn xinđừng bỏ nhau . " ...
Cuộc thi hôm đó Đoàn Hướng Đạo Việt Nam được chấm giải nhất !Thầy đã đem vinh dự về cho Nước nhà.
Thầy vừa kể xong , vừa cười hả hê sảng khoái không quên đưa chai dầu Nhị lên mũi hít hít ! Cả lớp cười vui nhộn ! Có bạn Nguyễn Minh Trai đứng dậy hỏi Thầy : " Thưa Thầy , lúc đó Thầy giải thích câu ca dao tục ngữ đó bằng tiếng Việt , tiếng Anh hay tiếng Nhật ?" Thầy trả lời : " Bằng tiếng Anh chứ sao ! " Rồi lại cười cùng cả lớp , cười vang một lúc lâu ! Một kỷ niệm đáng quý và trân trọng về Thầy!
Hôm nay Thầy đã ra người Thiên cổ. Xin nhắc lại để tri ân tưởng nhớ đến Thầy.
Lớp 11 B2 cũng có một vài kỷ niệm đáng nhớ về sinh hoạt Văn Nghệ của Lớp và Trường : Hồi đó , trong ban Văn Nghệ lớp có bạn Trần Văn Phúc đàn giỏi , hát hay , đệm đàn chính cho các tiết mục của lớp . Đóng góp cho chương trình Văn Nghệ của Trường , lớp 11B2 có được 3 tiết mục : Hợp ca , Tốp ca và Đơn ca.
Tôi còn nhớ bài Hợp ca là một bài nhạc dân ca quê hương của Phạm Duy , dường như là bài " Quê nghèo " hay là gì đó , lâu quá không biết có chính xác không . Nhưng mà nhớ là tôi và bạn Phạm Văn Bé được phân hát những đoạn đơn ca trước khi tập thể hát hợp ca . Giọng của bạn Bé lúc hát nớt lên cho giống giọng ca sĩ Duy Khánh , Chế Linh, được nhiều người thích !
Đến bài tốp ca là bài " Thu Vàng " của Cung Tiến , một thể loại nhạc tình cảm , điệu Valse , chơi theo lối nhạc trẻ hay hơn ! Bạn Bé vẫn tiếp tục nớt giọng như vậy , bạn Phúc và tôi đệm đàn nhìn nhau hiểu ý nhưng không dám chỉnh sửa ngại mếch lòng bạn Bé , tuy nhão cả bài nhạc nhưng kết quả biểu diễn vẫn mỹ mãn!
Bài đơn ca là do bạn Phạm Văn Bé trình bày , một bài tình ca quê hương rất phù hợp với giọng ca của bạn Bé . Mọi người tán thưởng rất nhiều !Bạn Bé bây giờ ở đâu ? Có còn mê thích văn nghệ hát hò nữa không ? Bởi từ ngày đó đến giờ chưa gặp lại bạn !
Bạn Trần Văn Phúc gần đây gặp nhau qua Facebook sau gần 45 năm , được biết bạn đang dạy học ở Nha Trang . Qua trang Facebook được biết Nghệ sĩ Hài Thuý Nga từng là học trò Trung Học của Phúc, chính Phúc đã thấy được tài năng của Thuý Nga và động viên Cô theo con đường nghệ thuật . Một Thầy giáo nghệ sĩ !...
Qua năm cuối lớp 12B2 , kỷ niệm về Đại Quảng Diễn thi cũng giống như nhiều người đã nhắc đến ... Hơn nữa năm đó vùi đầu học tập để thi , không biêt gì nhiều hơn ! ! !
Hôm nay , ngồi nhớ lại để ghi những kỷ niệm vụn vặt trong khoảng đời tuổi thơ , vui buồn đan chéo vào nhau , một phần đời đáng yêu !
Nhớ công ơn Thầy Cô . Tiếc là không ghi lại hết được mọi người trong lúc này , trên trang giấy này , ký ức vẫn có cái hạn chế ! Lâu ngày cũng có cái quên đi, hoặc đôi khi lẫn chuyện này sang chuyện khác nên không thể chép ra đây, chỉ ghi lại được những gì tạm cho là có nhớ . Mong quý Thầy Cô, bạn bè thông cảm thứ lỗi cho ! Và trong khi ghi lại những kỷ niệm vui buồn đôi khi không làm vừa lòng một ai, thì xin cũng miễn chấp cho ! Vì chỉ muốn nhắc lại kỷ niệm để yêu thương nhau thôi, không gì khác.!
Một nén hương lòng dâng lên quý Thầy Cô đã quá vãng, cũng như tưởng niệm những bạn bè đã mất!
Tất cả một tấm lòng hoài niệm đến Quốc Học mến yêu.
C H S Võ Văn Trinh
K. 67 - 74

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5809
Join date : 07/08/2012

https://quochoc6774.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

DỰ ÁN  ĐẶC SAN  " THUỞ  BAN ĐẦU QUỐC HỌC " - Page 4 Empty Re: DỰ ÁN ĐẶC SAN " THUỞ BAN ĐẦU QUỐC HỌC "

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 4 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết